339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

51 337 6
339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

công tác đãi ngộ nhân sự, kế toán giá công trình, tăng cường quản trị logistics, phân tích thống kê doanh thu, nghiệp vụ bán nhóm hàng, bộ phân lễ tân khách sạn

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LOGISTICS BÁN BUÔN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1) Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Ngày nay, trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng và thu được lợi nhuận cao nhất. Điều này cũng đồng nghĩa mọi doanh nghiệp phải đặt ra cho mình hai mục tiêu cơ bản: nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và giảm tổng chi phí. Do đó để đạt được những mục tiêu này, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc hoàn thiện các hoạt động quản trị logistics. Logistics giúp cho hoạt động lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn. Logistics giúp cho doanh nghiệp giải quyết bài toán đầu vào và đầu ra hiệu quả. Thay vì một công ty tự sản xuất, tự vận chuyển nguyên liệu đầu vào cho mình thì giờ có thể thuê các dịch vụ vận chuyển ở bên ngoài. Nhờ có dịch vụ Logistics mà vấn đề kho, dự trữ, vận chuyển hang hóa ngày càng dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, dịch vụ Logistics giúp cho việc đưa hàng hóa tới khách hàng đúng theo yêu cầu về số lượng, chất lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm mà không phải qua nhiều khâu trung gian. Ngày nay khi nhu cầu của con người ngày càng tăng cao thì các doanh nghiệp càng phải quan tâm tới các dịch vụ có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hang. Biết vận dụng Logistics một cách linh hoạt coi như doanh nghiệp đã nắm chắc phần thắng trong tay. Công ty TNHH Thiết Bị Điện Đông Nam là một trong những công ty kinh doanh mặt hang điện, sản phẩm của công ty là các mặt hang thiết bị điện chuyên dụng như dây điện, công tắc, ổ cắm, máng điện… và đồ trang trí như đèn tường, đèn chum các loại phong phú và đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Hiện tại công ty kinh doanh và phân phối sản phẩm chính là thiết bị điện chuyên dụng cho các công trình nhỏ, vừa, lớn cho các dự án, các hộ gia đình trên thị trường Hà Nội và các 1 vùng lân cận. Công ty đang có dự định sẽ mở rộng khai thác thị trường của mình ở khu vực miền Bắc. Do đó, có thể thấy rằng hoạt động Logistics cung ứng hang hóa cho các đối tác và khách hang là một hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Cùng với sự phát triển của thị trường, sự cạnh tranh trong ngành điện càng khốc liệt hơn, công ty đang phải đối mặt với những khó khăn mới. Để nâng cao năng lực hoạt động của mình, công ty sẽ cần phải quan tâm nhiều tới hoạt động Logistics. Đặc biệt tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và của Việt Nam đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu trong trường hợp số lượng đơn hang giảm sút mà các chi phí cho việc kinh doanh, phân phối hang hóa bao gồm: chi phí nhập hang, lưu kho, chi phí vận chuyển…ngày càng tăng cao, hơn lúc nào hết công ty cần phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực hoạt động Logistics nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình đạt được kết quả tốt nhất. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hoạt động Logistics là một hoạt động cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp. Công ty TNHH Thiết Bị Điện Đông Namcông ty chuyên kinh doanh và phân phối các mặt hang điện chuyên dụng và đèn trang trí. Do đó, vấn đề nhập hang, kho, vận chuyển, dự trữ bao gói phục vụ cho quá trình phân phối là rất quan trọng. Để hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạt được kết quả cao thì công ty cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động Logistics của công ty. Nhận thấy tình hình thực tế tạo công ty qua thời gian thực tập tôi đã lựa chọn đề tài luận văn của mình là: “Phát triển hoạt động Logistics bán buôn tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Đông Nam” Quá trình nghiên cứu đề tài hướng vào 3 mục tiêu chính:\ • Tập hợp cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động Logistics của doanh nghiệp 2 • Tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động Logistics của công ty TNHH Thiết Bị Điện Đông Nam • Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động logistics trong kinh doanh và phân phối mặt hang điện chuyên dụng và đèn trang trí 1.3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Về hoạt động Logistics tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Đông Nam, nghiên cứu hoạt động: thực hiện đơn đặt hang của khách hàng gắn với hoạt động tổ chức dự trữ, nghiệp vụ kho, vận chuyển và giao hàng. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Thực hiện đơn đặt hàng của khách hàng ở khu vực Hà Nội và các vùng lân cận, thực hiện hoạt động nghiệp vụ kho tại Hà Nội + Thời gian: Tình hình hoạt động của công ty từ năm 2008 đến nay và định hướng trong 5 năm tới. 1.4) Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được áp dụng: - pháp duy vật biện chứng, tư duy logic, hệ thống - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Trong đó, các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp chủ yếu được áp dụng là phương pháp điều tra quan sát, thống kê. Dựa trên những thông tin về doanh nghiệp, đặc điểm dịch vụ, thị trường để khái quát hóa những đặc tính khách quan của đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu: được thực hiện để nêu lên những đánh giá, nhận định, từ đó đưa ra các đề xuất cho công ty. 1.5) Kết cấu luận văn 3 Ngoài phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ. Nội dung chính của luận văn được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hoạt động Logistics bán buôn ở doanh nghiệp thương mại Chương 2: Cơ sở lý luận về Logistics bán buôn hàng hóa Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng hoạt động Logistics bán buôn tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Đông Nam. Chương 4: Kết luận và đề xuất nhằm phát triển hoạt động Logistics bán buôn tại công ty TNHH Thiết Bị Điện Đông Nam. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS HÀNG HÓA 2.1) Cơ sở lý luận về hoạt động Logistics kinh doanh 2.1.1) Khaí niệm Logistics kinh doanh Có nhiều cách định nghĩa về Logistics, mỗi một định nghĩa thể hiện một góc độ tiếp cận và nội dung khác nhau. Đối với nhà sản xuất, một định nghĩa đơn giản về Logistics là việc cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ…cho hoạt động của tổ chức doanh nghiệp được tiến hành lien tục, nhịp nhàng và có hiệu quả, bên cạnh đó còn tham gia vào phát triển sản phẩm mới Dưới góc độ nhà quản trị cung ứng thị: Logistics kinh doanh là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu chuyển và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm 4 xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, tới tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Định nghĩa này cho thấy Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là chuỗi các hoạt động liên tục, có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và được thực hiện một cách khoa học. Các công ty Logistics thường dựa vào 5 quan điểm đúng để định nghĩa về hậu cần: “Logistics là quá trình cung cấp sản phẩm đến đúng vị trí vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm”. Hậu cần là sự quản trị tổng hợp của các mặt về cung ứng, sản xuất, hàng hóa, kho bãi… Vì vậy nhìn chung hậu cần là một khoa học, một nghệ thuật đòi hỏi nhà quản trị phải biết lập kế hoạch, tổ chức quản lý các hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách tối ưu nhất. Nói tóm lại: Logistics kinh doanh thương mại là qúa trình tối ưu hóa về vị trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế 2.1.2) Khái niệm về quản trị Logistics Ở các góc độ khác nhau quàn trị Logistics có nhiều cách goik khác nhau như: Logistics kinh doanh, quản trị chuỗi, phân phối, công nghiệp Logistics, quản trị vật liệu, phân phối vật chất… Thuật ngữ được chấp nhận phổ biến nhất là quản trị Logistics. Trong phạm vi của một doanh nghiệp: Quản trị Logistics được hiểu là một bộ phận của quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả các dòng vận động và dự trữ hàng hóa, dịch vụ cùng các thông tin có lien quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ đơn đặt hàng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Logistics không phải là hoạt động đơn lẻ mà nó là một chuỗi các hoạt động lien tục, có quan hệ mật thiế và tác động qua lại với nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo 5 nên sản phẩm từ lúc nhập lượng đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các yếu tố đầu vào không chỉ bao gồm vốn, vật tư, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, quyết và công nghệ. Các hoạt động quản trị Logistics: - Dịch vụ khách hàng: Là những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng nhằm đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng - Hệ thống thông tin: Thông tin trong từng nội bộ của tổ chức, thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận. - Dự trữ: là các hình thái vận động hàng hóa trong kênh Logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng trên thị trường mục tiêu với chi phí thấp nhất. - Quản trị vật tư, hàng hóa: Là đầu vào của quá trình logistics bao gồm: xác định nhu cầu vật tư, hàng hóa; tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp; tiến hành mua sắm… - Hoạt động vận tải: Là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để vận chuyển sản phẩm trong hệ thống Logistics theo yêu cầu của khách hàng. - Quản trị kho hàng: Bao gồm việc thiết kế mạng lưới kho( số lượng và quy mô); tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho; tổ chức các nghiệp vụ kho…giúp cho sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống Logistics 2.1.3) Khái quát về bán buôn, thị trường bán buôn hàng hóa. a) Khái niệm: Bán buôn hàng hóa là bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Doanh nghiệp bán buôn tập trung hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất để đưa vào lĩnh vực lưu thông phân phối tạo điều kiện vật chất cho bán lẻ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của mọi thành viên trong xã hội b) Thị trường bán buôn 6 Thị trường là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNTM bán buôn.Theo quan điểm marketing, thị trường là tập khách hàng cung ứng hiện thực và tiềm năng có nhu cầu về những hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh trong mối quan hệ giữa các nhân tố của môi trường kinh doanh tập người bán và đối thủ cạnh tranh của nó. Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp bán buôn cũng bao gồm một tập khách hàng có nhu cầu về hàng hóa mà công ty có dự án kinh doanh, về cơ bản được chia thành 2 loại khách hàng: Khách hàng công nghiệp, khách hàng người bán lại Khách hàng công nghiệp: bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua hàng hóa và dịch vụ nhằm đưa vào sản xuất để làm ra những sản phẩm và dịch vụ khác để bán, cho thuê hoặc cung cấp cho những người khác. Đây là thị trường của những doanh nghiệp bán buôn các vật tư dùng cho sản xuất. - Khách hàng người bán lại: bao gồm mọi cá nhân và tổ chức có yêu cầu về hàng hóa nhằm mục đích bán lại hoặc cho người khác thuê để thu lợi nhuận. Đây là thị trường chủ yếu của các doanh nghiệp bán buôn bao gồm phần lớn các nhà bán buôn khác hoặc các nhà bán lẻ. c) Đặc điểm thị trường bán buôn Trên một số phương diện, thị trường bán buôn cũng giống như thị trường bán lẻ. Cả hai đều bao gồm con người có vai trò mua và đưa ra những quyết định mua để thỏa mãn nhu cầu. Nhưng trên nhiều phương diện, thị trường bán buôn khác với thị trường bán lẻ chủ yếu là về cấu trúc và nhu cầu thị trường, bản chất các đơn vị mua và các loại hình quyết định và quá trình quyết định - Nhà bán buôn thường quan hệ với số lượng ít người mua ,nhưng có quy mô lớn so với nhà bán lẻ. Thị trường bán buôn cũng tập trung theo địa lý hơn. Một số thị trường bán buôn có nhu cầu không co giãn và nhu cầu dao động bất thường. - So với việc mua người tiêu dùng cuối cùng, mua của thị trường bán buôn bao gồm những người mua và quá trình mua có tính chuyên nghiệp hơn. Những người mua buôn phải đối diện với những quyết định mua phức tạp hơn vì số 7 lượng tiền mua lớn, những cân nhắc phức tạp về kinh tế, kỹ thuật và những quan hệ tương hỗ giữa nhiều người ở cấp độ của tổ chức người mua, do các thương vụ mua phức tạp hơn nên khách hàng mua buôn mất nhiều thời gian hơn để ra các quyết định. - Quy trình mua buôn có khuynh hướng chính tắc hơn quá trình mua của người tiêu dùng, họ thường phải tìm hiểu sản phẩm chi tiết, tạo lập đơn đặt hàng, thăm dò người cung ứng, thỏa thuận chính xác… - Trong quá trình mua bán, người mua và người bán phụ thuộc khá nhiều vào nhau. Các nhà tiếp thị người tiêu dùng vốn có khoảng cách với khách hàng của mình, nhưng nhà bán buôn làm việc chặt chẽ với khách hàng của mình trong suốt quá trình mua bán. 2.2) Nội dung của Logistics bán buôn hàng hóa tại doanh nghiệp thương mại. 2.2.1) Khái niệm và vị trí Logistics trong quá trình bán buôn Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, chu chuyển và nguồn sản phẩm từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Với hoạt động bán buôn hàng hóa tại các doanh nghiệp thương mại thì hoạt động Logistics ở khâu này nhẳm hỗ trợ tối đa cho quá trình bán hàng và được hiểu là: Là quá trình trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng thông qua hành vi mua bán hàng hóa, đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, chính xác với số lượng và cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu khách hàng với chi phí thấp nhất. a) Vị trí của Logistics bán buôn Logistics có vị trí vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong quá trình thúc đẩy cạnh tranh tích cực, đẩy nhanh việc bán hàng, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời tạo ra uy tín, vị thế cho doanh nghiệp. 8 Kết quả của quá trình Logistics trực tiếp chịu ảnh hưởng và thể hiện chất lượng của toàn bộ hệ thống Logistics. Số lượng, cơ cấu và chất lượng hàng hóa, thời gian cung ứng hàng hóa cho khách hàng phụ thuộc vào tổ chức và phân bố mạng lưới Logistics, phụ thuộc vào hệ thống cung ứng hàng hóa cho mạng lưới Logistics, thể hiện ở công tác quản trị dự trữ mua hàng, vận chuyển, quá trình kho vận,…Mặt khác chất lượng dịch vụ khách hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình Logistics bán hàng. Do đó cần phải tổ chức và quản trị tốt quá trình này. Bán hàng là kết quả của hai hoạt động: hoạt động Marketing và Logistics. Các hoạt động Marketing sẽ tạo nên thương vụ, còn hoạt động Logistics là thực hiện các thương vụ. Quá trình Logistics bán hàng có tính chu kỳ Qua đấy có thể thấy tầm quan trọng của Logisticss trong quá trình bán buôn đối với các doanh nghiệp. - Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý,giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất. - Là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung - Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing, và đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp b) Mô hình công nghệ cưng ứng bán buôn hàng hoá Bán hàng là kết quả hai hoạt động có mối quan hệ khăng khít với nhau: hoạt động marketing và hậu cần. Các hoạt động marketing sẽ tạo nên thương vụ còn hoạt động hậu cần bán hàng sẽ thực hiện các thương vụ. Tùy thuộc vào loại hình xúc tiến chào hàng và những thỏa thuận giữa người mua – bán thể hiện trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng mà quá trình công nghệ có thể khác nhau. Sơ đồ tổng quát công nghệ bán buôn hàng hóa được thể hiện theo sơ đồ: 9 Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ cung ứng bán buôn hàng hóa 2.2.2) Các mục tiêu và nhiệm vụ của logistics bán buôn. a) Mục tiêu Mục tiêu chung của Logistics bán buônphát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược với tổng chi phí thấp nhất. Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi phải tối ưu hóa dịch vụ khách hàng, có nghĩa phải đảm bảo dịch vụ khách hàng của quá trình bán buôn hàng hóa đem lại khả năng lợi nhuận cao nhất. Mục tiêu tác nghiệp của công nghệ cung ứng bán buôn hàng hóa bao gồm: • Đáp ứng nhanh: Có nghĩa thời gian thực hiện đơn đặt hàng trong kinh doanh thương mại bán buôn và chi phí thời gian mua hàng của khách hàng trong kinh doanh thương mại là thấp nhất. • Tối thiểu hóa sai lệch - Quá trình giao hàng cho khách hàng trong kinh doanh bán buôn phải đúng với mong đợi của khách hàng được thể hiện trong hợp đồng mua bán, đặc biệt phải đảm bảo đến mức thấp nhất những sai lệch về thời gian. Tập hợp xử lý đơn đặt hàng Xây dựng chương trình giao hàng Chuẩn bị giao hàng Giao hàngHạch toán nghiệp vụ giao hàng 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:26

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ cung ứng bán buôn hàng hóa - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Hình 2.1.

Sơ đồ công nghệ cung ứng bán buôn hàng hóa Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công tyGiám Đốc - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Hình 3.1.

Cơ cấu tổ chức của công tyGiám Đốc Xem tại trang 22 của tài liệu.
Người tiêu dùng - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

g.

ười tiêu dùng Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 3.1: Danh mục các mặt hàng kinh doanh - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Bảng 3.1.

Danh mục các mặt hàng kinh doanh Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2008 – 2010 - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Bảng 3.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2008 – 2010 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 3.4: Danh mục nhà cung cấp - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Bảng 3.4.

Danh mục nhà cung cấp Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3.5- Thời gian đáp ứng một đơn đặt hàng của công ty Đông Nam - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Bảng 3.5.

Thời gian đáp ứng một đơn đặt hàng của công ty Đông Nam Xem tại trang 31 của tài liệu.
Hình 3.3- Quá trình Logistics bán hàng trong thương mại bán buôn - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Hình 3.3.

Quá trình Logistics bán hàng trong thương mại bán buôn Xem tại trang 31 của tài liệu.
Thường Tín - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

h.

ường Tín Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 3.4: Một số tuyến đường chính khi giao hàng - Độ tin cậy của khách hàng: - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Hình 3.4.

Một số tuyến đường chính khi giao hàng - Độ tin cậy của khách hàng: Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 3.6.: Giá trị hàng tồn kho năm 2010 - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Bảng 3.6..

Giá trị hàng tồn kho năm 2010 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 3.8 : Chi phí vận chuyển 3.3.4) Quản lý kho - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Bảng 3.8.

Chi phí vận chuyển 3.3.4) Quản lý kho Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 3.7: Đánh giá phương tiện vận chuyển của công ty. - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Bảng 3.7.

Đánh giá phương tiện vận chuyển của công ty Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 4.1: Kho tập trung thu nhận, vận chuyển và phân phối - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Hình 4.1.

Kho tập trung thu nhận, vận chuyển và phân phối Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình thức vận chuyển chủ yếu của công ty là hình thức vận chuyển qua kho, khi các đại lý, cửa hang, hay các công trình xây dựng xác định đơn hang họ sẽ vận  chuyển hàng qua kho - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Hình th.

ức vận chuyển chủ yếu của công ty là hình thức vận chuyển qua kho, khi các đại lý, cửa hang, hay các công trình xây dựng xác định đơn hang họ sẽ vận chuyển hàng qua kho Xem tại trang 44 của tài liệu.
Hình 4.3: Mối quan hệ giữa chỉ tiêu dự trữ theo nguyên giá Mô hình EOQ cho phép tính xác định được lượng hàng nhập tối ưu mỗi lần để có  được chi phí nhập và bảo quản hàng hóa thấp nhất mà vẫn đảm bảo trong cung ứng - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Hình 4.3.

Mối quan hệ giữa chỉ tiêu dự trữ theo nguyên giá Mô hình EOQ cho phép tính xác định được lượng hàng nhập tối ưu mỗi lần để có được chi phí nhập và bảo quản hàng hóa thấp nhất mà vẫn đảm bảo trong cung ứng Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 4.4: Sơ đồ phân bổ hàng hóa trong kho - 339 phát triển hoạt động logistics bán buôn tại công ty TNHH thiết bị điện đông nam

Hình 4.4.

Sơ đồ phân bổ hàng hóa trong kho Xem tại trang 48 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan