Kỹ năng tiếp xúc với trẻ bại não

2 335 0
Kỹ năng tiếp xúc với trẻ bại não

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ năng tiếp xúc với trẻ bại não

Bại não là thuật ngữ chỉ một nhóm tình trạng bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động cũng như tư thế. Do một phần nào đó của bộ não bị tổn thương nên trẻ bệnh không thể cử động các cơ được vùng não đó điều khiển một cách bình thường được. Các triệu chứng của bại não có thể nhẹ nhàng hoặc rất nặng nề ở các trẻ khác nhau tùy theo tổn thương não nhưng ở một trẻ nhất định thì triệu chứng không nặng lên khi trẻ lớn hơn. Nói một cách khác, bại não là một bệnh tĩnh, nghĩa là các tổn thương đã định hình và không tiến triển xấu hơn nữa. Định nghĩa này rất quan trọng để phân biệt bại não với các tình trạng tổn thương thần kinh khác có tổn thương não hoạt động và do đó triệu chứng tâm thần vận động sẽ càng ngày càng nặng hơn. Nếu được điều trị, phần lớn trẻ bị bại não có những biến chuyến rất khả quan. Rất nhiều trẻ bị bại não thường có kèm theo các tình trạng bệnh khác đòi hỏi phải điều trị. Các bệnh này gồm chậm phát triển trí tuệ, rối loạn khả năng học tập, động kinh, các vấn đề về thính giác, thị giác, ngôn ngữ Một số mái ấm đang chăm sóc cho các bé bại não, chậm phát triển : Làng Hòa Bình (bệnh viện Từ Dũ), trường chuyên biệt Hoàng Mai… Trẻ bại não thường có các dấu hiệu sau: - Phát triển chậm hơn trẻ khác (chậm biết giữ đầu cổ, biết ngồi và đi). - Không biết cầm nắm bằng hai tay hoặc chỉ cầm bằng một tay. - Mút, bú khó khăn, hay sặc sữa. - Khó bế ẵm, tắm rửa, thay quần áo cho trẻ vì người trẻ cứng đờ. - Đầu rũ xuống, không ngẩng lên được. - Nghe khó, nhìn khó. - Khó khăn trong giao tiếp. - Có thể bị động kinh (cơn co giật, bất tỉnh, sùi bọt mép). - Thay đổi tính cách bất thường (đột nhiên khóc, rồi lại cười, hay sợ hãi, co giật, tức giận). - Khả năng thăng bằng kém. Một số hướng dẫn cụ thể khi tiếp xúc với các bé bại não, tuy nhiên khi đến mái ấm, tốt nhất bạn nên hỏi và nghe theo hướng dẫn của các cô phụ trách: 1. Cách bế ẵm trẻ - Nếu trẻ thường nằm với tư thế 2 tay co, 2 chân duỗi thì bế sao cho 2 tay duỗi thẳng, 2 gối và háng gập . - Nếu trẻ có khả năng kiểm soát tốt hơn thì có thể bế ở tư thế ít cần trợ giúp . 2. Nằm và ngủ - Nếu trẻ nằm hai chân duỗi chéo nhau thì có thể dùng khố đóng để tách ra hoặc cố định 2 chân. - Nếu trẻ thường ưỡn người ra sau, nên đặt nằm nghiêng, nằm võng hoặc trên thùng phi. - Nếu trẻ không ngẩng đầu hoặc nhấc tay ra được: Đặt trẻ ở tư thế chống 2 tay 3. Ngồi - Nếu 2 chân trẻ bắt chéo vào nhau và xoay vào trong, khớp vai sệ xuống, 2 tay xoay vào trong: Đặt trẻ ngồi tách 2 chân ra, nâng 2 vai lên, xoay chân tay ra ngoài. - Nếu trẻ khó khăn khi ngồi: Giữ 2 chân cho trẻ . - Trẻ có khả năng thăng bằng kém, hai chân thường bắt ngược ra sau (hình chữ W) để khỏi ngã: Không nên khuyến khích trẻ ngồi kiểu hình chữ W do có thể gây biến dạng khớp háng, gối. - Nếu trẻ luôn dạng hai chân, mông ưỡn ra sau, khớp vai đưa ra sau, đầu tiên cần đặt trẻ ngồi sao cho thân ở tư thế gập về phía trước, 2 chân chụm vào nhau rồi đưa 2 vai ra trước và xoay vào trong. Sau đó, cùng chơi với trẻ trên bàn; ngồi đối diện với trẻ để trẻ phải với tay ra phía trước lấy đồ chơi. Chú ý đảm bảo để hai bàn chân đặt trên mặt phẳng. Ngoài ra, cần tập cho trẻ đứng thăng bằng, di chuyển. Cố gắng tìm mọi cách để trẻ có thể sử dụng hai tay khi vui chơi, hoạt động ở các tư thế; khuyến khích việc sờ, cảm nhận và giữ các đồ vật có hình dạng, kích thước, độ nhẵn, độ cứng khác nhau. Khi bạn đến mái ấm và tiếp xúc với các bé bị bại não, có thể bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn bởi các bé dường như không hiểu bạn nói gì, thậm chí nhiều bé cũng không thể phản ứng lại với những tiếp xúc của bạn nhưng các bé vẫn biết có bạn ở đó, vẫn nhìn thấy nụ cười của bạn khi bạn nhìn các bé, vẫn sẽ cảm thấy sự ân cần và nhiệt tình của bạn…Bạn sẽ không tiếc một nụ cười, một cái nắm tay hay những cử chỉ ân cần dành cho các bé phải không? Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng sẽ phần nào giúp các bé hòa nhập hơn, gần hơn với cuộc sống bình thường… Chỉ cần thêm một chút kiên nhẫn và một chút yêu thương…. . vai ra trước và xoay vào trong. Sau đó, cùng chơi với trẻ trên bàn; ngồi đối diện với trẻ để trẻ phải với tay ra phía trước lấy đồ chơi. Chú ý đảm bảo để. nề ở các trẻ khác nhau tùy theo tổn thương não nhưng ở một trẻ nhất định thì triệu chứng không nặng lên khi trẻ lớn hơn. Nói một cách khác, bại não là một

Ngày đăng: 07/12/2013, 03:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan