giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

58 1.4K 15
giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trờng đại học vinh Khoa giáo dục chính trị Vũ THị THùY gIảI QUYếT VIệC LàM CHO THANH NIÊN HUYệN HOằNG HóA, TỉNH THANH HóA TRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY Khóa luận tốt nghiệp đại học Ngành s phạm giáo dục chính trị Giáo viên hớng dẫn: TS. Đinh Thế Định 1 A- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết bất kỳ thời đại nào, thanh niên cũng là vốn quý, là một dạng tài nguyên quan trọng của mỗi quốc gia. Bởi vì, đó là lực lượng hùng mạnh về mọi mặt, là lứa tuổi tràn đầy hoài bão, ước mơ, bầu nhiệt huyết, có thể “dời non lấp biển”. Trong giai đoạn hiện nay, thanh niên Việt Nam đang đứng trước những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, đó là việc phát huy nguồn lực của thế hệ trẻ vì sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, thanh niên hiện nay đang đứng trước một thực trạng thất nghiệp, không có việc làm, làm lãng phí nguồn nhân lực trẻ và dồi dào của đất nước. Đối với mỗi quốc gia, thất nghiệp, thiếu việc làm là một sự lãng phí tài nguyên sinh lực. Đối với gia đình và xã hội, thất nghiệp, thiếu việc làm sẽ là mầm mống đưa con người vào những tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Do đó, giải quyết việc làm đi đến phát huy hiệu quả nguồn nhân lực được xem là một quốc sách trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam đang trong qúa trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải phát huy được mọi nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn lực thanh niên; bởi thanh niên chiếm hơn 50% lao động xã hội và chiếm gần 29% dân số. Chủ tịch Hồ CHí Minh đã từng nói: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên ". Thực tế cho thấy, Việt Nam và các địa phương vẫn chưa tận dụng hết nguồn nhận lực này. Một bộ phận lớn thanh niên trong xã hội đang thất nghiệp, điều này không những gây lãng phí tiềm năng nguồn nhân lực trẻ mà còn gây ra những hệ quả không tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Không có hoặc thiếu việc làm không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, sức mua của nền kinh tế, làm mất một lực lượng lao động trẻ, khoẻ. Mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia 2 tăng đáng báo động của tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma tuý . Xã hội sẽ phải tốn kém nhiều công sức và tiền của để ngăn chặn và khắc phục. Nó còn gây ra sự chán nản, suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước của người chưa có việc làm. Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong tình trạng đó. Trong những năm vừa qua Đảng bộ, chính quyền huyện Hoằng Hóa trên cơ sở nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động thanh niên nói riêng nên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên chưa có việc làm còn mức cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên đang là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa then chốt trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoằng Hóa. Vì vậy, tôi chọn vấn đề "Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao công tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hoằng Hóa, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh Hóa. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cho tới nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên dưới nhiều góc độ khác nhau, được công bố dưới dạng sách, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, luận văn tốt nghiệp và các bài viết trên một số tạp chí. Trong đó có: * Tống Văn Đường, Giải quyết việc làm cho thanh niên trong độ tuổi lao động một số thành phố miền Bắc Việt Nam, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1991. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Trình bày về nhu cầu việc làm của lứa tuổi thanh niên và vai trò của họ trong sản xuất. Đề tài khẳng định đó là một bộ phận quan trọng của nguồn lao 3 động, nhu cầu được làm việc, được học tập là nhu cầu chính đáng của thanh niên từ 16 - 30 tuổi đòi hỏi các tổ chức xã hội, chính quyền, đoàn thể và mọi người lao động phải quan tâm. - Nêu lên sự hình thành và kết cấu nguồn lao động của thanh niên các thành phố. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên, đề xuất những phương hướng và biện pháp chủ yếu tạo việc làm cho thanh niên trong tuổi lao động (cả về chính sách kinh tế - xã hội lẫn việc tạo việc làm) giai đoạn 1991- 1995 các thành phố. * Nguyễn Duy Anh, Giải quyết việc làm Hà Nội, Đại học kinh tế - ĐHQGHN, 2008. Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng việc làm thất nghiệp Hà Nội từ 2000 đến nay. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động Hà Nội. * TS. Nguyễn Thị Hải Vân, Lao động việc làm của thanh niên và vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên, tạp chí thanh niên, số 16, 2005. * Nguyễn Hữu Dũng, Trần Văn Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm Việt Nam, Nxb Chính trị qupoocs gia, Hà Nội. * Luận văn thạc sĩ Nguyễn Kim Liên (2000), Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản tỉnh Kiên Giang, Học viện chính trị quốc gia, Hà Nội. * Phạm Đức Chính (2005), Thị trường lao động – cơ sở lý luận và thực tiễn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. * Gs. Ts Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nhìn chung các công trình trên đã tập trung phân tích các khía cạnh sau: + Lý luận về việc làm, thất nghiệp. + Tình hình việc làmgiải quyết việc làm cho thanh niên. 4 + Các quan điểm, phương hướng và một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên. Mặt khác, cũng đã có một số đề tài tìm hiểu về vấn đề việc làmgiải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hoằng Hóa. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn đi sâu tìm hiểu và làm rõ thêm về vấn đề việc làmgiải quyết việc làm cho thanh niên một huyện đặc thù như huyện Hoằng Hóa theo quan điểm và sự khảo sát thâm nhập thực tế của mình. Vì vậy, tôi chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp Đại học. Đi sâu và đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạt động của công tác giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Hoằng Hóa trong thời gian qua. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác gải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện Hoằng Hóa trong thời gian qua và đề ra các giải pháp thích hợp cho thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích: trên cơ sở đánh giá và giải quyết việc làm cho thanh niên một huyện đặc thù như huyện Hoằng Hóa trong những năm vừa qua. Qua đó đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho thanh niên huyện trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu trên đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: + Làm rõ một số vấn đề lý luận về việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên. + Phân tích thực trạng việc làmgiải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hoằng Hóa trong thời gian qua. + Đề xuất một số giải pháp nâng cao có hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho thanh huyện Hoằng Hóa trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt 5 Nam, những chủ trương chính sách của Nhà nước về thanh niên và nghề nghiệp việc làm. Phương pháp: Đề tài sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu. + Phương pháp thống kê, so sánh. + Phương pháp điều tra phỏng vấn 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về việc làmgiải quyết việc làm cho thanh niên. Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hoằng Hóa trong giai đoạn hiện nay. 6 B- NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC LÀMGIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 1.1. Một số khái niệm cơ bản về việc làm 1.1.1. Khái niệm việc làm Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội, là vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Tại hội nghị quốc tế lần thứ XIII của tổ chức lao động thế giới (ILO), các nhà thống kê lao động đã đưa ra khái niệm người có việc làm như sau: “Người có việc làm là những người có việc làm gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật” [4, 14]. Theo bộ luật lao động thì "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" [2, 10]. Còn theo Từ điển tiếng Việt (xuất bản năm 1992) xác định việc làm như sau: 1. Hành động cụ thể; 2. Công việc được giao cho làm và được trả tiền công. Như vậy, việc làm được nhận thức là những hoạt động lao động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội được thể hiện dưới các hình thức: - Làm công tác trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật hoặc đổi công. - Các công việc tự làm để thu lợi cho bản thân. - Làm các công việc nhằm tạo thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật cho gia đình nhưng không hưởng tiền lương tiền công) . Hiện nay, quan niệm về việc làm đã có nhiều thay đổi, trong thời kỳ bao cấp người lao động được coi là có việc làm khi họ tiến hành những công việc đòi hỏi một chuyên môn nào đó tạo thu nhập nhất định, người có việc làm hoặc phải thuộc biên chế Nhà nước, hoặc làm việc trong các hợp tác xã… Theo cách 7 hiểu này, khái niệm việc làm không tính đến những người lao động đang làm việc khu vực kinh tế tư nhân, cá thể hay làm việc tại nhà. Quan niệm này đã hạn chế rất lớn hoạt động lao động sản xuất của con người, triệt tiêu nhiều tiềm năng sáng tạo, tính chủ động của họ trong quá trình hoạt động thực tiễn. Hiện nay người có việc làm không chỉ làm việc trong các cơ quan Nhà nước, mà có thể làm việc các thành phần kinh tế hoặc do bản thân người lao động tự tạo ra để có thu nhập. Việc đổi mới nhận thức về việc làm đã đưa đến sự đổi mới nhận thức, quan niệm về chính sách, biện pháp giải quyết việc làm trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo hướng khơi dậy mọi nguồn lực và khả năng to lớn nhằm giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm cho người lao động mọi thành phần kinh tế, mọi khu vực, trong đó đặc biệt chú ý đến khả năng tự tạo việc làm của chính bản thân người lao động. Hơn nữa quan niệm mới hiện nay không chỉ chú ý đảm bảo có việc làm cho người lao động mà còn coi trọng nâng cao chất lượng việc làm, tiến tới việc làm có năng suất, có thu nhập cao và được tự do lựa chọn việc làm tức là đảm bảo tính nhân văn của việc làm. Việc làm trong xã hội thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố như vốn đầu tư, sức lao động, nhu cầu thị trường về sản phẩm. Ta nhận thấy rằng khối lượng của việc làm được tạo ra tỷ lệ thuận với các yếu tố trên. Chẳng hạn như vốn đầu tư để mua sắm thiết bị máy móc, nhà xưởng mở rộng quy mô sản xuất là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn. Khi vốn đầu tư tăng thì tạo ra được nhiều chỗ làm việc mới và ngược lại thì quy mô bị thu nhỏ lại kéo theo sự giảm đi về số lượng việc làm được tạo ra. Mặt khác, nhu cầu của thị trường về sản phẩm sản xuất ra còn ảnh hưởng không nhỏ đến việc tạo ra chỗ làm mới. Nếu sản phẩm sản xuất ra được đưa ra thị trường đảm bảo cả về chất lượng và số lượng mà thị trường chấp nhận, sản phẩm tiêu thụ được sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, các doanh nghiệp, các nhà xưởng sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đi đôi với mở rộng sản xuất là cầu về lao 8 động tăng lên. Ngược lại khi cầu về sản phẩm hàng hoá giảm sẽ làm ngừng trệ sản xuất, làm cho lao động không có việc làm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc làm tầng vĩ mô: gồm các chính sách kinh tế Nhà nước vì khi các chính sách kinh tế phù hợp sẽ tạo ra điều kiện khuyến khích mọi thành phần phát triển làm cho cầu lao động tăng đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều chỗ làm mới. Dân số và lao động là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ với nhau, quy mô dân số càng lớn thì nguồn lao động càng nhiều và ngược lại khi nguồn lao động càng lớn lại là sức ép đối với công tác việc làm cho người lao động bởi vì: Khi cung về lao động lớn sẽ tạo ra một lượng lao động dư thừa cần giải quyết việc làm. Ngược lại khi cầu lao động lớn hơn cung lao động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động tham gia vào các ngành kinh tế. Vì vậy, tỷ lệ tăng dân số và nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến vấn đề lao động và tạo việc làm cho người lao động. 1.1.2. Khái niệm thất nghiệp Theo A. Samuelson: “Người thất nghiệp là người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ trở lại làm việc” [6, 235]. Theo tổ chức lao động thế giới ILO: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động mong muốn và có khả năng làm việc, rất tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm vì lí do không có chỗ làm việc trống hoặc trình độ chuyên môn không phù hợp” [7, 406]. nước ta hiện nay, thất nghiệp được xác định là người trong độ tuổi lao động, có sức lao động nhưng chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa có việc làm. Thiếu việc làmtình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc không hết thời gian theo pháp luật quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đáp ứng nhu cầu cuộc sống muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Xét theo nguyên nhân, người ta phân thất nghiệp thành các loại: 9 Thất nghiệp cơ cấu: Do cơ cấu của cung lao động không phù hợp nhu cầu sản xuất hàng hoá và dịch vụ, loại thất nghiệp này mang đặc điểm tồn tại lâu dài. Thất nghiệp công nghệ: Do thay đổi công nghệ và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, làm giảm nhu cầu chung về lao động trong một số ngành nghề nhất định. Loại này có đặc điểm có thể tồn tại lâu dài hay ngắn hạn tuỳ thuộc vào khả năng đào tạo lại, để nâng cao tay nghề cho người thất nghiệp và độ tuổi của những người đào tạo lại. Thất nghiệp chu kỳ: Loại thất nghiệp này thường gắn liền với chu kỳ kinh tế, nó sẽ giảm trong thời kỳ tăng trưởng, và tăng trong thời kỳ suy thoái. Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do việc di chuyển lao động giữa các vùng, các công việc. Người ta gọi loại này là thất nghiệp tự nhiên với ý nghĩa và thời gian tìm việc ngắn hạn và không ảnh hưởng cân bằng trên thị trường lao động. Xét theo hình thức biểu hiện có thể chia thất nghiệp thành: Thất nghiệp ngắn hạn: Dưới 3 tháng, trung hạn trên 3 tháng đến 12 tháng, dài hạn trên 12 tháng. Thất nghiệp lâu dài: Thường xảy ra với những nhóm dân số nhất định như thanh niên, phụ nữ, người khuyết tật, người vượt quá giới hạn tuổi nhất định. Thất nghiệp toàn phần: Bao gồm toàn bộ thời gian làm việc và thất nghiệp từng phần vì thời gian không đầy đủ. Thất nghiệp hữu hình: Là loại thất nghiệp thống kê được. Loại này có thể bao gồm toàn phần hoặc từng phần. Thất nghiệp hữu hình từng phần thường là hậu quả của việc thừa lao động. 1.2. Giải quyết việc làm cho thanh niên - vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay 1.2.1. Vai trò của thanh niên trong sự phát triển của xã hội Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là bộ phận ưu tú của nguồn nhân lực, có tiềm năng về nhiều mặt, là tấm gương sáng phản ánh đời sống xã hội hiện tại và những xu hướng phát triển của tương lai. Trong lịch sử cũng như 10 . lý luận về việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên. + Phân tích thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Hoằng Hóa trong thời. giáo dục chính trị Vũ THị THùY gIảI QUYếT VIệC LàM CHO THANH NIÊN ở HUYệN HOằNG HóA, TỉNH THANH HóA TRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY Khóa luận tốt nghiệp đại học

Ngày đăng: 13/12/2013, 13:12

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Cơ cấu lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm  phõn theo thành phần kinh tế: - giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

Bảng 1.

Cơ cấu lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phõn theo thành phần kinh tế: Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2: Lực lượng lao động của nhúm, hộ điều tra - giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

Bảng 2.

Lực lượng lao động của nhúm, hộ điều tra Xem tại trang 28 của tài liệu.
30 hộ được điều tra - giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

30.

hộ được điều tra Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3: Tỡnh hỡnh dõn số và lao động trong nhúm hộ điều tra - giải quyết việc làm cho thanh niên ở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay

Bảng 3.

Tỡnh hỡnh dõn số và lao động trong nhúm hộ điều tra Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan