Tài liệu Vấn đề AN TÒAN trong thời gian tắm docx

11 512 1
Tài liệu Vấn đề AN TÒAN trong thời gian tắm docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by Cẩn thận trông chừng và giữ cho trẻ sống! AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ Q. Khi nào chết đuối trong bồn tắm xảy ra? A. Phần lớn chết đuối trong bồn tắm xảy ra khi có khoảng ngưng trong tiến trình bình thường trong gia đình, ví dụ chuông cửa reo khi cha mẹ đang tắm cho trẻ. Trong số hơn 80% trường hợp chết đuối trong bồn tắm, trẻ đã tắm xong rồi khi trẻ bị chết đuối. Nếu bạn phải rời phòng tắm vì bất cứ lý do gì – hãy đem trẻ theo. Q. Tôi có thể để trẻ một mình trong thời gian ngắn được không? A. Không, nhiều cha mẹ và người trông nôm lầm lẫn tin rằng họ “chỉ đi có một phút thôi” nhưng như vậy cũng đủ thời gian cho thảm kịch xảy ra. Q. Tại sao cha mẹ để trẻ trong tình trạng không được giám sát trong phòng tắm? A. Cha mẹ để trẻ trong tình trạng không được giám sát trong phòng tắm bởi vì họ: • đang tìm khăn tắm/quần áo để quên • trả lời/gọi những cuộc điện thoại • đang chú tâm đến bản thân họ • đang giặt đồ • đang rửa chén bát • đang xem chừng những trẻ em khác. Q. Bạn có thể nghe con bạn chết đuối không? A. Cha mẹ lầm lẫn tin rằng họ có thể lắng nghe và sẽ nghe được đứa con của họ đang chết đuối. Chết đuối rất nhanh chóng và lặng lẽ, chết đuối không đi kèm với tiếng trẻ khóc thét hoặc tiếng vẫy đập nước. Giám sát trong thời gian tắm phải có một người lớn trong phòng tắm với trẻ. Không bao giờ nên giao trách nhiệm cho một đứa lớn hơn (anh hay chị của bé) trông coi đứa nhỏ hơn. Q. Bạn có thể sử dụng một ghế tắm và dụng cụ hỗ trợ tắm được không? A. Được, tuy nhiên những ghế tắm và dụng cụ hỗ trợ tắm không phải thay thế cho việc giám sát liên tục của người lớn. Những dụng cụ này không ngăn được trẻ leo trèo hoặc té ra khỏi ghế và chết đuối, và cha mẹ không nên tin rằng con của mình sẽ an toàn hơn với những dụng cụ này. Q. Còn những điều gì khác tôi có thể làm để giúp ngăn ngừa con tôi khỏi chết đuối? A. Phải luôn luôn cho thoát hết nước và cất đồ chơi và miếng bít lỗ khỏi bồn tắm khi xong. Học hô hấp nhân tạo. Đó là một kỹ năng cứu sinh mạng và sinh mạng bạn cứu được nhờ vào kiến thức này có thể là một người thân thương của bạn. Phải luôn luôn chuẩn bị việc tắm trước và để tất cả những thứ cần thiết sẳn sàng. Vấn đề AN TÒAN trong thời gian tắm Giờ đi tắm Những mục cần kiểm tra: Trước khi tắm, để sẳn sàng tất cả mọi thứ cần thiết – khăn tắm, bộ đồ, dép đi trong nhà Để mặc điện thoại reo và không để ý đến tiếng chuông cửa trong khi trẻ đang ở trong bồn tắm. Hãy để một cái ghế xếp nhỏ trong phòng tắm để ngồi xuống trong khi trẻ đang ở trong bồn tắm Nếu bạn phải ra khỏi phòng tắm vì bất cứ lý do gì, hãy đem trẻ theo với bạn Sau thời gian tắm, phải cho thoát hết nước trong bồn tắm ngay lập tức và đóng chặt cửa phòng tắm khi không sử dụng Thời gian tắm cho trẻ đáng lẽ là thời gian vui thích, nhưng thật đau buồn, mỗi năm tại Úc, có nhiều trẻ chết đuối trong bồn tắm. Vấn đề trẻ mới biết đi chết đuối là một vấn đề có thể ngăn ngừa được. Câu chuyện có thật Trong khi con trai của tôi đang tắm, tôi ở trong phòng với nó và chúng tôi đang chơi với đồ chơi của nó. Khi tôi tắm cho nó xong, tôi đểtrong bồn tắm một phút, hay có thể đã là 5 phút, để lấy quần áo của nó. Nước không sâu lắm. Khi tôi trở lại, tôi thấy nó mặt úp xuống trong bồn tắm. Trang thông tin số 1 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by Cẩn thận trông chừng và giữ cho trẻ sống! AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ Q. Tại sao có nhiều trường hợp chết đuối xảy ra trong hồ bơi? A. Hồ bơi nhà tọa lạc gần ngôi nhà và tính hiếu kỳ tự nhiên của trẻ có thể khiến cho trẻ đến hồ. Trong phần lớn số chết đuối ở hồ bơi là trẻ mới biết đi té vào hoặc đi vào một cách tự nguyện. Q. Trẻ làm thế nào vào được hồ bơi nhà? A. Cách thức phổ biến nhất của trẻ mới biết đi là đi vào trong khu vực hồ bơi qua cổng để mở, qua cửa nhà, hoặc bằng cách sử dụng thiết bị gần đó để leo qua hàng rào. Q. Tôi sẽ nghe tiếng trẻ gọi kêu cứu khi đang đuối? A. Không. Nhiều cha mẹ lầm lẫn tin rằng họ có thể lắng nghe tiếng trẻ nhưng chết đuối có thể xảy ra trong tích tắc mà không có tiếng vẫy đập nước hoặc tiếng khóc thét để báo hiệu cha mẹ. Q. Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa con tôi khỏi chết đuối? A. Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) tin rằng có 4 điều bạn cần làm để ngăn ngừa chết đuối. 1. Trẻ nên được giám sát bất kỳ khi nào chúng ở trong, trên hoặc gần nước, và việc giám sát này nên là một người lớn giám sát trẻ bằng mắt liên tục. 2. Rào hồ với rào bốn cạnh, điều này có nghĩa là lối vào hồ thông qua một cái cổng, không phải thông qua nhà. Và tốt hơn là khu vực hồ chỉ sử dụng để bơi và bất kỳ thiết bị nào không liên quan đến chức năng của hồ nên để ngoài khu vực hồ. 3. Bạn và con bạn có tham gia lớp học làm quen với nước chưa. 4. Hãy học Hô Hấp Nhân Tạo Q. Tôi có một hàng rào hồ bơi, con tôi có thể vào khu vực hồ bơi như thế nào? A. Trẻ không được giám sát có thể vào khu vực hồ bơi bằng cách sử dụng những vật dụng đồ đạc và vật dụng vườn gần đó để làm bệ dưới chân để leo qua hàng rào. Thêm vào đó, trong nhiều tình huống cổng hồ bơi được để mở để vào ra dễ dàng. Cổng hồ bơi không nên bao giờ bị bỏ trong tình trạng mở. Q. Tôi có thể làm gì được về điều này? A. Hội Cứu Người Hòang Gia (Royal Life Saving) đã thiết kế Chương Trình Cẩn Thận Trông Chừng (Keep Watch Program) đề cập đến vấn đề ngăn ngừa chết đuối ở trẻ mới biết đi, tại Úc. Chương Trình Cẩn Thận Trông Chừng (Keep Watch) có 4 thông điệp chính: • Giám sát • Rào hồ bơi của bạn và khóa cổng • Cho trẻ làm quen với nước • Học Hô Hấp Nhân Tạo Ngăn ngừa trẻ mới biết đi chết đuối bao gồm tất cả những phần mục này. Hầu như phân nửa số chết đuối ở trẻ em nhóm tuổi 0-5 xảy ra ở hồ bơi sân vườn sau nhà. Vấn đề AN TÒAN đối với hồ bơi tại nhà Hồ bơi Những mục cần kiểm tra: Bạn có mang mọi thứ bạn cần đến khu vực hồ bơi không, để mà bạn không cần phải trở vào nhà và không phải để lại trẻ không ai giám sát? Những thứ bạn cần đến, chẳng hạn như khăn tắm, kem chống nắng v.v . Bạn có đăng ký cho con bạn vào lớp học làm quen với nước không? Điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin với nước và là một bước nền chuyển tiếp cho việc học bơi trong tương lai. Các thành viên trong gia đình có tham dự khóa học Hô hấp nhân tạo không? Phải luôn luôn cập nhật hàng năm. Hồ bơi có rào không? Cổng có tự đóng lại không và tự cài chốt lại không? Không được để cổng hở vào bất kỳ lúc nào Trang thông tin số 2 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by Cẩn thận trông chừng và giữ cho trẻ sống! AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ Q. Trẻ mới biết đi thường chết đuối ở đâu nơi trang trại? A. Nơi thường xuyên nhất có trẻ mới biết đi chết đuối là các đập nước, tuy nhiên số chết đuối ở tất cả khu vực sông rạch vùng nông thôn đang tăng lên. Q. Làm thế nào để giữ trẻ an toàn? A. Ở những khu vực nông thôn, không phải lúc nào cũng có thể rào ngăn chặn những khu vực nước rộng lớn chẳng hạn như hồ, đập, vì thế Hội Cứu Người Hòang Gia (Royal Life Saving) đề nghị cha mẹ tạo ra khu chơi an toàn cho trẻ. Có thể là một khu được rào an toàn gần nhà và trẻ có thể được người lớn giám sát chặt chẽ. Q. Khu vực chơi an toàn của trẻ là gì? A. Một khu vực chơi an toàn của trẻ là một nơi được chọn lựa và sắp xếp chuẩn bị cẩn thận, nơi này được rào lại an toàn và giúp ngăn ngừa không cho trẻ vào được khu vực trang trại khi không có sự giám sát của người lớn. Những yêu cầu rào hồ, bao gồm cánh cổng và then cài thích hợp ‘trẻ không thể phá được’, có thể được sử dụng để hướng dẫn trong việc sắp xếp chuẩn bị một khu chơi an tòan. Q. Tại sao cha mẹ để cho trẻ không người giám sát? A. Có nhiều lý do tại sao sự chú ý vào trẻ của cha mẹ có thể bị sao lãng. Cuộc sống bận rộn, các cuộc điện thoại, khách viếng thăm, chuẩn bị bữa ăn, anh chị em khác của trẻ là những điều cũng đòi hỏi sự chú ý tập trung. Chương trình Cẩn Thận Trông Chừng (Keep Watch) chủ trương rằng giám sát nên được hỗ trợ với những khu vực vui chơi an toàn có rào và tập làm quen với nước, và các thành viên gia đình tham gia học hô hấp nhân tạo. Q. Tôi có thể làm điều gì khác để ngăn ngừa chết đuối? A. Hãy đảm bảo rằng những người khác trên nông trại (ví dụ công nhân nông trại, khách viếng) được thông báo để “trông chừng” trẻ, chúng có thể lãng vãng gần nước - đặc biệt vào lúc cao điểm khi cha mẹ có thể bị sao lãng (ví dụ thu hoạch, di dời kho, ăn uống ngoài trời (BBQ) với khách) Q. Tôi có thể lấy thông tin thêm ở đâu về việc xây một khu chơi an toàn? A. Tổ chức Farmsafe Australia (An Toàn Nông Trại Úc) (trang web: www.farmsafe. org.au) và tổ chức USA National Children’s Centre for Rural and Agricultural Health and Safety (Trung tâm trẻ em quốc gia Mỹ cho vấn đề An Toàn và Sức Khỏe Nông Nghiệp và Nông Thôn), (trang web: www.marshfi eldclinic.org/ research/children/) có thông tin về thiết kế và xây dựng khu chơi an toàn. Chết đuối bây giờ xảy ra thường xuyên ở sông rạch nông thôn hơn bất kỳ chỗ nào khác. Trẻ mới biết đi chết đuối nơi sông, hồ, đập, cũng như ở những máng nước và các kênh tưới tiêu. Câu chuyện có thật Có cha mẹ nông dân đang tham gia một buổi tiệc ngoài trời tại một nông trại khác với đứa con bốn tuổi của họ. Mẹ của bé đi vào trong nhà kho để kiểm tra kho, bỏ đứa con chơi bên ngoài. Người mẹ trở ra một vài phút sau đó và không thấy con trai của bà. Sau 30 phút tìm kiếm, người ta thấy cậu bé ở một trong ba đập nước phía sau nhà. Các đập nước hơn 30 mét từ chổ nhà kho và được rào xung quanh với một rào gồm 3 dây điện, dây thấp nhất cách mặt đất 40cm. Cũng có một rào gồm 1 dây điện cách mặt đất 65cm. Sông rạch vùng nông thôn Những mục cần kiểm tra: Lấp mương rãnh không sử dụng, bể tắm cừu và hố cắm cọc Che/đậy nắp giếng và bể nước Phải luôn luôn phân công một người nào đó “cẩn thận trông chừng” trẻ em. Những người khác trên nông trại (ví dụ, công nhân nông trại, khách viếng) phải được báo cho biết để “cảnh giác trông chừng” trẻ em, trẻ có thể lảng vảng gần những khu vực nước - đặc biệt vào những lúc cao điểm khi cha mẹ có thể bị sao nhãng (ví dụ thu hoạch, di dời kho, ăn uống ngoài trời với khách viếng) Tạo ra một khu vực chơi an toàn có rào chắn an toàn gần ngôi nhà để ngăn trẻ em không vào khu vực làm việc trên nông trại, bao gồm những khu vực nước. Vấn đề AN TÒAN đối với nước nông trại Trang thông tin số 3 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ w w w. r o y a l l i f e s a v i n g . c o m . a u Q. Tại sao chết đuối xảy ra ở sông rạch? A. Có nhiều lý do khiến cho có chết đuối xảy ra ở những vùng này. Bề mặt phẳng lặng của sông rạch có thể cho một cảm giác an toàn giả tạo. Các luồng nước, ngay cả trong những sông rạch dường như tĩnh lặng có thể trở nên nguy hiểm. Không có nhân viên cứu hộ đi tuần ở vùng sông rạch, và nếu có ai đó gặp nguy hiểm, có lẽ không có ai cứu họ cả. Những người biết bơi cũng có thể hoảng hốt nếu họ bị vướng vào những vật chìm dưới nước có ở nhiều sông rạch. Q. Chết đuối xảy ra ở đâu? A. Với sông rạch, có nhiều nơi có chết đuối xảy ra – sông, hồ, đập, kênh thoát tiêu, bể, và lạch đều là nơi có chết đuối xảy ra. Q. Tôi cần phải cẩn trọng như thế nào nếu tôi muốn bơi trong vùng sông rạch? A. Nên nhớ rằng điều kiện nước thích hợp có thể thay đổi hàng giờ với dòng nước. Những vật chìm dưới nước, như nhánh cây hoặc tảng đá, thường không nhìn thấy được từ phía trên mặt nước, gây ra nguy cơ chấn thương cổ và cột sống, đặc biệt đối với người nhảy chúi xuống nước. Luôn luôn xuống nước chậm rãi, đưa chân xuống trước – không bao giờ nhảy chúi xuống dưới nước. Hãy cảnh giác nước lạnh cũng có thể gây giảm thân nhiệt. Q. Những ai chết đuối ở vùng sông lạch? A. Có nạn nhân ở mọi lứa tuổi chết đuối ở vùng sông rạch, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Q. Tại sao vùng sông rạch nguy hiểm? A. Mùa thay đổi, ngập lụt và những ảnh hưởng thiên nhiên khác có thể làm cho sông rạch thay đổi. Nên nhớ, nếu đường băng ngang qua nước đã bị ngập lụt đừng cố băng ngang qua. Nước nhìn có vẽ tĩnh lặng và cạn từ phía trên nhưng có thể đường băng ngang qua không còn nữa. Q. Bốn chỗ nguy hiểm trọng yếu của vùng sông rạch? A. Luồng nước – trong một phạm vi - hướng chảy và tốc độ của dòng nước có thể thay đổi từ vùng này qua vùng khác. Hai bờ - một bờ sông sạt lỡ có thể dẫn đến tai nạn té xuống nước. Lòng sông – lòng sông có thể không bằng phẳng, không vững chắc và trơn trượt. Các vật cản dưới nước – hãy cảnh giác với những vật có thể nằm dưới mặt nước. Tảng đá, nhánh cây và rác có thể gây ra chấn thương. Bạn có biết rằng hầu hết các trường hợp chết đuối xảy ra trong môi trường nước thiên nhiên- sông, hồ, và đập? Đừng để mặt nước tĩnh lặng vào một ngày quang đãng lừa phỉnh bạn, nhiều luồng nước trông có vẻ như tĩnh lặng có thể có những mối nguy hiểm. Vấn đề AN TÒAN nơi sông rạch Sông rạch Những mục cần kiểm tra: Luôn luôn xuống nước chậm rãi; đưa chân xuống trước, không bao giờ nhảy chúi xuống nước Bờ sông - một bờ sông sạt lỡ có thể dẫn tới tai nạn té xuống nước Lòng sông - một lòng sông có thể không bằng phẳng, không vững chắc hoặc trơn trợt Các vật cản dưới nước – hãy cảnh giác với những vật có thể ở phía dưới mặt nước. Đá, nhánh cây và rác đều có thể gây thương tích Những dòng nước không thể đoán trước được - đừng mong đợi rằng các dòng nước chảy theo hình thể con sông Nước có thể lạnh nhiều hơn là bạn tưởng vì vậy hãy cảnh giác với vấn đề giảm thân nhiệt - sự sụt giảm nhiệt độ bên trong cơ thể làm cho các cơ quan thiết yếu của bạn trong tình trạng nguy hiểm Đừng băng ngang qua sông rạch ngập lụt Thường có những luồng nước mạnh khi sông chảy vào các hồ hay các đập nước Hãy nhớ rằng mưa to thay đổi mực nước. Trang thông tin số 4 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by Cẩn thận trông chừng và giữ cho trẻ sống! AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ Q. Những ai chết đuối ở hồ bơi công cộng? A. Trong thập niên qua, 80 người đã chết đuối ở những hồ bơi công cộng, một phần tư trong số này là trẻ em dưới năm tuổi. Trong khi trẻ em là những nạn nhân chính, những người không biết bơi té xuống hoặc những người biết bơi bị vướng vào tình huống ngoài khả năng ứng phó của họ cũng gặp nguy hiểm. Q. Tại sao chết đuối xảy ra tại hồ bơi công cộng? A. Nhiều người lầm lẫn tin rằng một khi họ đã vào hồ bơi công cộng, trách nhiệm về sự an toàn của con trẻ của họ là nơi người cứu hộ. Điều này không đúng. Nhân viên cứu hộ không phải là người trông trẻ. Một số cha mẹ cũng tin rằng những phụ huynh khác sẽ để mắt đến con của họ. Cha mẹ hoặc người giám hộ chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của con mình. Q. Vai trò của người cứu hộ ở hồ bơi là gì? A. Vai trò của người cứu hộ ở hồ bơi công cộng là giám sát hoạt động an toàn của các phương tiện và đảm bảo những người đến hồ có thể vui chơi an toàn. Một vài nhiệm vụ của người cứu hộ là dán những bảng cảnh báo, dựng và thực thi điều luật an toàn, lao rửa và làm sạch sàn hồ, sơ cứu cơ bản. Thường thường người cứu hộ thực hiện những trách nhiệm này cho hàng trăm người đến chơi tại một thời điểm, vì vậy điều quan trọng là bạn phải luôn luôn giám sát con trẻ của mình. Q. Giám sát là gì? A. Giám sát có nghĩa là bạn cách đứa con mình chỉ trong phạm vi một cánh tay. Giám sát không phải là để mắt tới đứa con của bạn trong khi bạn đi đến tiệm cà phê, viếng quầy, quán (kiosk), tán gẫu hoặc đọc một cuốn sách – giám sát là bản thân bạn chỉ cách con mình trong phạm vi một cánh tay. Q. Tôi có thể làm gì để cho chuyến đi đến hồ công cộng an toàn hơn? A. Luôn luôn tuân theo tất cả mọi hướng dẫn cho bạn của người cứu hộ, và thực hiện theo những lời khuyên của các biển hiệu xung quanh hồ. Khi bạn đến hồ bơi, bạn có thể vui chơi an toàn. Nếu có người phá rối bạn, dùng ngôn ngữ thô tục hay hành vi không đúng, hãy nói cho nhân viên cứu hộ có thẩm quyền ngăn chặn hành vi này. Q. Tôi có thể làm gì để giữ cho con tôi an toàn tại hồ bơi công cộng? A. Luôn luôn nhớ rằng tại hồ bơi công cộng bạn chịu trách nhiệm cho sự an toàn của trẻ mà bạn có trách nhiệm trông coi. Khi bạn dẫn con bạn đến một hồ bơi công cộng hãy giải thích cho trẻ biết nghĩa của những biển hiệu cảnh báo. Vấn đề AN TÒAN ở hồ bơi công cộng Hồ bơi công cộng Những mục cần kiểm tra: Tuân theo những chỉ dẫn cho bạn của nhân viên cứu hộ Không có hành vi nguy hiểm hay không an toàn Không xô đẩy hoặc ném người vào hồ Không nổ bom hoặc vẫy nước thái quá Không có cử chỉ hay ngôn ngữ xúc phạm, phá rối và bắt nạt Không khạt nhổ Không ngồi lên hay nắm giữ dây phân chia khu vực Luôn luôn kiểm tra độ sâu của nước trước khi vào hồ Bơi trong ranh giới/phạm vi thích hợp Các hồ bơi công cộng có thể là một nơi tuyệt vời để vui chơi, với nhiều các phương tiện khác nhau, có các bài học và lớp học cho mọi người đến hồ. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ nơi nào có nước, hồ bơi công cộng có thể trở thành nơi nguy hiểm nếu những điều lệ an toàn hợp lý không được tuân theo. Trang thông tin số 5 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ w w w. r o y a l l i f e s a v i n g . c o m . a u Q. Chết đuối liên quan đến phương tiện vận chuyển dưới nước có phổ biến không? A. Có. Trung bình có 32 người chết đuối mỗi năm trong khi tham gia vào các hoạt động với phương tiện vận chuyển dưới nước. Q. Những loại phương tiện vận chuyển dưới nước nào có liên quan? A. Tất cả các loại phương tiện vận chuyển dưới nước. Có một vài loại phổ biến hơn, đó là tàu nhôm (còn gọi là “tinnies”), tàu jet ski, xuồng kayak, phương tiện vận chuyển dưới nước có gắn máy, tàu buồm và tàu có thể bơm phồng dinghy. Q. Chết đuối khi sử dụng các phương tiện vận chuyển dưới nước xảy ra như thế nào? A. Chết đuối trong khi đi tàu có thể xảy ra khi người ta không mặc dụng cụ nổi cá nhân (PFDs), họ uống rượu, và không chuẩn bị để đối phó với điều kiện thời tiết, khi phương tiện vận chuyển dưới nước va chạm, và khi một phương tiện vận chuyển dưới nước không an toàn để ra khơi. Q. PFD là gì và tại sao tôi cần phải có? A. Bất kỳ áo quần mặc vào người để trợ giúp nổi trên mặt nước được gọi là dụng cụ nổi cá nhân (PFD). PFDs bao gồm các dụng cụ được biết trước đây là áo bảo hộ, áo phao, hay quần áo phao. PFDs thường được phân loại theo mức độ bảo vệ của dụng cụ cho người mặc và nhu cầu của người mặc. Q. Ai chịu trách nhiệm cho những người trên tàu? A. Tàu trưởng có trách nhiệm tổng quát cho sự an toàn của hành khách trên tàu, và phải đảm bảo có đủ PFDs cho tất cả mọi người trên tàu. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có trách nhiệm cho sự an toàn của mình bằng cách mặc một PFDs, tránh rượu, không đùa giỡn và tuân theo yêu cầu của thuyền trưởng. Q. Có phải rượu có một vai trò không? A. Rượu là một nhân tố đóng góp trong 20% số trường hợp chết đuối ở người lớn. Chết liên quan đến phương tiện vận chuyển dưới nước thường có liên quan đến rượu. Q. Tôi có thể giúp đỡ như thế nào để ngăn ngừa chết đuối? A. Sau những chuyến đi, - bạn có cho kiểm tra tàu của bạn đều đặn để đảm bảo an toàn cho việc ra khơi không - giấy phép đi tàu của bạn còn hiệu lực không - thiết bị của bạn có được kiểm tra để theo đúng luật lệ của chính phủ không - bạn có học và luyện tập kỹ năng cho tình huống lật tàu và người ngã khỏi tàu không - cho kiểm tra sự hao mòn và hư hại của dụng cụ nổi cá nhân không - cho kiểm tra tốc độ cho phép tàu chạy trong vùng không Dùng một phương tiện giao thông dưới nước chẳn hạn như một con tàu, một canô, hoặc tàu jet ski là một thú tiêu khiển được nhiều người Úc ưa thích. Phương tiện vận chuyển dưới nước có nhiều kích cỡ và kiểu dáng, từ kayak, đến tàu có gắn máy và xuồng cao su dinghy cho đến tàu buồm lớn. Ngay trước chuyến đi - kiểm tra điều kiện thời tiết - mặc và mang theo quần áo thích hợp để phòng khi thời tiết thay đổi - sắp xếp cho một người khác đi theo cùng - đảm bảo tàu không quá tải - thông báo cho biết nơi đến và thời gian trở về theo như dự định - mang theo dụng cụ nổi cá nhân (PFD) cho mỗi người trên tàu - đối với chuyến đi đầu tiên, mời một người có kinh nghiệm với tình hình khu vực đi theo cùng. Vấn đề AN TÒAN khi đi tàu Đi tàu Những mục cần kiểm tra: Giữ thăng bằng tàu khi lên tàu và rời một tàu nhỏ Sắp xếp mọi trang thiết bị một cách an toàn Đảm bảo mọi người đang mặc một dụng cụ nổi cá nhân (PFD) Tuân theo các hướng dẫn lưu thông tàu Tránh những khu vực bơi lội, đập nước, tảng đá và phương tiện vận chuyển dưới nước khác Theo dõi báo cáo thời tiết Để ý những biển cảnh báo thời tiết xấu Thông báo cho biết nơi đến và khi nào bạn dự định trở về. Trang thông tin số 6 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ w w w. r o y a l l i f e s a v i n g . c o m . a u Q. Tại sao sự kết hợp giữa uống rượu và các hoạt động dưới nước là một vấn đề? A. Uống rượu là một trong những nhân tố góp phần trong khoảng 20% số người lớn chết đuối mỗi năm. Q. Tại sao uống rượu là một nhân tố góp phần trong nhiều trường hợp chết đuối? A. Uống rượu làm suy giảm các giác quan của bạn, khuyến khích hành vi mạo hiểm, có nghĩa là bạn có nguy cơ gặp nạn nhiều hơn. Nếu bạn uống rượu và xuống nước, các cơ bắp đã mõi mệt và tình trạng lú lẫn do ảnh hưởng của rượu làm cho việc thóat ra khỏi nạn khó khăn hơn. Một khi bạn gặp nạn, ngay cả nếu có một người bạn đến giúp đỡ, rượu làm giảm nghiêm trọng cơ hội sống sót của một người gần sắp chết đuối vì phương pháp hô hấp nhân tạo ít có tác dụng. Q. Các loại hình hoạt động sinh hoạt nào có những trường hợp chết đuối này xảy ra? A. Người ta chết đuối trong khi say rượu và tham gia vào bất kỳ loại hình hoạt động nào dưới nước bao gồm bơi lội, lướt sóng, đi tàu, câu cá trên ghềnh đá, đi buồm, đi bộ bên cạnh nước và chơi đùa trong nước. Q. Điều gì xảy ra cho cơ thể tôi khi tôi uống rượu và tham gia vào các hoạt động với nước? A. Có một số thay đổi trong cơ thể khi một người uống rượu và tham gia vào các hoạt động với nước. Những thay đổi này bao gồm: RỐI LOẠN TAI TRONG - Chất dịch trong tai phụ trách giữ thăng bằng. Rượu và sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ có thể dẫn đến rối loạn. Nhảy chúi xuống nước là một cơ hội hoàn hảo cho điều này: trong phút chốc, cơ thể tinh thần phấn chấn trở nên suy sụp. GIẢM THÂN NHIỆT - Rượu tăng lượng máu chảy vào cánh tay và chân, ngay cả khi cơ thể bình thường cố ngăn chặn điều này để tránh năng lượng thất thoát. Té xuống nước dưới sự ảnh hưởng của rượu, và vấn đề giảm thân nhiệt xảy ra sớm hơn. DÂY THANH ÂM CO CỨNG - nước trong khí quản kích hoạt sự phản ứng đóng khí quản. Rượu làm tăng nguy cơ co cứng dây thanh âm, làm cho đường khí bất thình lình đóng lại. Sự kết hợp nước và rượu có thể khoá chặt đường khí. Q. Uống rượu ảnh hưởng đến hành vi của tôi như thế nào? A. THIẾU SỰ PHỐI HỢP - Rượu làm tê cứng các giác quan, đặc biệt thị lực, thính lực và xúc giác. Khi các giác quan này giảm sút, con người bắt đầu loạng choạng và nói lấp bấp. HÀNH VI MẠO HIỂM HƠN - Ảnh hưởng rượu đã làm mất đi sự kềm chế, làm cho bạn có nhiều hành vi mạo hiểm hơn, ngay cả mạo hiểm đe dọa đến tính mạng. THỜI GIAN PHẢN ỨNG KÉM - là một chất gây suy nhược, rượu giảm tốc độ não xử lý thông tin. Phản ứng bình thường dường như mất thời gian lâu hơn. Trên mặt nước, một phản ứng nhanh có tầm quan trọng sống còn. PHÁN ĐOÁN YẾU KÉM - Rượu làm lệch lạc nhận định của bạn về rủi ro, và khả năng của chính bản thân bạn. Với thông tin kém chính xác chuyển về não, bạn không được trang bị tốt để có quyết định đúng. Nước là một phần không thể thiếu trong lối sống của nhiều người Úc, cho dù đó là thời gian trong nước, trên nước hay quanh nước. Không may, mỗi năm việc uống rượu kết hợp với những hoạt động có liên quan đến nước làm cho nhiều người chết đuối. Vấn đề AN TÒAN đối với rượu & nước Rượu & Nước Những mục cần kiểm tra: Nếu bạn đang uống rượu, tránh khỏi khu vực nước Nếu bạn đang xem xét đến việc uống rượu, hãy tham gia vào các hoạt động với nước trước và sau đó không trở lại nước Ăn uống đầy đủ trước khi bạn uống rượu Tránh hoạt động với nước một mình Tránh hoạt động với nước ban đêm Tránh hoạt động với nước trong điều kiện và môi trường bạn không quen thuộc Trang thông tin số 7 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ w w w. r o y a l l i f e s a v i n g . c o m . a u Q. Một dụng cụ nổi cá nhân (PFD) là gì? A. Bất kỳ quần áo nào mặc vào người để trợ giúp nổi trên mặt nước được gọi là dụng cụ nổi cá nhân (PFD). Dụng cụ nổi cá nhân bao gồm những dụng cụ trước đây được biết đến như là áo bảo hộ, áo phao hay quần áo phao. Q. Dụng cụ nổi cá nhân (PFDs) được phân hạng như thế nào? A. Dụng cụ nổi cá nhân thường được phân hạng theo mức độ bảo vệ của dụng cụ đối với người mặc và nhu cầu của người mặc, theo tiêu chuẩn của Úc. Q. Có phải có những loại PFDs khác nhau? A. Vâng, có 3 loại PFDs PFD loại 1: được thiết kế cho những người đi tàu giải trí, đây là những người đi mạo hiểm ra ngoài khơi. Dụng cụ này được chế tạo với những màu sắc an toàn: vàng, cam và đỏ và được lồng vào với băng màu huỳnh quang. Loại này có một cổ áo nổi, phần nổi trước ngực khá lớn, cồng kềnh và có mức độ nổi tối thiểu 50% lớn hơn dụng cụ nổi cá nhân loại 2 và loại 3 có cùng trọng lượng. PFD Loại 2 được thiết kế để mặc liên tục trong suốt thời gian hoạt động với nước chẳng hạn như đi thuyền buồm dinghy, lướt ván buồm, hoặc trượt nước (water skiing) – không chỉ trong lúc khẩn cấp. Vật liệu nổi thường được phân bổ đều phiá trước và sau, giúp cho bơi lội dễ hơn nhiều. Cũng như với loại 1, PFDs loại 2 cũng phải được chế tạo với chỉ những màu an toàn vàng, cam hoặc đỏ, lên đến nách. PFD loại 3 đáp ứng tất cả yêu cầu của loại 2 nhưng được chế tạo với màu sắc khác. Không sử dụng màu an toàn là dự định làm cho loại 3 thu hút hơn để mặc vào và vì vậy khuyến khích sử dụng thường xuyên. Q. Chọn lựa một PFD như thế nào? A. Khi chọn một PFD, phải đảm bảo rằng nó vừa vặn một cách an toàn và thoải mái, vì như vậy sẽ khuyến khích sử dụng. Khi chọn một PFD cho trẻ em, không chọn kích thước lớn hơn với tâm lý trẻ sẽ còn tiếp tục lớn nữa. Điều quan trọng là dụng cụ vừa vặn đúng cách để có hiệu quả. Q. Tôi là một người bơi giỏi - tại sao tôi cần có một PFD? A. Ngay cả những người bơi giỏi nên mặc một PFD khi họ ở dưới nước ngoài trời hoặc tham gia vào các hoạt động chẳng hạn như câu cá, đi tàu, đi tàu jet ski. Nếu một tai nạn xảy ra, bạn có thể phải ở dưới nước khá lâu trước khi được cứu, bạn có thể phải bơi vào bờ, bạn có thể bất tỉnh. Một PFD sẽ giữ cho bạn nổi trên mặt nước, đặc biệt nếu bạn mệt. Thêm vào đó, nếu bạn đi ra ngoài trên sông nước, nên mặc PFD. Nếu tai nạn xảy ra, một áo bảo hộ được dẹp cất đi không có hữu ích gì với bạn. Một dụng cụ nổi cá nhân hoặc PFD, đã được gọi nhiều tên khác nhau trong nhiều năm, chẳng hạn như áo bảo hộ, áo phao. Mỗi năm mạng sống con người được cứu nhờ mặc một PFD. Dụng cụ nổi cá nhân (PFD) PFD Những mục cần kiểm tra: Thực tập những kỹ năng với PFD trước khi cần đến PFD. Bạn có thể: mặc một PFD trên bờ và dưới nước được không? dùng chung một PFD để giữ nổi trên mặt nước được không? xuống nước và lên khỏi nước trong khi đang mặc một PFD? đảm bảo PFD bạn đang mặc thích hợp với hoạt động bạn đang tham gia. Trang thông tin số 8 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ w w w. r o y a l l i f e s a v i n g . c o m . a u Q. Khi nào tôi nên cố gắng cứu hộ? A. Trong bất kỳ tình huống cứu hộ nào, sự an toàn cá nhân của bạn là quan trọng bậc nhất. Có nhiều loại cứu hộ mà người cứu hộ không phải xuống nước, điều quan trọng là đánh giá tình huống để quyết định loại cứu hộ nào phù hợp nhất. Nên nhớ, nếu bạn xuống nước mà không tiên lượng trước tình hình và gặp nạn, bạn sẽ không thể giúp được ai. Q. Tôi nên làm gì nếu tôi thấy ai đó gặp nạn? A. Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) khuyến khích những người trong tình huống cần phải cứu hộ tuân theo 4 nguyên tắc cứu hộ bắt đầu bằng chữ A tiếng Anh: Awareness (Nhận thức), Assessment (Đánh Giá), Action (Hành động) và Aftercare (Hậu giúp). Nhận thức (Awareness): nhận ra tình hình khẩn cấp, chấp nhận trách nhiệm Đánh giá (Assessment): đánh giá với thông tin đầy đủ Hành động (Action): lên kế hoạch, thực hiện cứu hộ Hậu giúp (Aftercare): hỗ trợ giúp đỡ cho đến khi có sự hỗ trợ y tế. Q. Tôi cố gắng cứu hộ như thế nào? A. Khi đánh giá một tình huống cứu hộ có một số phương tiện mà người cứu hộ có thể thử để giúp người gặp nạn, trước khi chính họ thực hiện bơi lội để cứu. Những phương tiện này bao gồm: Nói Chuyện, Với Ra, Quăng Ném, Đi Lội, và Chèo. Trước khi xuống nước bạn phải dành một chút thời gian để đánh giá tình huống – có cái gì có sẳn mà bạn có thể dùng để với đến người gặp nạn, chẳng hạn như một dây thừng, cây gậy, hoặc khăn tắm? Có cái gì bạn có thể ném đến cho người gặp nạn để giúp họ nổi trên mặt nước, chẳng hạn như một dụng cụ nổi cá nhân, phao bơi, hoặc nắp thùng đông lạnh (esky)? Q. Có rủi ro trong việc thực hiện cứu hộ không? A. Có. Trung bình, 5 người mất mạng mỗi năm khi cố gắng cứu người gặp nạn. Thường khi bạn tiến đến người gặp nạn họ có lẽ đang trong tình trạng hoảng hốt, và có thể dễ dàng kéo bạn xuống dưới trong nổ lực để nổi trên mặt nước. Điều quan trọng là không đưa chính bạn vào tình huống nguy hiểm; bạn có thể trấn an người gặp nạn trong khi khuyến khích họ bắt đầu cứu chính họ, hoặc nếu người gặp nạn yêu cầu kéo, bạn nên lấy một dụng cụ hỗ trợ ra cho họ, và dùng cái này để kéo họ trở lại. Q. Tôi có thể học thêm ở đâu về việc thực hiện cứu hộ? A. Tùy vào độ tuổi của bạn, bạn có thể tham gia Chương trình Swim and Survive (Bơi và Sống Sót), Junior Lifeguard Club (JLC) (Câu lạc bộ người Cứu Hộ Nhỏ Tuổi), và/hoặc khoá Bronze Medallion. Muốn biết thêm thông tin về những điều này, hãy vào trang web www.royallifesaving.com.au Q. Làm thế nào tôi biết được loại hình cứu hộ nào phù hợp để sử dụng? A. Sử dụng loại hình Nói Chuyện (Talk Rescue) khi bạn cảm thấy người gặp nạn có thể tự đến nơi an toàn khi bạn nói chuyện thông suốt với họ. Dùng loại hình Với Ra (Reach Rescue) khi nạn nhân ngã gần mép bờ hoặc người cứu hộ là một người bơi yếu hoặc không biết bơi. Sử dụng cứu hộ Quăng Ném (Throw Rescue) khi người gặp nạn ở quá xa và thực hiện Cứu Với Ra không có hiệu quả, hoặc người cứu hộ là một người bơi yếu hoặc không biết bơi. Dùng phương pháp Bước Lội khi phương pháp Quăng Ném không có hiệu quả. Dùng phương pháp Chèo (Row Rescue) khi người gặp nạn ở quá xa để mà có thể thực hiện được một trong những phương pháp cứu khác. Phải đảm bảo rằng bạn thành thạo trong việc sử dụng phương tiện vận chuyển dưới nước. Đối diện với tình huống bạn cần phải cứu hộ có thể là một điều cực kỳ đáng sợ. Tự bảo tòan cho mình là điều chủ yếu trong bất cứ mọi nỗ lực cứu hộ. Mỗi năm người ta chết đuối trong khi cố gắng cứu hộ. Cứu hộ Những mục cần kiểm tra: Khi thực hiện cứu bằng cách với ra (reach rescue), thỉnh thoảng người gặp nạn sẽ không nhận ra bạn đang giúp đỡ. Nếu như vậy, tiếp xúc bằng cách để dụng cụ trợ giúp trên vai người bị nạn. Nếu bạn xuống nước với người bị nạn, hãy chỉ dẫn họ từ khoảng cách là một cánh tay Nếu cố gắng cứu bằng cách quăng ném (throw rescue), dùng một dụng cụ nổi sẽ cho người bơi gặp nạn một sự hỗ trợ cho đến khi họ được đưa ra khỏi vùng nguy hiểm Ví dụ về những dụng cụ cứng có thể bao gồm một nhánh cây, một cái cây, một cây dù, hoặc mái chèo Ví dụ về những dụng cụ không cứng có thể bao gồm một khăn lau, dây, hoặc quần áo. AN TÒAN trong cứu hộ Trang thông tin số 9 Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc. Liên lạc với Hội Cứu Người Hoàng Gia theo số: 1 3 0 0 R E S Q M E ( 1 3 0 0 7 3 7 7 6 3 ) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com. au Supported by AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ CỨU HỘ w w w. r o y a l l i f e s a v i n g . c o m . a u Q. Câu cá trên các ghềnh đá là gì? A. Câu cá trên các ghềnh đá là một quá trình câu cá trên các ghềnh đá, đá ngầm, tảng đá và đá nằm ngoài khơi. Q. Tại sao câu cá trên các ghềnh đá nguy hiểm? A. Câu cá trên các ghềnh đá có thể là môn thể thao liên quan đến nước nguy hiểm nhất tại Úc. 74 người thiệt mạng trong khi câu cá trên các ghềnh đá từ năm 1992 đến năm 2000, chỉ riêng ở New South Wales. Câu cá trên các ghềnh đá nguy hiểm vì địa hình nơi người ta câu cá hiểm trở, bản chất không tiên liệu trước được của đại dương và bản chất của chính những ghềnh đá – trơn trượt, ướt, ghập ghềnh và thường sắc nhọn. Q: Loại trang bị tốt nhất để mang khi đi câu trên ghềnh đá là gì? A. Mang theo trang bị giúp ngăn chặn bạn khỏi trượt xuống nước và giảm rắc rối nếu bạn bị té lướt trên mặt nước. Mặc quần áo gọn nhẹ chẳng hạn như quần cụt (shorts) và một áo chống thắm nước để nếu bạn bị cuốn khỏi đá, bạn nổi người trên mặt nước và quần áo của bạn không kéo dìm bạn xuống. Áo chui đầu có thể nặng nề và khó cởi ra. Mặc dụng cụ nổi cá nhân (PFD). Mang giày với đế không –trơn hoặc giày có đế đặc biệt (cleat) chống trơn trượt. Đế chống trơn trượt rất quan trọng khi đi trên những tảng đá rong rêu ẩm ướt. Và cũng đội mũ đội đầu an toàn. Bằng chứng cho thấy rằng nhiều người chết đuối có chấn thương đầu. Q: Làm thế nào tôi biết được địa điểm nào an toàn để câu? A. Không có chỗ nào là hoàn toàn an toàn cho hoạt động câu cá trên ghềnh đá. Để giảm thiểu rủi ro, câu cá chỉ khi có những người khác và ở những địa điểm có những người câu cá dày dặn kinh nghiệm đến. Dành ra ít nhất nửa giờ đồng hồ để quan sát hướng gió, và sóng trước khi quyết định liệu địa điểm này có thích hợp hay không. Hãy nghĩ xem - địa điểm câu cá của bạn sẽ như thế nào trong một vài giờ nữa với thời tiết và thủy triều thay đổi? Có lẽ một người dân địa phương có thể giúp bạn. Q. Tôi nên làm gì nếu tôi và người câu cá khác gặp nạn? A. Không bao giờ quay lưng lại với biển - nếu sóng, thời tiết và sóng biển động đe dọa chỗ câu cá của bạn thì rời bỏ chỗ này ngay lập tức. Nếu bạn thấy mình gặp nạn hãy bình tĩnh - nếu bạn bị sóng đánh té xuống nước, hãy bơi tránh xa các tảng đá và tìm nơi an toàn để vào bờ hay thả nổi người trên mặt nước và đợi người đến cứu. Luôn luôn mang một dụng cụ nổi cá nhân (PFD). Câu cá trong nhóm có tối thiểu 3 người và ở trong phạm vi có thể nhìn thấy nhau. Nếu một người bị sóng đánh, người kia có thể ở lại và giúp trong khi người còn lại gọi cấp cứu (quay số 000). Người sử dụng điện thoại di động cũng có thể quay 112 để gọi cấp cứu. Câu cá trên các ghềnh đá là một hoạt động cực kỳ phổ biến ở Úc, tuy nhiên nó cũng có thể cực kỳ nguy hiểm và đã làm thiệt mạng một số người mỗi năm. Những người đi câu cá trên các ghềnh đá cần phải thực hiện một số các đề phòng an toàn để đảm bảo cho mình vẫn an toàn. Vấn đề AN TÒAN khi câu cá trên các ghềnh đá Câu cá trên các ghềnh đá Những mục cần kiểm tra: Chọn địa điểm an toàn nhất có thể được Dành thời gian quan sát tình hình Luôn luôn câu cá với những người khác Luôn luôn trông chừng các con sóng Cảnh giác với thủy triều và thời tiết Mang giày, quần áo thích hợp và mũ an toàn Mang một PFD (dụng cụ nổi cá nhân), đặc biệt nếu bạn không phải là người bơi giỏi Mang theo một cái phao và dây thừng để giúp đỡ người bị sóng đánh té xuống nước . Trang thông tin số 10 [...]... (Royal Life Saving Branch) Nếu bạn đại diện cho một trường bơi lội và muốn phổ biến Chương trình Bơi lội và Sống Sót, hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi có thể cho bạn biết thêm thông tin Muốn biết thêm thông tin về Thi Đấu và Trò Chơi, hãy vào trang mạng: www.swimandsurvive.com Hội Cứu Người Hoàng Gia (Royal Life Saving) đã có nhiều trang thông tin (fact sheets) về vấn đề an toàn với nước tại Úc... Người Hòang Gia (Royal Life Saving) đã đề ra ba qui luật dễ nhớ được biết đến như Aquacode “Đi Chung Với Nhau” (Go Together) Khi vui chơi trong, trên hoặc xung quanh nước luôn luôn đảm bảo có ai đó với bạn “Với Ra Để Cứu Sống” (Reach to Rescue) Nếu có ai đó cần giúp đỡ, không nhảy xuống nước Nằm xuống và với ra với một cái cây Giữ Người Nổi Và Vẫy Tay” (Stay Afloat and Wave) Nếu bạn gặp nạn trong nước,... bạn an toàn trong tất cả môi trường với nước Ba luật lệ này là: “Đi Với Nhau” (Go Together), “Với Ra Để Cứu Sống” (Reach to Rescue), và “Giữ Người Nổi Và Vẫy Tay” (Stay Afloat and Wave) Q Tại sao phải nên thực hiện chương trình Bơi Lội và Sống Sót? A Sống ở Úc, chúng ta có thể tham gia nhiều hoạt động với nước đa dạng để nâng cao sức khỏe và vui thú Điều quan trọng là phải có những kỹ năng để giữ an. ..Trang thông tin 11 số w w w s w i m a n d s u r v i v e c o m AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ AI CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI CỨU HỘ Bơi lội & sống sót Q Chương trình Bơi Lội Và Sống Sót (Swim and Survive) là gì? A Bơi Lội Và Sống Sót là một chương trình an toàn bơi lội quốc gia và an toàn với nước đã giáo dục cho trẻ từ 5 đến 14 tuổi trong suốt hơn 20 năm Chương trình này... có kiến thức tốt về giữ gìn an toàn khi ở trong, trên và quanh nước, cũng như dạy các kỹ năng bơi, cứu sống căn bản và tồn tại của bản thân Q Chương trình Bơi Lội Và Sống Sót hoạt động như thế nào? A Chương trình Bơi lội và Sống sót cung cấp một chương trình rộng khắp và cân đối về bơi lội, an toàn với nước và các kỹ năng sống sót do các huấn luyện viên có trình độ bằng cấp trong trường học và các hồ... các hồ bơi khắp nước Úc chỉ dẫn Những kỹ năng học được trong chương trình Bơi lội và Sống sót là nền tảng cơ bản cho trẻ vui hưởng cả đời các hoạt động an toàn dưới nước Chẳng hạn, đi buồm, đi ván bơi, bơi với ống thở, và chèo thuyền, tất cả đều được nâng cao hơn do có kỹ năng Bơi và Sống Sót cơ bản Q Bơi lội và Sống Sót phát triển điều gì? A An toàn với nước, tự tin với nước, kỹ năng sống sót và sức... động với nước, điều quan trọng là bạn cần phải học càng nhiều càng tốt về bản chất của nước, mối nguy hiểm của môi trường nước, qui luật của hành vi quanh môi trường nước, và làm thế nào bạn có thể trợ giúp trong tình huống khẩn cấp Bơi lội & sống sót Những mục cần kiểm tra: Việc ngăn ngừa tình trạng nguy cấp tùy thuộc vào sự hiểu biết của bạn và khả năng áp dụng các biện pháp an toàn dưới nước đơn... sức khỏe và vui thú Điều quan trọng là phải có những kỹ năng để giữ an toàn trong tất cả các loại môi trường nước Với những kỹ năng này chúng ta có thể vui hưởng cả đời niềm vui thích trong nước Q Làm thế nào để xem thêm thông tin về Bơi Lội và Sống Sót? A Có thông tin cho cha mẹ, trẻ em và giáo viên trên trang web www swimandsurvive.com.au Bạn có thể liên lạc với hồ bơi địa phương để xem họ có tham... nạn trong nước, cố thư giãn, nằm ngã lưng ra, bám vào cái gì đó nếu có sẵn, và vẫy một cánh tay để thu hút sự chú ý Supported by 1300 RESQ ME (1300 7 3 7 7 6 3) Nếu cần biết thêm thông tin, hãy vào trang ṃang www.royallifesaving.com.au . chuẩn bị việc tắm trước và để tất cả những thứ cần thiết sẳn sàng. Vấn đề AN T AN trong thời gian tắm Giờ đi tắm Những mục cần kiểm tra: Trước khi tắm, để sẳn. phòng tắm để ngồi xuống trong khi trẻ đang ở trong bồn tắm Nếu bạn phải ra khỏi phòng tắm vì bất cứ lý do gì, hãy đem trẻ theo với bạn Sau thời gian tắm,

Ngày đăng: 10/12/2013, 04:15

Hình ảnh liên quan

Q. Các loại hình hoạt động sinh hoạt nào có những trường hợp chết đuối này xảy ra? - Tài liệu Vấn đề AN TÒAN trong thời gian tắm docx

c.

loại hình hoạt động sinh hoạt nào có những trường hợp chết đuối này xảy ra? Xem tại trang 7 của tài liệu.
Nhận thức (Awareness): nhận ra tình hình khẩn cấp, chấp nhận trách nhiệm - Tài liệu Vấn đề AN TÒAN trong thời gian tắm docx

h.

ận thức (Awareness): nhận ra tình hình khẩn cấp, chấp nhận trách nhiệm Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan