Tài liệu dựng phim

8 2.4K 24
Tài liệu dựng phim

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giúp bạn học tốt hơn với dựng phim

NỘI DUNG CHI TIẾT I. Dựng phim là gì? 1.Khái niệm dựng phim. Dựng phim là quá trình tổ chức, rà soát, lựa chọn và lắp ráp các đoạn phim, cảnh phim, âm thanh gốc đã quay hoặc thu thập được(footages) thành một bộ phim hoàn chỉnh có câu chuyện, có ý nghĩa về giải trí, thông tin, truyền thông, … 2.Ngữ pháp của dựng phim. Khi viết, chúng ta sử dụng các “từ” kết hợp lại với nhau để tạo thành “câu” có ý nghĩa, rồi kết hợp các câu lại thành một “đoạn” văn có ý nghĩa, cuối cùng là kết hợp các đoạn văn để tạo thành một “bài” văn nhằm chuyển tải một thông điệp đến người đọc. Đó là ngữ pháp của văn viết. Đơn vị nhỏ nhất để tạo thành là “từ”. Tượng tự như vậy, dựng phim cũng có ngữ pháp của nó. Khi dựng phim, chúng ta sử dụng các cảnh kết hợp lại để tạo thành “câu”, kết hợp các “câu” để tạo thành các “trường đoạ n ” và kết hợp các trường đoạn với nhau để tạo thành một bộ phim hoàn chỉnh nhằm chuyển tải một thông điệp đến người xem. Đơn vị nhỏ nhất của dựng phim là cảnh(shot). Một câu hình thường là kết hợp của những loại cảnh quay khác nhau. Một câu hình tiêu chuẩn và kinh điển(classic) thường có cấu trúc ngữ pháp như sau: Cảnh quay toàn => Cảnh quay trung => Cảnh quay cận Để có được các cảnh phim ta phải cắt nó từ những thước phim gốc được quay từ camera hoặc từ một nguồn nào đó như thu thập, mua, … Các nhà dựng phim điện ảnh ở thời kỳ đầu phải dừng kéo để cắt từng cảnh phim đã tráng trong phòng LAB để lựa chọn các cảnh và lắp ráp chúng lại với nhau một cách thủ công. Khi công nghệ số ra đời và công việc dựng được chuyển lên bàn dựng cùng với các phần mềm hỗ trợ thì công việc dựng phim trở lên đơn giản hơn nhiều. Dưới đây là hình ảnh minh họa trực quan nhất cho công việc dựng phim: II.Các cách chuyển cảnh cơ bản 1. Sự cắt cảnh (Cut) Sự cắt cảnh là cách chuyển cảnh phổ biến nhất trong dựng phim. Nó có thể được định nghĩa là sự thay đổi tức thời từ một cảnh sang một cảnh khác. Cách chuyển cảnh này được sử dụng khi chuyển các cảnh trong cùng một trường đoạn, thể hiện việc cung cấp thêm thông tin, sự tiếp diễn của hành động và sự thay đổi về địa điểm. A B Cung cấp thêm thông tin: Ở cảnh A, người xem sẽ thấy nhân vật đang nhấn chuông; Cảnh B sẽ cho người xem biết thêm rằng anh ta đang nhấn chuông nhà Freb Smith. A B Sự tiếp diễn của hành động: Ở cảnh A, người xem thấy hai võ sĩ quyền anh đang thi đấu, võ sĩ bên trái đang ra một cú đấm; Cảnh B cho thấy rõ hơn là võ sĩ bên trái đã đấm trúng mặt võ sĩ bên tay phải. A B Sự thay đổi về địa điểm: Ở cảnh A, người xem thấy cô gái đang nhìn; Cảnh B sẽ cho người xem thấy cô gái đang nhìn ngôi biệt thự. 2. Mờ chồng (Dissolve) Đây là sự chuyển cảnh phổ biến thứ hai trong dựng phim. Mờ chồng là sự hòa tan dần dần từ những frame cuối của một cảnh vào những frame đầu của cảnh tiếp theo (cùng xuất hiện trên màn hình một lúc). Dissolve được sử dụng để chuyển từ trường đoạn này sang trường đoạn khác, khi có sự thay đổi về thời gian hoặc địa điểm. Dưới đây là minh họa cho Dissolve: Gạt cảnh (W ipe ) Gạt cảnh là cách chuyển cảnh lai giữa Cut và Dissolve. Bạn có thể thấy đoạn cuối của cảnh trước và đoạn đầu của cảnh sau xuất hiện trên màn hình cùng một lúc giống như Dissolve nhưng không có sự mờ chồng. Wipe cũng được sử dụng để chuyển đoạn khi có sự thay đổi về thời gian và địa điểm. Dưới đây là minh họa cho Wipe: 1. Hiện dần vào/mất dần đi (Fade in/Fade out) Các tác phẩm điện ảnh và truyền hình thường được bắt đầu bàng cho hiện dần lên (Fade in) một cảnh và kết thúc bằng việc làm mất dần đi (Fade out). Fade in (còn gọi là Fade up) là màn hình bắt đầu ra hoàn toàn màu đen và sau đó dần dần mất đi màu đen để lộ một hình ảnh bên dưới nó báo hiệu rằng câu chuyện đã bắt đầu. Dưới đây là hình ảnh minh họa cho Fade in: Fade out (còn gọi là Fade down) là hình ảnh ở phần cuối dần dần chuyển sang màn hình màu đen, báo hiệu rằng câu chuyện đã kết thúc. Dưới đây là hình ảnh minh họa cho Fade in: Fade in được sử dụng để bắt đầu phim, bắt đầu một trường đoạn, một cảnh. Còn Fade out sử dụng để kết thúc phim, kết thúc một trường đoạn, một cảnh. III.Các bước cơ bản của dựng phim 1. Chuẩn bị tư liệu Đơn giản là chuẩn bị, thu thập tất cả nguyên liệu, tư liệu cho bộ phim theo yêu cầu của kịch bản. Tư liệu ở đây là các băng tương tự (analog tape), các băng số (digital tape), các file số về phim, ảnh, nhạc, tiếng động, … đáp ứng được yêu cầu của kịch bản. Tư liệu cũng bao gồm cả những đoạn kỹ xảo(effect), các chuyển cảnh(transition) được tạo bởi các công cụ, phần mềm đồ họa mà kịch bản yêu cầu. Phải lưu ý rằng, tất cả các tư liệu này phải là những định dạng file (file formats) có thể nhập được vào(import) phần mềm dựng phim của chúng ta đang sử dụng. 2. Tổ chức các tư liệu Sau khi đã thu thập được đầy đủ tự liệu cho bộ phim của bước chuẩn bị, những tư liệu này cần được tổ chức theo một cách nào đó trên máy tính cũng như trong phần mềm của bạn để giúp bạn có thể dễ dàng tìm thấy được đoạn phim hay hiệu ứng âm thanh hay trong qua trình dựng như dán nhãn, nhóm lại, phận loại, . Mỗi một người dựng phim sẽ có cách tổ chức các tư liệu khác nhau sao cho họ thấy dễ dàng quản lý và sử dụng chúng. Tuy nhiên, tôi khuyên các bạn nên nên tổ chức theo các loại chất liệu của tư liệu là tốt nhất. Cụ thể gồm các thư mục: • Hình ảnh(Video) • Băng số (Digital Tape) • Tư liệu (Footage) • Hiệu ứng hình ảnh (Video FX) • Phỏng vấn (Interview) • Âm thanh(Sound) • Nhạc (Music) • Tiếng động (Sound) • Hiệu ứng âm thanh (Sound FX) • Lời bình (Off sound) 3. Xem và lựa chọn Sau khi đã có đủ tư liệu và tổ chức nó thật tốt, chúng ta cần xem lại và lựa chọn ra những phần tốt nhất phục vụ cho bộ phim. Hãy xem xét từng đoạn phim, ghi rõ timeline cho từng cảnh mà bạn sẽ lấy, ghi nó ra một tờ note hoặc một file quản lý trên Word. Phải xem xét cho thật kỹ và lựa chọn những cảnh tốt nhất. Những cảnh chưa tốt hãy để nó ra một mục riêng vì biết đâu trong quá trình dựng bạn sẽ tìm thấy nó có ích. 4. Lắp ghép Công đoạn này là việc lắp rắp, ghép tất cả những cảnh chính của bộ phim theo một trình tự logic (sequence) của hình ảnh và âm thanh. Hầu hết những bộ phim hiện nay (gồm cả phim tài liệu, phim ca nhạc) đều có kịch bản rất rõ ràng nên công việc của người dựng phim là lắp ráp các cảnh theo đúng trình tự của câu chuyện trong kịch bản. Việc lắp ráp này được thực hiện trên giấy hoặc trên Word, là sự chuẩn bị cuối cùng trước khi ngồi vào bàn dựng và các phần mềm hỗ trợ dựng phim. 5. Dựng thô Các bước cơ bản trong dựng thô: • Import tất cả các tư liệu đã tập hợp vào phần mềm dựng phim. • Cắt các cảnh đã chọn và sắp xếp chúng theo trình tự của kịch bản. • Tạo các tiêu đề: tên phim, tên các trường đoạn nhỏ(nếu có), tên người được phỏng vấn, lower-third (nền cho tên người phỏng vấn) và chèn các tiêu đề vào bản dựng. • Chèn nhạc nền, lời bình, lời thoại, lời phỏng vấn, hiệu ứng âm thanh Đây là bước mà bạn nhập(import) tất cả những tư liệu đã lựa chọn vào phần mềm dựng phim, cắt (cut) những cảnh đã chọn trong phần 3 và sắp xếp chúng theo như bản lắp ráp ở phần 4. Nhạc và các tiêu đề cũng được tạo ra và chèn vào những chỗ cần thiết. Sản phẩm sau khi dựng thô là một bộ phim đã có đầu có cuối, có đủ hình ảnh, âm thanh như yêu cầu của kịnh bản. Tuy nhiên, các cảnh phim có thể chưa được trau chuốt ở đầu và cuối, vẫn rớt frame, các chuyển cảnh chưa được đẹp, các đường âm thanh là chưa được trộn(mix). 6. Làm mịn Đây là giai đoạn quyết định đến bộ phim. Phải làm đi làm lại cả bộ phim thật nhiều lần để trau chuốt từng cảnh. Bạn phải xem xét từng cảnh một cách thật cẩn thận, chú ý đến frame đầu và cuối cảnh x em c ó bị rớt frame từ cảnh trước hay sau hay không. Tông màu của tất cả các cảnh có đồng nhất hay không. Nếu chưa đồng nhất thì phải dùng các công cụ, kỹ xảo, hiệu ứng để chuyển tất các các cảnh về cùng một tông màu. Xem xét các cảnh xem đã là những cảnh tốt nhất chưa, có thể có cảnh nào khác trong cái đống còn lại của phần 3 mang lại hiệu quả cao hơn hay không, . Đối với các chuyển cảnh phải xem có theo tuần tự và hợp logic hay không, chuyển cảnh đó có mượt không. Việc dừng cảnh này và bắt đầu cảnh khác có làm mất thông tin hoặc gây khó hiểu cho người xem hay không. Đối với các tiêu đề phải chú xem có đúng không, đặc biệt chú ý đến tiêu đề tên, chức danh của người được phỏng vấn(nếu có) trong phim, những tiêu đề liên quan đến các con số phải thật chính xác. Thời gian xuất hiện có đủ để cho người xem đọc hay không. Khi xuất hiệ n và biến mất có mượt hay không. Đối với âm thanh, phải kiểm tra xem nhạc nền đã phù hợp hay chưa, các hiệu ứng âm thanh có phù hợp, ăn nhập(merge) với hình ảnh hay không, âm thanh đó có hợp lý hay không. Nếu một đoạn có nhiều đường âm thanh thì âm lượng các đường ưu tiên đã đúng chưa. Lời bình, lời thoại bao giờ cũng phải rõ ràng (âm lượng lớn hơn) hơn so với nhạc nền và hiệu ứng âm thanh. Hiệu ứng âm thanh phải gây ấn tượng hơn nhạc nền. Sau khi làm mịn, phim sẽ được xuất ra(export) với từng mục đích khác nhau: ghi ra băng, xuất ra các định dạng file phù hợp để phát trên truyền hình, phát trên internet hay phát ở các rạp chiếu, hoặc in ra đĩa để phát hành trên thị trường. Kết thúc giai đoạn này, chúng ta phải mang đến cho khán giả một bộ phim hoàn chỉnh. Dưới đây là sơ đồ của quá trình dựng phim:

Ngày đăng: 06/12/2013, 16:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan