Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn tỉnh quảng nam

84 474 0
Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn, kinh tế, quản trị, khóa luận, đề tài, chuyên đề

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nammột đất nước có tới trên 80% dân số sống ở các vùng nông thôn với hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để phát triển kinh tế xã hội của khu vực này thì thị trường tài chính ở nông thôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đời sống các tầng lớp trong xã hội dần được cải thiện. Đạt được những thành tựu to lớn như vậy một yếu tố không thể không nhắc đến đó là việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Nhờ sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, các hộ gia đình có điều kiện tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và hoàn trả được vốn cho Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong cơ chế chính sách, hành lang pháp lý và những tác động của cơ chế thị trường, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn để đáp ứng đầy đủ kịp thời có hiệu quả nhu cầu về vốn cho các hộ sản xuất, phát triển kinh tế. Nông Sơnmột huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Nam, là địa phương thường xuyên bị ngập lụt, lốc và lũ quét. Kinh tế của huyện còn kém phát triển, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp (nông nghiệp chiếm khoảng 80% cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp là 10.414 người, chiếm 73,2%). Mặt khác, là địa bàn ác liệt trong chiến tranh nên Nông Sơn là địa phương có đối tượng chính sách và đối tượng xã hội khá lớn; đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, huyện vẫn có những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển như: Tiềm năng về đất đai, con người, có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, đặc biệt huyện có tiềm năng lớn về thủy điện và nhiệt điện đang được khai thác. 1 Trong những năm qua, mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung Ương và các ban ngành nhưng nhu cầu về vốn cho một huyện phát triển là rất lớn không thể ngày một ngày hai là có thể giải quyết được. Việc mở rộng cho vay vốn đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện ngày càng khó khăn do món vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao. Hơn nữa đối tượng vay sản xuất kinh doanh gắn liền với điều kiện thời tiết, nắng mưa bão lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến đồng vốn vay, khả năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Với chủ trương CNH- HĐH nông nghiệpnông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn trên địa bàn huyện ngày càng lớn. Đòi hỏi mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Có như vậy hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện mới thực sự trở thành “Đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển. Nhận thức được những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động của hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thônhuyện Nông Sơn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện Nông Sơn- tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tín dụngtín dụng nông nghiệp nông thôn. - Đánh giá thực trạng tín dụng nông nghiệp nông thôn trong quan hệ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hộ vay vốn trên địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu - Các tổ chức tín dụng nông thôn trên địa bàn huyện Nông Sơn mà tập trung chủ yếu vào NHNo&PTNT huyện và NHCSXH huyện. - Các hộ nông dân vay vốn trên địa bàn huyện. • Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam. 2 - Về thời gian: + Số liệu tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nông Sơn qua 3 năm 2007- 2009. + Số liệu tổng hợp của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện qua 3 năm 2007- 2009. + Số liệu điều tra thực tế 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng: Đây là phương pháp luôn đặt sự vật, hiện tượng trong tổng thể, trong sự vận động của không gian và thời gian để nghiên cứu. Dựa vào phương pháp này để xem xét, phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng một cách khách quan và khoa học. - Phương pháp thống kê: + Phương pháp điều tra chọn mẫu: Tiến hành chọn 60 hộ vay vốn từ 2 xã trong huyện. Đây là 2 xã có sự cách biệt khá lớn về tình hình kinh tế xã hội: Quế Trung là xã thuộc trung tâm huyện, trong khi đó Quế Lâm lại là xã khó khăn nhất của huyện. 60 hộ này được chọn ngẫu nhiên, không lặp từ danh sách các hộ vay vốn của NHNo&PTNT và NHCSXH huyện (30 hộ từ NHNo&PTNT và 30 hộ từ NHCSXH). + Phương pháp phân tổ, sử dụng số tuyệt đối, số tương đối để phân tích, đánh giá hiện tượng nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh tình hình biến động của năm này so với năm khác, của thời kỳ này so với thời kỳ kia. Trong bài khóa luận của mình, tôi đã sử dụng phương pháp này cho việc đánh giá tình hình biến động của hoạt động huy động và sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo ý kiến chuyên môn của thầy cô, cán bộ quản lý địa phương, học hỏi kinh nghiệm của các hộ sản xuất kinh doanh để hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp từ các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện, từ internet, sách báo, tạp chí… và số liệu cấp thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân. 5. Giới hạn đề tài: 3 Do thời gian thực tập có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu về tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn huyện mà ở đây tập trung vào NHNo&PTNT và NHCSXH huyện- là 2 tổ chức tín dụng chủ yếu của huyện và điều tra mẫu 60 hộ vay vốn trên địa bàn 2 xã của huyện. Mặt khác, chúng ta cũng không thể phân chia rạch ròi giữa hiệu quả nguồn vốn vay từ NHCSXH và NHNo&PTNT nên tôi chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá hiệu quả nói chung của các hộ gia đình sau khi vay vốn và sử dụng vốn chứ không phân biệt rạch ròi hiệu quả của từng nguồn vốn vay. 4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞLUẬN 1.1.1. Một số vấn đề về tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm tín dụng Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng nhưng tất cả đều nêu lên bản chất của tín dụng là mối quan hệ vay mượn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc có hoàn trả, thể hiện qua đồ sau: Cho vay vốn Chủ thể cho vay Chủ thể đi vay Hoàn trả vốn và lãi Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ La tinh là credo có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trong thực tế, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy theo từng bối cảnh cụ thể. Theo hợp đồng tín dụng của NHNN Việt Nam (1999) thì tín dụngmột phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay dựa trên ba nguyên tắc: Có hoàn trả, có thời hạn và có đền bù. 1.1.1.2. Bản chất của tín dụng Bản chất của tín dụng được thể hiện trong quá trình hoạt động và mối quan hệ của nó với quá trình sản xuất xã hội, được thể hiện thông qua 3 giai đoạn: - Một là, phân phối tín dụng dưới dạng hình thức cho vay: Đây là giai đoạn vốn tiền tệ hay vật tư hàng hóa được chuyển nhượng từ người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng tín dụng được ký kết theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hai bên. - Hai là, giai đoạn sử dụng vốn vay trong quá trình sản xuất kinh doanh: Ở giai đoạn này, vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc sử dụng vào việc mua vật tư hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của người vay. - Ba là, giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn vốn tín dụng, và cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ SX- KD để trở về hình 5 thái tiền tệ ban đầu của nó mà được người đi vay hoàn trả, do đó, hoàn trả không chỉ là bảo tồn vốn về mặt giá trị mà có phần tăng thêm dưới dạng hình thức lãi suất. 1.1.1.3. Phân loại tín dụng Tín dụng cho vay tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều tên gọi. Tuy nhiên, căn cứ vào một số tiêu thức mà người ta có thể phân loại theo các hình thức sau: - Căn cứ vào thời hạn cho vay: + Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm. + Tín dụng trung hạn: Là loại hình tín dụng có thời hạn từ trên 1năm đến 5 năm. + Tín dụng dài hạn: Loại hình tín dụng này có thời hạn trên 5 năm. - Căn cứ vào đối tượng đầu tư: + Tín dụng vốn lưu động: Là hình thức tín dụng nhằm để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của đối tượng đi vay. + Tín dụng vốn cố định: Là hình thức tín dụng nhằm để đáp ứng nhu cầu vốn cố định của đối tượng đi vay. - Căn cứ vào chủ thể tín dụng + Tín dụng thương mại: Phản ánh các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những người SX- KD thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá, nguyên vật liệu. + Tín dụng nhà nước: Là mối quan hệ tín dụng giữa Nhà Nước với dân cư và các tổ chức kinh tế khác được thực hiện dưới hình thức Chính Phủ phát hành các công trái để huy động vốn của nhân dân và các tổ chức trong xã hội. + Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. +Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu… - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm + Tín dụng không có đảm bảo: Là loại hình tín dụng không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp khi khách hàng vay vốn, mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng vay. + Tín dụng có đảm bảo: Là hình thức tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng mà không có đủ năng lực tài chính đảm bảo, nên khi cho vay ngân hàng yêu cầu phải có thế 6 chấp bằng tài sản để hạn chế tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra đối với khách hàng trong quá trình sản xuất. - Căn cứ vào phương thức hoàn trả + Tín dụng trả góp: Là loại hình tín dụng mà khách hàng hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. + Tín dụng phi trả góp: Là loại hình tín dụng cho vay và thanh toán một lần cả gốc và lãi theo một thời hạn nhất định đã thoả thuận trong hợp đồng. 1.1.1.4. Vai trò của tín dụng - Tín dụng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục. Do tính đa dạng trong luân chuyển vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nên tại một thời điểm nhất định, có một số doanh nghiệp “thừa vốn” tạm thời, đã làm nảy sinh nhu cầu cho vay vốn để tránh tình trạng ứ đọng vốn và có thêm lợi nhuận. Trong khi đó, có những doanh nghiệp có nhu cầu vốn tạm thời do hàng hóa chưa bán được nhưng lại có nhu cầu mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền lương…làm nảy sinh nhu cầu đi vay để SX- KD. Việc cung cấp tín dụng cho vay kịp thời đã tạo khả năng đảm bảo tính liên tục của SX- KD, cho phép các doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu về vốn và không để tồn đọng vốn trong quá trình luân chuyển. - Tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tập trung vốn phải dựa trên cơ sở tích lũy. Nhưng rất nhiều người tích lũy không muốn cho vay trực tiếp vì ngoài lý do mất khả năng thanh khoản thì người tích lũy còn bị hạn chế bởi kiến thức về tài chính và pháp lý để cho vay. Với hoạt động của hệ thống tín dụng có đủ độ tin cậy, đã làm giảm bớt rủi ro cá nhân của những người tích lũy, tạo nên quá trình tập trung vốn được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả đã tạo khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, các doanh nghiệp nhờ nguồn vốn tín dụng có thể nhanh chóng mở rộng sản xuất, và thúc đẩy sản xuất phát triển. - Tín dụng góp phần điều chỉnh, ổn định và tăng trưởng kinh tế. Tín dụng thông qua cung cấp vốn, với lãi suất và điều kiện cho vay ưu đãi, có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hình thành các ngành then chốt, mũi nhọn và các vùng kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, tín 7 dụng còn là phương tiện để Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thích hợp để ổn định nền kinh tế khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn. - Tín dụng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội khác của Nhà Nước. Với các hình thức tín dụng, cơ chế và lãi suất thích hợp tín dụng đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ngay cả khi thu nhập còn hạn chế. Và thông qua các ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng đã đóng góp vai trò quan trọng nhằm thực hiện các chính sách việc làm, dân số và các chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội. - Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Trong điều kiện nền kinh tế mở, vay nợ nước ngoài ngày nay trở thành một nhu cầu khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới, nó lại càng tỏ ra bức thiết hơn đối với các nước đang phát triển. Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, là nước nghèo, tích lũy trong nước còn hạn chế, trong khi cần lượng vốn rất lớn để phát triển kinh tế. Nhờ có tín dụng, các nước có thể tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới cũng như trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới. Việc cấp tín dụng của các nước không chỉ mở rộng và phát triển quan hệ ngoại thương, mà còn tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước nhập khẩu. Tín dụng đã tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác đầu tư quốc tế. 1.1.2. Các tổ chức tín dụng 1.1.2.1. Các tổ chức tín dụng chính thức • Ngân hàng Nông nghiệpPhát triển Nông thôn Được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ bộ phận tín dụng nông nghiệp của NHTW, thực sự hoạt động vào tháng 12/1990 sau khi luật Ngân hàng có hiệu lực kể từ ngày 1/10/1990. NHNN&PTNT tiếp quản mạng lưới chi nhánh của NHTW ở nông thôn. Tính đến cuối năm 2001, NHNN&PTNT có khoảng 2600 chi nhánh nằm rải rác khắp đất nước. Để tăng phạm vi phục vụ khách hàng ở nông thôn, NHNN&PTNT đã có một số đổi mới như lập các tổ cho vay lưu động, đặt văn phòng giao dịch ở cấp cơ sở. Đến cuối năm 1998, ngoài trụ sở chính ở Hà Nội và hai văn phòng vùng, NHNN&PTNT có chi 8 nhánh ở 61 tỉnh thành, 527 chi nhánh quận huyện, 604 chi nhánh ngân hàng liên xã và 75 tổ cho vay lưu động (McCarty, 2001). Ngân hàng áp dụng hình thức cho vay theo nhóm cùng chịu trách nhiệm chung. Mỗi nhóm có từ 10 đến 20 người. Các thành viên trong nhóm thỏa thuận cùng chịu trách nhiệm trả nợ. Cán bộ ngân hàng giữ liên hệ mật thiết với trưởng nhóm. Tuy nhiên, không có đơn xin vay chung cả nhóm, mà mỗi đơn xin vay sẽ được giải quyết cá nhân. Tương tự, những người có gửi tiền tiết kiệm cũng có sổ tiết kiệm riêng. Ngoài ra, Ngân hàng còn phối hợp với những tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho hội viên của những tổ chức quần chúng đó. Những tổ chức quần chúng như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân đứng ra lập những nhóm được bão lãnh để vay tiền, và có bảo đảm chung là sẽ hoàn trả nợ vay. Nhờ đó, Ngân hàng đã nhanh chóng mở rộng đối tượng khách hàng được phục vụ. Ban đầu, Ngân hàng gần như chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng khi các thành phần kinh tế tư nhân chiếm lĩnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, Ngân hàng đã chuyển sang tập trung cho vay với nông hộ. Các nông hộ muốn vay cũng phải có tài sản thế chấp (và thường phải có bảo lãnh của chính quyền xã), và chỉ được vay dưới 70% giá trị tài sản thế chấp. • Ngân hàng Chính sách xã hội Là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 8 năm 1995. Mục tiêu chính của Ngân hàng là phục vụ chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tất cả những chương trình cho vay nhằm giảm nghèo đói đều tập trung qua Ngân hàng này. NHCSXH bắt đầu hoạt động vào ngày 1/1/1996. NHCSXH không huy động tiết kiệm, mà chủ yếu dựa vào chính phủ và các ngân hàng quốc doanh để có nguồn vốn cho vay. NHCSXH tham gia giảm nghèo đói bằng cách cấp tín dụng cho những ai không đủ điều kiện vay từ NHNo&PTNT do không có tài sản thế chấp. Do vậy, chỉ những hộ gia đình nào là thành viên của nhóm chịu trách nhiệm chung (cũng do các tổ chức quần chúng hỗ trợ hình thành) mới được vay. Các hộ muốn vay cũng phải nằm trong diện nghèo theo tiêu chuẩn Việt Nam. Kỳ hạn vay tối đa là 36 tháng, và mức vay tối đa là 2,5 triệu đồng. Lãi vay là lãi suất ưu đãi do NHNN ấn định ở mức 0,7% / tháng. Trong đó, tổ chức xã hội ở địa phương giữ 0,1% cho chi phí giám sát; NHNo&PTNT giữ 0,25% 9 cho chi phí hành chính; và NHCSXH giữ 0,35% để trang trải chi phí vốn. Tính đến cuối năm 1999, NHCSXH đã cấp tín dụng cho hơn 2,3 triệu hộ nghèo với tổng dư nợ 3.879 tỉ đồng. • Quỹ tín dụng nhân dân Bắt đầu từ một chương trình thí điểm chịu sự giám sát của NHNN vào tháng 7/1993, là hình thức hợp tác xã tiết kiệm và tín dụng cấp xã xây dựng theo mô hình Caisse Populaire ở Quebec, Canada. Khi đó, một trong những mục tiêu quan trọng của NHNN là khôi phục lòng tin của người dân đối với hệ thống tín dụng nông thôn sau sự sụp đổ của hàng loạt hợp tác xã tín dụng. Tuy mang tên mới, QTDND vẫn hoạt động theo luật hợp tác xã. Theo đó, QTDND chỉ cho xã viên vay, dù nhận tiền gửi của cả xã viên lẫn những người không phải xã viên. Tuy các khoản vay nhỏ không cần thế chấp, các khoản vay lớn vẫn cần phải thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản khác. Kỳ hạn cho vay thường dưới 12 tháng. Lãi suất vay (khoảng 1,5% tháng) và lãi suất tiền gửi (0,9%) do NHNN ấn định, và thường cao hơn lãi suất của NHNN&PTNN và NHPVNN. Tính đến cuối năm 1999, có 981 QTDND ở các cấp xã, vùng và trung ương, với khoảng 630.000 xã viên. Theo Dao & Hotte (1998), QTDND tương đối thành công trong việc huy động tiết kiệm do những nguyên nhân như sau: (1) gần với khách hàng nên dễ gởi tiền và rút tiền; (2) lãi suất tiền gửi cao hơn (từ 0,5% đến 0,7% / tháng) so với các TCTD khác; (3) phương pháp huy động tiết kiệm đa dạng và điều chỉnh theo nhu cầu khách hàng; và (4) có bảo hiểm đối với những khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng. 1.1.2.2. Các tổ chức tín dụng bán chính thức Với mạng lưới trải rộng cả bốn cấp hành chính, các tổ chức quần chúng đóng vai trò đặc biệt trong việc đem tín dụng đến tận người dân ở cơ sở. Các tổ chức này hỗ trợ Chính Phủ trong việc cho vay theo những chương trình của Nhà Nước, như Chương trình quốc gia về Xóa đói giảm nghèo, Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, Chương trình giải quyết việc làm. Ngoài ra, các tổ chức này được xem là “người môi giới” giữa NHNN&PTNT, NHCSXH và người đi vay. Họ cũng hỗ trợ UBND địa phương thành lập những nhóm cùng chịu trách nhiệm để bảo lãnh cho các khoản vay ở 10

Ngày đăng: 11/12/2013, 21:27

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thốn gở huyện Nơng Sơn qua 3 năm  2007- 2009 - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 1.

Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thốn gở huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 2009 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chính thốn gở huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 20092007- 2009 - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 2.

Cơ cấu nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chính thốn gở huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 20092007- 2009 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình cho vay của các tổ chức tín dụng chính thốn gở huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 2009 - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 3.

Tình hình cho vay của các tổ chức tín dụng chính thốn gở huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 2009 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 4: Biến động DSCV theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Nơng Sơn qua 3 năm  2007- 2009 - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 4.

Biến động DSCV theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 2009 Xem tại trang 49 của tài liệu.
b, Tình hình cho vay của NHNo&PTNT phân theo thời hạn vay - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

b.

Tình hình cho vay của NHNo&PTNT phân theo thời hạn vay Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 6: Doanh số cho vay theo chương trình cho vay của NHCSXH huyện Nơng Sơn qua 3 năm  2007- 2009 - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 6.

Doanh số cho vay theo chương trình cho vay của NHCSXH huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 2009 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 7: Tình hình dư nợ, DSTN của NHNo&PTNT huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 2009 - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 7.

Tình hình dư nợ, DSTN của NHNo&PTNT huyện Nơng Sơn qua 3 năm 2007- 2009 Xem tại trang 58 của tài liệu.
2.3.4.2. Tình hình dư nợ, doanh số thu nợ của NHCSXH huyện - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

2.3.4.2..

Tình hình dư nợ, doanh số thu nợ của NHCSXH huyện Xem tại trang 59 của tài liệu.
2.4. TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

2.4..

TÌNH HÌNH VAY VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 10: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 10.

Tình hình vay vốn của các hộ điều tra Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 11: Thực trạng sử dụng vốn vay so với vốn cam kết - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 11.

Thực trạng sử dụng vốn vay so với vốn cam kết Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn vay theo mục đích sản xuất của các hộ điều tra - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 12.

Tình hình sử dụng vốn vay theo mục đích sản xuất của các hộ điều tra Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 13.

Hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 14: Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 14.

Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng vốn vay Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 15: Ý kiến của các hộ điều tra - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

Bảng 15.

Ý kiến của các hộ điều tra Xem tại trang 75 của tài liệu.
Qua bảng 15 ta thấy, khi đánh giá về thủ tục vay thì cĩ 46 hộ trong tổng số 60 hộ điều tra cho rằng thủ tục đơn giản, chiếm 76,67%, chỉ cĩ một 14 hộ vay cho rằng thủ tục  vay cịn rườm rà - Khóa luận một số giải pháp phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn huyện nông sơn  tỉnh quảng nam

ua.

bảng 15 ta thấy, khi đánh giá về thủ tục vay thì cĩ 46 hộ trong tổng số 60 hộ điều tra cho rằng thủ tục đơn giản, chiếm 76,67%, chỉ cĩ một 14 hộ vay cho rằng thủ tục vay cịn rườm rà Xem tại trang 75 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan