021 giải pháp marketing nhằm nâng cao sức canh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại công ty netnam

32 400 0
021 giải pháp marketing nhằm nâng cao sức canh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại công ty netnam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn kế toán bán hàng, đề án phát triển thương hiệu, đánh giá mở rộng thị trường, luận văn cho vay tiêu dùng, luận văn khách sạn, luận văn giải pháp hoàn thiện

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu giải pháp marketing nhằm nâng cao sức canh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại công ty NetNam. 1.1Tính cấp thiết của đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sức canh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại công ty NetNam” Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, theo thống kê trong tháng 9/2009, cả nước đang 1020 nghìn thuê bao internet, đạt mật độ 7,7 thuê bao/ 1000 dân.Theo dự kiến năm 2011 chiếm khoảng 50-60% số người sử dụng internet. Đi kèm theo đó là sự phát triển của các sản phẩm trực tuyến như: Cung cấp tên miền, email Hosting, thiết kế website, cho thuê máy chủ…Chính nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng, số lượng người sử dụng dịch vụ trực tuyến không hề nhỏ. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài nhảy vào lĩnh vực cung cấp sản phẩm trực tuyến này, thị trường càng trở nên sôi động. Hơn nữa hiện nay, kinh tế đang suy thoái, nhiệm vụ của các công ty đều hướng về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, kinh tế đang suy thoái, cạnh tranh khốc liệt nên việc tập trung vào nâng cảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, khả năng cạnh tranh đảm bảo giành ưu thế trước đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang là vấn đề thời sự cự kỳ nóng bỏng. Đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một lĩnh vực luôn chứa đựng sự phát triển không ngừng thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố không thể bỏ qua được để có thể phát triển. Trong thời gian thực tập tại cong ty NetNam, nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam, em đã thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty NetNamcông ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực internet tại VietNam, với đội ngũ nhân viên trình độ đại học trở lên. Công ty cung cấp các dịch vụ internet với chất lượng cao và ổn định. Trong đó, dịch vụ đăng ký tên miền, Email, thiết kế website…. là các dịch vụ trực tuyến tại công ty cũng được 1 khách hàng tin tưởng và đánh giá cao. Công ty có các khách hàng lớn là khách sạn Sheraton Hà Nội, Đại học Luật, Đại học Thương Mại, công ty Misustar Viêt Nam, các cơ quan nhà nước như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia cung cấp loại dịch vụ này vì các tiện ích mà nó mang lại như: - Công ty TNHH P.A Việt Nam. - Công ty TNHH Dữ liệu trực tuyến FPT, - Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, - Công ty Mắt bão, - Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ toàn cầu, - Công ty Instra ( Úc), Đây là các công ty hoạt động rất tốt trong lĩnh vực này và cũng có thể coi là đối thủ đáng ghờm của NetNam. Dó đó NetNam cần đẩy mạnh hoạt động marketing để xây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng, xây dựng hình ảnh NetNam xứng với chất lượng dịch vụcông ty đem lại, cần nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ trực tuyến trên thị trường để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị trường và đạt lợi nhuận mong muốn. Hiện nay, vấn đề này cũng là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với nền kinh tế thị trường, bản thân công ty NetNam cũng như đối với bản thân em đang là sinh viên đại học Thương Mại khoa Marketing. Vì vậy em quyết định chọn đề tài “Các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh cuả sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại công ty NetNam” làm vấn đề nghiên cứu chuyên đề cuối khóa của mình. 1.2Xác lập và tuyên bố vấn đề cẩn nghiên cứu - Xác lập lại vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trực tuyến tại công ty NetNam. Trong phạm vi đề tài, tập khách hàng 2 hướng đến là các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài và liên doanh vốn đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu thực trạng công ty để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại NetNam, từ đó thực hiện mục tiêu của công ty về doanh số, thị phần, chất lượng dich vụ. - Tuyên bố vấn đề nghiên cứu Từ những kết luận trên, em lựa chọn hướng đề tài: “Giải pháp marketing nhằm nâng cao sưc cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến của công ty NetNam” 1.3Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu về các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm - nghiên cứu điểm hình tại NetNam về vấn đề dịch vụ trực tuyến để đánh giá thực trạng, sức cạnh tranh của các sản phẩm trực tuyến trên thị trường - Nhằm hệ thống hóa các lý luận về các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến - Từ đó em tiến hành phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trực tuyến tại NetNam. 1.4Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại công ty NetNam trong đó có: + Sản phẩm dịch vụ + Giá cả + Phân phối + Xúc tiến hỗn hợp + Con người + Quá trình cung ứng + Hệ thống cơ sở vật chất. - Thời gian + Các dữ liệu phân tích sơ cấp và thứ cấp giới hạn trong vòng 3 năm từ năm 2007-2010 3 + Các giải pháp marketing của công ty được đề xuất sẽ được tiến hành trong vòng 3 năm từ năm 2011-2013. - Không gian + Thị trường nghiên cứu các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trục tuyến tại công ty NetNam chủ yếu trên thị trường Hà Nội. + Sản phẩm nghiên cứu là một loại hình sản phẩm dịch vụ trong nhóm dịch vụ internet tại công ty NetNam. 1.5Khái niệm và phân định nội dung về giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại NetNam. 1.5.1 Khái niệm sản phẩm dịch vụ, sức cạnh tranh, giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. 1.5.1.1 Khái niệm sản phẩm dịch vụ - Khái niệm: Có nhiều khái niệm về sản phẩm dịch vụ nhưng tất cả đều phản ánh bản chất kinh doanh của dịch vụ với tư cách một đối tượng của một thương mại- một sản phẩm của hoạt động lao động sản xuất và cung ứng theo học thuyết hàng hóa của Marx. “ Sản phẩm dịch vụ là một tập hợp bao gồm các giá trị làm thỏa mãn khách hàng, mọi người mua những dịch vụ để giải quyết vấn đề của họ kèm theo cac giá trị tương ứng khả năng thực hiện có thể nhận được của dịch vụ”. - Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ +Dịch vụ về cơ bản là không cụ thể,do vậy nó rất dễ bắt chước. Điều này làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn và đó cũng chính là thách thức chủ yếu của marketing dịch vụ. +Một dịch vụ có thể do nhiều tổ chức cung ứng, do đó các giải pháp marketing-mix cũng chịu tác động bởi các chính sách của các tổ chức mà doanh nghiệp sản xuất liên kết để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. + Một đặc trưng rất cơ bản của dịch vụ là tính không tách rời được. Trong đa số các trường hợp, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, và chỉ được 4 hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu dùng của khách hàng. Nếu chưa có khách hàng, chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ. + Do dịch vụ được thực hiện bởi những người cung cấp khác nhau, ở những thời gian và địa điểm khác nhau và có cả sự can thiệp của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ đã tạo ra tính không ổn định của dịch vụ. Vì thế khó có thể kiểm tra trước chất lượng dịch vụ và điều này gây khó khăn trong quản lý chất lượng của dịch vụ. Một đặc điểm rất quan trọng nữa là phối thức dịch vụ (services-mix) có cấu trúc phức tạp đòi hỏi tính tổng hợp và tính đồng bộ cao, là một tập hợp có kết cấu hợp lý bao gồm nhiều dịch vụ liên quan mật thiết với nhau và tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình tạo ra lợi ích cho khách hàng. Việc phối hợp các dịch vụ này với nhau ở những mức độ và kết cấu khác nhau sẽ hình thành nên những phối thức dịch vụ khác nhau. Vấn đề là mỗi doanh nghiệp cần phải biết khéo léo kết hợp các loại dịch vụ khác nhau đó để tạo ra cho mình một tập hợp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh phù hợp với những thế mạnh của mình, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu có tính đặc thù của từng thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Mặt khác, do thị trường luôn thay đổi, đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết thế một cấu trúc dịch vụ sao cho có thể điều chỉnh linh hoạt theo sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để tránh lãng phí vì chi phí thiết kế dịch vụ mới thường rất tốn kém. - Đặc trưng riêng của sản phẩm, dịch vụ + Tính vô hình một cách tưong đối của dịch vụ: Đặc tính này phản ánh một cách thực tế là hiếm khi khách hàng nhật được sản phẩm thực từ kết quả của hoạt động dịch vụ. Kết quả thường là sự trải qua hơn là sự sở hữu. VD: Một chuyến đi nghỉ chọn gói bao gồm các nhân tố vô hình và hữu hình. Một dịch vụ thuần tuý thường không thể đánh giá trực tiếp vởi các giác quan tự nhiên, không thể khảo sát trực tiếp trước khi mua bản, bởi vậy khi tiêu dùng dịch vụ người tiêu dùng dễ gặp rủi ro. 5 + Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: Trong dịch vụ thì sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời không có thời gian giãn cách giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ để ktra chất lượng sản phẩm vì thế trong dịch vụ nên thực hiện khẩu hiệu: “làm đúng, làm tốt ngay từ đầu” + Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ: Khách hàng là người tiêu dùng đồng thời là người tham gia sản xuất bằng những nhu cầu, yêu cầu của chính họ. Khách hàng trên thực tế có tính chất quyết định việc sản xuất dịch vụ. Các tổ chức dịch vụ không thể tạo ra dịch vụ nếu không có đầu vào vững chắc là khách hàng. + Tính không đồng nhất: thông thường dịch vụ dễ bị cá nhân hoá do đó phụ thuộc vào tâm lý, sở thích, kinh nghiệm của khách hàng. Người cung câp dịch vụ cần có sự đồng cảm với khách để tạo ra chất lưọng dịch vụ tốt. + Tính dễ hư hỏng và không cất dữ được: Vì tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được và rất dễ bị hư hỏng. Các nhà cung ứng dịch vụ không thể bán tất cả các sản phẩm của mình sản xuất ở hiện tại và lại càng không có cơ hội bán ở tương lai  không lưu kho được. + Quyền sở hữu: khi mua hàng hóa thì người mua có quyền sở hữu đvới hàng hoá còn đối với dịch vụ thì không có quyền sở hữu nào chuyển đổi giữa người bán với ngưòi mua. Người mua chỉ có quyền đôí với tiến trình dịch vụ. + Quyền ktra chất lượng sản phẩm trước khi bán là rất khó: Do tính đồng thời của sản xuất và tdùng dịch vụ nên không có thời gian để ktra chất lượng sản phẩm. Vì vậy sản xuất sản phẩm dịch vụ làm tốt ngay từ đầu là tốt nhất. Ngoài ra còn có 2 đặc điểm là bảo hành dịch vụ và bản quyền dịch vụ. 1.5.1.2 Khái niệm sức cạnh tranh - Khái niệm sực cạnh tranh 6 Sức cạnh tranh của một doanh nghiệp là biểu hiện khả năng nhận biết và năng lực ứng xử để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong những giai đoạn kinh doanh nhất định, gắn với một thị trường mục tiêu xác định. Để đánh giá sức cạnh tranh của một doanh nghiệp người ta thường sử dụng các chỉ tiêu lượng hóa trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp chủ yếu. Tập hợp các chỉ tiêu đó phản ánh sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của một công ty dịch vụ tin học là chỉ số lượng hóa xá yếu tố nội lực của công ty trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trực tiếp ở các thị trường mục tiêu xác định, cho các thời điểm kinh doanh xác định. Khái niệm sức cạnh tranh trên vừa thể hiện được bản chất của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, vừa đáp ứng được yêu cầu phải đo lường được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh: Là phạm trù về mặt lượng để phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở trạng thái tức thời hay theo tiến trình kinh doanh, nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững, ổn định của doanh nghiệp. Khi nói đến sức cạnh tranh người ta thường phân biệt hai khái niệm +Sức cạnh tranh tuyệt đối được tạo lập bởi các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, là sức cạnh tranh tiềm tang. + Sức cạnh tranh tương đối là sự kết hợp các yếu tố nội tại của doanh nghiệp trong tương quan với đối thủ cạnh tranh của nó, thực chất là chiến lược cạnh tranh cuả doanh nghiệp. - Khái niệm sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ Sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng của sản phẩm đó giúp doanh nghiệp có thể duy trì và nâng cao vị trí của nó trên thương trường một cách lâu dài. Sức cạnh tranh ở đây thể hiện là lợi thế cạnh tranh, là những gì mà sản phẩm có thể làm khách hàng hài long hơn những sản phẩm cùng loại. Một sản phẩm mới muốn có vị trí vững chắc trên thị trường của nó ngày càng mở rộng thì nó phải có điểm mạnh và có khả năng để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường đó. 7 Để đánh giá một sản phẩmsức cạnh tranh mạnh hay yếu thì cần sự vào bốn nhóm thông số sau: + Nhóm thứ nhất: Các thông số đặc trưng công nghệ như các thông số hợp thành công năng sản phẩm, thông số về sinh thái thẩm mỹ, hệ số tiêu hóa sản phẩm mặt hàng + Nhóm thứ 2: Các thông số về kinh tế, thông thường là các thông số hợp thành giá trị sử dụng bên cạnh giá bán trên thị trường hay giá trị của sản phẩm +Nhóm thứ 3: Các thông số tiêu dùng có đặc trưng xã hội và tâm lý như truyền thống, điều kiện tự nhiên, điều kiện sử dụng sản phẩm… + Nhóm thứ 4: Các thông số liên quan đến công ty và uy tín của công ty, thể hiện qua cung cách hoạt động sản xuất, điều kiện thanh toán, phương thức giao hàng, tính đồng bộ, kịp thời, điều kiện thanh toán, phương thức giao hàng, tính đồng bộ , kịp thời. - Khái niệm các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh: Là các chính sách giá, chất lượng sản phẩm .,các phương pháp, chương trình marketing- mix nhằm chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thương hiệu và đảm bảo giá trị cốt lõi bên trong của doanh nghiệp. Ngoài ra các yếu tố vi mô, vĩ mô cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của doanhg nghiệp. 1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu về các giải pháp marketing nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ - Nội dung các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ bao gồm các giải pháp marketing Sự phối hợp giữa các biến số marketing- mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dich vụ Marketing – mix là những nhân tố quan trọng bên trong hay những thành phần tạo ra một chương trình Marketing cho một tổ chức, là một tập hợp có thể kiểm soát được mà qoanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị trường mục tiêu đáp ứng các mục tiêu Marketing của mình. Marketing – mix các sản phẩm dịch vụ có thể nhóm thành 7 yếu tố gọi là 7P: Sản phẩm dịch vụ, Giá cả, Phân phối, Xúc tiến hỗn hợp, Con người, Quá trình cung ứng, Hệ thống cơ sở vật chất. 8 + ProductSản phẩm dịch vụ: . Có nhiều câu hỏi quan trọng cần đặt ra, chẳng hạn như: Sản phẩm hay dịch vụ hiện tại có tương thích và phù hợp với thị trường và với các khách hàng ngày nay? Những thói quen đánh giá sản phẩm hay dịch vụ một cách chân thực và tự hỏi: Đó có phải là những sản phẩm hay dịch vụ thích hợp với các khách hàng của mình?” là rất quan trọng. Hãy so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có vượt trội ở một vài phương diện nào đó? Nếu có, đó là cái gì? Còn nếu không, bạn có thể xây dựng cho sản phẩm hay dịch vụ những vượt trội như thế? Từ đó đưa ra sản phẩm hay dịch vụ này trong thị trường hiện tại. +Price - Giá cả: Với mỗi thị trường , thường xuyên xem xét và xem xét lại các mức giá của các sản phẩmdịch vụ đang cung cấp để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với thực tế của thị trường hiện tại. Tùy trường hợp có thể cần giảm giá các sản phẩm, dịch vụ hoặc nâng cao mức giá lên. Đôi lúc bằng việc kéo giãn mức giá của bạn trong một vài tháng hay một vài năm, bạn có thể bán được nhiều hàng hơn. Đôi lúc có thể phối kết hợp sản phẩmdịch vụ cùng với nhau để có các chào hàng hay các xúc tiến đặc biệt. Đôi lúc có thể đưa vào một hai khuyến mãi nhỏ nào đó mà ít tốn kém chi phí song khiến mức giá của bạn hấp dẫn hơn đối với các khách hàng… + Place - Phân phối: Xem xét và suy nghĩ kỹ lưỡng về kênh phân phối, nơi các khách hàng gặp gỡ nhân viên bán hàng. Đôi lúc sự thay đổi trong kênh phân phối sẽ dẫn tới kết quả tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ. Bạn có thể bán sản phẩm của mình tại nhiều kênh phân phối khác nhau. Một vài công ty sử dụng cách thức bán hàng trực tiếp, cử các nhân viên bán hàng ra ngoài để tiếp xúc cá nhân và nói chuyện trực tiếp với các khách hàng. Một vài công ty sử dụng tiếp thị từ xa. Và nhiều công ty kết hợp sử dụng một vài trong số các cách thức bán hàng trên. Trong mỗi trường hợp, phải có được lựa chọn thích hợp về cách thức phân phối thích hợp nhất cho các khách hàng để nhận những thông tin mua sắm thiết yếu về sản phẩm hay dịch vụ cần thiết cho những quyết định mua sắm + Promotion – Quảng bá: Quảng bá sản phẩm bao gồm tất cả các cách 9 thức bạn có thể nói với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của bạn và làm thế nào bạn có thể tiếp thị và bán chúng. Những thay đổi nhỏ trong cách thức bạn quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh. Thậm chí cả những thay đổi nhỏ trong quảng cáo cũng có thể dẫn ngay tới doanh số bán hàng cao hơn. + People - Con người: có thể ví đây như là “phần chìm của một tảng băng”. Con người hay Nhân sự là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc hoạch định, thực thi và quản lý các chiến lược của doanh nghiệp hướng đến xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và các bên hữu quan. + Process – quá trình cung ứng: Qui trình hệ thống hay tính chuyên nghiệp nhằm chuẩn hóa bộ máy hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy qua các hoạt động marketing trong thời gian qua, nói cách khác những gì thấy được từ “phần nổi của tảng băng”. + Physical Evidence – cơ sở vật chất: Trang thiết bị, trang phục nhân viên… là cả bộ mặt công ty. Là một công ty cung cấp loại hình dịch vụ nhất là loại hình dịch vụ trực tuyến cần phải có trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng tiện nghi, đầy đủ, vừa tạo được sự tin tưởng trong lòng khách hàng, vừa tạo điều kiện tốt cho nhân viên làm việc hiệu quả. Một sản phẩm đạt được sức cạnh tranh trên thị trường cần đến sự phối hợp của tất cả các yếu tố Marketing nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Tùy từng trường hợp, ở trong từng giai đoạn và loại hình kinh doanh mà yếu tố nào đóng vai trò trọng tâm. Tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng cần đến sự phối hợp của các yếu tố đó. Sự thành công của chương trình Marketing trước tiên dựa trên mức độ tiếp cận môi trường bên ngoài và năng lực bên trong công ty, chương trình Marketing từ đó có thể nhận biết như là quá trình tiếp cận. Sự phối hợp giữa các biến số marketing tạo thành lực lượng hàng đầu và sức mạnh kinh doanh của công ty. Tóm lại: Những tiền đề lý luận trên là cơ sở tạo lập cho việc tiếp cận đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường. Nhưng để đánh 10 . tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại NetNam. 1.5.1 Khái niệm sản phẩm dịch vụ, sức cạnh tranh, giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. . cứu giải pháp marketing nhằm nâng cao sức canh tranh của sản phẩm dịch vụ trực tuyến tại công ty NetNam. 1.1Tính cấp thiết của đề tài: Giải pháp marketing

Ngày đăng: 12/12/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan