Bàn về cái bi trong mỹ học

6 4.5K 65
Bàn về cái bi trong mỹ học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu…….. 2 Nội dung: I. Bản chất của cái bi……. 2 1. Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản…… 2 2.Tính cách bi kịch…….. 3 3. Cảm xúc bi kịch…….. 4 II. Cái bi trong cuộc sống…….. 4 III. Cái bi trong nghệ thuật…… 5 Kết luận chung……… 5 Danh mục tài liệu tham khảo……….. 6

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu…… 2 Nội dung: I. Bản chất của cái bi……. 2 1. Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản…… 2 2.Tính cách bi kịch…… 3 3. Cảm xúc bi kịch…… 4 II. Cái bi trong cuộc sống…… 4 III. Cái bi trong nghệ thuật…… 5 Kết luận chung……… 5 Danh mục tài liệu tham khảo……… 6 LỜI MỞ ĐẦU 1 Cái bi là một phạm trù mỹ học tồn tại bên cạnh cái đẹp, cái cao cả, là sự phản ánh một phẩm chất thẩm mĩ của thực tại khách quan, là một phương diện đặc biệt trong quan hệ thẩm mĩ của con người. Cái bi được thể hiện một cách tập trung và điển hình nhất trong bi kịch - một thể loại của kịch. Là một trong những phạm trù cơ bản của khách thể thẩm mỹ, cái bi là một hiện tượng thẩm mỹ đặc biệt. Cái bi không có trong tự nhiên, bởi vì các sinh vật trong tự nhiên không có tư duy, tình cảm, ý thức nên dù có xung đột căng thẳng đến mấy cũng không thể tạo thành cái bi. Cái bi chỉ xuất hiện trong xã hội loài người. ******************* NỘI DUNG I. Bản chất của cái bi. 1. Cái bi là một phạm trù mỹ họcbản Cũng như cái đẹp cái bi là một phạm trù mỹ học có mặt từ rất sớm trong lịch sử mỹ học, ngay từ thời cổ đại Hi Lạp. Cũng với lịch sử phát triển của những tư tưởng mỹ học, bản chất của cái bi cũng ngày càng được các triết gia, các nhà lí luận mỹ học đi sâu khám phá. Theo như Aristotle - người được coi là có công đầu trong việc nghiên cứu sâu sắc và có hệ thống về bản chất của bi kịch, thì cái bi là một hiện tượng quan trọng trong xã hội và bi kịch chính là đỉnh cao nhất của nghệ thuật. Nhân vật trung tâm của bi kịch phải là những người tốt, có hành động nghiêm túc và cao thượng, nhưng trong xung đột với cái xấu lại phải chịu bất hạnh, thậm chí cái chết. Và theo như Hegel thì cái chết trong bi kịch khẳng định mục đích và nguyên tắc của tính cách bi kịch chứ không phải từ bỏ nó. Kế thừa và phát triển những thành tựu di sản trong lí luận mỹ học của các nhà lí luận mỹ học đi trước, mỹ học duy vật biện chứng đã xem xét bản 2 chất thẩm mĩ của cái bi trong mối quan hệ giữa xung đột, tính cách và cảm xúc trong cái bi. Mỹ học duy vật biện chứng trước hết khẳng định cái bi gắn liền với xung đột. Xung đột mang tính bi là những xung đột căng thẳng, quyết liệt, là xung đột không khoan nhượng giữa những lực lượng đối lập mà “ mỗi bên trong đó đều tỏ ra có đủ tính tất yếu và đầy đủ sức mạnh để coi mình là hợp pháp và không chịu nhượng bộ”, bởi vậy làm những xung đột này chỉ có thể kết thúc bằng cái chết của một trong hai bên đối lập. Tuy nhiên, cái bi cũng có thể nảy sinh từ những khát vọng cá nhân nhưng chính đáng của con người về một cuộc sống hạnh phúc, trong những điều kiện xã hội mà khát vọng đó không thể thực hiện. Loại bi kịch cá nhân này cũng thể hiện không kém phần gay go, quyết liệt. Đằng sau những xung đột cá nhân này bao giờ cũng phản ánh những xung đột xã hội rộng lớn, những xung đột mang tầm vóc lịch sử. 2.Tính cách bi kịch. Nhân vật bi kịch trước hết phải là những người đại diện cho lí tưởng, cho cái đẹp. Nhân vật trung tâm của cái bi trước hết phải là cái đẹp, họ mang trong mình những khát vọng chân chính - là những con người “tốt nhất so với những người trong thực tế”, qua những xung đột bi kịch họ bộc lộ tính cách bi kịch của mình. Cái bi chỉ thực sự diễn ra khi nhân vật bi kịch có thái độ tích cực để cải tạo hoàn cảnh vượt lên trên hoàn cảnh. Cuộc đấu tranh của các nhân vật bi kịch đã bị thất bại tạm thời trong hoàn cảnh không thuận lợi, khi cái đẹp chưa vượt lên được cái xấu, cái ác, khi cái cao cả chưa chiến thắng được cái tầm thường đê hèn. Cái bi bới vậy là sự mất mát của cái cao cả, cái đẹp. Những đau khổ mất mát của nhân vật bi kịch phải gánh chịu là những cái giá phải trả trên con đường kiếm tìm hạnh phúc đầy chông gai và trở ngại. 3. Cảm xúc bi kịch. 3 Cảm xúc thẩm mĩ trong cái bi nảy sinh do cái chết của nhân vật tiến bộ, bởi vậy nó có khả năng gây xúc động, và so với cảm xúc mà cái đẹp cái hài mang lại thì cái bi là loại cảm xúc mãnh liệt nhất, có sự tác động sâu sắc nhất đến con người. Cái chết của nhân vật bi kịch là cái chết lí tưởng, của cái đẹp, là cái chết để khẳng định sự bất lực của những con người chân chính. Bởi vậy đằng sau những giọt nước mắt xót thương, đồng cảm là niềm vui, là sự phấn chấn. Với tư cách là một phạm trù mỹ học, cái bi gắn kiền với những xung đột có ý nghĩa xã hội giữa cái đẹp với cái xấu, cái tích cực với cái tiêu cực mà kết quả là sự thất bại, tiêu vong của nhân vật tích cực - những con người đã đấu tranh đến cùng vì lí tưởng đẹp đẽ, vì khát vọng chân chính của con người, qua đó gợi lên những cảm xúc thẩm mĩ tích cực khẳng định niềm tin của con người đối với những giá trị chân chính của cuộc sống, kích thích con người hướng về phía trước. II. Cái bi trong cuộc sống. Cuộc sống của con người tràn đầy những niềm vui nhưng cũng không ít những bi kịch. Những va chạm của con người với tự nhiên cũng gây ra nhiều bi kịch. Khám phá tự nhiên để chinh phục nó nhằm hạn chế đến mức tối đa những bi kịch do tự nhiên gây ra, đó là một mục đích mà con người luôn luôn phấn đấu. Trong cuộc sống cái bi cũng đến với các vị anh hùng, các vĩ nhân, những con người tài hoa xuất chúng nhưng do những tình huống ngẫu nhiên, đột ngột, do tai họa bất ngờ, do bệnhh hiểm nghèo giữa lúc khả năng sáng tạo đang ở độ sung mãn, giữa lúc họ đang cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Tuy nhiên, loại bi kịch chủ yếu lại bắt nguồn từ những đối kháng giai cấp, biểu hiện thông qua cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các giai cấp các lực 4 lượng đối kháng về lí tưởng xã hội, dẫn đến những cuộc cách mạng do điều kiện chưa chín muồi đã rơi vào tình huống bi kịch. III. Cái bi trong nghệ thuật. Nghệ thuật - như ta biết là hình thái cao nhất của mối quan hệ thẩm mĩ giữa con người với hiện thực, bởi vậy cái bi cũng được biểu hiện trong nghệ thuật với tính tập trung nhất, điển hình nhất. Cái bi có mặt trong hầu hết các loại hình nghệ thuật đặc biệt là trong bi kịch. Từ bi kịch thời Hi Lạp cổ đại với những tác giả nổi tiếng như Eschyle, Xôphoclo, Ơripit với những xung đột bi kịch chủ yếu xoay quanh con người với định mệnh, cho đến những bi kịch thời Phục hưng tập trung phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa lí tưởng nhân văn với sự trói buộc tôn giáo và chế độ phong kiến thần quyền. Vào thời kì này người ta xem nhiều kịch của Shakespeare từ Othello đến vua Lia hay đặc biệt là Hamlet. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định Hamlet thực sự là một trong những bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân khấu thế giới. Và tác phẩm về bi kịch tình yêu bất hủ của Romeo Và Juliet là sự xung đột giữa tình yêu và thù hận. Bi kịch cổ điển Pháp chủ yếu tập trung vào mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và dục vọng rồi đến những bi kịch hiện thực của thế kỉ XIX. Loại hình bi kịch ở Việt Nam cũng ảnh hưởng nhiều từ phương Tây. KẾT LUẬN CHUNG Có thể nói bi kịch là một phạm trù rộng lớn và được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật, và phạm trù “cái bi” cũng là một đề tài muôn thuở con người cần nghiên cứu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 1- Đỗ Văn Khang – Đỗ Huy: Mỹ học Mác – Lênin, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội, 1985. 2- Hoài Lam: Tìm hiểu Mỹ học Mác – Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1979. 3- Iu. Lukin, V. Xcacherơsicôp: Nguyên lý Mỹ học Mác – Lênin, Nxb Sách giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội, 1984. 4- Lê Ngọc Trà (Chủ biên), Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1994. 6 . của cái bi …. 2 1. Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản…… 2 2.Tính cách bi kịch…… 3 3. Cảm xúc bi kịch…… 4 II. Cái bi trong cuộc sống…… 4 III. Cái bi. tạo thành cái bi. Cái bi chỉ xuất hiện trong xã hội loài người. ******************* NỘI DUNG I. Bản chất của cái bi. 1. Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản

Ngày đăng: 06/12/2013, 18:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan