403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

64 458 0
403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nâng cao chất lượng bổ sung, rủi ro thanh toán xuất khẩu, phát triển dịch vụ môi giới, kế toán chi phí sản xuất, phát triển mô hình tmđt, phát triển dịch vụ bổ sung

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế DANH MỤC BẢNG BIỂU 1 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ 2 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong nền kinh tế, thép là vật tư chiến lược không thể thiếu của ngành công nghiệp, xây dựng và quốc phòng. Nó vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Khi Việt Nam thực hiện hội nhập ngày càng sâu và rộng vào kinh tế thế giới thì ngành thép vẫn đóng vai trò là ngành kinh tế trụ cột cho sự phát triển của nước ta. Từ năm 2006 trở đi, do tác động của chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh tế, Việt Nam trở thành địa chỉ tiềm năng thu hút nhiều dự án đầu tư của nước ngoài. Theo đó nhu cầu về thép xây dựng cũng như thép nguyên liệu dùng trong các ngành khác công nghiệp khác tăng mạnh. Trong một vài năm gần đây, nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức hai con số mỗi năm. Đáp ứng mức tăng ấy, sản lượng sản xuất thép của doanh nghiệp trong nước tăng theo từng năm. Tuy nhiên thực trạng gần đây cho thấy đối với ngành thép, cung vẫn chưa đủ cầu. Sản xuất thép trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng trong nước. Còn với ngành đóng tàu thì dường như nhập khẩu hoàn toàn thép nguyên liệu do trình độ kỹ thuật trong nước không đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Khoảng 80% phôi cho hoạt động sản xuất ngành thép phải nhập từ nước ngoài. Như vậy, ngành thép của nước ta chịu ảnh hưởng rất lớn của thép nhập khẩu. Việc nhập khẩu này không chỉ ảnh hưởng đến riêng ngành thép mà còn ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp khác hay nói cách khác sự phát triển của ngành thép ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay hoạt động nhập khẩu nói chung và nhập khẩu thép nói riêng chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là tỷ giá hối đoái. Sự thay đổi của tỷ giá thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động nhập khẩu. Trong vài năm trở lại đây, tình hình tỷ giá thay đổi thất thường và khó dự đoán. Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là “năm bất ổn của tỷ giá” với những biến động tỷ giá rất phức tạp. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá được điều chỉnh 5 lần, mật độ chưa từng trong lịch sử. Năm 2009, tỷ giá VNĐ/USD tiếp tục tăng, đặc biệt là sau khi NHNN thực hiện nới rộng tỷ giá lên 5%. Tỷ giá tiếp tục tăng vào năm 2010, đỉnh điểm vào dịp cuối năm 2010, tỷ giá tăng lên đến gần 22000 VNĐ/USD, gần kịch mức sàn cho phép. Sang đến những tháng đầu năm 2011, tỷ giá giao dịch ở mức 21000 VNĐ/USD trên thị trường tự do. nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến động mạnh của tỷ giá, thể kể đến là do sự mất cân 4 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế đối giữa cung và cầu ngoại tệ, tâm lý găm ngoại tệ và các chính sách kinh tế của Chính Phủ…. Sự biến động này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu. Trong thời gian tới, tỷ giá xu hướng vẫn giữ ở mức cao, đồng tiền Việt Nam vẫn mất giá. Điều này làm cho giá hàng nhập khẩu tăng, hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, mặt hàng thép nhập khẩu rất cần cho sản xuất và cho các ngành công nhiệp khác trong nước nên Chính Phủ cần những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá, tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu mặt hàng này. vậy, em chọn nghiên cứu về giải pháp hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép. Do thời gian nghiên cứu ngắn, thêm nữa kiến thức thực tế còn hạn chế nên không thể nghiên cứu cùng lúc nhiều công ty. Trong qua trình nghiên cứu, để hiểu rõ hơn các vấn đề về tỷ giá cũng như tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép, em xin lấy công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương, cũng là một trong những công ty nhập khẩu mặt hàng thép xây dựng lớn của Việt Nam làm dụ minh họa. các lý do như trên nên em chọn đề tài: “Hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng. Lấy dụ tạo công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương” để tập trung nghiên cứu. Hi vọng đề tài của em thể đưa ra một số đóng góp hữu ích cho Nhà nước và doanh nghiệp trong việc hạn chế tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Để đi đúng hướng nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu đặt trong đề tài bao gồm: - Sự biến động của tỷ giá hối đoái mà cụ thể là tỷ giá giữa VNĐ và USD ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng nói chung và của công ty cổ phần thương mại HIệp Hương nói riêng? - Các biện pháp hạn chế tác động mà Nhà nước và doanh nghiệp đã áp dụng? Còn những tồn tại nào chưa được giải quyết trong các biện pháp đó? - Đề xuất, kiến nghị đối với Nhà nước, đối với hiệp hội thép và đối với công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép vào Việt Nam? Đề tài nghiên cứu về tác động của biến động tỷ giá với hiệu quả của hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép, tìm hiểu thực trạng việc đối phó với tình trạng biến động tỷ giá của các công ty nhập khẩu. Từ đó đưa ra các giải pháp về phía Nhà nước cũng như về phía doanh nghiệp, hiệp hội thép nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép. 5 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế 1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu biến động của tỷ giátác động của sự biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép xây dựng mà cụ thể là của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương. Do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài gồm: - Về phía doanh nghiệp: làm rõ tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty như thế nào, từ đó kiến nghị một số biện pháp giúp công ty hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá mang lại, cũng như giúp công ty những chiến lược kinh doanh đúng đắn trong thời gian tới. - Về phía Nhà nước: đề tài không chỉ nghiên cứu tác động của tình hình biến động tỷ giá của một công ty nói riêng mà còn nghiên cứu trên phạm vi của các doanh nghiệp nhập khẩu thép cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung. Cho nên các kết quả nghiên cứu tầm mô, giúp Nhà nước thể vận dụng trong việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái, sao cho chính sách đó lợi cho phát triển kinh tế và đặc biệt là cho hoạt động nhập khẩu. 1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Chủ đề về tỷ giá là một đề tài rộng nhưng do thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế nên em xin giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài của mình như sau: - Về mặt lý luận: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự biến động của tỷ giátác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp vào Việt Nam, từ đó các biện pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Một lưu ý nữa là trên thị trường nhiều loại tỷ giá khác nhau nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự biến động của tỷ giá VNĐ/USD, từ đó khái quát và đưa ra nhận xét cho các các loại tỷ giá nói chung. - Về mặt thực tiễn: đề tài nghiên cứu cụ thể tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương. - Về phạm vi ngành: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu của ngành thép. - Về mặt hàng: đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề xoay quanh các sản phẩm thép nhập khẩu, mà cụ thể hơn nữa là mặt hàng thép xây dựng nhập khẩu. - Về thời gian: đề tài nghiên cứu biến động tỷ giá từ năm 2008 đến đầu năm 2011, từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế tác động của sự biến động này đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép trong những năm tiếp theo. 6 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế 1.5. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu luận văn bao gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Nội dung chương này chủ yếu nêu lý do chọn đề tài, các mục tiêu nghiên cứu cũng như các giới hạn phạm vi nghiên cứu một cách cụ thể. Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận bản về ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng của doanh nghiệp. Nội dung củ chương này bao gồm các vấn đề bản về tỷ giá hối đoái và hoạt động nhập khẩu, nêu tổng quan tình hình các khách thể nghiên cứu của những công trình trước đã có. Ngoài ra còn một nội dung quan trọng không thể thiếu trong chương 2 đó là phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài. Nội dung này nêu lên sự khác biệt so với các nghiên cứu đã có, góp phần xác định rõ các nội dung mà đề tài nghiên cứu. Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng tác động của sự biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương. Đây là chương trình bày các phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề, tổng hợp các kết quả điều tra, phỏng vấn, đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động nhập khẩu thép. Chương IV:Các kết luận và đề xuất về giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng của doanh nghiệp. Đây là chương kết thúc của đề tài. Nội dung của chương này là đưa ra các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu, đưa ra dự báo triển vọng phát triển của ngành thép, của chính phủ và của công ty trong giai đoạn tới, từ đó đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu thép nói chung. Mặc đã nỗ lực tìm hiểu thông tin xung quanh vấn đề nghiên cứu, cùng với những kiến thức tích lũy trong quá trình học tập cũng như kiến thức thực tế, nhưng do hạn chế về thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. 7 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP. 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm bản 2.1.1. Tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp, là một trong những công cụ bản của Nhà nước trong quản lý và điều hành mô. Nó đang là một chủ đề được tranh luận nhiều và sôi nổi vào bậc nhất của kinh tế học. Cho đến nay, đã rất nhiều lý thuyết giải thích sự hình thành và biến động của tỷ giá. Do vậy, rất nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái. Mỗi khái niệm đều phản ánh một khía cạnh khác nhau của TGHĐ. Để thống nhất với các nội dung nghiên cứu ở các phần sau, em xin xem xét khái niệm tỷ giá hối đoái theo quan điểm kinh tế học: TGHĐ là một phạm trù kinh tế quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, là công cụ đo giá trị tương đối giữa các đồng tiền và là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu giữa các quốc gia trong thương mại, đầu tư quốc tế(2) Về bản chất, TGHĐ là một loại giá cả. Do đó, cũng như các loại giá cả khác trong nền kinh tế, tỷ giá được xác định bởi quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. 2.1.2. Ngoại hối và thị trường ngoại hối 2.1.2.1. Ngoại hối Ngoại hối là đồng tiền của nước ngoài tồn tại trong một nước khác. dụ ở Việt Nam các đồng tiền được gọi là ngoại hối như: Đô la Mỹ, Yên Nhật, EURO,… Đồng tiền chỉ được gọi là ngoại hối khi đồng tiền đó được tiêu dùng, sử dụng ngoài biên giới nước phát hành ra nó. Ngoại hối được phân ra 2 loại: ngoại tệ mạnh và ngoại tệ bình thường. Ngoại tệ mạnh là ngoại tệ được phát hành ở những nước nền kinh tế mạnh và khả năng chuyển đổi cao và nhiều quốc gia sử dụng chung trong tích lũy, tiêu dùng và thanh toán trong thương mại quốc tế… dụ như USD, EURO, JPY…. 2.1.2.2. Thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra sự trao đổi của các đồng tiền nước ngoài hay nói một cách khác là nơi diễn ra sự mua và bán các đồng tiền của các nước khác nhau trên thế giới. Thị trường ngoại hối đặc tính hết sức riêng biệt, đó là tính toàn cầu. Thị trường này ẩn chứa nhiều rủi ro. Một trong những chức năng chủ yếu của thị trường này là cho phép các tổ chức kinh tế quản lý được rủi ro hối đoái do biến động rủi ro ngoại hối gây ra. (2) Trích trang 203 sách kinh tế học mô, nhà xuất bản giáo dục, năm 2006 8 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế 2.1.3. Cán cân thanh toán quốc tế CCTT quốc tế là một bản đối chiếu giữa khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. 2.1.4. Hoạt động nhập khẩu. 2.1.4.1. Khái niệm Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương, là một trong hai hoạt động bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. thể hiểu nhập khẩu là quá trình mua hàng hóa và dịch vụ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. TGHĐ tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn, do đó nhu cầu nhập khẩu giảm đi và ngược lại, TGHĐ giảm thì nhập khẩu xu hướng tăng lên. 2.1.4.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu cung cấp những mặt hàng mà trong nước còn thiếu hoặc chưa thể sản xuất được, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Nhập khẩu hàng hoá tạo ra nguồn hàng đầu vào cho các ngành, công ty sản xuất, chế biến trong nước. Hoạt động nhập khẩu giúp cho các công ty trong nước điều kiện cọ sát với các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Hoạt động nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Đối với các công ty thương mại, nhập khẩu là một mắt xích quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty, giúp cho công ty thể đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực khác, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh. 2.2. Một số lý thuyết về tỷ giá hối đoái 2.2.1 Sự hình thành tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối ∗ Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối - cầu về tiền của nước A trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác mua các sản phẩm được sản xuất ra từ nước A. - Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu về tiền của nước đó trên thị trường ngoại hối càng lớn. 9 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Kinh Tế - Đường cầu về một loại tiền là hàm TGHĐ của nó, dốc xuống phía bên phải. Điều này cho thấy TGHĐ càng cao thì hàng hóa nước đó càng trở nên đắt hơn với những người nước ngoài và càng ít hàng hóa xuất khẩu hơn. ∗ Cung về tiền trên thị trường ngoại hối - Tiền của một nước được cung ứng ra các thị trường ngoại tệ quốc tế khi người dân trong nước mua hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở các nước khác. - Một nước nhập khẩu càng nhiều thì đồng tiền của nước ấy sẽ được đưa vào thị trường quốc tế càng nhiều. - Đường cung về tiền là một hàm của TGHĐ của nó, dốc lên trên về phía phải. Điều đó cho thấy TGHĐ càng cao thì hàng hóa nước ngoài càng rẻ và hàng hóa ngoại được nhập khẩu vào nước ấy càng nhiều. Hình 2.2.2: Đồ thị đường cung tiền (VNĐ) * Cân bằng cung – cầu và sự hình thành tỷ giá - TGHĐ được xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu tiền. - Bất kỳ nhân tố nào làm tăng cầu về một đồng tiền trên thị trường ngoại hối hoặc làm giảm cung của nó đều xu hướng làm cho TGHĐ của nó tăng lên. Và ngược lại, bất kỳ nhân tố nào tác động làm giảm cầu về một đồng tiền hay làm tăng cung về đồng tiền ấy trên thị trường ngoại hối sẽ làm cho TGHĐ của đồng tiền đó giảm. - Giao điểm giữa đường cung và đường cầu một đồng tiền nào đó chỉ ra mức TGHĐ cân bằng. Tại đó mức cung và cầu về một đồng tiền là bằng nhau. 10 Hình 2.2.1: Đồ thị đường cầu tiền (VNĐ) D S A e 1 B e 2 Q 1 Q 2 O e USD/VNĐ Q VNĐ e (USD/VNĐ) Q (VNĐ) O e 1 e 2 Q 1 Q 2

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:51

Hình ảnh liên quan

Hình 2.2.2: Đồ thị đường cung tiền (VNĐ)    * Cân bằng cung – cầu và sự hình thành tỷ giá - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Hình 2.2.2.

Đồ thị đường cung tiền (VNĐ) * Cân bằng cung – cầu và sự hình thành tỷ giá Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 2.2.3: Đồ thị biểu hiện mối quan hệ cung và cầu trên thị trường ngoại hối giữa VNĐ và USD - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Hình 2.2.3.

Đồ thị biểu hiện mối quan hệ cung và cầu trên thị trường ngoại hối giữa VNĐ và USD Xem tại trang 11 của tài liệu.
Hình 2.4.3: Lượng nhập khẩu thép từ các thị trường chính giai đoạn 2008-2010 - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Hình 2.4.3.

Lượng nhập khẩu thép từ các thị trường chính giai đoạn 2008-2010 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 3.2.1: Tỷgiá VNĐ/USD bình quân giai đoạn 2008-2010 - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Bảng 3.2.1.

Tỷgiá VNĐ/USD bình quân giai đoạn 2008-2010 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy TGHĐ qua các năm biến động rất phức tạp. Tính chung, TGHĐ có xu hướng tăng từ năm 2008 đến 2010, tuy nhiên tốc độ  tăng qua các năm  là khác nhau - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

h.

ìn vào bảng số liệu trên ta thấy TGHĐ qua các năm biến động rất phức tạp. Tính chung, TGHĐ có xu hướng tăng từ năm 2008 đến 2010, tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm là khác nhau Xem tại trang 30 của tài liệu.
- TGHĐ giai đoạn 2008-2010 có những diễn biến phức tạp nhưng xét chung thì có xu hướng tăng, trong đó tốc độ tăng của năm 2009/2008 nhanh hơn tốc độ tăng  - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

giai.

đoạn 2008-2010 có những diễn biến phức tạp nhưng xét chung thì có xu hướng tăng, trong đó tốc độ tăng của năm 2009/2008 nhanh hơn tốc độ tăng Xem tại trang 32 của tài liệu.
Từ bảng trên ta thấy: TGHĐ là nhân tố vĩ mô quan trọng nhất tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp với độ quan trọng trung bình nhỏ nhất là  1,2 - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

b.

ảng trên ta thấy: TGHĐ là nhân tố vĩ mô quan trọng nhất tác động đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp với độ quan trọng trung bình nhỏ nhất là 1,2 Xem tại trang 35 của tài liệu.
Như vậy có nhiề uý kiến trái chiều trong việc đưa ra dự doán về tình hình tỷ giá trong 3 năm tới - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

h.

ư vậy có nhiề uý kiến trái chiều trong việc đưa ra dự doán về tình hình tỷ giá trong 3 năm tới Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 3.4.1: Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Bảng 3.4.1.

Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 3.4.2: Biểu đồ tổng lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2008-2010 - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Hình 3.4.2.

Biểu đồ tổng lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2008-2010 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định. Doanh thu các năm đều tăng nhẹ - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

h.

ìn vào bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định. Doanh thu các năm đều tăng nhẹ Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 3.4.3: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Hình 3.4.3.

Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty Xem tại trang 43 của tài liệu.
Nhìn vào bảng biểu kết hợp với biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường nhập khẩu thép của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương ta rút ra được các kết luận  sau: - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

h.

ìn vào bảng biểu kết hợp với biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường nhập khẩu thép của công ty cổ phần thương mại Hiệp Hương ta rút ra được các kết luận sau: Xem tại trang 43 của tài liệu.
Hình 4.2.2: Biểu đồ nhu cầu thép xây dựng trên thị trường Việt Nam, năm 2010 - 403 hạn chế tác động của biến động tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép xây dựng  lấy ví dụ tạo công ty cổ phần thương mại hiệp hương

Hình 4.2.2.

Biểu đồ nhu cầu thép xây dựng trên thị trường Việt Nam, năm 2010 Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan