Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên

127 747 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên

Trang 1

Hoàng Thị Đường

KHẢO SÁT ĐỊA DANH

Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

THÁI NGUYÊN - NĂM 2008

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HÙNG VIỆT

THÁI NGUYÊN - NĂM 2008

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục 1

Lời nói đầu 4

Danh mục qui ước chữ viết tắt 5

Danh mục bảng biểu 6

Bản đồ hành chính thành phố Thái Nguyên 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lí do chọn đề tài 8

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 9

5 Lịch sử vấn đề 10

6 Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài 14

7 Cấu trúc của luận văn 15

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 16

1.1 Khái niệm địa danh và địa danh học 16

1.1.1 Khái niệm địa danh 16

1.1.2 Khái niệm địa danh học 18

1.2 Chức năng và phân loại địa danh 18

1.2.1 Chức năng của địa danh 18

1.2.2 Phân loại địa danh 19

1.2.3 Vấn đề đồng đại và lịch đại trong nghiên cứu địa danh 24

1.3 Địa danh thành phố Thái Nguyên - những vấn đề liên quan 25

1.3.1.Vị trí địa lí 25

1.3.2 Lịch sử 26

1.3.3 Dân cư, dân tộc 29

1.3.4 Ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá 30

1.4 Địa danh thành phố Thái Nguyên - kết quả thu thập và phân loại 32

Trang 4

2.1.1 Khái niệm cấu trúc 42

2.1.2 Mô hình cấu trúc địa danh ở thành phố Thái Nguyên 42

2.1.2.1 Về mô hình cấu trúc phức thể địa danh 42

2.1.2.2 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở thành phố Thái Nguyên 44

2.1.3 Về thành tố chung 46

2.1.3.1 Khái niệm thành tố chung 46

2.1.3.2 Thành tố chung trong địa danh thành phố Thái Nguyên 47

2.1.4 Về tên riêng 57

2.1.4.1 Khái niệm tên riêng 57

2.1.4.2 Đặc điểm tên riêng trong phức thể địa danh ở thành phố Thái Nguyên 57

2.2 Ý nghĩa địa danh thành phố Thái Nguyên 70

2.2.1 Vấn đề ý nghĩa được phản ánh trong địa danh 70

2.2.2 Các nhóm ý nghĩa được phản ánh trong địa danh 71

2.2.2.1 Địa danh chỉ hình dáng, kích thước đối tượng 71

2.2.2.2 Địa danh chỉ phương hướng, vị trí đối tượng 72

2.2.2.3 Địa danh chỉ nghề nghiệp và sản phẩm kinh tế đặc trưng của địa phương 72

2.2.2.4 Địa danh mang tên người 72

2.2.2.5 Địa danh chỉ số 73

2.2.2.6 Địa danh chỉ đặc trưng, tính chất đối tượng 73

Trang 5

2.2.2.7 Địa danh chỉ tâm lí, nguyện vọng 73

2.2.2.8 Địa danh phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống văn hoá tâm linh 74

Tiểu kết 75

CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 76

3.1 Một số vấn đề về ngôn ngữ - văn hóa 76

3.1.1 Khái niệm văn hoá 76

3.1.2 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hoá 77

3.2 Một số đặc điểm văn hoá thể hiện trong địa danh 79

3.2.1 Các dạng tồn tại của văn hoá được thể hiện trong địa danh 79

3.2.1.1 Đặc điểm văn hoá trong địa danh thành phố Thái Nguyên qua hiện tượng phản ánh sự tồn tại của các di sản vật thể 79

3.2.1.2 Đặc điểm văn hoá trong địa danh thành phố Thái Nguyên qua hiện tượng phản ánh sự tồn tại của các di sản phi vật thể 79

3.2.2 Sự thể hiện các phương diện văn hoá trong địa danh thành phố Thái Nguyên 83

3.2.2.1 Sự thể hiện các phương diện văn hoá sinh hoạt 83

3.2.2.2 Sự thể hiện các phương diện văn hoá sản xuất 84

3.2.2.3 Sự thể hiện các phương diện văn hoá vũ trang 84

Tiểu kết 86

KẾT LUẬN 87

Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn 89

Tài liệu tham khảo 90

Phụ lục ảnh 94

Phụ lục các địa danh sắp xếp theo tần số từ cao xuống thấp theo tiêu chí tự nhiên, không tự nhiên 96

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thái Nguyên anh hùng là niềm tự hào lớn của chúng tôi Nay lại được tìm hiểu đôi nét về hệ thống địa danh trên địa bàn, chúng tôi như có dịp may để bày tỏ tấm lòng biết ơn, sự thành kính của mình đối với quê hương

Để hoàn thành luận văn, chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Phạm Hùng Việt, người đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài khoa học này, cảm ơn sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, Khoa Sau đại học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND, Thành uỷ, các cơ quan thuộc Sở văn hoá Thông tin, Uỷ ban Nhân dân các Phường, Xã, các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ chúng tôi có những tư liệu để hoàn thành Luận văn này

Tác giả

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C G Phường Cam Giá Đ Q Phường Đồng Quang G S Phường Gia Sàng H S Phường Hương Sơn H V T Phường Hoàng Văn Thụ

P Đ P Phường Phan Đình Phùng

P Trìu Xã Phúc Trìu P Xá Phường Phú Xá P Xuân Xã Phúc Xuân Q Thắng Xã Quyết Thắng Q Triều Phường Quan Triều Q Trung Phường Quang Trung Q V Phường Quang Vinh T Cương Xã Tân Cương T D Phường Túc Duyên T Đán Phường Thịnh Đán T Đức Xã Thịnh Đức T Lập Phường Tân Lập T Long Phường Tân Long T Lương Xã Tích Lương T Thành Phường Tân Thành T Thịnh Phường Tân Thịnh T.V Phường Trưng Vương Tr.Thành Phường Trung Thành

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thống kê phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên – không tự nhiên 33 Bảng 1.2 Thống kê phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ 39 Bảng 2.1 Thống kê số lượng âm tiết trong thành tố chung của phức thể địa

danh thành phố Thái Nguyên 47 Bảng 2.2 Thống kê các loại đối tượng chuyển hoá trong địa danh thành

phố Thái Nguyên 50 Bảng 2.3 Thống kê số lượng các yếu tố( âm tiết ) trong địa danh thành phố

Thái Nguyên. 57

Trang 9

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Nghiên cứu địa danh là một trong những lĩnh vực rất quan trọng và

cần thiết trong ngôn ngữ học truyền thống cũng như ngôn ngữ học hiện đại Nó không chỉ làm sáng tỏ những đặc điểm, những qui luật nội bộ của địa danh, góp phần vào nghiên cứu ngôn ngữ ở một vùng miền, một đất nước mà còn có ý nghĩa liên quan đến một số vấn đề khác, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá Nghiên cứu cấu tạo, phương thức định danh và ý nghĩa của các yếu tố cũng như những qui luật biến đổi trong sự tương tác với văn hoá của địa danh nói chung và của địa danh thành phố Thái Nguyên nói riêng là hướng đến những ý nghĩa, những giá trị trên

1.2 Nghiên cứu địa danh giúp ta thấy được sự biểu đạt khác nhau của

ngôn ngữ về vốn từ Hiểu biết một cách thoả đáng vốn từ về nhiều mặt nhất là về phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, từ đó có được nguồn tư liệu quý cho việc nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc Mặt khác nghiên cứu sâu vốn từ về địa danh sẽ góp phần tìm hiểu sâu hơn về địa phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về sự phát triển của ngôn ngữ và văn hoá

1.3 Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã

hội của tỉnh Thái Nguyên Nơi đây đã ghi biết bao dấu ấn văn hoá, lịch sử của đất nước Là người bản địa, được sinh ra, lớn lên và hiện đang làm việc tại địa phương, chúng tôi mong muốn tìm hiểu các địa danh vùng đất quê hương mình về các các mặt: cấu tạo, ý nghĩa, phương thức đặt tên và chỉ ra những đặc trưng văn hoá, lịch sử, địa lí, dân cư của vùng, do vậy chúng tôi chọn đề

tài: "Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên" làm đề tài để thực hiện

luận văn của mình

Trang 11

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Qua việc nghiên cứu hệ thống địa danh của người Việt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, luận văn hướng tới việc tìm ra quy luật cơ bản cũng như những nét đặc thù về cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc, phương thức định danh, và mối quan hệ với các nhân tố lịch sử, địa lí, văn hoá của hệ thống địa danh

thành phố Thái Nguyên

2.2 Nhiệm vụ

2.2.1 Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về địa danh

2.2.2 Điều tra, khảo sát các địa danh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 2.2.3 Phân tích, miêu tả hệ thống địa danh về các mặt: cấu tạo, ý nghĩa, phương thức định danh, v.v

2.2.4 Chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá qua hệ thống địa danh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống địa danh trên địa bàn

thành phố Thái Nguyên

3.2 Với nhiệm vụ trọng tâm là khảo sát địa danh trên địa bàn thành phố

Thái Nguyên, chúng tôi tập trung khảo sát các địa danh đang tồn tại trên địa bàn (có chú ý đến một số địa danh đã có trước đây) Riêng lớp từ ngữ chỉ tên gọi: công ty, xí nghiệp, cơ quan không được chúng tôi đưa vào đối tượng khảo sát vì xuất phát từ quan niệm và hướng nghiên cứu của luận văn

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

4.1 Phương pháp

Để thực hiện được mục đích đã nêu, luận văn vận dụng các phương pháp:

4.1.1 Điều tra, điền dã, khảo sát các địa danh đang tồn tại 4.1.2 Thống kê định lượng, so sánh - đối chiếu

Trang 12

4.1.3 Phân tích, miêu tả hệ thống địa danh về các mặt cấu tạo, ý nghĩa,

phương thức định danh

Trong đó phương pháp sử dụng chủ yếu là phân tích tổng hợp tư liệu,

miêu tả để lí giải những vấn đề có liên quan, đưa ra nhận định đánh giá và kết luận theo mục đích nghiên cứu đã xác định

- Bản đồ, tranh, ảnh các loại khi cần để so sánh đối chiếu với các địa danh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Sau khi khảo sát, thu thập tư liệu, chúng tôi tiến hành sắp xếp, thống kê, phân loại địa danh theo những hệ thống khác nhau (cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và phương thức định danh) để phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ của đề tài Khi cần thiết, có đối chiếu, so sánh với địa danh ở Hải Phòng, Quảng Trị, Nghệ An để làm nổi bật những nét đặc trưng riêng của địa danh thành phố Thái Nguyên

5 Lịch sử vấn đề

5.1 Trên thế giới

Là một bộ môn của ngôn ngữ học, địa danh học chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến địa danh như: lịch sử, cấu tạo, ý nghĩa, cách thức đặt tên và sự biến đổi của các địa danh Việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu ở cả phương Đông và phương Tây Tuy nhiên, địa danh học được coi là một bộ

Trang 13

môn khoa học thực sự, có đối tượng nghiên cứu riêng, có hệ phương pháp, nguyên tắc nghiên cứu riêng, có hệ thống lí thuyết riêng, theo các nhà nghiên cứu, chỉ thực sự bắt đầu vào thế kỉ 19 ở Tây Âu

Vấn đề nguồn gốc, ngữ nghĩa của các địa danh thường được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và họ coi đây là những vấn đề trung tâm, quan trọng

Khi nghiên cứu về địa danh lịch sử văn hoá du lịch và thương mại Hoà Bình, các nhà nghiên cứu đã viết: “Cuộc tranh luận của họ thường xoay quanh hai nội dung: một là, địa danh cũng như tên riêng, có nghĩa hay không có nghĩa, nếu có thì biểu hiện ngữ nghĩa của nó ra sao, liên quan đến những thành tố nào; hai là, địa danh được hình thành do ai, thần thánh hay con người là chủ thể của nó Tuy nhiên, sự bàn luận của họ thường được nhìn nhận và xem xét từ góc độ bản thể luận (ontology) nhưng đã có một số điều chỉnh, họ thường hướng đến góc độ quy chiếu trong lí thuyết quy chiếu (reference theory), ví dụ như John R Searle, Keith Dounellan Những bàn luận như vậy xuất hiện nhiều ở các nhà triết học cổ đại như Socrates, Platon Ngoài ra, ở Trung Quốc có rất nhiều người đã tiến hành công tác ghi chép, sưu tập, tổng hợp và phần nào đó giải thích cách đọc, ngữ nghĩa của địa danh Ví dụ như: Ban Cố đời Đông Hán (32- 92) đã sưu tập và ghi chép đến 4000 địa danh

trong Hán Thư ; sách Thuỷ kinh chú đời Bắc Ngụy (380- 535) đã đề cập đến

hơn 2 vạn địa danh

Các công trình về địa danh và liên quan đến địa danh sau đó thường là những công trình sưu tầm, tập hợp các địa danh lại với tư cách là những cuốn sổ tay, những cuốn từ điển địa danh

Đến cuối thế kỉ 19, ngành địa danh học chính thức ra đời ở Châu Âu Các công trình thời kì này đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề lí thuyết, nguồn gốc, diễn biến, sự lan toả và sản sinh của địa danh Cũng vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về địa danh có tính chất lí

Trang 14

luận cao, có giá trị như: Từ và các địa điểm, hay, sự minh hoạ có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí học của Issac Taylor (1864); Địa danh học của J.J Eghi (1872); Địa danh học của J.W Nagh (1903)

Vào đầu thế kỉ 20, hàng loạt công trình nghiên cứu địa danh theo hướng lí thuyết, thực hành hoặc cả hai hướng đã ra đời Càng về sau, trong các công trình nghiên cứu, các tác giả càng cố gắng xây dựng một hệ thống lí thuyết địa

danh học Ví dụ: Atlat ngôn ngữ Pháp của J Gilenon; Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh của tác giả A Dauzat; Địa danh học, kho trí thức, các qui tắc và ngôn ngữ của các tên địa lí của Naftali Kadmon Nhiều cuộc hội thảo

được tổ chức ở Mỹ, Anh và các tổ chức nghiên cứu về địa danh có tính chất quốc gia, quốc tế được thành lập Năm 1890, 1902, lần lượt thành lập Uỷ ban địa danh Mỹ, Uỷ ban địa danh Thuỵ Điển và ở Đức năm 1925 đã có tạp chí chuyên ngành Nghiên cứu địa danh ”[47, tr.16-17]

Bên cạnh đó, trong công trình nghiên cứu của mình, Từ Thu Mai đưa ra nhận định: “Các nhà khoa học Xô Viết như N I Niconov; E M Muraev; A V Superanskaja là những người tiên phong trong lĩnh vực xây dựng một hệ thống lí luận về lí thuyết địa danh Trong đó, đáng chú ý là A V

Superanskaja với Địa danh là gì ?, tác phẩm đã đi sâu vào vấn đề nhận diện

và phân tích địa danh Ngoài việc đưa ra cách hiểu về khái niệm địa danh, tác giả này còn đề cập đến tính liên tục của tên gọi, không gian tên riêng và các loại địa danh cũng như tên gọi các đối tượng địa lí theo loại hình Có thể nói, đây là công trình lớn có giá trị tổng kết những kết quả nghiên cứu mới, làm cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu địa danh tiếp theo ở Liên bang Xô Viết trước đây” [27, tr.11-12]

Ngày nay, địa danh học ngày càng thu hút mạnh mẽ các nhà nghiên cứu

thuộc nhiều ngành khác nhau, nhất là các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là những người làm công tác chính sách ngôn ngữ, những người làm công tác bản đồ,

Trang 15

những người nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc, nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ Các tổ chức nghiên cứu về địa danh ngày càng được thành lập nhiều hơn Mặt khác, đối tượng, tính chất, phương pháp nghiên cứu của ngành địa danh học cũng ngày càng được mở rộng cả về hệ thống lí thuyết và thực tiễn

5.2 Ở Việt Nam

Cùng với xu hướng phát triển của ngôn ngữ học, đặc biệt là của địa danh học trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam cũng đã có từ lâu nhưng mới chỉ đề cập tới góc độ địa lí - lịch sử, địa chí nhằm tìm hiểu đất nước, con người Phải đến những năm 60 của thế kỉ trước, các vấn đề nghiên cứu địa danh và lí luận về địa danh học mới được quan tâm một cách đích thực

Một số tác giả như Đào Duy Anh, Hoàng Thị Châu, Phạm Đức Dương, Trần Trí Dõi, Lê trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai đã vận dụng nhiều tri thức, phương pháp của ngôn ngữ học so sánh lịch sử vào trong nghiên cứu địa danh Nhiều kết luận của họ rút ra có tính chất liên ngành cao, được nhiều ngành sử dụng, tham chiếu

Hoàng Thị Châu được xem là người đầu tiên nghiên cứu địa danh dưới

góc nhìn của ngôn ngữ học với bài viết Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở

Đông Nam Á qua một vài tên sông (1964) Lê Trung Hoa khi nghiên cứu Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh (1991) đã đưa ra những cơ sở lí thuyết để

phân tích và chỉ ra những đặc điểm cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi

của địa danh Đến năm 1996, với luận án Những đặc điểm chính của địa

danh Hải Phòng, Nguyễn Kiên Trường đã bổ sung một số vấn đề lí thuyết

địa danh mà Lê Trung Hoa đã đưa ra trước đó Đặc biệt, luận án khái quát được những đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa và sự biến đổi của địa danh Hải Phòng trong sự so sánh với địa danh các vùng khác ở Việt Nam

Tiếp đó, nhằm góp phần cho sự đa dạng của các khuynh hướng, các phương pháp nghiên cứu địa danh, tác giả Trần Trí Dõi đã công bố một số bài

Trang 16

viết về địa danh theo khuynh hướng so sánh - lịch sử Đó là các bài viết Về

địa danh Cửa Lò (2000); Về một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa (2000); Không gian ngôn ngữ và tính kế thừa đa chiều của địa danh (qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam) (2001) và Vấn đề địa danh biên giới Tây Nam: một vài nhận xét và những kiến nghị (2001)

Nếu như các tác giả trên nghiên cứu địa danh theo kiểu tiếp cận ngôn ngữ học xuất phát từ chính bản thân đối tượng địa danh thì công trình nghiên

cứu Một số vấn đề địa danh học Việt Nam (2000) của Nguyễn Văn Âu lại

theo hướng tiếp cận địa lí - lịch sử - văn hoá Gần đây nhất là hai luận án Tiến

sĩ tìm hiểu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ của Từ Thu Mai với Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (2004) và Phan Xuân Đạm với Khảo sát các địa danh ở Nghệ An (2005) Ngoài ra, còn có khá nhiều luận văn Thạc sĩ của các học viên

ở các trường Đại học khi tìm hiểu địa danh ở các huyện, thị xã, thành phố Như vậy, có thể thấy rằng các khuynh hướng nghiên cứu địa danh ở Việt Nam là rất phong phú và đa dạng Chính vì thế mà chúng ta có thể nhìn nhận địa danh ở những khía cạnh khác nhau Và điều quan trọng là để làm sáng tỏ vấn đề địa danh, sự tiếp cận liên ngành là rất cần thiết

5.3 Ở Thái Nguyên

Cho đến nay, chưa có một công trình thật sự chuyên sâu nào nghiên cứu địa danh thành phố Thái Nguyên dưới góc độ ngôn ngữ Hiện nay, ở Thái Nguyên mới chỉ có công trình Địa chí Thái Nguyên đang dần hoàn chỉnh và đi vào in ấn Do đó, nghiên cứu địa danh thành phố Thái Nguyên dưới góc độ ngôn ngữ là hướng tiếp cận mới, cũng qua đó cho phép ta nhận diện được đặc trưng văn hoá, yếu tố lịch sử, địa lí của địa phương

6 Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài

6.1 Trước đây đã có những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khảo cứu địa

danh ở những vùng khác nhau như TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An,

Trang 17

Quảng Trị và các vùng khác Luận văn của chúng tôi tập trung khảo sát địa danh thành phố Thái Nguyên về cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc, phương thức định danh và sự biến đổi của nó cũng như mối quan hệ của địa danh với văn hoá

6.2 Luận văn mô tả bức tranh tổng thể về hệ thống địa danh ở thành phố

Thái Nguyên Những tư liệu và kết quả có được trong luận văn có thể sẽ là sự

chuẩn bị để xây dựng Từ điển địa danh thành phố Thái Nguyên

6.3 Luận văn thống kê và trình bày hệ thống địa danh ở 26 xã, phường

thuộc thành phố Thái Nguyên Tìm, phân tích những địa danh tiêu biểu cho các đối tượng địa lí, tự nhiên và nhân văn ở địa bàn

6.4 Từ góc độ địa danh học, đề tài góp phần tìm hiểu các mặt địa lí, lịch

sử, văn hoá của thành phố Thái Nguyên

7 Cấu trúc của luận văn

Theo mục đích, nhiệm vụ đã được xác lập, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung

Chương 2: Đặc điểm cấu trúc và ý nghĩa địa danh thành phố Thái Nguyên Chương 3: Đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá thể hiện qua địa danh thành phố

Thái Nguyên

Trang 18

Chương 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Khái niệm địa danh và địa danh học

1.1.1 Khái niệm địa danh

Tuỳ theo mục đích, qui ước nhất định trong từng hoàn cảnh, không gian cụ thể mà con người khi đã nhận thức, nhận diện về bất kì một thực thể nào trong thế giới thực tại cũng đều gọi tên và đặt tên Do đó, có thể nói nhu cầu đặt tên, gọi tên là một nhu cầu thường trực, tất yếu và quan trọng của con người

Tên đất, tên sông, tên núi, tên biển, tên suối, tên đường phố đều là những địa danh Một địa danh, xét về mặt lôgíc học, tương đương với một khái niệm; xét về mặt ngôn ngữ, địa danh được cấu tạo là từ hoặc cụm từ

Thuật ngữ địa danh có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có cấu tạo gồm hai bộ phận topos (địa điểm, vị trí) và omoma/ onyma (tên gọi) [18, tr.11] Như vậy,

ý nghĩa chung nhất của thuật ngữ này là "tên gọi điểm địa lí"

Khái niệm địa danh cần được hiểu theo đúng phạm vi xuất hiện của nó

Nếu hiểu theo lối chiết tự thì địa là đất, danh là tên, vậy địa danh tức là tên

đất Tuy nhiên, khái niêm này cần phải được hiểu ở mức độ rộng hơn, khái quát hơn vì đây là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học Cụ thể, địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lí gắn với từng vùng đất cụ thể mà là tên gọi của tất cả các đối tượng địa lí tồn tại trên trái đất Nó có thể là tên gọi của các đối tượng địa hình thiên nhiên, đối tượng địa lí cư trú hay là công trình do con người xây dựng, tạo lập nên

Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong từ vựng của một ngôn ngữ, được dùng để đặt tên, gọi tên các đối tượng địa lí Vì vậy, nó hoạt động và chịu sự tác động, sự chi phối của các qui luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp

Trang 19

Hiện nay có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào cách lập luận và hướng tiếp cận của mình để đưa ra cách định nghĩa khác nhau về địa danh Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu xem xét địa danh theo hai hướng là: nghiên cứu địa danh theo góc độ ngôn ngữ và nghiên cứu địa danh theo góc độ địa lí - văn hoá

Với cách tiếp cận địa danh theo góc độ ngôn ngữ, Lê Trung Hoa đưa ra

cách hiểu "Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ (không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều" [23, tr.21] Nguyễn Kiên Trường quan niệm "Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn xác định trên bề mặt trái đất" [44, tr.16] Phan Xuân Đạm xem "Địa danh là lớp từ đặc biệt được sinh ra để đánh dấu vị trí, xác lập các tên gọi đối tượng địa lí và nhân văn" [18, tr.16] Từ Thu Mai lại cho rằng "Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất" [27, tr.22]

Từ góc độ địa lí - văn hoá, Nguyễn Văn Âu quan niệm "Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc, hay là tên các địa phương, các dân tộc" [3,tr.5] Tác giả Đào Duy Anh cho rằng "Địa danh là tên gọi các miền đất"

Trang 20

1.1.2 Khái niệm địa danh học

Địa danh học (toponymy, toponomasiology, toponomastics), theo các nhà nghiên cứu, là một trong những bộ môn của danh học (onomastics) Đặt trong khung cảnh của ngôn ngữ học, địa danh học nằm trong lòng bộ môn từ vựng học, vì đối tượng nghiên cứu của địa danh học chính là các từ ngữ được sử dụng để gọi tên, đặt tên Địa danh học là một bộ môn khoa học có tính chất liên ngành, đa ngành, nó sử dụng nhiều phương pháp, thao tác nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như lịch sử, dân tộc học, địa lí học, văn hoá học Mỗi địa danh đều gắn chặt với những chủ thể nhất định ở những thời điểm nhất định, tương ứng với nó là một lịch sử, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư duy Qua mỗi địa danh nào đó, ta có thể thấy được quá trình lịch sử - xã hội của một dân tộc Bộ môn khoa học này, nói chung, có nhiệm vụ nghiên cứu về hai mặt nội dung ngữ nghĩa và hình thức ngữ âm góp phần làm nên tín hiệu địa danh, khi đặt nó trong cách nhìn của tín hiệu học Chính vì thế, việc xem xét một tín hiệu địa danh chủ yếu trên phương diện của tín hiệu ngôn ngữ là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng Địa danh học là một bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu nguồn

gốc, ngữ nghĩa, cấu tạo, sự biến đổi, lan toả, phân bố địa danh 1.2 Chức năng và phân loại địa danh

1.2.1 Chức năng của địa danh

Thừa nhận địa danh là tên gọi đối tượng địa lí (tự nhiên hay nhân văn) thì cũng như các danh từ chung, địa danh có chức năng định danh sự vật Tuy nhiên, địa danh lại đối lập với danh từ chung ở chỗ: địa danh mang chức năng của danh từ riêng là phân biệt và cá thể hoá đối tượng Nói khác đi, ngay từ đầu, địa danh là tên riêng và nó có tác dụng đánh dấu, cá thể hoá đối tượng tương ứng với những cái xung quanh và lân cận nó Ví dụ: dòng sông, con suối có đặc điểm chung là có một dòng chảy; ngọn núi, quả đồi có đặc điểm

Trang 21

chung là có một khu đất, đá nhô lên cao khỏi mặt đất Nhưng lại được đặt tên bởi dòng sông này, con suối kia, ngọn núi nọ vì chúng mang hai đặc trưng: một là, đặc trưng chung, phổ quát, lặp lại ở nhiều đối tượng trong một loại hình; hai là, đặc trưng khu biệt không lặp lại các đối tượng trong cùng một loại hình Do vậy, chức năng định danh và cá thể hoá đối tượng là một chức năng quan trọng và thường trực của địa danh Nó là kết quả của quá trình khám phá, nhận thức của con người về thế giới thực tại khách quan và được con người đặt tên cho chúng Với đặc trưng như vậy, địa danh cũng đồng thời giúp con người thực hiện tốt quá trình giao tiếp, tư duy

Mỗi địa danh hay một lớp địa danh đều gắn với văn hoá của từng cộng đồng, từng khu vực địa lí cụ thể Vì thế, phản ánh đặc điểm văn hoá cũng là một chức năng của địa danh

Ngoài ra, địa danh hay một lớp địa danh đều ra đời trong những bối cảnh lịch sử xã hội nên chúng còn có chức năng phản ánh lịch sử địa phương Trên thực tế có những địa danh đã trở thành tấm bia ghi lại những biến cố, những sự kiện lịch sử đã xảy ra ở địa phương Địa danh cầu Gia Bẩy, chùa Đán, đồi Cao Xạ đã để lại những chứng tích về cuộc đấu tranh hào hùng và oanh liệt của quân và dân Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

1.2.2 Phân loại địa danh

1.2.2.1 Cách phân loại của các nhà địa danh học Phương Tây

Phân loại địa danh là một vấn đề hết sức phức tạp Hiện nay vẫn chưa có mô hình phân loại khái quát tối ưu nào để có thể áp dụng phổ biến cho mọi công trình nghiên cứu Vì vậy, tuỳ từng đối tượng nghiên cứu, tuỳ từng cách tiếp cận và tuỳ mục đích mà người nghiên cứu cần đưa ra cách phân loại địa danh sao cho phù hợp

Trang 22

Theo Phan Xuân Đạm trong luận án "Địa danh Nghệ An" [18, tr.103] thì: A Dauzat trong "La toponymie Francaise" (1948) đã chia địa danh làm bốn

phần và mỗi phần đều gắn với vấn đề nguồn gốc ngôn ngữ: 1- Vấn đề những cơ sở tiền Ấn - Âu

2 - Các danh từ tiền La tinh về nước trong thuỷ danh học 3 - Các từ nguyên Gô Loa - La Mã

4 - Địa danh học Gô Loa - La Mã của người Auvergne và Velary

Nếu như A Dauzat thiên về phân chia địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ

thì Ch Rostaing trong "Les noms de lieux" (1963) lại lấy tiêu chí của sự hỗn

hợp giữa nguồn gốc ngôn ngữ và đối tượng để chia địa danh thành 11 loại Các địa danh theo sự phân chia của Ch Rostaing như sau:

1 - Những cơ sở tiền Ấn - Âu 2 - Các lớp tiền Xêntich 3 - Lớp Gô Loa

4 - Những phạm vi Gô Loa - La Mã 5 - Các sự hình thành La Mã

6 - Những đóng góp của tiếng Giecmanh 7 - Các hình thức của thời phong kiến 8 - Những danh từ có nguồn gốc tôn giáo 9 - Những hình thái hiện đại

10 - Các địa danh và tên đường phố 11 - Tên sông và tên núi

Nếu như cách phân loại của A.Dauzat còn chưa cụ thể thì cách phân loại của Ch Rostaing lại quá chi tiết, chưa có tính khái quát cao

Với mức độ sâu hơn, rõ ràng và khái quát hơn, A V Superanskaja trong

"Địa danh là gì" đã chia địa danh thành 8 loại:

1 - Điểm dân cư

Trang 23

2 - Điểm phi dân cư 3 - Tên gọi sông 4 - Tên gọi núi 5 - Tên đường phố

6 - Tên mạng lưới giao thông 7 - Tên quảng trường

8 - Tên các công trình bên trong thành phố

Tuy nhiên, cách phân loại này không chú ý đến địa danh chỉ công trình xây dựng: cầu, cống, đường vốn rất quen thuộc và gần gũi với con người

1.2.2.2 Cách phân loại của các nhà địa danh học Việt Nam

Các nhà địa danh học Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu cũng đã đưa ra những tiêu chí cho riêng mình để phân loại địa danh

Theo Từ Thu Mai trong “Địa danh Quảng Trị”[27,tr.22-23] thì: Nguyễn Văn Âu đã dựa vào tiêu chí địa lí - lịch sử để đưa ra cách phân chia theo:

- Loại địa danh - Kiểu địa danh - Dạng địa danh

Theo ông, có hai loại địa danh là: - Địa danh tự nhiên

- Địa danh kinh tế - xã hội

Trong hai loại địa danh này lại có 7 kiểu địa danh là: - Sơn danh

- Thuỷ danh - Lâm danh - Làng xã - Huyện thị

- Tỉnh - thành phố

Trang 24

- Quốc gia

Trong các kiểu địa danh đó, tác giả đưa ra 11 dạng nhỏ hơn là: - Sông ngòi

- Hồ đầm - Hải đảo - Đồi núi - Rừng rú - Truông trảng - Làng xã - Huyện quận - Tỉnh

- Thành phố - Quốc gia

Có thể thấy rằng cách phân loại địa danh của Nguyễn Văn Âu là không dựa vào tiêu chí ngôn ngữ học mà dựa vào đặc điểm địa lí - xã hội Vì vậy không thể áp dụng để nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ

Lê Trung Hoa dựa vào đối tượng và căn cứ vào tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên để chia địa danh thành phố Hồ Chí Minh thành hai loại lớn là:

- Địa danh tự nhiên

- Địa danh không tự nhiên

Địa danh tự nhiên là địa danh gọi tên các đối tượng địa hình thiên nhiên còn địa danh không tự nhiên là địa danh gọi tên các đối tượng nhân tạo

Loại địa danh không tự nhiên bao gồm: - Địa danh gọi tên các công trình xây dựng - Các đơn vị hành chính

- Tên vùng

Trang 25

Từ phương diện khác, căn cứ vào nguồn gốc ngôn ngữ (ngữ nguyên), tác giả phân loại địa danh thành hai nhóm lớn là:

- Địa danh thuần Việt

- Địa danh không thuần Việt (gốc Hán, gốc Pháp )

Nguyễn Kiên Trường trong "Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng" đã đưa ra 3 tiêu chí để phân loại địa danh:

- Dựa vào thuộc tính của đối tượng, có thể phân chia địa danh thành hai nhóm: + Địa danh tự nhiên

+ Địa danh chỉ đối tượng nhân văn

Trong đó, nhóm địa danh chỉ đối tượng địa lí nhân văn lại gồm hai tiểu nhóm là:

Các địa danh chỉ đơn vị dân cư - hành chính và địa danh gắn với hoạt động của con người

Địa danh đường phố và địa danh chỉ công trình xây dựng

- Căn cứ tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ, có thể chia địa danh thành 5 nhóm: + Địa danh có nguồn gốc Hán - Việt

+ Địa danh có nguồn gốc thuần Việt + Địa danh có nguồn gốc Pháp

+ Địa danh có nguồn gốc Tày - Thái, Việt Mường, Môn - Khơme + Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp

+ Địa danh chưa xác định được nguồn gốc

- Căn cứ vào tiêu chí chức năng giao tiếp, có thể phân chia địa danh thành các loại:

+ Tên chính thức + Tên gọi dân gian + Tên cổ, cũ + Tên khác

Trang 26

Hai cách phân loại trên đều có những ưu, nhược điểm riêng Tuy nhiên, cách phân loại của Lê Trung Hoa phù hợp với mục đích và cách làm việc của chúng tôi Qua cách phân loại của Lê Trung Hoa cho phép chúng ta dễ dàng xác định được ảnh hướng của lịch sử, địa lí, ngôn ngữ, văn hoá và xã hội đối với sự phát triển của ngôn ngữ Ngoài ra, đi theo khuynh hướng này sẽ giúp chúng ta thấy được đặc điểm cấu tạo của từng địa danh, sự thay đổi, chuyển hoá của địa danh và ý nghĩa của từng yếu tố trong địa danh

1.2.3 Vấn đề đồng đại và lịch đại trong nghiên cứu địa danh

Trong nghiên cứu địa danh, để có thể hiểu sâu từng địa danh, từng lớp địa danh, người ta phải nhìn nhận nó cả từ góc độ đồng đại lẫn lịch đại Đây là nguyên lí rất quan trọng trong ngôn ngữ học đại cương đã được F De Saussure nêu ra từ rất lâu Đồng đại là tất cả những gì thuộc về dạng tĩnh và lịch đại là tất cả những gì có liên quan đến sự biến hoá F De Saussure đã lí giải mối quan hệ giữa đồng đại và lịch đại bằng ví dụ:

“Nếu ta cắt ngang một thân cây, ta nhận thấy trên mặt cắt những đường vân khá phức tạp Đó không phải là một cái gì khác hơn là một góc độ của những thớ dọc, và ta sẽ trông thấy được những thớ đó bằng cách bổ một đường thẳng góc với mặt kia ở đây cũng vậy, mỗi góc độ đều phụ thuộc vào góc độ kia: khi cắt dọc, ta trông thấy bản thân các thớ gỗ làm thành thân cây, còn khi cắt ngang ta thấy cách tập hợp các thớ đó trên một bình diện đặc biệt, nhưng cách cắt thứ hai khác hẳn cách cắt thứ nhất vì nó cho thấy một số quan hệ mà khi cắt dọc không thể nào không thấy được” [31, tr.155]

Các tác giả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về lịch sử tiếng Việt đã đề cập đến cả hai phương diện đồng đại và lịch đại Theo hướng lịch đại phải kể đến các tác giả: Maspero H, Haudricout.A.G, Nguyễn Tài Cẩn, Vương Lộc

Theo hướng này chúng ta sẽ thấy tên các phường, xã như: Đồng Quang, Quang Trung, Quyết Thắng, Tân Thịnh, Thịnh Đức đang dùng hiện nay trải

Trang 27

qua bao lần thay đổi tên gọi khác nhau Mỗi tên đều có những ý nghĩa gắn với những sự kiện, biến cố mà xét nó dưới góc nhìn lịch đại, chúng ta sẽ có được những kết quả thú vị

Như vậy, khi nghiên cứu địa danh, người nghiên cứu cần chú ý đến cả phương diện đồng đại lẫn lịch đại mới thấy được điều thú vị của các địa danh Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn, để phù hợp với mục đích và hướng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi mới chỉ có điều kiện nghiên cứu địa danh thành phố Thái Nguyên chủ yếu theo hướng đồng đại

1.3 Địa danh thành phố Thái Nguyên - những vấn đề liên quan

Theo tư liệu của các nhà nghiên cứu, thành phố Thái Nguyên có những đặc điểm nổi bật như sau:

1.3.1.Vị trí địa lí

Thành phố Thái Nguyên là tỉnh lị tỉnh Thái Nguyên, có toạ độ 21độ 29 đến 21 độ 37 vĩ độ bắc và từ 105 độ 43 đến 105 độ 55 kinh độ đông cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía bắc Phía bắc, đông bắc giáp huyện Phú Lương, Đồng Hỷ; phía tây giáp huyện Đại Từ; phía nam, tây nam giáp thị xã Sông Công; phía đông, đông nam giáp huyện Phú Bình Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 Hà Nội đi Cao Bằng Tổng diện tích tự nhiên là

17.707,52 ha

Địa hình thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích với những gò đồi thoải xen kẽ nhau

Khí hậu của thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng tư, kết thúc vào cuối tháng 10

Trang 28

hằng năm Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau

Trên địa bàn thành phố có hai con sông chảy qua Sông Cầu, thời nhà Lí gọi là sông Phú Lương, thời Nguyễn gọi là sông Đồng Mỗ, ở phía đông bắc thành phố, chảy theo hướng tây bắc, đông nam tạo nên ranh giới tự nhiên với huyện Đồng Hỷ

Sông Công, xưa còn gọi là Giã Giang (sông Giã), sông Mão, chảy dọc phía Tây thành phố tạo thành ranh giới tự nhiên với huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công

Sông Cầu và sông Công là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, nước cho sản xuất công nghiệp và nước tưới cho đồng ruộng, góp phần tạo nên sự phồn thịnh cho thành phố Thái Nguyên

1.3.2 Lịch sử

Từ buổi đầu dựng nước, các Vua Hùng chia nước ta thành 15 bộ, đất Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định Từ đó trở đi cùng với những biến thiên của lịch sử, địa danh và địa giới Thái Nguyên cũng trải qua nhiều sự đổi thay

Theo các tài liệu nghiên cứu, vùng đất thuộc thành phố Thái Nguyên ngày nay, thời nhà Lý nằm trong châu Thái Nguyên, sau đó thuộc châu Vũ Lặc, phủ Phú Lương; thời Trần thuộc trấn Thái Nguyên; đầu thời Lê thuộc về Bắc Đạo, năm 1466 thuộc thừa tuyên Thái Nguyên, năm 1469 thuộc thừa tuyên Ninh Sóc; từ thời Lê Trung Hưng đến hết thời Gia Long thuộc xứ, trấn Thái Nguyên Năm Gia Long thứ 12, tỉnh thành Thái Nguyên được chuyển từ

Bình Kỳ huyện Thiên Phúc về Đồng Mỗ Sách Đại Nam nhất thống chí chép:

"Tỉnh thành đất bằng phẳng, rộng rãi, đường thuỷ, đường bộ, giao thông đều

thuận tiện Chu vi tỉnh thành dài 345 trượng, cao 9 thước, mở 4 cửa, hào rộng 3 trượng, sâu 5 thước, tường thành đắp bằng đất, đến năm tự đức thứ 2

được xây bằng gạch"

Trang 29

Từ đầu thế kỉ XX, dưới quyền cai trị của thực dân Pháp, đô thị tỉnh lị Thái Nguyên được người Pháp gọi thành phố nhưng vẫn thuộc huyện Đồng Hỷ Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, thị xã Thái Nguyên mới chính thức là đơn vị hành chính của tỉnh Thái Nguyên

Năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc thành lập, thị xã Thái Nguyên trở thành thủ phủ của Khu tự trị

Ngày 19/10/1962, Thủ tướng ra quyết định số 114 thành lập thành phố Thái Nguyên, thành phố trực thuộc tỉnh Thành phố Thái Nguyên gồm thị xã Thái Nguyên cũ và các xã Cam Giá, Túc Duyên, Quang Vinh, Đồng Bẩm; các xóm Chùa, Quan Triều của xã Lương Sơn; các xóm Hoà Bình, Minh Cầu, Thống Nhất, Cầu Tre, Tiến Thành, Cấp Tiến của xã Đồng Quang; các xóm Thành, Phố, Ôn Lương của xã Tích Lương; các xóm Nhân Thịnh, Ngọc Tân của xax Thượng Đình; các xóm Ngân, Na Hoàng, Tiến Bộ, Phú Thái, Lương Thịnh, Tân Trung của xã Lương Sơn; xóm Hanh của xã Trần Phú, xóm Tân Long của xã Sơn Cẩm và thị trấn Trại Cau

Năm 1965, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn sáp nhập thành tỉnh Bắc Thái, thành phố Thái Nguyên trở thành tỉnh lị của tỉnh Bắc Thái

Năm 1985, theo quyết định số 102/HĐBT,Thành phố Thái Nguyên tiếp nhận thêm 7 xã phía tây, tây bắc do huyện Đồng Hỷ bàn giao là Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đán, Thịnh Đức,Tích Lương, Phúc Hà; đồng thời cắt xã Đồng Bẩm, phường chiến Thắng và Núi Voi về huyện Đồng Hỷ

Ngày 8/4/1985, bốn phường Đồng Quang, Cam Giá, Gia Sàng, Tân Thịnh được thành lập

Ngày 13/2/1987 thực hiện quyết định số 25- HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, xã Túc Duyên đổi thành phường Túc Duyên; phường Tân Thịnh chia thành Tân Thịnh và Tân Lập; thành lập phường Quang Vinh

Trang 30

Năm 1994 phường Đồng Quang tách thành hai phường Đồng Quang và Quang Trung

Năm 1996 tỉnh Bắc Thái tách thành tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn; Thành phố Thái Nguyên là tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên

Năm 2002, thành phố Thái Nguyên được công nhận là đô thị loại 2 Đến tháng 12/2003, thành phố Thái Nguyên có 26 phường xã Cụ thể:

1 Phường Trưng Vương: 23 tổ dân phố, đặt tên theo thứ tự từ 1 đến 23 2 Phường Hoàng Văn Thụ: 32 tổ

3 Phường Phan Đình Phùng: 40 tổ 4 Phường Đồng Quang: 18 tổ 5 Phường Quang Trung: 39 tổ 6 Phường Gia Sàng: 24 tổ 7 Phường Túc Duyên: 23 tổ 8 Phường Tân Thịnh: 42 tổ 9 Phường Tân Lập: 27 tổ 10 Phường Tân Long: 20 tổ 11 Phường Quan Triều: 25 tổ 12 Phường Quang Vinh: 16 tổ 13 Phường Cam Giá: 41 tổ 14 Phường Phú Xá: 29 tổ 15 Phường Tân Thành: 16 tổ 16 Phường Trung Thành: 40 tổ 17 Phường Hương Sơn: 37 tổ 18 Phường Thịnh Đán: 23 tổ

20 Xã Thịnh Đức: 25 xóm (Bến Đò, Ao Miếu, Lò Gạch, Đà Tiến, Làng Cả, Xuân Thịnh, Đồng Chanh, Đầu Phần, Đức Hoà, Hoà Bắc, Lượt 1, Lượt 2,

Trang 31

Cây Thị, Con Cốc, Khánh Hoà, Hợp Thành, Ao Sen, Phúc Hoà, Lâm Trường, Phúc Trìu, Tân Đức 1, Tân Đức 2, Cầu Đá, Mĩ Hoà, Xóm Mới)

21.Xã Quyết Thắng: 10 xóm (Bắc Thành, Trung Thành, Nam Thành, Cây Xanh, Gò Móc, Sơn Móc, Sơn Tiến, Thái Sơn 1, Thái Sơn 2, Xóm Mười)

22 Xã Phúc Trìu: 15 xóm (Đồng Chùa, Thanh Phong, Đồng Nội, Xóm Chợ, Nhà Thờ, Lai Thành, Cây De, Khuôn 1, Khuôn 2, Phúc Thuần, Đồi Chè, Đá Dựng, Soi Mít, Phúc Tiến, Hồng Phúc)

23 Xã Tân Cương: 15 xóm (Nam Đông, Nam Tiến 1, Nam Thái, Soi Vàng, Đội Cấn, Nhà Thờ, Hồng Thái, Tân Thái,Nước Hai, Gò Pháo, Guộc, Nam Hưng, Nam Sơn, Nam Tiến 2, Yna 1, Yna 2)

24 Xã Lương Sơn: 26 xóm (Ninh Hương 1, Ninh Hương 2, Ninh Hương3, Ninh Hương 4, Xóm Động, Xóm Xộp, Xóm Cử, Xóm Soi, Xóm Cầu, Nha Làng, Xóm Kè, Phúc Thái, Xóm Bầu, Xóm Pha, Tiến Bộ, Xóm Ngân,Tân Trung, Tân Sơn 1, Tân Sơn 2, Tân Sơn 3, Tân Sơn 4, Luyện Kim, Xóm Trước, Xóm Sau, Xóm Ga, Xóm Na Hoàng)

25 Xã Phúc Xuân:15 xóm (Đèo Đá, Cây Thị, Long Giang, Đồng Lạnh, Xóm Giữa1, Xóm Giữa 2, Núi Nến, Đồng Kiệm, Trung Tâm, Khuôn Năm, Dộc Lầy, Cao Khánh, Cao Trăm, Cao Sy, Xuân Hoà)

26 Xã Tích Lương: 13 xóm (Bắc Lương, Ba Nhất, Hào Thọ, Trung Lương, Ba Cống, Cầu Thông, Xóm Mới, Trám Lãi, Núi Dài, Đông Yên, Xóm

Trung, Na Cớm)

1.3.3 Dân cư, dân tộc

Thái Nguyên là thành phố có nhiều dân tộc sống xen kẽ với nhau Theo số liệu thống kê của Uỷ ban dân số năm 2005, thành phố Thái Nguyên có 235.581 người, mật độ dân số 1.330,44 người /km2

Dân tộc Kinh có số lượng đông nhất, do nhiều bộ phận hợp thành Một bộ phận vốn là dân cư bản địa có mặt ở đây từ lâu đời Một bộ phận là dân

Trang 32

phu được tuyển mộ từ các tỉnh đồng bằng lên làm công trong các hầm mỏ, đồn điền của người Pháp và người Việt Bộ phận khác là lính của triều Nguyễn được điều lên đồn trú tại Thái Nguyên, hết hạn quân dịch ở lại sinh cơ lập nghiệp Ngoài ra, chính quyền Pháp còn cấp đất cho một số binh lính người Việt tham gia đội quân viễn chinh của Pháp sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất hồi hương lập ra các ấp di thực như ấp vùng ỷ Na gồm 3 làng Tân Cương, Tân Thành, Thịnh Đức Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân tản cư, bộ đội, cán bộ các cơ quan trung ương đến sinh sống và làm việc làm cho dân số thị xã tăng vọt Thời kì 1958 - 1965, hàng vạn người từ mọi miền đất nước về đây xây dựng Khu công nghiệp Gang Thép đầu tiên của cả nước

Các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Sán Dìu sống xen kẽ với các dân tộc khác trong thành phố Một bộ phận đồng bào đã sinh sống ở đây từ lâu đời Bộ phận khác khá lớn chuyển cư đến thành phố từ các huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn trong thời gian từ sau năm 1954 đến nay

Tuy mỗi dân tộc hội tụ về Thành phố Thái Nguyên từ những vùng khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán riêng nhưng do đặc điểm cư trú thành những đơn vị nhỏ, xen kẽ giữa các dân tộc, nên quá trình hoà hợp giữa các dân tộc diễn ra khá sớm và dễ dàng như một lẽ tự nhiên, trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Thành phố Thái Nguyên

1.3.4 Ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá

Theo các nhà nghiên cứu, các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay đều là những quốc gia đa dân tộc Đặc trưng văn hoá Đông Nam Á là thống nhất trong đa dạng và quá trình hội tụ bắt nguồn từ những trung tâm khác nhau tạo nên những cơ chế văn hoá - tộc người đa thành phần

Trang 33

Thái Nguyên với nhiều dân tộc sống xen kẽ nhau, có những ảnh hưởng với nhau về mặt ngôn ngữ, tiếng nói và chữ viết Mỗi nhóm ngôn ngữ đều có tính thống nhất, được phân bố trên những địa bàn nhất định và có những chức năng xã hội khác nhau Tiếng Việt là chủ thể và phạm vi được mở rộng Đặc biệt, thông qua hệ thống giáo dục trong nhà trường thì các ngôn ngữ của các dân tộc khác xích gần với tiếng Việt hơn và tiếng Việt trở thành một nhân tố thường xuyên tác động đến cấu trúc nội bộ ngôn ngữ các dân tộc khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngôn ngữ dân tộc

Tiếng Việt từ lâu đã là ngôn ngữ phổ thông của cả nước cũng như của Thái Nguyên dù việc sử dụng nó không đều ở các dân tộc, lứa tuổi, với lối sống tụ cư, xen kẽ, ở Thái Nguyên hiện tượng một dân tộc sử dụng hai hoặc hơn hai ngôn ngữ là phổ biến

Trong tình trạng đan xen tộc người, bên cạnh việc sử dụng tiếng Kinh được quy ước là tiếng phổ thông, một vài thứ tiếng của các dân tộc khác của Thái Nguyên như tiếng Tày, Nùng đã được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày Tiếng Tày và tiếng Nùng là tiếng nói chung không chỉ cho dân tộc Tày nùng mà người Dao, người Hoa, người Cao Lan, người Sán Dìu và cả người Kinh miền núi cũng sử dụng tiếng Tày như ngôn ngữ phổ biến trong khu vực

Trong số các dân tộc sống ở Thái Nguyên, chỉ có dân tộc Tày - Nùng là có chữ viết gọi là chữ Nôm Tày Chữ Nôm Tày gồm 17 loại chung nhất, phản ánh toàn bộ hệ thống chữ Nôm Tày hiện có mà chúng ta nắm được Giới nghiên cứu hiện nay cho rằng Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn- hai trí thức Tày nổi tiềng thời trung đại có thể nằm trong số những người đầu tiên sáng tạo ra chữ Nôm Tày Chữ Nôm Tày xét theo nguồn gốc hình thành có hai loại là loại vay mượn và loại tự tạo Loại vay mượn đều là những chữ nguyên khối, có nguồn gốc từ ba loại văn bản: văn bản Hán, văn bản Hán-Việt và văn bản Nôm Kinh, với những cách tiếp cận, chọn lọc và biến thể tinh

Trang 34

vi Chữ tự tạo có hai loại: chữ nguyên khối và chữ ghép Chữ nguyên khối là chữ được người ta dùng nguyên khối chữ Hán có sẵn, từ đó bằng cách viết tắt, gọt bỏ bớt các bộ phận mà tạo thành chữ mới Ngược lại, bằng cách thêm dấu phụ vào chữ Hán nguyên khối có sẵn, chữ Nôm Tày có tới năm dấu phụ Cách đánh dấu cũng có ước định cụ thể ở loại chữ ghép có tới ba nhóm nhỏ, trong đó giữa các yếu tố hình - âm - nghĩa, người ta có thể ghép âm với âm, nghĩa với nghĩa và âm với nghĩa Có tới 70% số chữ ghép âm với nghĩa trong các văn bản Nôm Tày thế kỉ 19 Đặc biệt còn có cách ghép lồng hai chữ Nôm Tày

với nhau tạo thành chữ Nôm Tày mới Ví dụ: "pỉ nọng = anh em; cừu vằn= ngày đêm "

Chữ viết Tày đã được nhà nước đưa vào giảng dạy trong trường học ở vùng Đông Bắc góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo nói chung Bên cạnh đó còn có những sáng tác văn xuôi, thơ bằng chữ Nôm Tày có chất lượng của các nhà văn, nhà thơ địa phương như: Nông Minh Châu,Vi Hồng, Nông Quốc Chấn, Ma Trường Nguyên

Về văn hoá, trên địa bàn Thành phố hiện có rất nhiều địa danh gắn với các di tích văn hoá Có thể kể đến: thành Nhà Mạc, đền Đội Cấn, đền Xương Rồng, chùa Đán, chùa Đồng Mỗ, nhà thờ Thái Nguyên Những địa danh này đã làm nên nét đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng của vùng

1.4 Địa danh thành phố Thái Nguyên: kết quả thu thập và phân loại

1.4.1 Kết quả thu thập

Căn cứ vào phạm vi, đối tượng, và nguyên tắc làm việc, chúng tôi đã thu thập được 1072 địa danh Số địa danh này gồm 40 loại, được phân bố rộng khắp địa bàn và xuất hiện trên nhiều địa điểm khác nhau Đương nhiên trên đây không phải là toàn bộ địa danh hiện diện trên địa bàn Vì mục đích nghiên cứu và hướng giải quyết vấn đề mà có những địa danh như tên gọi công ti, xí nghiệp, cơ quan, v.v không được chúng tôi đưa vào đối tượng khảo sát

Trang 35

1.4.2 Phân loại

Như phần đầu đã đề cập, chúng tôi sử dụng cách phân loại của tác giả Lê Trung Hoa Do vậy, địa danh thành phố Thái Nguyên được phân loại theo hai cách (dựa vào hai tiêu chí): tự nhiên - không tự nhiên và nguồn gốc ngôn ngữ

1.4.2.1 Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên * Địa danh tự nhiên

- Sơn danh: núi, đồi, hang, động - Thuỷ danh: hồ, bến, sông, kênh - Vùng đất phi dân cư: đồng, bãi

* Địa danh không tự nhiên - Địa danh cư trú:

+ Địa danh cư trú do chính quyền đặt: xã, phường, phố + Địa danh cư trú có từ thời phong kiến: làng, thôn, xóm,

- Địa danh chỉ công trình nhân tạo:

+ Địa danh chỉ các công trình giao thông: đường phố, cầu, ga, sân bay + Địa danh chỉ các công trình xây dựng: chợ, chùa, đền thờ

Để tiện theo dõi, chúng tôi trình bày cách phân loại này qua bảng phân loại với số liệu cụ thể:

Số thứ tự chính là số lượng loại hình địa danh thu thập được

Tần số: số lần xuất hiện của chúng chính là số lượng địa danh, nhưng không trùng với số lượng đối tượng vì có những đối tượng hoặc có nhiều tên gọi hoặc không còn tồn tại

Tiêu chí sắp xếp: căn cứ vào số lần xuất hiện từ cao xuống thấp của các danh từ chung Nếu tần số như nhau thì xếp theo thứ tự chữ cái của các danh từ chung đó

Trang 36

Bảng 1.1 Thống kê phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên

1

Tự nhiên

Sơn danh

Đồi 41 đồi Cao Xạ (G S)

10 Vùng đất nhỏ phi dân cư Đồng 40 đồng Rơm (Đ.Q) 11

Không tự nhiên

Địa danh cư trú do chính quyền đặt

Trang 37

Stt Nhóm Loại Tần số Ví dụ

21

Không tự nhiên

Địa danh các công trình

4 đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Thái Nguyên

40 Rạp chiếu bóng 1 rạp chiếu bóng nhân dân (T.V)

Trang 38

* Với cách phân loại theo thuộc tính đối tượng tự nhiên – không tự nhiên cho phép chúng ta nhận diện được những đặc điểm địa lí, văn hoá của địa bàn Thành phố Thái Nguyên là địa bàn có sự phân chia rõ rệt giữa nội thành và ngoại thành Ở nội thành xuất hiện nhiều các địa danh đường phố, tổ, chợ… những địa danh gắn nhiều với hoạt động thương mại Có 2 địa danh xuất hiện với tần số nhiều nhất đó là: tổ (515), đường (56) Còn ở ngoại thành lại tồn tại nhiều địa danh tự nhiên gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp như: đồng (40), xóm (133), đồi (41)…Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên còn là vùng đất hội tụ nhiều yếu tố văn hoá, phong tục tín ngưỡng qua các địa danh như: nhà thờ (6), chùa (5), đền (3), miếu (3), đình (3)…

1.4.2.2 Phân loại địa danh theo tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ (ngữ nguyên)

* Địa danh có nguồn gốc Hán – Việt: 197 trường hợp, chiếm 18,3%

Trong 197 địa danh đó, địa danh cư trú hành chính có 65 trường hợp, chiếm 33%; địa danh công trình xây dựng – giao thông có 115 trường hợp, chiếm 58,4%; địa danh chỉ đối tượng tự nhiên có 17 trường hợp, chiếm 8,6%

Địa danh có nguồn gốc Hán – Việt chiếm tỉ lệ tương đối lớn so với địa danh có nguồn gốc hỗn hợp và địa danh có nguồn gốc Tày Nùng Số lượng yếu tố Hán – Việt xuất hiện với tần số tương đối cao Các yếu tố này chủ yếu được dùng trong địa danh cư trú hành chính và công trình xây dựng – giao thông để phản ánh tâm lí, nguyện vọng hay để chỉ vị trí, phương hướng Đó là các yếu tố như: tân, kiệm, bắc, nam, đông, tây…

Mặc dù vẫn có một số yếu tố (âm tiết) Hán – Việt xuất hiện độc lập trong các địa danh đơn yếu tố nhưng phần lớn chúng xuất hiện trong tổ hợp gồm hai hoặc hơn hai từ tố kết hợp với nhau Điều này đúng thật với nguyên lí cấu tạo của từ Hán – Việt, bởi các yếu tố Hán không hoạt động tự do nên chúng phải kết hợp trong những từ song tiết Vì thế một từ Hán – Việt thường gồm hai hoặc hơn hai âm tiết kết hợp với nhau Trong khi đó, tiếng Việt nhiều âm tiết

Trang 39

trùng với từ Do vậy, khi tiếp nhận tiếng Hán và để phù hợp với tư duy của người Việt thì bộ phận lớn từ Hán – Việt được Việt hoá và chúng có giá trị tương đương với từ

Các yếu tố Hán – Việt có thể xuất hiện độc lập trong địa danh tự nhiên với mục đích chỉ tính chất, phương hướng, vị trí, hình thù của đối tượng

Ví dụ: đồi Nam (T Đức), bến Tượng (T V), miếu Khách (T Đức),

Các yếu tố Hán – Việt xuất hiện trong các địa danh biểu đạt nguyện vọng, ước mơ thường có cấu trúc đôi Loại cấu trúc này xuất hiện chủ yếu trong địa danh cư trú hành chính

Ví dụ: xã Quyết Thắng (Q Thắng), phường Tân Lập (T Lập), xóm Nam Sơn (T Cương), xóm Bắc Thành, Trung Thành, Nam Thành (Q Thắng)…

* Địa danh có nguồn gốc thuần Việt: 807 trường hợp,chiếm 75,2%

Trong 807 địa danh đó, địa danh cư trú hành chính có 582 trường hợp, chiếm 72%; địa danh địa hình tự nhiên có 85 trường hợp, chiếm 10,5%; địa danh công trình xây dựng – giao thông có 140 trường hợp, chiếm 17,5%

Ví dụ: xóm Mười (Q Thắng), xóm Mới, đồng Cầu Tre, đồng Cây Cọ (T Đức), cầu Tre, cầu Phao (T Duyên)…

Về số lượng âm tiết, loại địa danh có nguồn gốc thuần Việt có thể là đơn tiết và đa tiết:

- Địa danh thuần Việt đơn tiết: Trong tổng số 807 địa danh Thuần Việt, có 578 địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố thuần Việt đơn tiết trong tiếng toàn dân, chiếm 72% trong đó:

+ Địa danh tự nhiên: có 23 trường hợp, chiếm 4%

Sơn danh: đảo Cò, đảo Dê (T Cương), đồi Thông, đồi Si (T Đức) Vùng đất nhỏ phi dân cư: đồng Rơm (Đ Q), đồng Đình, đồng Ri (T Đức) Thuỷ danh: bến Than (Q V), ao Chùa, ao Dài (T Đức)…

+ Địa danh không tự nhiên: có 555 trường hợp, chiếm 96,%

Trang 40

Địa danh cư trú hành chính: xóm Mới (T Đức), xóm Động, xóm Cử, xóm Soi (L S), xóm 1, xóm 14 (P H)…

Địa danh chỉ công trình xây dựng – giao thông: miếu Ông, miếu Bà (T Đức), quốc lộ 3, chợ Bóp (T Thịnh), cầu Phao (T D)…

- Địa danh thuần Việt đa tiết: có 229 địa danh thuần Việt đa tiết trong tổng số 807 địa danh, chiếm 28% trong đó:

+ Địa danh tự nhiên: có 59 trường hợp, chiếm 26%

Sơn danh: đồi Chống Sét (G S), đồi Yên Ngựa (Q Trung), đảo Núi Cái, đảo Hang Rắn, núi Tiên Nằm, núi Đợi Chờ (T Cương)…

Thuỷ danh: hồ Ông Trấn (Đ Q), hồ Núi Cốc (T Cương), suối Loàng (G S), suối Cầu Giạt (T Đức)…

.Vùng đất nhỏ phi dân cư: đồng Cột Cờ, đồng Cầu Tre, đồng Rừng Nghè, đồng Sau Đình, đồng Xóm Trắng (T Đức)

+ Địa danh không tự nhiên: có 170 trường hợp, chiếm 74%

Địa danh cư trú do chính quyền đặt: xóm Lò Gạch, xóm Ao Sen, xóm Soi Mít, xóm cây Thị (T Đức)…

Địa danh chỉ các công trình giao thông: cầu Số 5 (T Long), cầu Làng Đanh (Q Triều),ngã tư Gang Thép, ngã ba Dốc Lim…

Địa danh chỉ công trình xây dựng: công viên Gang Thép (Tr.Thành), chợ Vó Ngựa (Tr.Thành), chợ Bờ Hồ (T.Lập)…

Về ý nghĩa, với địa danh có nguồn gốc thuần Việt, chúng ta có thể giải nghĩa từng yếu tố hay cả địa danh một cách tường minh và dễ dàng

Ví dụ: cầu Phao: là cầu ghép nổi trên mặt nước nhờ các phao hoặc vật nổi; đồi Yên Ngựa là đồi có hình dáng giống như chiếc yên ngựa…Tuy nhiên cũng có những địa danh thuần Việt được người dân địa phương gọi tên một cách tự nhiên cho nên rất khó có thể lí giải được ý nghĩa của nó

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:24

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. Thống kờ phõn loại địa danh theo tiờu chớ tự nhiờ n- khụng tự nhiờn - Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên

Bảng 1.1..

Thống kờ phõn loại địa danh theo tiờu chớ tự nhiờ n- khụng tự nhiờn Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 1.2. Thống kờ phõn loại địa danh theo tiờu chớ nguồn gốc ngụn ngữ - Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên

Bảng 1.2..

Thống kờ phõn loại địa danh theo tiờu chớ nguồn gốc ngụn ngữ Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.1. Thống kờ số lượng õm tiết trong thành tố chung của phức thể địa danh thành phố Thỏi Nguyờn - Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên

Bảng 2.1..

Thống kờ số lượng õm tiết trong thành tố chung của phức thể địa danh thành phố Thỏi Nguyờn Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.3. Thống kờ số lượng cỏc yếu tố (õm tiết) trong địa danh thành phố Thỏi Nguyờn  - Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên

Bảng 2.3..

Thống kờ số lượng cỏc yếu tố (õm tiết) trong địa danh thành phố Thỏi Nguyờn Xem tại trang 60 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan