Bài soạn Tham Khảo Ngữ Văn

5 319 0
Bài soạn Tham Khảo Ngữ Văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đề chính thức Kỳ thi chọn hsg lớp 9 THCS năm học 2008 - 2009 Đề thi môn: NGữ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (2 điểm) Kết thúc đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng, Nguyễn Du viết: Bóng tà nh giục cơn buồn Khách đà lên ngựa, ngời còn ghé theo Dới cầu nớc chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thớt tha. (Truyện Kiều Nguyễn Du NXB Văn hoá 2002) Cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong đoạn thơ trên. Câu 2 (3 điểm) Tục ngữ có câu: Thời gian là vàng. Em hiểu câu tục ngữ trên nh thế nào? Câu 3 (5 điểm) Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ngời nông dân trớc Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp qua hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Làng của Kim Lân. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh Số báo danh . HNG DN CHM THI HSG LP 9 THCS NM HC 2008-2009 MễN NG VN Câu 1: ( 2 điểm) Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những ý kiến, cảm thụ riêng miễn sao phải phù hợp với yêu cầu của đề bài. Cụ thể cần nêu đợc một số ý nh sau : Đặc điểm nổi bật trong bút pháp tả cảnh của Nguyễn Du trong Truyện Kiều thờng là tả cảnh để thể hiện tâm trạng. Cảnh trong thơ Nguyễn Du nói riêng và cảnh trong thơ trung đại nói chung là tâm cảnh. Nguyễn Du nói rất rõ điều đó trong hai câu thơ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu. Ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Vì thế, qua hai câu thơ tả cảnh trong đoạn trích trên có thể thấy rõ tâm trạng nàng Kiều. - Có thể thấy cảnh trong hai câu cuối của đoạn thơ là một cảnh rất đẹp nhng đợm buồn, một nỗi buồn man mác nhè nhẹ. Dòng nớc trong veo và dáng liễu rủ dới bóng chiều thớt tha bên cầu tạo nên một bức tranh đẹp. Nhng chính dáng liễu và bóng chiều ấy cũng tạo nên nỗi buồn. Xa nay, bóng liễu rủ và bóng chiều hoàng hôn luôn là biểu tợng của nỗi buồn và sự nhớ nhung. - Cảnh trong hai câu thơ cuối trong đoạn thơ là cảnh đã đợc nhìn qua tâm trạng bâng khuâng, một tâm trạng vừa vui mừng, xôn xao vì gặp đợc ngời hào hoa, phong nhã, lịch thiệp . vừa buồn vì phải chia tay, chia xa, đúng là Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt (Xuân Diệu). Điều này là hết sức chính xác, vì đó là buổi đầu tiên Kim Kiều gặp mặt, chia tay mở đầu cho mối tình 15 năm năm lu lạc. Tâm trạng vui buồn ngổn ngang của nàng Kiều đợc thể hiện qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh diệu (tơ liễu, trong veo, thớt tha ) * Thang điểm : - Cho 2 điểm khi : Đảm bảo đợc những yêu cầu nêu trên . - Cho 1 điểm khi : Thể hiện đợc 1/2 yêu cầu của nội dung, bố cục bài viết cha thật chặt chẽ, mạch lạc. - Cho 0 điểm khi : Học sinh không hiểu đề, sai lạc cả nội dung và hình thức Câu 2: ( 3 điểm) A/ Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B/ Về nội dung : Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng nhng phải hiểu đúng ý, tránh suy diễn tuỳ tiện và có sức thuyết phục ngời đọc. Đại ý: 1. Giải thích: - Thời gian là khái niệm chỉ sự chuyển động của vật chất; - Vàng là kim loại quí hiếm rất có giá trị; So sánh thời gian là vàng để làm rõ giá trị của thời gian. Thời gian của vũ trụ là thời gian vô cùng vô tận, nhng thời gian với cá nhân mỗi con ngời lại hữu hạn, ngắn ngủi (Thời gian trôi qua là thời gian mãi ra đi không trở lại, không lấy lại đợc) nên ngời đời thờng tiếc thời gian, ví thời gian cuộc đời nh bóng câu qua cửa , thời gian là vàng . 2. Phân tích- Bình luận: 2 - Vàng (kim loại Vàng) dù quí nhng ngời ta có thể mua, trao đổi để có đợc thứ kim loại quí này (có thị trờng và có thể mua bán đợc) nhng thời gian thì không có gì mua đợc. Thời gian quí giá vô cùng (vô giá). - Thời gian là sự sống cho mỗi con ngời, mỗi sinh vật, thời gian sống một đi không trở lại (giới hạn). Không biết quí trọng thời gian, con ngời sẽ hối tiếc. - Thời gian là quí giá với tất cả mọi ngời, trong mọi lĩnh vực đời sống, nghề nghiệp - Thời gian là hiểu biết, là vốn sống đợc tích luỹ, mở rộng theo ngày tháng và sự chuyên cần. - Thời gian quí giá hơn mọi thứ nên mỗi ngời (đặc biệt là học sinh đang học tập ở nhà tr- ờng) phải quí trọng thời gian. Biết sử dụng thời gian hợp lý, tận dụng thời gian sẽ làm đợc nhiều điều có ích cho bản thân và xã hội (học sinh có thể dùng dẫn chứng để minh họa). 3/ Thang điểm : - Cho 3 điểm khi : Đảm bảo đợc những yêu cầu nêu trên . - Cho 1,5 điểm khi : Thể hiện đợc 1/2 yêu cầu của nội dung, bố cục bài viết cha thật chặt chẽ, mạch lạc. - Cho 0 điểm khi : Học sinh không hiểu đề, sai lạc cả nội dung và hình thức Câu 3: (5 điểm) A/ Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. B/ Về nội dung : Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải bám sát các tác phẩm, tránh suy diễn tuỳ tiện và có sức thuyết phục ngời đọc. Đại ý cần làm nổi bật đợc: Thông qua so sánh hai nhân vật Lão Hạc (Lão Hạc- Nam Cao) và ông Hai (Làng KIm Lân) trình bày đ ợc suy nghĩ về hình ảnh ngời nông dân Việt Nam trớc Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, họ có những vẻ đẹp của ngời nông dân Việt Nam và có những nét riêng của từng thời kỳ lịch sử. Cụ thể: 1 Vẻ đẹp chung của ngời nông dân Việt Nam trong hai tỏc phm: + Cần cù chịu khó, một đời chăm lo làm ăn. - Lão Hạc: Khi còn sức lực thì cày thuê , cuốc mớn, khi già yếu vẫn đem chút hơi tàn còn lại để kiếm sống Lão làm thuê kiếm ăn .cũng có đợc hơn trăm đồng bạc. - Ông Hai phải xa làng chợ Dầu đi tản c, vẫn hăng hái lao động ông hì hục vỡ một vạt đất nằm ngoài bờ sắn . những tháng đói sang năm. + Có lòng nhân ái cao cả, có phẩm chất, lơng tâm trong sạch: - Lão Hạc yêu thơng con, vì nghèo không có tiền mà con trai lão không lấy đợc vợ, phải bỏ nhà, bỏ quê đi làm ăn xa. Lão luôn lo cho con, để dành tiền cho con, dù đau ốm, khó khăn thiếu thốn đến mức nhịn ăn nhng quyết không tiêu vào tiền hoa lợi từ mảnh vờn để dành cho con. Yêu thơng cậu Vàng (con chó) nh đứa con đặc biệt của mình. Lão là ngời nghèo khổ nhng tự trọng: Gửi tiền ông giáo lo hậu sự cho mình để lúc nằm xuống khỏi phải phiền lụy đến dân làng. Lão thà chết để giữ trọn 3 sào vờn cho con trai. 3 - Ông Hai cũng là ngời yêu thơng con, yêu thơng làng chợ Dầu hai bố con nằm bên nhau . vỗ nhẹ lên lng nó . Ông buồn đau khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây Làng thì yêu thât . phải thù. 2. Vẻ đẹp riêng của nhân vật trong mỗi giai đoạn lịch sử: + Lão Hạc sống trong thời kỳ trớc cách mạng tháng Tám. Cuộc đời lão từ khi vợ chết, chịu nhiều cơ cực, đau khổ. Là ngời nông dân nghèo, một mình nuôi con. Cái nghèo đói làm cuộc đời lão càng thêm tăm tối, bất hạnh. Lão ân hận khổ sở vì không có tiền cho con lấy vợ. Lão lo tiền cho con, lo tiền làm ma cho mình lúc chết hơn là lo cho cuộc sống hàng ngày của mình. Lão chọn đến cái chết, một cái chết đau đớn, vật vã về thể xác (ăn bả chó tự tử) để giữ lơng tâm và phẩm giá trong sạch của mình. + Ông Hai nghèo khổ trong kháng chiến chống Pháp . Cách mạng đã đem đến cho ông sự suy nghĩ và hành động mới. Đợc sống trong tự do, đựoc làm chủ, thoát khỏi sự áp bức nặng nề của chế độ thực dân phong kiến. Ông hể hả, vui mừng tự tin và hiểu rõ trách nhiệm của mình trớc làng xóm, trớc cách mạng. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, một ngời nông dân thuần khiết nh bao ngời nông dân Việt Nam khác mang trong mình tình yêu làng quê thật giản dị mà sâu sắc. Ông thờng hay nói về nó, kể về nó với một tâm trạng háo hức say mê : một ngôi làng với phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa , rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cáo bằng ngọn tre, nhà ngói san sát, sầm uất nh tỉnh, đờng làng lát toàn đá xanh, cái sinh phần to đẹp của viên tổng đốc làng mình . và tự hào hơn bao giờ hết là làng ông đã theo kháng chiến những ngày đánh Tây gian khổ mà vui. Đó là cái làng mà cả giới phụ lão cũng vác gậy đi tập một hai trong những ngày khởi nghĩa dồn dập, cái làng với nhiều ụ, nhiều giao thông hào chuẩn bị cho kháng chiến . Và khi phải đi tản c rồi, ông vẫn bồi hồi không yên, luôn lắng nghe tin tức ở cái làng thân yêu của mình trong cuộc kháng chiến trờng kỳ của dân tộc. Ông đã xấu hổ, đau xót, căm giận khi nghe tin làng mình theo Tây cổ ông nghẹn đắng nớc mắt trào ra Và ông cũng thật hả hê, vui mừng, đi khoe khi đợc tin cải chính làng ông không theo Tây, làng ông bị tàn phá, nhà ông bị đốt. Nhng đó là sự hi sinh mất mát đầy tự hào, mãn nguyện vì đó là làng kháng chiến, làng yêu nớc. Ông vui mừng hả hê khi hiểu rõ sự tình . Hình ảnh một ngời nông dân gắn bó với quê hơng, yêu làng, yêu cuộc sống, yêu nớc, yêu Cụ Hồ và hăng hái kháng chiến . * Ngời nông dân Việt Nam ở hai thời kỳ đều mang những nét đẹp đặc trng tiêu biểu cho truyền thống nông dân Việt Nam. Đó là phẩm chất cần cù chịu khó, chăm chỉ lơng thiện và giàu lòng nhân ái. Yêu nớc, yêu quê hơng (làng mình, mảnh vờn .). Cả hai nhân vật ông Hai và lão Hạc đều là những nông dân nghèo, cha có nhận thức đầy đủ về giai cấp trớc Cách mạng. Sau Cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, ngời nông dân dới ánh sáng Cách mạng đã tin và đi theo Đảng, theo Cách mạng, tham gia kháng chiến . Vẻ đẹp ấy càng đẹp hơn bao giờ hết là tình yêu làng, yêu nớc gắn với cách mạng và kháng chiến, không thoả hiệp với kẻ thù, không đội trời chung với kẻ thù là Việt gian và bọn Tây xâm lợc. 3/ Thang điểm: Điểm 5 : Đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. Điểm 4 : Cơ bản đáp ứng đợc những yêu cầu nêu trên , dẫn chứng cha thật phong phú nhng phải làm nổi bật đợc trọng tâm, diễn đạt tơng đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. 4 Điểm 2.5 : Đáp ứng đợc khoảng 1/2 yêu cầu nêu trên , dẫn chứng cha thật đầy đủ , phong phú nhng làm rõ đợc các ý , diễn đạt có thể cha hay nhng thoát ý, dễ hiểu. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 1-2 : Cha nắm đợc nội dung yêu cầu của đề bài, hầu nh chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn , mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ , ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề , sai lạc cả về nội dung và phơng pháp. Trên đây là một vài gợi ý về thang mức điểm, Các giám khảo cân nhắc từng trờng hợp cụ thể để cho điểm phù hợp. L u ý chung : Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0 đến điểm 10 . Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5 . Hết 5 . thức Câu 3: (5 điểm) A/ Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt; không. hình thức Câu 2: ( 3 điểm) A/ Về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt;

Ngày đăng: 05/12/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan