Tài liệu Thủ tục Gia hạn nợ các trường hợp còn lại pdf

4 453 0
Tài liệu Thủ tục Gia hạn nợ các trường hợp còn lại pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thủ tục Gia hạn nợ các trường hợp còn lại Nơi tiếp nhận hồ sơ: Tên đơn vị: 1. Trực tiếp tại trụ sở của Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh NHPT. 2. Thông qua hệ thống bưu chính. Địa chỉ: Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 7 (Sáng: từ 7h30 đến 11h00, Chiều: từ 14h đến 16h30) Trình tự thực hiện: 1. Khách hàng có báo cáo gửi NHPT (Chi nhánh hoặc Sở giao dịch) và cơ quan liên quan có thẩm quyền xác nhận; lập tờ trình đề nghị gia hạn nợ. 2. Chi nhánh lập tờ trình kèm bộ hồ sơ gửi NHPT. 3. NHPT nhận hồ sơ từ Chi nhánh gửi và thẩm định hồ sơ. - Nếu vượt thẩm quyền của NHPT, NHPT Việt Nam sẽ có công văn đề nghị Bộ Tài Chính gia hạn nợ cho dự án. - Bộ Tài chính tổ chức thẩm định và có quyết định đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn nợ cho dự án. 4. Căn cứ vào văn bản của Bộ Tài chính (đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn nợ), NHPT có văn bản gửi Chi nhánh NHPT để thực hiện gia hạn nợ hoặc trả lời khách hàng. Cách thức thực hiện: 1. Trực tiếp tại trụ sở của Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh NHPT. 2. Thông qua hệ thống bưu chính. Thành phần hồ sơ: 1. 1.Văn bản đề nghị gia hạn nợ của CĐT hoặc đại diện khách hàng theo quy định của Pháp luật (Bản chính) 2. 2.Văn bản đề nghị gia hạn nợ cho khách hàng của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên theo phân cấp quản lý (đối với khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước); (Bản chính) 3. 3.Báo cáo tài chính hai (02) năm và các quý gần nhất đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ. Khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Nhà nước thì báo cáo tài chính năm gần nhất đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ, thực hiện các giải pháp tín dụng phải là báo cáo tài chính đã được kiểm toán. (Bản sao) 4. 4.Khách hàng bị thiệt hại về tài sản, hàng hoá, do nguyên nhân khách quan ( thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn.…) gây ra; Biên bản xác định (cụ thể: Biên bản xác định thiệt hại đựợc lập sau khi xảy ra thiệt hai; Biên bản xác định thiệt hại phải ghi rõ mức độ (số lượng) và giá trị thiệt hại của từng lọại giá trị tài sản, hàng hoá). (Bản sao) 5. 5.Khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu: a- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp kèm chi tiết công nợ thực tế phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan chức năng. (Bản sao) 6. Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bản sao) 7. Dự án đề nghị gia hạn nợ đã đi vào hoạt động phải có: Báo cáo tình hình SXKD của dự án từ thời điểm đưa vào hoạt động đến thời điểm đề nghị gia hạn nợ phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của dự án; phương án tổ chức lại SXKDcủa dự án có đánh giá lại về hiệu quả kinh tế tài chính và kế hoạch trả nợ vay (gốc, lãi) sau khi được gia hạn nợ. (Bản sao) 8. Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến hồ sơ vay nợ của Nhà nước, tình hình tài chính doanh nghiệp và việc không trả đựợc nợ như đã cam kết. (Theo mẫu) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: chưa qui định ngày () Phí, lệ phí: không Yêu cầu điều kiện: * Yêu cầu hoặc điều kiện 1:Gặp rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng như: -Chủ đầu tư bị thiệt hại tài sản, hàng hoá do nguyên nhân khách quan (thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn,…) gây ra. - Thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá, giao Cty cho tập thể người lao động, bán Cty Nhà nước)theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý (đối với khách hàng là Cty Nhà nước). - Giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. *Yêu cầu hoặc điều kiện 2: 1) Chỉ xem xét gia hạn nợ cho Chủ đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng dẫn đến không trả được nợ vay theo đúng cam kết trong HĐTD (Phụ lục HĐTD) đã ký hoặc là Doanh nghiệp Nhà nước nhất thiết phải được xử lý về tài chính khi chuyển đổi sỡ hữu. 2) Việc xem xét gia hạn nợ được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng; mức độ thiệt hại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro. * Yêu cầu hoặc điều kiện 3:Các khoản vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất (HTLS) nếu bị quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ thì không được HTLS đối với khoảng thời gian bị quá hạn trả nợ được gia hạn nợ. Căn cứ pháp lý: 1. Nghị định số 151/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về Tín dụng đầu tư phát triển và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 2. Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/09/2008 về Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 3. Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 4. Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP hiệu lực ngày 24/02/2009. 5. Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 hướng dẫn xử lý rủi ro Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 6. Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 7/4/2009 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh. 7. Quyết định số 17/QĐ-HĐQL ngày 17/3/2008 của HĐQL NHPT ban hành kèm theo Quy chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. 8. QĐ số 653/QĐ-NHPT ngày 22/09/2008 về việc ban hành Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư. 9. Công văn số 1096/ NHPT-TDĐT ngày 21/4/2009 về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. . Thủ tục Gia hạn nợ các trường hợp còn lại Nơi tiếp nhận hồ sơ: Tên đơn vị: 1. Trực tiếp tại trụ sở của Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh. công văn đề nghị Bộ Tài Chính gia hạn nợ cho dự án. - Bộ Tài chính tổ chức thẩm định và có quyết định đồng ý hoặc không đồng ý gia hạn nợ cho dự án. 4. Căn

Ngày đăng: 13/12/2013, 03:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan