Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

87 2.3K 34
Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết MaiLỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiĐất nước ngày một phát triển, trong thời gian qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng phát triển kinh tế, ngày một hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khẳng định được vị thế của mình trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Xu hướng toàn cầu hoá ngày càng được thể hiện rõ rệt, trong môi trường mới, nhiều cơ hội ngày càng mở rộng cho các chúng ta. Nhưng đi liền với những cơ hội đó là những thách, môi trường đầy biến động và phức tạp hơn. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO và hiệp định về ưu đãi thuế quan (CEPT) có hiệu lực hoàn toàn, thuế nhập khẩu giảm mạnh, thì tình hình cạnh tranh trên thị trường nước ta lại càng quyết liệt hơn, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các công ty trong nước mà cả với các công ty sản xuất bánh kẹo của các nước Đông Nam Á, đây là một trở ngại rất lớn.Tất cả những cơ hội và thách thức đó đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo phải xác định hướng đi cho mình thật đúng đắn để tồn tại và phát triển. Vậy làm thế nào để có ưu thế cạnh tranh hơn đối thủ cạnh tranh và cạnh tranh được với các đối thủ khi họ có lợi thế cạnh tranh dài hạn mà mình không có? Không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà cả đối với các công ty lớn trên thế giới trong suốt qúa trình tìm giải pháp phát triển, có một câu hỏi luôn đặt ra là: làm sao doanh nghiệp có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên là khả năng có hạn của mình và đòi hỏi vô hạn của thị trường không chỉ bây giờ mà cả cho tương lai. Giải quyết được mâu thuẫn ấy là mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh. Trong chiến lược chung của toàn doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, nó là cơ sở để xây dựngthực hiện các chiến lược và kế hoạch khác như: chiến lược đầu tư phát triển, chiến lược giá, chiến lược phân phối và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp…Hiện nay các sản phẩm bánh kẹo của công ty Thực phẩm miền Bắc phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước cũng như nước ngoài. Cùng với đó là yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao và phức tạp hơn về cả chất lượng, mẫu mã, bao bì của sản phẩm. Tuy nhiên hiện nay công ty chưa có chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh, thực sự mới chỉ dừng lại ở việc hình thành những tư tưởng, giải pháp mang tính chiến lược. Để thực hiện tốt những định hướng phát triển, nhà máy sản xuất bánh kẹo của công ty Thực phẩm miền Bắc cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, tìm ra cho Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết Maimình công cụ cạnh tranh hiệu quả. Cần thiết chỉ ra những cơ hội mang đến và những thách thứccông ty đang phải đối mặt để có những quyết định đúng đắn phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Ban lãnh đạo của công ty cần phải xây dựng hoàn chỉnh chiến lược sản phẩm, một trong những chiến lược chức năng quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh, để làm trung tâm cho các chiến lược chức năng khác. Vì vậy xuất phát từ vai trò quan trọng của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp và từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của công ty Thực phẩm miền Bắc, em quyết định nghiên cứu đề tài: “Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc”.2. Mục đích nghiên cứuĐề tài nhằm mục đích làm rõ chiến lược kinh doanh là gì, tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp, những yếu tố tác động tới việc xây dựng các phương án chiến lược trong doanh nghiệp và phương pháp xây dựng các phương án đó. Trên cơ sở lý luận đó, vận dụng vào tình hình thực tế của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc Công ty Thực phẩm miền Bắc để phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và môi trường bên trong công ty. Từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thứcxây dựng ma trận SWOT để đưa ra các phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của công ty trong thời gian tới. Đồng thời đề xuất một số giải pháp để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã đề ra, giúp công ty có thể cạnh tranh và phát triển tốt trên thị trường. 3. Đối tượng nghiên cứuCác phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc4. Phạm vi nghiên cứuCác vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của của nhà máy sản xuất bánh kẹo cao cấp thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc giai đoạn 2005-2009 và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứua. Thu thập số liệu- Thông qua các phòng ban chức năng của công ty và phòng kế hoạch tổng hợp của công ty Thực phẩm miền Bắc- Quan sát tình hình sản xuất của công ty- Tham khảo ý kiến của cán bộ phòng kế hoạch tổng hợp của công ty.Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết Maib. Phân tích tài liệuSử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, so sánh đối chiếu và xử lý số liệu, phân tích SWOT.6. Kết cấu của đề tàiChương I: Lý luận chung về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệpChương II: Giới thiệu chung về công ty Thực phẩm miền Bắcnhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộcChương III: Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền BắcChương IV: Một số giải pháp nhằm thực hiện các phương án chiến lược cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền BắcEm xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Vũ Thị Tuyết Mai đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú và các anh chị tại Công ty Thực phẩm miền Bắc đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thực tập tại công ty, làm cơ sở cho em hoàn thành bài viết này.Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết MaiCHƯƠNG ILÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANHTRONG DOANH NGHIỆPI. Khái niệm về chiến lược kinh doanh 1. Một số khái niệm về chiến lược kinh doanh Chiến lược là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Mãi đến thập niên 50 của thế kỷ 20, trong kinh doanh mới xuất hiện thuật ngữ này và sau đó nó được sử dụng khá rộng rãi. Ngày nay, trong kinh doanh chiến lược được gắn với các mục tiêu cụ thể như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược khách hàng… tất cả các chiến lược này gộp chung thành chiến lược kinh doanh. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, chiến lược kinh doanh càng tỏ rõ vai trò và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Nó chỉ ra cho doanh nghiệp những tác động từ môi trường bên ngoài, những vấn đề nội tại của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra doanh nghiệp nên hành động như thế nào để cạnh tranh thành công trên thị trường. Mặc dù chưa có một khái niệm thống nhất song chúng ta có thể nắm được những vấn đề quan trọng, cốt lõi của một bản chiến lược kinh doanh qua một vài quan niệm sau.Theo Michael Porter (tại Đại học Harvard-Mỹ) chiến lược để đương đầu với cạnh tranh là sự kết giữa những mục tiêu cần đạt tới và những phương tiện cần thiết để đạt được mục tiêu.Theo tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) chiến lược là việc sử dụng các phương tiện sẵn có nhằm làm thay đổi thế cân bằng cạnh tranh và chuyển lợi thế cạnh tranh về phía doanh nghiệp mình.Theo Jame B.Quian (Đại học Dartmouth-Mỹ): Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính lại với nhau.Theo GS.TS Philipe Lassere (Viện nghiên cứu châu Âu-Singapor) : Chiến lượccác phương thứccác công ty sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được và duy trì những thành công.Theo giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của Bộ môn quản trị kinh doanh trường ĐH Kinh tế Quốc dân: chiến lược kinh doanh là một bảng phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để đạt được mục tiêu đó.Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết MaiNhư vậy hiểu đơn giản thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính là việc thiết lập các mục tiêu dài hạn và cách thức để thực hiện mục tiêu đó. Từ các khái niệm trên ta có thể thấy chiến lược kinh doanh có một số đặc điểm sau:Thứ nhất, chiến lược kinh doanh luôn mang tính định hướng. Bởi vì chiến lược kinh doanh luôn mang tính dài hạn mà môi trường kinh doanh thì luôn luôn biến động khiến cho các dự đoán, tính toán có thể trở thành lạc hậu ngay sau khi nó được xây dựng.Thứ hai, chiến lược kinh doanh luôn tập trung về ban lãnh đạo của công ty hay người đứng đầu của công ty để quyết định những vấn đề được coi là lớn và quan trọng nhất đối với công ty.Thứ ba, chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng dựa trên những lợi thế so sánh đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bởi vì chiến lược mang tính chất động, tấn công chủ động tận dụng thời cơ, điểm mạnh của mình để hạn chế rủi ro và điểm yếu. Do vậy phải xác định chính xác lợi thế của mình so với đối thủ, trả lời câu hỏi “Chúng ta đang ở đâu”, từ đó đưa ra các phương án hợp lý.2. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệpChiến lược trong doanh nghiệp có thể được xây dựng trên ba cấp độ khác nhau: Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, chiến lược đơn vị kinh doanh, chiến lược bộ phận hay chức năng. Chiến lược có thể được xây dựng để nâng cao tính cạnh tranh hoặc đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, trong khi đó các sản phẩm và dịch vụ lại được phát triển ở cấp độ các đơn vị kinh doanh. Vai trò của doanh nghiệp là quản lý các đơn vị kinh doanh và phát triển sản phẩm sao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có tính cạnh tranh và có khả năng đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.* Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp:Chiến lược ở cấp doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn các hoạt động kinh doanh, ở đó các đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời có sự phát triển và phối kết hợp giữa các đơn vị với nhau. Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:• Định hướng mục tiêu chung và nhiệm vụ của doanh nghiệp: Bao gồm việc xác định các mục tiêu, các dạng hoạt động kinh doanhdoanh nghiệp sẽ tiến hành và cách thức quản lý và phối kết hợp các hoạt động.Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết Mai• Định hướng cạnh tranh: Đó là việc xác định thị trường hoặc đoạn thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh.• Quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập và mối quan hệ giữa chúng: Chiến lược tổng thể nhằm vào phát triển và khai thác tính cộng hưởng giữa các hoạt động thông qua việc phân chia và phối kết hợp các nguồn lực giữa các đơn vị độc lập hoặc giữa các hoạt động riêng rẽ.• Thực hành quản trị: Chiến lược cấp doanh nghiệp cho phép xác định cách thức quản lý các đơn vị kinh doanh hoặc các nhóm hoạt động. Doanh nghiệp có thể thực hiện công tác quản lý thông qua việc can thiệp trực tiếp (đối với phương thức quản lý tập quyền) hoặc tạo sự tự chủ quản lý cho các đơn vị kinh doanh (đối với phương thức quản lý nhân quyền) trên cơ sở sự tin tưởng.Doanh nghiệp có nhiệm vụ sáng tạo giá trị gia tăng thông qua việc quản lý danh mục tất cả các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo sự thành công đối với mỗi hoạt động trong dài hạn, phát triển các đơn vị kinh doanh và hơn nữa đảm bảo các hoạt động được phối kết hợp hài hòa với nhau.* Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một bộ phận trong doanh nghiệp, một dòng sản phẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thể được kế hoạch hóa một cách độc lập. Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấn đề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối hợp giữa các đơn vị tác nghiệp nhưng nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo vệ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quản lý. Chiến lược đơn vị kinh doanh liên quan đến: • Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh• Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này.• Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến lược như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị.Michael Porter đã khám phá ba dạng chiến lược cơ bản (chiến lược giá thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung), chúng có thể được áp dụng ở cấp độ đơn vị chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phòng thủ chống lại các tác động bất lợi từ năm lực lượng cạnh tranh.Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết Mai* Chiến lược bộ phận chức năng :Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp. Chiến lược ở cấp độ này liên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanhcác bộ phận của chuỗi giá trị. Chiến lượccác chức năng marketing, tài chính, nguồn nhân lực mà thông qua đó các chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả. Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lượccác cấp cao hơn. Đồng thời nó đóng vai trò như yếu tố đầu vào cho chiến lược cấp đơn vị kinh doanhchiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ như việc cung cấp thông tin về nguồn lực và các năng lực cơ bản mà chiến lượccác cấp cao hơn cần phải dựa vào các thông tin về khách hàng, sản phẩm và cạnh tranh. Một khi chiến lượccác cấp cao hơn được thiết lập, các bộ phận chức năng sẽ triển khai đường lối này thành các kế hoạch hành động cụ thể và thực hiện đảm bảo sự thành công của chiến lược tổng thể.3. Nội dung của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệpMột cách tổng quát, chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh thành công trên thị trường. Trong đó doanh nghiệp xác định các mục tiêu cần đạt tới, các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu và các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện thành công chiến lược đã lựa chọn.Mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính là những kết quả hay mức phấn đấu mà doanh nghiệp đề ra tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Đó có thể là mục tiêu tài chính như vị trí xếp hạng của doanh nghiệp trên thị trường. Xác định mục tiêu cần đảm bảo một số yêu cầu như tính đo lường được, tính khả thi và tính tham vọng.Để có thể tiến hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu ấy, doanh nghiệp cần huy động và sử dụng hiệu quả những nguồn lực cần thiết. Mỗi chiến lược được lựa chọn cần tìm ra những giải pháp để đảm bảo cho việc thực hiện thành công chiến lược.II. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp hiện nay1. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp nói chungChiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp xác định hướng đi trong tương lai, chỉ ra giải pháp để có thể huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết Mainhằm cạnh tranh thành công, mà cụ thể là cho phép doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra. Ở Việt Nam hiện nay thì chiếm đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua gần hai mươi năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có những thành công kỳ diệu, từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Mặc dù vậy, hàng năm vẫn có hàng ngàn doanh nghiệp loại này rơi vào tình trạng phá sản hoặc biến mất trên thị trường. Lý do thì có nhiều, nhưng một trong đó là họ thiếu một tư duy chiến lược, bắt đầu bằng việc thiếu khả năng hoạch định một chiến lược cho phép tìm kiếm khách hàng và kết thúc bằng thất bại trong việc phát triển một hệ thống kiểm soát nhằm duy trì hiệu quả kinh doanh.Hoạch định chiến lược là một quy trình xác định các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh của mình. Việc ứng dụng quy trình hoạch định chiến lược, hầu như cho đến nay mới chỉ là "mảnh đất riêng" của các doanh nghiệp lớn. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạch định chiến lược có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm đến công tác này.Khi doanh nghiệp đề ra những mục tiêu trong tương lai, các hành động của doanh nghiệp sẽ hướng đến các mục tiêu ấy. Điều đó tạo ra sự thống nhất trong các quyết định được đưa ra. Khi đó các nguồn lực của doanh nghiệp được tập trung một cách cao độ vào thực hiện mục tiêu.Có thể nói chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chỉ ra hình ảnh tương lai của doanh nghiệp. Chính vì vậy nó chỉ ra mục tiêu cả định tính và định lượng về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó cho phép tạo ra sự tập trung đóng góp của mọi người vào việc xây dựng chiến lược ấy. Quan trọng hơn nó sẽ huy động được mọi thành viên trong doanh nghiệp vào để thực hiện chiến lược đó.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới hiện nayXu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới hiện nay là quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do như EU, AFTA . và trên phạm vi toàn thế giới là tổ chức thương mại thế giới WTO cũng thúc đẩy nhanh quá trình này. Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết MaiTrong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, sự hình thành khối mậu dịch tự do ASEAN (AFTA- ASEAN free Trade Area) và việc ký hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT- Common Effective Preferential Tariffs) đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế của ASEAN, trong đó có Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN dành cho các nước thành viên của WTO, từ đó công ty có điều kiện thuận lợi thâm nhập tất cả thị trường của các nước thành viên của ASEAN_ một thị trường đông dân với tốc độ phát triển tương đối cao. Với mức độ hội nhập sâu hơn, tầm bao quát rộng hơn WTO đã tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho doanh nghiệp của các nước thành viên. Các doanh nghiệp được bình đẳng hơn trên thị trường của nhau. Thị trường được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp xuất phát từ việc thực thi những cam kết của các nước này khi gia nhập tổ chức này.Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với công ty, không chỉ đối mặt với khó khăn khi xuất khẩu sang các nuớc thành viên mà phải cạnh tranh quyết liệt ngay trên thị trường nội địa. Trong cùng một ngành doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn trước, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn. Trong thị trường mới sẽ có những điều kiện về kỹ thuật mà doanh nghiệp phải đảm bảo. Đó chính là những yêu cầu và thách thức đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong xu thế phát triển này. Như vậy để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển lợi, thu được lợi nhuận ngày càng cao thì doanh nghiệp phải liên tục có được những quyết sách đúng đắn và kịp thời.Vậy để mỗi doanh nghiệp phải làm thế nào để đưa ra được những quyết sách đúng đắn như vậy? Để làm được điều này, bản thân mỗi doanh nghiệp phải xác định rõ mục tiêu phấn đấu cho mình. Có như vậy các quyết định mới tập trung, thống nhất và hướng tới thực hiện tốt mục tiêu chung đó vì lợi ích của toàn doanh nghiệp. Một cách tổng quát là doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh để có thể cạnh tranh thành công trên thị trường và nắm bắt kịp thời những cơ hội mới. III. Các yếu tố tác động tới việc xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệpNhững phân tích về môi trường bên ngoài hay môi trường kinh doanh sẽ chỉ ra các yếu tố, sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết Maivào tính tổng quát của các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đó là trực tiếp hay gián tiếp có thể chia những yếu tố đó thành các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường vi mô. Từ những phân tích về các yếu tố này trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp cần phải làm gì?1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô1.1.1. Phân tích các yếu tố kinh tếCác doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực. Các vấn đề mà doanh nghiệp cần chú ý tới đó là: Tình trạng của nền kinh tế, các yếu tố tác động đến nền kinh tế, các chính sách kinh tế của chính phủ, triển vọng nền kinh tế trong tương lai. Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. Vấn đề tiếp theo mà doanh nghiệp cần quan tâm là các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát . Các chính sách kinh tế của chính phủ mà doanh nghiệp cần biết như: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp . Triển vọng kinh tế trong tương lai được đánh giá qua tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư.1.1.2. Phân tích các yếu tố chính trị, pháp luậtĐây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếm đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Các yếu tố về chính trị, pháp luật ta cần xem xét ở đây bao gồm những yếu tố như: Sự bình ổn về chính trị, chính sách của nhà nước, chính sách về thuế và các đạo luật liên quan khác. Cụ thể: Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập . sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.Phạm Thị Hồng Lớp: Kế hoạch 48A10 [...]... 1991, công ty rau quả sát nhập với công ty Thực phẩm công nghệ miền Bắc, thành lập công ty Thực phẩm miền Bắc trực thuộc công ty Thực phẩm Đến tháng 8 năm 1996 Bộ Thương Mại sắp xếp lại tổ chức, sát nhập các đơn vị phía Bắc Công ty Thực phẩm miền Bắc bao gồm: • Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị • Trại chăn nuôi Vũ Thư- Thái Bình • Xí nghiệp Thực phẩm Thăng Long • Công ty Thực phẩm xuất khẩu Nam Hà • Chi nhánh Thực. .. CỦA NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÁNH KẸO THUỘC CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC I Phân tích môi trường bên ngoài công ty Thực phẩm miền Bắc tác động đến các phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm bánh kẹo của chính công ty 1 Phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 1.1 Yếu tố kinh tế vĩ mô Trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt... quay vốn nhanh như: dây chuyền sản xuất tự động sản xuất các loại bánh trung thu, bánh tươi các loại theo công nghệ của Đài Loan và Italia 8.2 Phương hướng phát triển của công ty Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị về cơ bản đã xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy Hội đồng quản trị của công ty định hướng xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có uy tín thương hiệu trên... để thực hiện) và góp phần chủ yếu trong việc đánh giá khả năng kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào Phạm Thị Hồng 23 Lớp: Kế hoạch 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết Mai CHƯƠNG II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮCNHÀ MÁY SẢN XUẤT BÁNH KẸO TRỰC THUỘC CÔNG TY I Những nét khái quát chung về công ty thực phẩm Miền Bắc 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công. .. nhất của HUUNGHIFOOD Hiện nay, Hữu nghị có 4 nhà máy chuyên sản xuất bánh kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị Các sản phẩm tiêu biểu của Công ty: bánh qui, bánh cracker, bánh kem xốp, mứt, kẹo, bánh trung thu, thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…), đồ uống có cồn (rượu vang, champagne, vodka) Sản phẩm của Hữu Nghị được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với quy trình sản xuất đảm bảo các. .. mua bán, liên doanh- liên kết 4 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh Công ty kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch: Lĩnh vực sản xuất: Công tycác xí nghiệp, nhà máy sản xuất chế biến nông sản thực phẩm như: bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát, mì ăn liền, giò chả, lạp sườn, xúc xích, ba tê Lĩnh vực thương mại: Bao gồm các hoạt động kinh doanh bán buôn bán... nước, xuất nhập khẩu các mặt hàng đường sữa, bánh kẹo, nước giải khát Quan hệ sản xuất kinh doanh với Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản Lĩnh vực dịch vụ du lịch : Bao gồm kinh doanh khách sạn, tổ chức các chuyến tham quan danh lam thắng cảnh Ngoài ra còn dịch vụ bổ sung kinh doanh cho thuê kho bãi II Giới thiệu về nhà máy sản xuất bánh kẹo Hữu Nghị thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc. .. công ty Tên công ty Tên viết tắt Trụ sở giao dịch của công ty Website Email : Công ty Thực Phẩm Miền Bắc : FONEXIM : 122, Định công- quận Hoàng Mai-Hà Nội : www.Fonexim.com.vn : fonexim@fpt.com.vn Công ty Thực Phẩm Miền Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất, thương mại dịch vụ, du lịch và xuất khẩu Công ty được thành lập từ năm 1981, là công ty rau quả thuộc Bộ Ngoại Thương... sắm của khách hàng cũng dần thay đổi Công ty lấy đó là cơ hội để thay đổi phong cách lãnh đạo, làm việc và ban giám đốc luôn khuyến khích đội ngũ nhân viên toàn công ty phải sáng tạo và thích nghi ự thay đổi của môi trường kinh doanh CHƯƠNG III XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO Phạm Thị Hồng 32 Lớp: Kế hoạch 48A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Vũ Thị Tuyết Mai SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA NHÀ MÁY... máy sản xuất tại Khu công nghiệp Đồng Văn- Duy Tiên- Hà Nam • 1 nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Quang Trung- Quy Nhơn- Bình Định • 1 nhà máy sản xuất tại Thủ Dầu Một- Bình Dương Các nhà máy ở Bình Dương, Quy Nhơn và tại Đồng Văn có bộ máy tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh độc lập với tổng công ty, nhưng cũng phải thực hiện những cam kết chung mà tổng công ty đã đề ra Như vậy, công ty có bộ máy . thuộcChương III: Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền BắcChương IV: Một. doanh của công ty Thực phẩm miền Bắc, em quyết định nghiên cứu đề tài: Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất

Ngày đăng: 10/11/2012, 10:15

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter - Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Sơ đồ 1.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 1: Kết quả SXKD của nhà máy sản xuất bánh kẹo năm 2006-2009 - Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Bảng 1.

Kết quả SXKD của nhà máy sản xuất bánh kẹo năm 2006-2009 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 4: Thị phần của về sản phẩm bánh kẹo của công ty Thực phẩm miền Bắc giai đoạn 2002-2007 - Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Bảng 4.

Thị phần của về sản phẩm bánh kẹo của công ty Thực phẩm miền Bắc giai đoạn 2002-2007 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 5:Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc - Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Bảng 5.

Các sản phẩm chủ yếu của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 6: - Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Bảng 6.

Xem tại trang 54 của tài liệu.
Còn lại Các loại bánh kẹo Giá rẻ, đa dạng về hình thức - Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

n.

lại Các loại bánh kẹo Giá rẻ, đa dạng về hình thức Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 7: Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc giai đoạn 2006-2009 - Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Bảng 7.

Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc giai đoạn 2006-2009 Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 8: Số liệu về tình hình tài chính của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc 2006- 2009 - Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh cho sản phẩm bánh kẹo của nhà máy sản xuất bánh kẹo trực thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc

Bảng 8.

Số liệu về tình hình tài chính của nhà máy sản xuất bánh kẹo thuộc công ty Thực phẩm miền Bắc 2006- 2009 Xem tại trang 58 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan