Tài liệu Báo cáo Chuẩn bị Triển khai Dự án CP4BP docx

73 385 1
Tài liệu Báo cáo Chuẩn bị Triển khai Dự án CP4BP docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 1 - Báo cáo Chuẩn bị Triển khai Dự án CP4BP Đánh giá Lựa chọn các Ngành Công nghiệp Phù hợp Áp dụng Thiết kế Sản phẩm Bền vững tại Việt Nam Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 2 - Mục lục Lời cảm ơn .4 Lời nói đầu .5 1 Giới thiệu 7 1.1 Dự án 7 1.2 Sản xuất sạch hơn và Thiết kế hướng Phát triển bền vững .9 1.3 Mục tiêu và phương pháp luận của báo cáo 10 2 Việt Nam 12 2.1 Tổng quan quốc gia 12 2.1.1 Kinh tế .12 Tổng quan . 12 Tình hình xuất khẩu 15 2.1.2 Xã hội 22 Tổng quan . 22 Các vấn đề chính 23 2.1.3 Môi trường 27 Tổng quan . 27 Các vấn đề chính 27 2.1.4 Tình hình và bối cảnh xã hội .28 Các chương trình, dự án trong lĩnh vực liên quan đã thực hiện hoặc dự kiến sẽ thực hiện . 30 2.1.5 Nguồn lực sẵn có của Việt Nam về ThP (Thiết kế Sản phẩm Bền vững) và các tiềm năng về ThP 31 Các nguồn lực sẵn có về ThP 31 Tiềm năng về ThP của Việt Nam . 32 2.2 Phân tích cho từng ngành nghề .34 2.2.1 Tổng quan: các ngành nghề quan trọng nhất trong nền kinh tế và xuất khẩu 34 2.2.2 Dầu mỏ và khoáng sản .37 2.2.3 Các sản phẩm nông nghiệp 37 2.2.4 Lĩnh vực ngư nghiệp .41 2.2.5 Công nghiệp và thủ công mỹ nghệ .44 2.2.6 Các ngành trong nhóm ưu tiên cấp quốc gia 59 3 Xác định trọng tâm dự án .61 3.1 Bối cảnh khu vực Việt Nam, Campuchia và Lào: Điểm tương đồng và khác biệt 61 3.2 Lựa chọn lĩnh vực .64 Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 3 - 3.2.1 Tổng quan: Đánh giá mức độ ưu tiên các lĩnh vực ở cấp quốc gia 64 3.2.2 Các lĩnh vực được lựa chọn từ cấp độ dự án .64 3.2.3 Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 65 3.2.4 Đối tác tiềm năng của dự án .65 4 Kết luận .69 5 Phụ lục 70 6 Tài liệu tham khảo 71 Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 4 - Lời cảm ơn Báo cáo này được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Sản xuất sạch hơn cho sản phẩm tốt hơn” (CP4BP) tài trợ bởi Chương trình Asia Invest của Cộng đồng chung Châu Âu (EC Asia Invest). Các thành viên và đối tác của dự án xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Hội đồng Châu Âu đã tài trợ, hướng dẫn và không ngừng hỗ trợ chúng tôi trong thời gian vừa qua. Ngoài ra, nhóm biên soạn cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tổ chức và cá nhân đã cung cấp những thông tin sâu rộng và quý báu cho báo cáo cũng như đã trả lời các phiếu điều tra, tham gia vào các cuộc phỏng vấn và tạo điều kiện để nhóm có thể tiếp cận với những hồ sơ tài liệu, góp phần xây dựng nên tài liệu này. Đây được xem là báo cáo cơ sở cho toàn dự án CP4BP. Đính kèm theo báo cáo này là danh sách các bên đóng góp ý kiến cho chúng tôi chưa hoàn toàn đầy đủ. Nhóm biên soạn Báo cáo này được xây dựng bởi ông Nguyễn Hồng Long, Điều phối viên dự án, Chuyên gia cao cấp về Sản xuất sạch hơn, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam; ông Bertrand Collignon, Cố vấn Dự án, bà Trần Mỹ Hạnh và bà Lê Thu Hà, Trợ lý Dự án. Chương tình hình hiện tại của Lào được viết bởi ông Phutthasone Phomvisay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc Gia Lào với sự hỗ trợ của ông Thongphet Phonsavath, Chương trình sản xuất sạch hơn tại Lào. Chương tình hình hiện tại của Campuchia do ông Heng Chan Thoeun, Bộ Môi trường Campuchia, xây dựng với sự hỗ trợ của ông Va Chanmakaravuth, Chương trình sản xuất sạch hơn Campuchia. Báo cáo này còn nhận được những góp ý, bổ sung và đánh giá từ các thành viên và đối tác của dự án: - Ông Vũ Bá Minh, Chuyên gia trong nước của Dự án, Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh - Giáo sư Nguyễn Công Thành và bà Nguyễn Thị Bích Hòa, Trung Tâm Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam - Tiến sỹ M.R.M. Crul, ông Jan Carel Diehl và bà Duygu Keskin, Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Delft, Hà Lan - Bà Wei Zhao và bà Garrette Clark, Ban Công nghệ, Công nghiệp và Kinh tế, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 5 - Lời nói đầu Trong những năm vừa qua, vấn đề biến đổi khí hậu đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc từ phía các cơ quan truyền thông, các nhà chính trị và người dân trên toàn thế giới. Rõ ràng rằng các hình thái tiêu thụ và sản xuất hiện nay là chưa bền vững và mang nhiều hiểm họa đến với môi trường. Bên cạnh đó, phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở việc quan tâm bảo vệ môi trường mà các khía cạnh xã hội cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn khi nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội dần bị công khai hóa như vấn đề lao động trẻ em, điều kiện lao động thấp kém và quyền lợi của đồng bào thiểu số. Những vấn đề này khiến người dân và khách hàng, cụ thể là ở những nước phát triển, càng phải đặt ra nhiều yêu cầu hơn trước. Nền kinh tế thế giới cũng đang phải đối diện với những chuyển biến sâu sắc, trong đó có vấn đề toàn cầu hóa. Vấn đề này khiến cho mối quan hệ hữu cơ giữa các nền kinh tế trên thế giới đang càng trở nên chặt chẽ hơn. Các công ty lớn và nhỏ cũng như các nền kinh tế quốc dân cũng đều đang phải đối diện với những thách thức mới. Để giải quyết những thách thức này, thực tế đòi hỏi phải áp dụng rất nhiều giải pháp khác nhau: từ phòng ngừa ô nhiễm cổ điển, áp dụng các phương pháp sản xuất sạch hơn đến thiết kế lại sản phẩm và thay đổi mạnh mẽ và toàn bộ hệ thống thông qua các cấp độ đổi mới. Thuật ngữ “Thiết kế hướng tới phát triể n bền vững - ThP” ra đời từ Chương trình Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững của Đại học tổng hợp Kỹ thuật Delft trong khuôn khổ hợp tác với Chương trình Môi trường liên hiệp quốc. Thuật ngữ này bao gồm những tiếp cận kể trên nhằm đưa ra những giải pháp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách bền vững hơn. Dự án ThP đã và đang được tiến hành tại Hà Lan, Châu Âu và một phần ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ. Qua dự án này, lần đầu tiên thuật ngữ ThP được giới thiệu và đưa vào áp dụng tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án là trình diễn khả năng áp dụng ThP trong khu vực, giúp hình thành nhận thức về tiềm năng của nó và mở đường cho những sáng kiến rộng lớn và có triển vọng hơn. Cụ thể, dự án dự kiến sẽ được mở rộng tại Lào và Campuchia do đây là khu vực có nhiều đối tác và các hiệp hội khác nhau. Các bên hữu quan này có mối liên hệ chặt chẽ trong quá trình triển khai các hoạt động định hướng của dự án. Thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào mức rõ ràng và thực tế của các tiềm năng cho ThP. Các câu hỏi đặt ra là: những thách thức đối với việc áp dụng ThP trong khu vực nói chung và tại Việt Nam nói riêng là gì? Đâu là lợi ích tiềm năng ThP có thể đem lại cho Việt Nam, Lào, Campuchia và khu vực? Những vấn đề môi trường, xã hội và kinh tế nào cần được ưu tiên khi áp dụng ThP? Thuật ngữ này có phù hợp trong khu vực hay không? Các doanh nghiệp trong khu vực có đủ khả năng tích hợp thuật ngữ này và áp dụng nó hay không? Nếu không thì các doanh nghiệp này cần phải có hình thức hỗ trợ nào? Cơ quan nào trong khu vực có khả năng hỗ trợ họ cũng như để phổ biến thuật ngữ này rộng rãi hơn? Và cuối cùng, ngành công nghiệp nào thể hiện tiềm năng ThP lớn nhất trong xu thế phát triển hiện nay của 3 quốc gia? Báo cáo này đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên và cụ thể hơn, nó tập trung vào nhận diện những lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam có thể làm đối tượng cho các dự án trình diễn thí điểm. Sau phần giới thiệu tóm tắt về dự án CP4BP, phiên bản Tiếng Anh của báo cáo trình bày phần đánh giá tóm lược về tình hình hiện tại 3 quốc gia (từ chương 2 đến chương 4) và tiếp đó đề xuất 3 lĩnh vực làm đối tượng triển khai của dự án (chương 5). Trong khuôn khổ phiên bản Tiếng Việt của báo cáo chỉ trình bày đánh giá tổng quan khu vực và tình hình tại Việt Nam. Dựa trên những khuyến nghị và ý kiến trao đổi nhận từ hội thảo khởi động dự án diễn ra tại Hà Nội từ ngày 21 đến 23/01/2008, nhóm dự án sẽ lựa chọn từ 6 đến 8 công ty Việt Nam và tiến hành dự án trình diễn thí điểm trong vòng từ 9 đến 10 tháng tại các công ty đó. Mục tiêu của dự án là nhằm thiết kế (hoặc thiết kế lại) một số sản phẩm được lựa chọn. Trong những dự án Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 6 - này, cách tiếp cận ThP sẽ được giới thiệu và vận dụng tại cơ sở. Bài học kinh nghiệm và các cải tiến cho phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường nhận diện trong suốt quá trình triển khai dự án sẽ được giới thiệu cho các doanh nghiệp và bên hữu quan khác trong các buổi đào tạo theo ngành và các hoạt động truyền thông, phổ biến thông tin khác. Trân trọng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Nhân Tổng Giám đốc Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 7 - 1 Giới thiệu 1.1 Dự án Trong những năm vừa qua, Việt Nam, Campuchia và Lào đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, luôn trên 6%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này dựa trên nền tảng hạn chế và các sản phẩm với giá trị gia tăng thấp. Đặc biệt nhóm hàng may mặc, chiếm vị trí đáng kể trong tăng trưởng của 3 nước, chủ yếu dựa vào các hợp đồng từ các đối tác nước ngoài. Để duy trì tốc độ tăng trưởng, 3 nước cần mở rộng nền tảng xuất khẩu và nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị, nhờ đó tăng được giá trị gia tăng trong sản phẩm. Khả năng thành công của chiến lược này phụ thuộc vào khả năng tiếp thị của sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các nước phát triển, bao gồm giá cả, tính năng và chất lượng, cũng như các khía cạnh về môi trường và xã hội. Mục tiêu của chính phủ các nước về xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm (ví dụ chính sách .) và bảo vệ môi trường quyết định việc lựa chọn các ngành để phát triển. Kết hợp các mục tiêu kể trên với các mục tiêu của Chương trình Asia Invest, dự án “Sản xuất Sạch hơn vì Sản phẩm Tốt hơn” kéo dài 20 tháng nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, Campuchia và Lào trong việc phát triển các sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu của thị trường Châu Âu, đặc biệt trên khía cạnh môi trường và xã hội, thông qua việc áp dụng cách tiếp cận sản xuất sạch hơn (SXSH) vào sản phẩm, bao gồm thiết kế lại sản phẩm, hay còn gọi là Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững. Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn đã chứng minh hiệu quả trong việc áp dụng các thực tiễn tốt nhất nhằm giảm chi phí, rác thải và ô nhiễm tại nguồn. Tuy nhiên, tình hình áp dụng SXSH chủ yếu tập trung vào các giải pháp quản lý nội vi và cải tiến quy trình với chi phí thấp. Việc tập trung vào sản phẩm sẽ giúp các công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và góp phần ổn định tăng trưởng quốc gia nhờ có được các tiềm lực về kinh tế (tiếp cận thị trường tốt hơn, sản phẩm với giá trị gia tăng cao hơn) và về môi trường (theo suốt vòng đời sản phẩm, từ công đoạn lựa chọn nguyên liệu thô đến sản xuất tại Châu Á, sử dụng và thải loại sản phẩm tại Châu Á hoặc Châu Âu). Trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam với Trung tâm Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam, Hiệp hội Ngành công nghiệp vừa và nhỏ Phnom Penh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào, Chương trình Môi trường liên hiệp quốc và Đại học Tổng hợp kỹ thuật Delft, dự án CP4BP sẽ hỗ trợ việc tạo ra một môi trường thông thoáng, gây dựng thị trường dịch vụ về phát triển sản phẩm bền vững. Tại Việt Nam, dự án CP4BP sẽ lồng ghép hội thảo đào tạo cán bộ tậ p huấn (ToT) nhằm “xây dựng năng lực quốc gia về phát triển sản phẩm bền vững” với việc triển khai thực tế hoạt động thiết kế (hoặc thiết kế lại) sản phẩm bền vững tại ba công ty thí điểm. Từ đó, dự án sẽ minh chứng sự phù hợp giữa hai cách tiếp cận: SXSH hướng sản phẩm với ThP. Kết quả của dự án sẽ được trình bày dưới dạng các nghiên cứu điển hình và cập nhật cho các doanh nghiệp của các ngành có liên quan thông qua các hội thảo đào tạo. Kết quả đó cũng sẽ được phổ biến đến các bên hữu quan, gồm các hiệp hội và cơ quan quản lý công nghiệp, tại các hội thảo phổ biến thông tin. Những hội thảo này có chung một mục tiêu là gây dựng nhu cầu về dịch vụ phát triể n sản phẩm bền vững. Các nghiên cứu khoa học sẽ tìm hiểu phương pháp áp dụng cách tiếp cận CP4BP rộng rãi hơn cho từng lĩnh vực mục tiêu và đề xuất một Kế hoạch hành động quốc gia về Thiết kế sản phẩm bền vững tại các Hội nghị khoa học toàn quốc. Tại Campuchia và Lào, do tình hình phát triển kinh tế chậm hơn Việt Nam và hạn chế về năng lực thể chế, dự án đầu tiên này sẽ tập trung vào bước đầu nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho hai nước bằng việc chuyển giao các quyết công nghệ và kinh nghiệm thu được trong quá trình triển khai dự án tại Việt Nam. Trong các hội thảo phổ biến thông tin của dự án tại Việt Nam và trong công tác tổ chức các hội thảo đào tạo và phổ biến thông tin tại tất cả các quốc gia tham gia dự án, đại diện của các quốc gia sẽ cùng góp mặt. Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 8 - Liên quan đến các dự án thí điểm tại công ty, việc lựa chọn các công ty sẽ dựa trên tiềm lực xuất khẩu sản phẩm của họ sang các nước Châu Âu, tiềm năng nhân rộng dự án và mức độ phối hợp với các đối tác Châu Âu, đặc biệt ưu tiên sự hợp tác mang tính đổi mới với công ty đó. Ví dụ, Guyomarc’h – một công ty sản xuất thức ăn gia súc của Pháp - đã tỏ ý muốn tham gia vào một dự án của CB4BP để phát triển các giải pháp đổi mới trong ngành thủy sản, trong đó có hợp tác với một đối tác Việt Nam của công ty này. Điều này sẽ làm tăng cường nhận thức và hiểu biết chung giữa các đối tác Châu Âu với các đối tác trong khu vực về nhu cầu và trở ngại của đôi bên, từ đó, giúp đẩy mạnh hợp tác thương mại song phương và chuyển giao công nghệ giữa Châu Âu với trước mắt là Việt Nam (Xuất khẩu sản phẩm của Việt Nam sang Châu Âu; Nhập khẩu công nghệ và dịch vụ của Châu Âu về nước) và sau đó với Lào, Campuchia trong giai đoạn tiếp theo. Các bên thụ hưởng cuối cùng của dự án sẽ là người dân trong khu vực do được hưởng nguồn thu nhập cao hơn, tăng thêm cơ hội việc làm do có một ngành công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và sinh lợi cao hơn. Một đối tượng được thụ hưởng khác là các khách hàng Châu Âu, những người được hưởng những sản phẩm tốt hơn và bền vững hơn đến từ khu vực ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia. Thời gian hoạt động 20 tháng, từ 12/2007 đến 07/2009 Mục tiêu hoạt động Mục tiêu tổng thể: 1. Tăng cường năng lực cho một số ngành công nghiệp chọn lọc của Việt Nam, Campuchia và Lào trong việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã hội hơn, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Châu Âu. 2. Tạo ra hiệp trợ liên tục và từ đó tăng các cơ hội thương mại giữa 3 nước thành viên với Châu Âu. Mục tiêu cụ thể: Thúc đẩy khả năng tiếp nhận các kỹ thuật sản xuất sạch hơn liên quan đến sản phẩm và phương pháp thiết kế hướng bền vững thông qua phát triển cung và cầu cho các dịch vụ thiết kế sản phẩm bền vững. Các đối tác 1. Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam (VNCPC – Việt Nam) 2. Trung tâm Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV – Việt Nam) 3. Hiệp hội Ngành công nghiệp vừa và nhỏ Phnom Penh (Hiệp hội PSMI – Campuchia) 4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào (LNCCI – Lào) 5. Ban Công nghệ, Công nghiệp và Kinh tế, Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP – Paris) 6. Đại học Tổng hợp kỹ thuật Delft (TU Delft – Hà Lan) Nhóm định hướng Các công ty tại Việt Nam, Lào, Campuchia từ 3 ngành có mức tác động cao nhất (3 công ty cho các dự án thí điểm, 100 công ty cho các hội thảo). Các bên trung gian – nhà cung cấp dịch vụ (đào tạo chuyên sâu cho VNCPC, AITCV, PSMIA, LNCCI và khoảng 25 chuyên gia cốt cán về sản xuất sạch hơn và thiết kế sản phẩm) và các hiệp hội doanh thương từ các ngành định hướng. Các nhà chức trách tại địa phương, cơ quan quản lý quốc gia và cộng đồng tại địa phương. Tổng số người được thụ hưởng trực tiếp: 700 người. Đối tượng được 1. Người dân Việt Nam, Campuchia và Lào (đối tượng chủ yếu): được hưởng nguồn thu nhập cao hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn do có một Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 9 - hưởng lợi cuối cùng ngành công nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và sinh lợi cao hơn; 2. Khách hàng Châu Âu: sản phẩm bền vững hơn. Kết quả dự kiến 1. Các cách tiếp cận về sản xuất sạch hơn và thiết kế hướng phát triển bền vững liên quan đến sản phẩm được xây dựng và thử nghiệm tại 3 ngành công nghiệp ưu tiên. 2. Nâng cao được nhận thức và tăng cường được năng lực cho các ngành công nghiệp, hỗ trợ các bên trung gian, các nhà chức trách địa phương và quốc gia, và cộng đồng (khoảng 700 người được hưởng lợi trực tiếp). Các công cụ về sản xuất sạch hơn và thiết kế hướng phát triển bền vững được phổ biến đến các tổ chức và cơ quan quản lý chủ chốt. 3. Nâng cao cơ hội kinh doanh và cải thiện các chỉ số môi trường cho 3 công ty thí điểm. 4. Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác và gia tăng cơ hội thương mại giữa Châu Âu, Việt Nam, Campuchia và Lào. Các hoạt động chính A) Đánh giá ở cấp độ quốc gia để xác định các ngành và sản phẩm mục tiêu tại các nước tham gia. Bản địa hóa và tích hợp các kiến thức và thông tin sẵn có trong cách tiếp cận ThP thành một phần của khái niệm sản xuất sạch hơn (cách tiếp cận CP4BP). Tổ chức một hội thảo đào tạo cán bộ tập huấn của các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và đại diện các ngành công nghiệp từ ba nước (25 người). B) Minh chứng lợi ích của cách tiếp cận CP4BP qua 6-8 công ty thí điểm tại 3 ngành mục tiêu (6-8 sản phẩm thiết kế mới hoặc thiết kế lại, 30 người được đào tạo), có sự tham gia của các đối tác Việt Nam và Châu Âu, nhà chức trách địa phương và cộng đồng. Tiến hành 3 đề tài nghiên cứu phương pháp áp dụng rộng rãi hơn tiếp cận CP4BP trong cách ngành mục tiêu đã chọn. C) Hoàn thiện các tài liệu CP4BP dựa trên các phát hiện từ các dự án thí điểm và các đề tài nghiên cứu. Tổ chức 5 hội thảo theo ngành để giới thiệu về cách tiếp cận CP4BP và lợi ích của nó tại 3 nước cho các công ty và nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật trong khu vực (150 thành viên). Tổ chức một hội nghị toàn quốc cho các nhà chức trách, cơ quan quản lý của Việt Nam (từ 50 đến 100 người). D) Phổ biến bộ công cụ CP4BP và các bài học kinh nghiệm (400 người). 1.2 Sản xuất sạch hơn và Thiết kế hướng Phát triển bền vững Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một cách tiếp cận sáng tạo nhằm giảm thiểu các tác động có hại của sản xuất công nghiệp lên môi trường và con người, đồng thời làm tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng nước, năng lượng và nguyên vật liệu hiệu quả hơn. Cách tiếp cận này bao gồm toàn bộ quá trình xây dựng và phân phối sản phẩm và dịch vụ; từ giai đoạn thiết kế, sản xuất, bao gói đến chuyển sản phẩm đến tay người sử dụng cuối cùng. Do vậy, SXSH bao gồm một gói các công cụ và kỹ thuật để đạt được các mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, trong thực tế SXSH thường tập trung vào vấn đề sản phẩm được sản xuất như thế nào, hay nói cách khác là tập trung vào quá trình sản xuất. Điều này càng đúng với thực tế SXSH tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Thiết kế hướng Phát triển bền vững là một cách tiếp cận hiện đại, nó tích hợp tiêu chí phát triển bền vững (lợi nhuận, con người và trái đất - 3P) vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm (PDD). ThP được áp dụng ngay từ giai đoạn mới xây dựng sản phẩm – giai đoạn thiết kế - và tập trung vào sản phẩm. Ở mức độ nào đó, ThP được xem là có tính chuyên sâu và hẹp hơn SXSH. ThP có thể được dùng như một công cụ mạnh của SXSH so với các công cụ khác. Ở mức cao hơn, ThP hướng Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 10 - tới tìm kiếm những giải pháp không chỉ cho thời đại hiện nay mà cho cả các thế hệ mai sau. Không chỉ vậy, ThP còn được xem như một bước tiếp nối của SXSH vì nó liên quan đến những khái niệm rộng hơn như hệ thống sản phẩm - dịch vụ bền vững và đổi mới các hệ thống. ThP còn tích hợp khái niệm chi phí vòng đời (Life Cycle Cost - LCC), khái niệm thể hiện một cái nhìn tổng thể vì nó theo dõi vòng đời sản phẩm từ công đoạn khai thác nguyên liệu thô từ môi trường, đến sản xuất, sử dụng và cuối cùng là thải loại sản phẩm. Do có sự trùng lặp giữa SXSH và ThP nên hai khái niệm này càng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các kỹ thuật SXSH như lựa chọn nguyên liệu, quyết định đặc tính sản phẩm đã được lồng ghép vào ThP. Các kỹ thuật SXSH khác như quản lý chất lượng, lựa chọn công nghệ, điều kiện thiết bị . tạo ra điều kiện tốt nhất để ThP triển khai những thay đổi. SXSH có thể tạo tiền đề cho ThP. SXSH cho phép các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể lựa chọn, bắt đầu các phương án sản xuất sạch hơn chi phí thấp hoặc miễn phí để từ đó có thể hỗ trợ thêm cho ThP. Bên cạnh đó, một số phươ ng án SXSH có thể triển khai cùng lúc với ThP để tạo ra các điều kiện tối ưu cho các sản phẩm thiết kế (hướng phát triển bền vững) tốt nhất. Ngược lại, ThP lại có những đặc trưng liên quan sâu sắc đến SXSH. Trong khi SXSH hướng vào các hoạt động nội vi của doanh nghiệp thì ThP lại cần phải có sự tương tác chặt chẽ giữa công ty với thị trường và dựa nhiều vào đổ i mới. Trên phương diện thị trường, nếu không có các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng, việc ThP là không thể thực hiện được. Về mặt đổi mới, đây được xem là yếu tố cốt tử, đóng vai trò như “huyết mạch” của ThP. Những sản phẩm mới do ThP liên tục mang đến chỉ có thể coi là có giá trị khi nó đáp ứng được các nhu cầu cho tương lai. 1.3 Mục tiêu và phương pháp luận của báo cáo Mục tiêu: đề xuất các kiến nghị cho việc lựa chọn các lĩnh vực và sản phẩm ưu tiên (mục tiêu là 3 lĩnh vực tại Việt Nam, 1 lĩnh vực tại Campuchia và 1 lĩnh vực tại Lào) và xác định các dự án thí điểm tại công ty. Báo cáo chuẩn bị dự án bao gồm: • Một phân tích về các vấn đề phát triển bền vững bao gồm khía cạnh môi trường và xã hội của các sản phẩm xuấ t khẩu từ Việt Nam, Campuchia và Lào sang thị trường Châu Âu của một số ngành chủ chốt. • Đánh giá tóm lược về khả năng phát triển sản phẩm tại 3 quốc gia nói trên trong một số ngành phù hợp. • Đánh giá tóm lược về nhu cầu của thị trường Châu Âu đối với các sản phẩm có tính bền vững hơn. • Một đề mục các vấn đề phát triển bền vững c ần giải quyết có liên quan đến các ngành công nghiệp tương ứng. Nhiệm vụ và nguồn lực phân bổ: • VNCPC, AITCV, LNCCI và các chuyên gia trong khu vực đã tiến hành phân tích một số vấn đề về phát triển bền vững tại từng quốc gia tương ứng và đánh giá những thực tiễn tốt nhất trong khu vực. Tại Campuchia, công tác đánh giá này do chuyên gia thuê ngoài thực hiện dưới sự giám sát của VNCPC. • TU Delft đã tiến hành đánh giá nhu cầu của thị trường Châu Âu và tiềm năng chuyển giao công nghệ, hợp tác từ phía các công ty, doanh nghiệp và tổ chức tại Châu Âu. [...]... cân bằng thu nhập của Việt Nam tính theo chi tiêu vẫn nằm trong khu vực an toàn H ình 2.7 Hệ s ố Gini của một số n ước đang phát triển Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 24 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn P A K S C L a z o r h Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP Việt Nam 1993-2004 - 25 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn -5 Nepal 19952003 0 5 10 % Cambodia 19932004 Bangladesh 19912005... Lào • Báo cáo cuối cùng do VNCPC và AITCV tổng hợp, được UNEP kiểm tra lại và cập nhật, lưu chuyển qua mạng Internet Kết quả: • Báo cáo chuẩn bị dự án đầy đủ: tối đa 250 trang, 200 báo cáo bản in (80 bản Tiếng Anh và 120 bản tiếng Việt) Báo cáo đánh giá cấp quốc gia về Campuchia và Lào: tối đa 50 trang (80 bộ tiếng Khme và tiếng Lào, 40 bộ tiếng Anh với báo cáo của từng nước) Phương pháp luận: Báo cáo. .. phẩm công nghệ cao, cùng với việc xuất các vật liệu thô Năm 2007 và tháng 1/2008, xuất hiện xu hướng Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 35 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn hướng tới các nhóm ngành công nghệ cao: đầu tư ồ ạt vào phát triển công nghệ cao ở Việt Nam Tập đoàn Intel đàu tư 1 tỷ USD vào sản xuất bán dẫn tại Thành phố Hồ Chí Minh Dự án của Intel sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài... tốc độ báo động Các tài nguyên khoáng sản và nước ngầm: công tác quản lý khoáng sản khá yếu kém, các hoạt động khai thác bất hợp pháp khá phổ biến trong nhiều địa phương Chất lượng nước ngầm nói chung khá ổn định và thích hợp cho các mục đích sử dụng sinh hoạt, ngoại trừ các khu vực đang là điểm nóng về ô nhiễm mạch nước ngầm Tại các vùng đồng bằng Sông Hồng Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP -... vị trí chủ chốt bao gồm Chánh án Tòa án Nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao Các ứng viên sau đó được xem xét và thông qua bởi Quốc hội Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 28 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm về điều hành Chính phủ thường xuyên, có quyền đề cử và miễn nhiệm các thành viên nội các, nhưng phải có sự chuẩn y của Quốc hội Thủ tướng... ký kết các hiệp định về Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư với 45 quốc gia và Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 14 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn vùng lãnh thổ và đã ký các hiệp định chống đánh thuế hai lần với 36 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào tháng 7/1995, là thành viên sáng lập của ASEM vào năm 1996 và là thành viên chính thức của APEC từ... nghiệp 1.452 1,59 21,3 Năng lượng 37 0,01 0,5 Vật tư phi nông nghiệp 9 0,00 0,1 Thiết bị văn phòng/liên lạc 243 0,14 3,6 Thiết bị năng lượng/không dùng điện 75 0,1 1,1 Thiết bị vận tải 89 0,09 1,3 Hóa chất 48 0,04 0,7 Quần áo và vải vóc 1.175 1,43 17,3 Gang thép 5 0,02 0,1 Nguồn : EuroSTAT Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 19 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU Tổng... được trả công rất cao Đây là động lực hấp dẫn những người trẻ và có tài đăng ký học thiết kế và phát triển sản phẩm trong các ngành này vậy, đổi mới sản phẩm ở ta vẫn rất hạn chế do các nhà phát triển sản phẩm có kinh nghiệm thường không được đào tạo bài bản, các kiến thức họ học được trong trường Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 31 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn đã lạc hậu Ở các... phỏng vấn cũng được nêu trong phần phụ lục của báo cáo này Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 11 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn 2 Việt Nam 2.1 2.1.1 Tổng quan quốc gia Kinh tế Tổng quan Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược trong khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á Tất cả các thủ đô của các quốc gia Đông Nam Á đều nằm trong một vòng tròn bán kinh 1.000km có tâm là Thành phố Hồ Chí Minh... trình tài trợ Việt Nam và Liên hiệp Châu Âu đang hướng tới quan hệ đối tác bình đẳng hơn và dần để lại phía sau kiểu quan hệ cho-nhận đã kéo dài 12 năm kể từ năm 1995, khi khung hợp tác thành hình Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 21 - Sản xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn 2.1.2 Xã hội Tổng quan Mặc thu nhập bình quân theo đầu người chính thức chỉ khoảng 835 đô la Mỹ, chỉ số phát triển con . xuất sạch hơn vì sản phẩm tốt hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 1 - Báo cáo Chuẩn bị Triển khai Dự án CP4BP Đánh giá Lựa chọn các Ngành Công. hơn Báo cáo chuẩn bị triển khai dự án CP4BP - 4 - Lời cảm ơn Báo cáo này được xây dựng trong khuôn khổ dự án “Sản xuất sạch hơn cho sản phẩm tốt hơn” (CP4BP)

Ngày đăng: 12/12/2013, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan