Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại xí nghiệp chế biến dịch vụ chè anh sơn – nghệ an

101 932 4
Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại xí nghiệp chế biến dịch vụ chè anh sơn – nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào có công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng phát triển nhưng nếu thiếu lực lượng lao động làm việc có hiệu quả thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Vì thế, để có một lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao, các chủ doanh nghiệp không ngại mạnh tay ký các điều khoản thù lao hấp dẫn, sẵn sàng bỏ ra những khoản đầu tư lớn để tạo không gian làm việc tiện nghi ., mặc dù vậy vẫn có không ít người đang cảm thấy không hài lòng khi làm việc tại doanh nghiệp. “Một cuộc khảo sát được thực hiện năm 2008 bởi Careebuilder một website việc làm hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm công: cứ trong 4 người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm của mình, và số người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong 2 năm gần đây; cứ 6 trong số mười người được hỏi đều có ý rời bỏ công việc hiện tại để tìm đến một công việc khác trong vòng 2 năm tới”. Trong ngành sản xuất chè, công nhân sản xuất là lực lượng chiếm phần lớn trong toàn bộ lực lượng lao động của ngành, đóng vai trò quan trọng quyết định đến năng suất và sản lượng chè. Là lực lượng luôn phải làm việc trong các nhà máy sản xuất, trực tiếp tiếp xúc với máy móc thiết bị công nghệ cao, môi trường sản xuất độc hại, tiếng ồn, nhiệt độ trong nhà máy khắc nghiệt .Để xây dựng một đội ngũ công nhân viên có trình độ, tay nghề, khả năng thích ứng cao trong môi trường làm việc khắc nghiệt đòi hỏi nghiệp phải chú trọng và quan tâm hơn nữa đến công nhân viên, không chỉ môi trường làm việc mà còn vấn đề cá nhângia đình của họ. nghiệp chế biến dịch vụ chè Anh Sơn là đơn vị sản xuất thuộc Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển chè Nghệ an, sản phẩm sau khi hoàn thành đơn vị giao thẳng về kho công ty, nhãn hiệu do công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển chè Nghệ an đăng ký. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệpnhân thu mua nguyên liệu chè tươi với giá cao hơn giá thu mua của nghiệp, khiến cho nghiệp gặp khó SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát khăn trong quá trình sản xuất do thiếu nguyên liệu. Cụ thể, nghiệphai đối thủ cạnh tranh lớn là doanh nghiệpnhân Phúc ĐôSơn Kiên. Do đó, việc sản xuất chè bị gián đoạn, công nhân không có việc làm dẫn đến thu nhập bị giảm sút. Một xu hướng tất yếu là người lao động sẽ tìm kiếm cơ hội làm việc mới nếu công việc hiện tại không đảm bảo thu nhập để nuôi sống họ và gia đình. Hiện nay, trên địa bàn cũng xuất hiện ngày càng nhiều nhà máy và khu công nghiệp mới thu hút nguồn lao động. Vấn đề đặt ra cho nhà lãnh đạo nghiệp phải quan tâm hơn đến đời sống, tâm tư và nguyện vọng của công nhân viên, tìm ra các nhân tố thúc đẩy họ làm việc hiệu quả, từ đó nâng cao sự hài lòng của người lao động. Từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại nghiệp Chế Biến Dịch Vụ Chè Anh Sơn Nghệ An”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại Nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An như thế nào? 2.2 Mục tiêu nghiên cứu -Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An. -Đánh giá mức độ hài lòng theo từng nhân tố, khía cạnh và sự hài lòng chung đối với doanh nghiệp của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An. -Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An. -So sánh sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An theo từng đặc điểm cá nhân. -Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát - Có những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An? - Người lao động hài lòng như thế nào về từng nhân tố, khía cạnh trong công việc của nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An? - Các nhóm nhân tố trong công việc của nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An có mối quan hệ như thế nào đến mức độ hài lòng của người lao động? - Có sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An theo từng đặc điểm cá nhân hay không? - Các giải pháp đưa ra nhằm nâng cao sự hài lòng của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại nghiệp chế biến dịch vụ chè Anh Sơn Nghệ An”. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của người lao độngcác phòng ban, phân xưởng sản xuất, các tổ sản xuất có liên quan thuộc nghiệp CBDV chè Anh Sơn Xóm 15 Long sơn Huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An. - Phạm vi về thời gian: + Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2009 2011 từ các phòng ban có liên quan tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An như phòng kế toán, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tổ chức hành chính. + Số liệu sơ cấp: Các thông tin sơ cấp liên quan đến việc điều tra phỏng vấn trực tiếp người lao động làm việc tại các phòng ban, phân xưởng sản xuất, tổ sản xuất thuộc nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012. Các giải pháp được xây dựng dự kiến áp dụng cho giai đoạn kinh doanh trong 5 năm tới của nghiệp. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự hài lòng của người lao động dưới tác động của các nhân tố. 4. Phương pháp nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát 4.1 Phương pháp thu thập thông tin  Dữ liệu thứ cấp: -Thông tin và số liệu thứ cấp trong đề tài được tổng hợp từ các báo cáo, kết quả hoạt động kinh doanh của nghiệp. Trong đó báo cáo nhân lực được cung cấp từ phòng tổ chức hành chính nhằm đánh giá tình hình nhân lực của nghiệp qua các năm và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được cung cấp từ phòng kế toán giúp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của nghiệp. -Thông tin và số liệu thứ cấp liên quan đến các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp từ các nguồn: sách, báo, tạp chí, khóa luận tốt nghiệp, thông qua phương tiện Internet…  Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn cá nhân bằng bảng câu hỏi để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động. 4.2 Phương pháp điều tra và phỏng vấn 4.2.1 Việc nghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi. Dựa vào cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương 1, kết hợp với việc phân tích tình hình thực tế tại nghiệp, tôi đã xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người lao động đối với nghiệp bao gồm bảy nhóm yếu tố: Thu nhập, đào tạo và thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi. Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích số liệu thăm và kiểm định mô hình nghiên cứu. Từ các biến đo lường ở giai đoạn nghiên cứu định tính, xác định được những tiêu chí đánh giá. Nghiên cứu thiết kế thang đo dạng Likert với 5 mức độ: 1 Rất không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Trung lập; 4 Đồng ý; 5 Rất đồng ý. Cuối cùng, bảng câu hỏi được thiết kế phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 4.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi  Các bước tiến hành thiết kế bảng câu hỏi: B 1 : Thiết kế bảng hỏi sơ bộ. SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát B 2 : Tiến hành phỏng vấn thử 30 người lao động hiện đang làm việc tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An để lượng hóa những phản ứng của người được phỏng vấn đối với độ dài của bảng câu hỏi và nhận xét của người được phỏng vấn đối với các câu hỏi hoặc các phát biểu được nêu trong bảng hỏi. B 3 : Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn chính thức người lao động. Điều tra thử 30 mẫu để thu thập thông tin sơ bộ về những nội dung cần nghiên cứu, đồng thời điều chỉnh lại bảng hỏi (nếu cần) và đánh giá tính khả thi của kết quả thu được. Quá trình điều tra thử sẽ được tiến hành phỏng vấn trực tiếp và chọn mẫu phân tầng có tỷ lệ. Thời gian điều tra thử 30 mẫu được tiến hành vào tuần đầu của tháng 3 năm 2012. Thời gian điều tra chính thức được tiến hành vào tuần cuối của tháng 3 năm 2012.  Nội dung bảng câu hỏi: Phần I: Mã số phiếu và lời giới thiệu. Phần II: Nội dung chính (Những ý kiến đánh giá của người lao động đối với các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ khi làm việc tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An). Phần III: Thông tin cá nhân của người được phỏng vấn. 4.2.3 Phương pháp thiết kế chọn mẫu 4.2.3.1 Tổng thể Tổng thể là toàn bộ người lao động hiện đang làm việc ở tất cả các bộ phận, công việc, vị trí khác nhau tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An (trừ 2 thành viên trong ban giám đốc của nghiệp). 4.2.3.2 Phương pháp chọn mẫu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài, thiết kế chọn mẫu xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, sau đó với mỗi nhóm lấy ngẫu nhiên hệ thống. Với số lượng lao động dưới 100 người, trong đó có 2 người thuộc ban giám đốc là không điều tra nên đối tượng chọn mẫu không quá lớn. Và danh sách tổng thể đã biết nên hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên là hợp lý và đem lại kết quả chính xác cao. SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát 4.2.3.3 Kích thước mẫu Với phương pháp chọn mẫu xác suất nêu trên, nghiên cứu sử dụng công thức sau để tính kích thước mẫu: Công thức Trong đó: n: kích thước mẫu Z 2 : là giá trị tương ứng của miền thống kê (1 - α)/2 tính từ trung tâm của miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy được chọn là 95%, lúc đó Z = 1.96 p: tỷ lệ của hiện tượng cần nghiên cứu (tỷ lệ những người hài lòng) q: (q=1- p) tỷ lệ của hiện tượng trái ngược (tỷ lệ những người không hài lòng) ε: sai số mẫu cho phép, thường được chọn ε = 0.05 Tỷ lệ p và q được xác định bằng cách: Điều tra 30 người xử lý bằng SPSS 16.0 xác định được p và q, biến định lượng (5 mức độ) chuyển về lại biến định tính có 2 mức độ (những người có ý kiến rất không đồng ý và không đồng ý chuyển về là không hài lòng, những người có ý kiến trung lập trở lên chuyển về là hài lòng). Thay p và q vào công thức để xác định được cỡ mẫu chính xác nhất. Sau khi điều tra và xử lý bằng SPSS xác định được p và q, bảng số liệu thu được như sau: Bảng 1: Đánh giá sự hài lòng của người lao động khi làm việc tại nghiệp Tần số Phần trăm (%) Tỷ lệ không hài lòng (q) Rất không đồng ý a=1 a/30*100=3,3% Không đồng ý b=6 b/30*100=20% Tổng x=(a+b)=7 x/30*100=23,3% Tỷ lệ hài lòng (p) Trung lập c=9 c/30*100=30% Đồng ý d=9 d/30*100=30% Rất đồng ý e=5 e/30*100=16,7% Tổng y=(c+d+e)=23 y/30*100=76,7% (Với x+y=30) (Nguồn: Kết quả điều tra) SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 6 N.p.q.Z 2 n = N.ε 2 + p.q.Z 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Trường hợp điều tra 30 người này thu được kết quả là có một số câu hỏi bị bỏ trống do người lao động không hợp tác điều tra, do câu hỏi chưa rõ ràng… thì tiến hành hiệu chỉnh lại bảng hỏi, đồng thời hủy kết quả điều tra 30 người này và tiến hành điều tra lại với bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh. Quá trình này chỉ dừng lại sau khi điều tra thử 30 người mà bảng hỏi không có gì thay đổi, nên 30 phiếu này được xem như phỏng vấn chính thức. Sau khi tính được kích thước mẫu n, điều tra thêm số người còn thiếu để đủ giá trị n. Với tổng thể 75 người, sử dụng công thức để tính cỡ mẫu như sau: Sau khi điều tra 30 người này, bảng hỏi không có gì thay đổi nên 30 phiếu này được xem như phỏng vấn chính thức. Với cỡ mẫu tính được là 59 người nêu trên, đề tài phỏng vấn thêm 29 người còn thiếu để đủ giá trị n. Trong qu¸ trình điều tra, có một người không cung cấp thông tin và ba người không cung cấp đầy đủ thông tin (số người này thuộc phân xưởng chế biến). Để đảm bảo số mẫu điều tra, tiến hành điều tra thêm bốn người từ danh sách. Cụ thể, nếu người thứ p nào đó từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin thì tiến hành điều tra người p+1 kế tiếp. Tiếp tục phỏng vấn thêm bốn người và kết quả thu được 59 phiếu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu của đề tài. 4.2.3.4 Cách thức lấy mẫu Đầu tiên dùng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để chia khung mẫu thành 2 nhóm là lực lượng lao động làm việc trong văn phòng (NVVP) và lực lượng lao động trực tiếp sản xuất (CNSX). SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 7 N.p.q.Z 2 75.0,767.0,233.1,96 2 n = = ≈ 59 N.ε 2 + p.q.Z 2 75.0,05 2 + 0,767.0,233.1,96 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Bảng 2: Cách thức lấy mẫu Các nhóm Số người (Người) Tỷ lệ (%) Số người được phỏng vấn (Người) NVVP Tổng NVVP A=a+b+c=14 A/N n*(A/N)=x=11 Phòng kế toán a=5 a/A x*(a/A)=4 Phòng tổ chức hành chính b=5 b/A x*(b/A)=4 Phòng kế hoạch kỹ thuật c=4 c/A x*(c/A)=3 CNSX Tổng CNSX B=d+e=61 B/N n*(B/N)=y=48 Phân xưởng chế biến d=54 d/B y*(d/B)=42 Tổ thu mua e=7 e/B y*(e/B)=6 Tổng N=A+B=75 100% 59 (Nguồn: Kết quả điều tra) Trong đó: n: Tổng số lao động của nghiệp được phỏng vấn (Kích thước mẫu). N: Tổng số lao động của nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu (Tổng thể). a,b,c,d,e: lần lượt là số lượng người lao động của phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kỹ thuật, phân xưởng chế biến, tổ thu mua. A,B: lần lượt là tổng số lao động làm việc trong văn phòng (NVVP) và tổng số lao động trực tiếp sản xuất (CNSX). x,y: lần lượt là số lượng người lao động cần phỏng vấn của các phòng ban, phân xưởng và tổ thu mua. Trong mỗi nhóm dùng kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống với bước nhảy là: Với danh sách lao động đã có sẵn, từ 1 đến k chọn ngẫu nhiên số đầu tiên bằng cách bốc thăm chọn 1 con số, kết quả chọn được số p nào đó, những người lao động được chọn lần lượt ở mỗi nhóm là p, p+k, p+2k,….p+nk (với n là các số nguyên), đến khi chọn được n người lao động. Với tổng thể nghiên cứu đã biết, kích thước mẫu được xác định là 59, ta tính được bước nhảy k. Sau đó dựa trên danh sách của mỗi phòng ban, phân xưởng, từ 1 đến k ta chọn ngẫu nhiên một số p nào đó, sao cho số người được chọn là 59. Trong đó NVVP là 11 người và CNSX là 48 người lao động. SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát 4.3 Thang đo Tất cả các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo đa biến. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An bao gồm 7 nhân tố được đo lường bằng 37 biến quan sát và 8 biến đánh giá chung về sự hài lòng. Trong đó, nhân tố “Thu nhập” được đo lường bằng 5 biến quan sát; nhân tố “Đào tạo và thăng tiến” được đo lường bằng 5 biến quan sát; nhân tố “Cấp trên” được đo lường bằng 6 biến quan sát; nhân tố “Đồng nghiệp” được đo lường bằng 4 biến quan sát; nhân tố “Đặc điểm công việc” được đo lường bằng 7 biến quan sát; nhân tố “Điều kiện làm việc” được đo lường bằng 6 biến quan sát và nhân tố “Phúc lợi” được đo lường bằng 4 biến quan sát. Thang đo Sự hài lòng chung của người lao động bao gồm 8 biến quan sát là 7 biến hài lòng của từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động và 1 biến hài lòng với công việc hiện tại. 4.4 Phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 Chương trình vi tính thống kê được sử dụng để phân tích kết quả các câu hỏi dữ liệu thu thập là phần mềm SPSS dành cho Windows phiên bản 16.0. Bước 1: Mã hóa và nhập số liệu từ các bảng hỏi hợp lệ đã thu được - Mã hóa số liệu: theo phương pháp mã hóa sau. - Nhập số liệu: nhập số liệu bằng kỹ thuật nhập toàn bộ số liệu 3 lần bởi 1 người trong 3 ngày liên tiếp nhau. Sau đó sử dụng bảng tần số để kiểm tra tính chính xác của số liệu. Bước 2: Làm sạch dữ liệu Dùng bảng tần số: - Mở Data view chọn cột số liệu cần kiểm tra - Từ menu chọn Analyze/Descriptive statics/ Frequencies; Analyze/Descriptive statics/ Descriptive thì thấy không có lỗi xảy ra → Số liệu đã được làm sạch. Bước 3: Phân tích số liệu 4.4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đoĐánh giá độ tin cậy của thang đo Sử dụng Hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu. SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Phát Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu về sự hài lòng của người lao động tại nghiệp CBDV chè Anh Sơn Nghệ An thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể chấp nhận được. Cách tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng cách sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha: từ thực đơn chọn Analyze/Scale/Reliablity Analysis, sau đó chọn các biến có cùng thang đo Scale vào hộp Items rồi OK.  Phân tích nhân tố EFA Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị được xem xét đến thông qua phân tích nhân tố EFA, kiểm định KMO và Bartlet. Phân tích nhân tố được sử dụng để thu gọn các tham số ước lượng, nhận diện các nhân tố và chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo.  Điều chỉnh mô hình lý thuyết Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và thực hiện xong phân tích nhân tố EFA thì mô hình nghiên cứu có thể sẽ bị sai khác so với mô hình nghiên cứu ban đầu đo đó cần phải hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp với kết quả phân tích trước khi tiến hành hồi quy đa biến. 4.4.2 Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính 4.4.2.1 Hệ số tương quan Để kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh hài lòng và sự hài lòng của người lao động trong mô hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan “Pearson correlation coefficient”, được ký hiệu bởi chữ “r”. Giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1. Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến. Ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính. |r| → 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt |r| → 0: quan hệ giữa hai biến càng yếu SVTH: Nguyễn Thị Bảo K42QTKDTM 10 . định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại Xí nghiệp CBDV chè Anh Sơn – Nghệ An. -Đánh giá mức độ hài lòng theo từng nhân tố, khía. tài nghiên cứu: “ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại Xí nghiệp Chế Biến Dịch Vụ Chè Anh Sơn – Nghệ An . 2. Mục tiêu

Ngày đăng: 12/12/2013, 12:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan