Đề tài PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG xử và ỨNG DỤNG CÁCH PHÂN LOẠI này TRONG TỔCHỨC và điều HÀNH HOẠT ĐỘNG tại CÔNG TY CP QUẢNG cáo ĐỒNG NAI

111 648 1
Đề tài PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG xử và ỨNG DỤNG CÁCH PHÂN LOẠI này TRONG TỔCHỨC và điều HÀNH HOẠT ĐỘNG tại CÔNG TY CP QUẢNG cáo ĐỒNG NAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sau hơn 30 năm thống nhất đất nước, Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, từ một nước nghèo kém phát triển Việt Nam đã trở thành một nước có chỉ số tăng trưởng cao trên thế giới. Dù chỉ là một nước có xuất phát điểm thấp về kinh tế, là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với sản xu ất nông nghiệp là chủ yếu nhưng sau đó Việt Nam dần vươn lên để trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển. Năm 2007 Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, việc gia nhập được vào tổ chức này mang lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức. Thật vậy, hệ quả của việc gia nhập WTO là hàng rào thuế quan được dở bỏ , Việt Nam có nhiều cơ hội giao lưu hợp tác kinh tế với nhiều nước lớn phát triển, nhưng Việt Nam cũng phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước phát triển với những nền công nghiệp lớn. Mặt khác, việc nền kinh tế bị suy thoái vào cuối năm 2007 kéo dài đến năm 2008 sang tận quý I năm 2009 khiến nền kinh tế suy thoái rơi vào lạm phát đã gây không ít khó kh ăn cho nước ta. Với một nền kinh tế còn non trẻ cộng với những khó khăn do thị trường chung mang lại các doanh nghiệp của Việt Nam đặc biệt là những doanh nghiệp vừa nhỏ đã điêu đứng trước cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản. Để có thể gượng dậy hồi phục được sau cuộc khủng hoảng phụ thuộc r ất nhiều vào kinh tế thế giới chính nội lực của nền kinh tế, nhưng nội lực nền kinh tế nước ta đã bị ảnh hưởng đáng kể do tác động của lạm phát suy thoái. Trước những sự thách thức đó các doanh nghiệp đã hiểu rằng việc quản lý chi phí sử dụng chi phí một cách có hiệu quả để sản phẩm dịch vụ của mình ngày càng được nâng cao về chất lượng phù hợp với khách hàng là một điều vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên, đó thực sự là một bài toán không hề đơn giản với các doanh nghiệp. Theo em, quản lý tiết kiệm chi phí là một trong những cách kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả nhất. Vấn đề đặt ra là Doanh nghiệp phải quản lý chi phí như thế nào cho thật khôn ngoan, quyết định sử dụng đồng tiền như thế nào 2 cho thật hợp lý. Để làm được điều đó hay không phụ thuộc rất nhiều vào các quyết định của các nhà quản trị, các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối hợp, ra quyết định kiểm soát mọi hoạt động trong Doanh Nghiệp để đạt được những hiệu quả cao nhất. Với những đặc điểm trên, việc hiểu rõ biết cách ứng dụng phân loại chi phí theo cách ứ ng xử vào mỗi công ty là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vận dụng nó vào doanh nghiệp mình như thế nào là một vấn đề rất mới mẻ. Chính từ những nguyên nhân khẩn thiết trên em đã quyết định chọn đề tài “PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ ỨNG DỤNG CÁCH PHÂN LOẠI NÀY TRONG TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI”. Qua đề tài này, em sẽ có cơ hội nghiên cứu các lý thuyết đã được học ngoài thực tiễn, so sánh với các điều kiện kinh doanh thực tế để rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc tổ chức, điều hành ra quyết định kinh doanh trong tương lai nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Trong quá trình phát triển kinh tế dù ở bất kỳ quốc gia nào thì mỗi doanh nghiệp luôn là một tế bào của nền kinh tế ,là nơi trực ti ếp phối hợp các yếu tố sản xuất hợp lý để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả nhất.Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt khốc liệt như hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại , phát triển đạt được lợi nhuận kỳ vọng là điều không hề đơn giản. Mong muốn tă ng tỷ lệ lợi nhuận là mong muốn chung của mọi doanh ngiệp, để làm tốt điều này thì các nhà quản trị cần nắm rõ việc phân loại chi phí theo cách ứng xử ứng dụng cách phân loại này vào tổ chức điều hành hoạt động tại doanh nghiệp qua đó làm rõ hơn mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, đây chính là một công cụ quản lý hữu hiệu giúp nhà quản trị đưa ra các quy ết định đúng đắn để điều hành hiện tại cả hoạch định kế hoạch trong tương lai. Các thông tin này chỉ có kế toán mới thu thập tổng hợp được, các nhà kế toán quản trị dựa vào từng tình hình thực tiễn ở mỗi hoàn cảnh cụ thể sẽ đưa ra những quyết đúng đắn giúp công ty phát triển, đồng thời cũng sẽ giúp ích lớn cho nhà lãnh đạo đưa ra nhữ ng chiến lược mới cho kỳ kinh doanh kế tiếp của doanh nghiệp. Để tồn tại phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt thị trường một cách kịp thời để kinh doanh có hiệu quả, mà biểu hiện đó chính là chỉ tiêu lợi 3 nhuận. Việc nghiên cứu của đề tài sẽ giúp doanh nhiệp giảm thiểu những chi phí không cần thiết, đồng thời giúp nhà quản trị xây dựng một kết cấu mặt hàng phù hợp trong sự cạnh tranh phát triển hiện nay. Muốn quản lý kinh tế tốt kinh doanh có hiệu quả các công ty phải thường xuyên phân tích tình hình thực hiện doanh thu qua mỗi kỳ kinh doanh để tìm ra biện pháp tăng doanh thu. Chính vì vậy việc phân loại chi phí rất cần thiết bở i nó sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho doang nghiệp, làm giảm giá thành sản phẩm, đem lại tính cạnh tranh cho sản phẩm cao hơn. Nhìn chung các đề tài trước đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực cho những doanh nghiệp phần lớn được áp dụng. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng như trong giai đoạn hậu WTO sau cuộc khủng hoảng kinh tế liệu nó có còn phù hợp với các doanh nghiệ p Việt Nam? Nhằm góp phần tìm kiếm những giải pháp mới cũng như có thể áp dụng vào thực tiễn của công ty, đề tài tập trung nghiên cứu về việc phân loại chi phí theo cách ứng xử vận dụng cách phân loại này trong tổ chức điều hành hoạt động tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu muốn hướng đến các mục tiêu : - Góp phần làm rõ hơn các lý luận về việ c phân loại chi phí theo cách ứng xử ứng dụng cách phân loại này trong tổ chức điều hành hoạt động. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phân loại chi phí theo cách ứng xử ứng dụng cách phân loại này trong tổ chức điều hành hoạt động tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạ thấp chi phí, giảm thiểu lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 4. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU •Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng tình hình phân loại chi phí theo cách ứng xử ứng dụng cách phân loại này vào tổ chức điều hành hoạt động trong công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai. •Phạm vi nghiên cứu 4 + Thời gian nghiên cứu:năm 2011 + Không gian nghiên cứu: Tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu sử dụng: • Phương pháp thu thập • Phương pháp tổng hợp • Phương pháp phân tích • Phương pháp so sánh,đối chiếu 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phân loại chi phí theo cách ứng xử cách ứng dụng phương pháp này trong tồ chứ c điều hành hoạt động. - Phân tích đánh giá thực trạng công tác phân loại chi phí theo cách ứng xử cách ứng dụng phương pháp này trong tồ chức điều hành hoạt động tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể có tính khả thi, góp phần vào việc hoàn thiện công tác phân loại chi phí theo cách ứng xử cách ứng dụng phương pháp này trong tồ chức điều hành hoạt động tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai. - Thông qua đó, nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời đối với quá trình hoạt động phát triển của công ty, đồng thời thấy được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong bộ máy của công ty. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu kết luận ,báo cáo nghiên cứu khoa học còn gồm các chương sau: CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ ỨNG DỤNG CÁCH PHÂN LOẠI NÀY TRONG TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG 5 CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ ỨNG DỤNG CÁCH PHÂN LOẠI NÀY TRONG TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ Ngoài ra báo cáo nghiên cứu còn có các danh mục tài liệu tham khảo phụ lục đính kèm. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ ỨNG DỤNG CÁCH PHÂN LOẠI NÀY TRONG TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG 1.1 PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ Cách phân loại này chỉ ra chi phí gắn liền với mức độ hoạt động (số sản phẩm sản xuất ra, số km đi được, số giờ máy sử dụng…) như thế nào. Việc xem xét chi phí thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi gọi là sự ứng xử của chi phí. Sự hiểu biết về cách ứng xử củ a chi phí là chìa khóa để ra quyết định, nếu nắm được những biến đổi của chi phí thì nhà quản trị sẽ có khả năng tốt hơn trong việc dự đoán chi phí cho các tình huống khác nhau sẽ thực hiện trong tương lai. Kinh nghiệm cho thấy rằng việc ra quyết định khi chưa hiểu thấu về chi phí chưa nắm được các chi phí này sẽ thay đổi như thế nào đối với các mức độ hoạt động khác nhau có thể sẽ dẫn đến những quyết định không đúng. Dựa theo cách ứng xử của chi phí đối với sự thay đổi của mức độ hoạt động có thể chia toàn bộ chi phí thành 3 loại: - Biến phí - Định phí - Chi phí hỗn hợp Trong những doanh nghiệp khác nhau tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí cũng không giống nhau. 1.1.1 Chi phí khả biến (Biến phí) Biến phí là những chi phí mà giá tr ị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng, giảm về mức độ hoạt động. Tổng số của biến phí sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng, ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì biến phí lại không đổi trong phạm vi phù hợp. 7 Chi phí khả biến chỉ phát sinh khi có hoạt động. 1.1.1.1 Biến phí tuyến tính Chi phí khả biến tuyến tính là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động. Đường biểu thi của chúng là một đường thẳng. Đồ thị 1.1 Minh họa biến phí tuyến tính 1.1.1.2 Biến phí cấp bậc Chi phí khả biến cấp bậc là những loại chi phí không biến độ ng liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Mức độ hoạt động phải đạt đến một mức độ nào đó thì mới dẫn đến sự biến động về chi phí. Tiền lương của thợ bảo trì máy móc thiết bị là một ví dụ. Thợ bào trì thường nhận lương theo thời gian, do đó khi số lượng sản phẩm s ản xuất ra tăng lên thì cộng việc của họ cũng nhiều lên nhưng tiền lương thì vẫn giữ nguyên, đến một mức độ hoạt động nào đó sẽ tăng lương cho họ mức độ hoạt động vẫn tiếp tục tăng lên trong khi người thợ bảo trì máy móc thiết bị vẫn giữ nguyên mức lương cho đến lần tăng sau đó. y = 500x y = 400x y = 200x y x 0 Chi phí Mức độ hoạt động 8 Biểu đồ 1.2 Minh họa biến phí cấp bậc 1.1.2 Chi phí bất biến (Định phí) Định phíchi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Ví dụ như chi phí thuê nhà hàng năm sẽ không thay đổi cho dù mức độ hoạt động có thay đổi như thế nào đi nữa. Vì tổng định phí không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì phần định phí tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi, ngược lại. Thông thường trên các báo cáo, định phí thường được thể hiện dưới dạng tổng số, trong điều kiện kỹ thuật sản xuất ngày càng phát triển, tự động hóa ngày càng cao, định phí sẽ ngày càng gia tăng tỷ trọng trong tổng chi phí. Sự thay đổi này rất có ý nghĩa đối với nhà quản trị ở phương diện là nếu trong quá trình lập kế hoạch có nhiề u phương án được đề ra thì phương án căn bản nhất sẽ là sử dụng nhiều lượng định phí, bởi vì như vậy nhà quản trị sẽ ít phải lựa chọn các quyết định hàng ngày. 1.1.2.1 Định phí bắt buộc Định phí bắt buộc là những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lương văn phòng… Những chi phí này có 2 đặc điểm: Biến phí cấp bậc Mức độ hoạt động Chi phí 9 - Có bản chất lâu dài: Giả sử có một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản cố định được đưa ra thì nó sẽ liên quan đến việc liên doanh của đơn vị trong nhiều năm. - Không thể cắt giảm đến không, cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị gián đoạn. 1.1.2.2 Định phí không bắt buộc Định phí không bắt bu ộc là những định phí có thể thay đổi trong từng kỳ dự toán của doanh nghiệp, do hành động của doanh nhà quản trị quyết định khối lượng định phí trong từng kỳ kinh doanh. Thuộc loại chi phí này gồm có chi phí quản cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu… Định phí không bắt buộc có 2 đặc điểm: - Có bản chất ngắn hạn. - Có thể giảm chúng trong trường hợp cần thiế t. 1.1.2.3 Định phí phạm vi phù hợp Phạm vi phù hợp cũng được áp dụng với định phí, nhất là các định phí có bản chất không bắt buộc. Khi một doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động có thể sẽ mua them các thiết bị làm cho định phí tăng lên. Tuy nhiên định phí được nghiên cứu trong phạm vi phù hợp trong phạm vi này nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. 1.1.3 Chi phí hỗn hợp phương pháp tách chi phí hỗn hợp thành yếu t ố khả biến bất biến Ngoài khái niệm về biến phí định phí đã nghiên cứu ở trên, còn có một khái niệm quan trong hơn nữa là chi phí hỗn hợp. Loại chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ cao khi hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố khả biến yếu tố bất biến. Ở một mức độ hoạ t động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Sự pha trộn của phần bất biến khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định. 10 Ví dụ: Chí phí về diện thoại có thể xem là chi phí hỗn hợp, trong đó phần bất biến có thể xem là chi phí thuê bao, phần khả biến là chi phí tính trên thời gian gọi. Như vậy: - Phần bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bẳn, tối thiểu để duy trì phục vụ để giữ dịch vụ luôn luôn tình trạng sẵn sàng phục vụ. - Phần khả biến th ường được dùng đề phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng quá mức. Dó đó yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc mức sử dụng vượt định mức. Để phục vụ cho mục đích lập dự toán, kiểm soát hoạt động kinh doanh chủ động trong quản lý chi phí thì vấn đề đặt ra đối với chi phí hỗn hợp là việc xác định thành phần của nó như thế nào? Vì vậy cần phải phân tích chi phí hỗn hợp, nhầm lượng hóa, tách riêng yếu tố bất biến, khả biến trong chi phí hỗn hợp sau đó đưa về dạng công thức thuận tiện cho việc sử dụng chúng trong việc hoạch định, kiểm soát ra quyết định của nhà quản trị. Phương trình tuyến tính dung dự toán chi phí hỗn h ợp có dạng như sau: y = ax + b Trong đó: y: Chi phí hỗn hợp cần phân tích. b: Tổng định phí cho mức độ hoạt động trong kỳ. a: Biến phí cho một đơn vị hoạt động. x: Số lượng đơn vị hoạt động. Mục đích là phải xác định được a b, còn x là ẩn số. Chúng ta có 3 phương pháp phân tích các chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến, bất biến, đó là: - Phương pháp c ực đại cực tiểu. - Phương pháp đồ thị phân tán. . chọn đề tài “PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÁCH ỨNG XỬ VÀ ỨNG DỤNG CÁCH PHÂN LOẠI NÀY TRONG TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP QUẢNG CÁO ĐỒNG NAI tác phân loại chi phí theo cách ứng xử và ứng dụng cách phân loại này trong tổ chức và điều hành hoạt động tại công ty CP Quảng Cáo Đồng Nai. - Đề xuất

Ngày đăng: 10/12/2013, 15:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan