Những thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam đạt được trong năm 2007

3 313 0
Những thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam đạt được trong năm 2007

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tại cuộc họp thường kỳ cuối năm 2007 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Ngay từ đầu năm 2008, Chính phủ sẽ điều hành quyết liệt kiểm soát giá cả, xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phấn đấu GDP tăng 9%. 2008 - Năm bứt phá của kinh tế Việt Nam Những thành tựu nổi bật Năm 2007 là năm đầu tiên Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên có nhiều tác động tích cực và nhiều thách thức với thị trường trong nước. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 2 chữ số, CPI ở mức 12,61% so với tháng 12 năm 2006 (cao nhất trong vòng 12 năm qua) nhưng nhiều chỉ tiêu đặt ra đều đạt và vượt mức kế hoạch. Kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh, GDP đạt 8,5%, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 17,1%, cao hơn mức kế hoạch; các ngành dịch vụ phát triển khá, nhất là thương mại bán lẻ; hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông mở rộng hơn; xuất khẩu tăng trưởng cao, đạt hơn 48,3 tỉ USD; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục (hơn 20 tỉ USD); thị trường chứng khoán phát triển mạnh, thu hút trên 5 tỉ USD, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn được tiến hành cổ phần hoá …Kết quả trên có sự đóng góp tích cực của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, các Bộ trưởng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai quyết liệt các giải pháp điều hành do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Năm 2007, Chính phủ đã chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội; giữ vững các cân đối vĩ mô, điều hành giá cả theo nguyên tắc kinh tế thị trường; đôn đốc sát sao tiến độ xây dựng và giải ngân các công trình sử dụng vốn ngân sách; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; hoạt động đối ngoại mở rộng, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm thu được kết quả quan trọng, được dư luận đánh giá cao.

Những thành tựu kinh tế-xã hội Việt Nam đạt được trong năm 2007 Tại cuộc họp thường kỳ cuối năm 2007 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo: Ngay từ đầu năm 2008, Chính phủ sẽ điều hành quyết liệt kiểm soát giá cả, xây dựng cơ chế, chính sách, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phấn đấu GDP tăng 9%. 2008 - Năm bứt phá của kinh tế Việt Nam Những thành tựu nổi bật Năm 2007năm đầu tiên Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên có nhiều tác động tích cực và nhiều thách thức với thị trường trong nước. Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 2 chữ số, CPI ở mức 12,61% so với tháng 12 năm 2006 (cao nhất trong vòng 12 năm qua) nhưng nhiều chỉ tiêu đặt ra đều đạt và vượt mức kế hoạch. Kinh tế đất nước tăng trưởng nhanh, GDP đạt 8,5%, mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhiều ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 17,1%, cao hơn mức kế hoạch; các ngành dịch vụ phát triển khá, nhất là thương mại bán lẻ; hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông mở rộng hơn; xuất khẩu tăng trưởng cao, đạt hơn 48,3 tỉ USD; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục (hơn 20 tỉ USD); thị trường chứng khoán phát triển mạnh, thu hút trên 5 tỉ USD, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn được tiến hành cổ phần hoá …Kết quả trên có sự đóng góp tích cực của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, các Bộ trưởng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai quyết liệt các giải pháp điều hành do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo. Năm 2007, Chính phủ đã chỉ đạo nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội; giữ vững các cân đối vĩ mô, điều hành giá cả theo nguyên tắc kinh tế thị trường; đôn đốc sát sao tiến độ xây dựng và giải ngân các công trình sử dụng vốn ngân sách; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; hoạt động đối ngoại mở rộng, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Công tác cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm thu được kết quả quan trọng, được dư luận đánh giá cao. Cuối năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Quyết định của Chính phủ về bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy đã được triển khai với sự đồng thuận cao trong nhân dân. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Việc tổ chức thành công buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân trên Website Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một bước đổi mới trong hoạt động của Chính phủ, thể hiện lãnh đạo Chính phủ sẵn sàng đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân để nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành. Một số vấn đề đáng quan tâm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra một số hạn chế trong điều hành kinh tế xã hội của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong năm 2007, cụ thể là: Các bộ, ngành, địa phương chưa tận dụng tốt nhất thời cơ thuận lợi. Vốn đầu tư nước ngoài, trái phiếu Chính phủ thu hút khá lớn, nhưng chưa sử dụng được nhiều để phát triển cho nền kinh tế- xã hội. Sự điều hành trong một số lĩnh vực còn chậm và lúng túng, nhất là công tác dự báo về sự biến động của giá cả trên thế giới và trong nước còn yếu kém, công tác tư vấn, tham mưu về lĩnh vực này cũng chưa tốt. Chất lượng xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật (dự án luật, nghị định) chưa cao, không ít văn bản còn chồng chéo, bất cập; chất lượng xây dựng qui hoạch, kế hoạch chưa tương xứng với tầm vóc mới trong sự phát triển đất nước; Xây dựng qui hoạch Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, nhất là qui hoạch giao thông đô thị còn nhiều lúng túng, hạn chế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, Chính phủ điện tử trong các cơ quan hành chính quá chậm, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành hiệu quả chưa cao. 2008 - Năm bứt phá Năm 2008 là năm cơ bản để hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2006- 2010. Vì vậy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Tập thể Chính phủ cần phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, nhất trí, quyết tâm, chủ động xử lý tốt những vấn đề phát sinh từ thực tiễn, khắc phục yếu kém, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội cao hơn năm 2007; phát triển nền kinh tế nhanh bền vững; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 9%; kiểm soát chỉ số tăng giá tiêu dùng thấp hơn mức tăng trưởng GDP; cải thiện tốt hơn nữa đời sống nhân dân; GDP bình quân theo đầu người tăng lên khoảng 960 USD; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 567,3 nghìn tỉ đồng bằng 42% GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,6 - 58,6 tỉ USD, tăng 20 - 22% so với năm 2007; tạo việc làm cho khoảng 1,7 triệu lượt người lao động, trong đó xuất khẩu lao động 8,5 vạn người; giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống 11- 12%. Để đạt các mục tiêu trên, tạo đà bứt phá cho kinh tế Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ và 10 nhóm giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XII, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh bền vững của nền kinh tế theo hướng tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường khoa học, công nghệ; thị trường lao động, bất động sản… Đẩy mạnh phát triển các ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Thủ tướng yêu cầu ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của quí I/2008, triển khai ngay kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, kiểm soát giá cả tiêu dùng… Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn; tăng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, các vùng hạn hán, úng lụt kéo dài. Tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện đúng tiến độ các dự án đầu tư quan trọng, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia. Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; thực hiện kiên quyết các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính Trung ương và địa phương theo hướng thống nhất, thông suốt, hiện đại. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2008 Kinh tế: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5 - 9%. - Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp 3,5 - 4%; ngành công nghiệp và xây dựng 10,6 - 11%, ngành dịch vụ 8,7 - 9,2%. - Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20 - 22%. - Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước GDP. Chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Xã hội: Tạo việc làm cho 1,7 triệu người lao động, trong đó đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 8,5 vạn người. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 11 - 12%. - Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 22%. - Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 25,7 giường.

Ngày đăng: 09/12/2013, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan