Quản lý giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông cửu long đến năm 2020

40 854 7
Quản lý giáo dục hướng nghiệp trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông cửu long đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Đào tạo theo nhu cầu xã hội không chỉ là một yêu cầu đối với phát triển giáo dục nước ta hiện nay mà còn là cách thức vận động tất yếu của giáo dục do bản chất xã hội của nó qui định. Đào tạo theo nhu cầu xã hội được thực hiện với các mức độ và phương thức khác nhau tùy chức năng, nhiệm vụ của mỗi phân hệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với giáo dục trung học phổ thông (THPT), đào tạo theo nhu cầu xã hội là chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. Theo đó, để quản phát triển giáo dục nói chung, quản phát triển giáo dục THPT nói riêng có hiệu quả, các giải pháp quản phát triển giáo dục THPT phải phù hợp với tính qui luật nói trên của giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là một trong những mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển giáo dục nước ta hiện nay. Giáo dục THPT góp phần vào quá trình phát triển nguồn nhân lực cho xã hội bằng việc thực hiện các nội dung giáo dục nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Điều này đã được khẳng định trong Chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010 của nước ta. Phát triển giáo dục Phổ thông nhằm:“Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn Phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống” [17 ,tr.14]. Đối với giáo dục THPT “Thực hiện chương trình phân ban hợp nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn Phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sauTrung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp” [17]. 2 Các luận điểm nêu trên trong Chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia cho thấy, một trong những nội dung giáo dục quan trọng và có ưu thế trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực của giáo dục THPT là giáo dục hướng nghiệp. Giáo dục hướng nghiệp cho thế hệ trẻ (trong đó có học sinh THPT) là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Vì lẽ đó, Nghị quyết TW2 khóa VIII đã chỉ rõ “Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật tổng hợp- hướng nghiệp” [38, tr.6]. Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, công tác hướng nghiệp cũng đã được khẳng định:“…Thực hiện phương châm: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội. Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh Trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy tính…” [39]. Thực hiện mục tiêu của giáo dục THPT, giáo dục hướng nghiệp ở THPT không chỉ giúp điều chỉnh động cơ chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp của học sinh theo xu thế phân công lao động xã hội mà còn hướng tới việc sử dụng hợp lí tiềm năng lao động trẻ của đất nước, nâng cao năng suất lao động của xã hội; đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp họ phát huy hết năng lực, sở trường lao động, nâng cao hứng thú nghề nghiệp, phát triển khả năng sáng tạo trong lao động. Với ý nghĩa như vậy, việc tổ chức tốt và đảm bảo chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở THPT sẽ phát huy tối đa hiệu quả của nó, phục vụ có hiệu quả cho yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Tuy nhiên, mặc dù đã có những định hướng nêu trên nhưng công tác hướng nghiệp trong các trường Phổ thông ở nước ta còn nhiều hạn chế. Thực tiễn triển khai và quản công tác hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục nước ta cho thấy nhiều thách thức và vấn đề phức tạp đòi hỏi chính giáo dục phải tự khắc phục và tháo gỡ. Đó là những vấn đề khó khăn về chuyên môn của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng như những khó khăn trong quản nhà nước và quản tác nghiệp đối với hoạt 3 động này ở các trường THPT. Nhiều công trình nghiên cứu về hướng nghiệpPhổ thông đã khẳng định: công tác tư vấn, giáo dục nghề nghiệp cho học sinh Phổ thông ở nước ta hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, Bộ GD-ĐT đã quy định về chương trình dạy nghề, hướng nghiệp cũng như số tiết học cụ thể, nhưng hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề Phổ thông vẫn mang tính hình thức, thậm chí không được triển khai trong chương trình giáo dục ở nhiều trường học [58];[63];[56];[79]. Có một phức hợp các nguyên nhân khiến cho giáo dục hướng nghiệp THPT trong thời gian vừa qua chưa đạt mục tiêu mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là quản giáo dục hướng nghiệp THPT chưa hiệu quả. Quản giáo dục hướng nghiệp THPT chưa hiệu quả là do chưa nhận thức đầy đủ về các qui luật và tính qui luật của quản giáo dục, của giáo dục hướng nghiệp THPT để có những giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp THPT phù hợp với qui luật khách quan. Chẳng hạn, để thực hiện phát triển nguồn nhân lực, quản giáo dục THPT xác định nhiệm vụ phân luồng học sinh sau THPT. Các hoạt động của nhà trường nhằm phân luồng học sinh sau THPT đã được triển khai, nhưng trên thực tế, giáo dục THPT không tạo ra được các luồng học sinh như mong muốn. Điều này cho thấy, các luồng học sinh là do xã hội tạo ra (từ nhu cầu sử dụng nhân lực và cơ chế tuyển dụng nhân lực) và trường THPT cần chuẩn bị cho học sinh một cách tối ưu để có thể thích ứng (tham gia có hiệu quả) vào các luồng nhân lực mà xã hội đã tạo ra. Với phân tích trên, để giáo dục THPT thiết thực góp phần vào phát triển nguồn nhân lực và phát huy được ưu thế của giáo dục hướng nghiệp THPT trong nhiệm vụ này, quản giáo dục hướng nghiệp THPT cần phải được định hướng cụ thể hơn bởi các phương thức làm cho giáo dục phổ thông thực sự thực hiện đúng yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về quản giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực là một đòi hỏi cấp thiết nhằm tăng cường công tác quản đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, coi đó như khâu đột phá nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục THPT và phục vụ yêu cầu phát triển nhân lực của đất nước. 4 1.2. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Diện tích đất tự nhiên là 39.739 km 2 (bằng 12,1% diện tích toàn quốc). Dân số (với 31 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm chủ yếu, khoảng 92,3% tổng dân số, dân tộc có số lượng đứng thứ hai trong vùng là người Khmer, chiếm khoảng 6,4%, còn lại là các dân tộc ít người khác) tính đến năm 2009 là 17.179 nghìn người (bằng 20,02% dân số cả nước) 1 . Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng năm 2009 đạt 22%, năm 2010 ước đạt 22,7% (bình quân cả nước 25%) 2 . Cùng với sự phát triển chung của cả nước, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã và đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, phát huy các lợi thế, từng bước phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của vùng. Quá trình chuyển dịch đó đòi hỏi phải đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, tài chính, khoa học công nghệ, đặc biệt là nhân lực có trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật. Từ khi có Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL đến năm 2010 và Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg ngày 5/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010, giáo dục và đào tạo ĐBSCL đã có những chuyển biến với những bước phát triển quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong vùng và hội nhập với sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, còn nhiều khó khăn chung và khách quan, giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều điểm yếu, tồn tại, đó là: Chất lượng giáo dục thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH; hệ thống hạ tầng giáo dục còn thấp kém; việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển. Nhìn chung, nguồn lực của khu vực tuy có số lượng đông nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ hội nhập. Phần lớn lao động trong các ngành kinh tế chưa qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật chiếm 80%, một 1 Số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2009 2 Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh &Xã hội ngày 09/10/2009 5 bộ phận không nhỏ có trình độ học vấn thấp, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao (56%); lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ còn thấp. Yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của khu vực đến năm 2020 đòi hỏi nguồn nhân lực phải đảm bảo cơ cấu đến năm 2020 với những thay đổi khác với cơ cấu lao đông của giai đoạn 2001-2010 (lao động công nghiệp - xây dựng 16%, dịch vụ 34%, nông- lâm- ngư nghiệp 50%). Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dự trữ, đồng bằng sông Cửu Long hằng năm phải huy động 90% học sinh vào học THCS và 50% học sinh vào họcTrung học phổ thông (THPT) trong độ tuổi, phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo là 40 - 50% vào năm 2010 và 70% vào năm 2020. Điều đó đòi hỏi công tác quản giáo dục hướng nghiệp THPT tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phải được coi trọng và quan tâm đặc biệt. Cơ cấu lao động của giai đoạn 2011- 2020 chính là những luồng nhân lực được khu vực tạo ra, tác động đến xu thế chuẩn bị nguồn nhân lực trong khu vực. Đây chính là những định hướng cho các luồng học sinh sau THCS và THPT của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. Theo đó, nhiệm vụ của các trường THPT là chuẩn bị cho học sinh THPT sau tốt nghiệp có thể tham gia vào các luồng nhân lực được tạo ra bởi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Để thực hiện nhiệm vụ này, giải pháp cho giáo dục đồng bằng sông Cửu Long là đổi mới và phát triển giáo dục Phổ thông, coi việc nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả cao của giáo dục Phổ thông, đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp dạy nghề, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là điều kiện cơ bản và tiền đề để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Những phân tích trên đây về nhu cầu nhân lực của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và mối quan hệ giữa giáo dục Phổ thônggiáo dục nghề nghiệp do để tác giả lựa chọn đề tài : “Quản giáo dục hướng nghiệpTrung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu luận án. 2. Mục đích nghiên cứu 6 Đề xuất các giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp Trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản hướng nghiệp ở trường THPT trong mối quan hệ với yêu cầu phát triển nguồn nhân lựccác tỉnh ĐBSCL đến năm 2020. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh ĐBSCL đến năm 2020. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu xác lập được mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT với yêu cầu tạo nguồn nhân lực khu vực ĐBSCL thì sẽ đề xuất được các giải pháp quản tác động đồng bộ đến các thành tố mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục hướng nghiệpcác trường THPT khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho khu vực đến năm 2020. 5. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản giáo dục hướng nghiệp THPT của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2000 đến nay. - Tập trung đề xuất các giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT đồng bằng sông Cửu Long theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho khu vực đến năm 2020. Thử nghiệm tại các trường THPT tỉnh Đồng Tháp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở luận của việc xây dựng giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. 7 6.2. Đánh giá thực trạng quản giáo dục hướng nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long trong quan hệ với nhu cầu nhân lực của khu vực trong thời gian qua. 6.3. Đề xuất một số giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. 6.4. Thử nghiệm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp quản đã đề xuất. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Vận dụng quan điểm biện chứng, lịch sử và tiếp cận hệ thống để nghiên cứu, phân tích yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay và đề xuất giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực phát triển kinh tế-xã hội. 7.2 Các phương pháp nghiên cứu luận Các phương pháp như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá được sử dụng để khái quát các tri thức đã có trong các tài liệu về quan điểm giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục Phổ thông, giáo dục hướng nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu các công trình về quản giáo dục hướng nghiệp THPT trong nước và ngoài nước trong những điều kiện lịch sử cụ thể để đưa ra các luận cứ luận của vấn đề nghiên cứu. 7.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3.1. Phương pháp điều tra Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi được thực hiện nhằm thu thập thông tin về nhu cầu nhân lực của các địa phương và tìm hiểu nhu cầu, định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông tại các tỉnh triển khai nghiên cứu đề tài luận án. 8 7.3.2. Phương pháp phỏng vấn Thực hiện phỏng vấn với cán bộ quản giáo dục các Sở Giáo dục và Đào tạo để tìm hiểu nhận thức và ý kiến của họ đối với những giải pháp quản giáo dục THPT tại địa phương. Phương pháp cũng được sử dụng để đánh giá về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 7.3.3. Phương pháp quan sát Được sử dụng trong những tiết dự giờ tại các lớp học sinh THPT. Đây là những giờ học về giáo dục hướng nghiệp được tổ chức theo chương trình hiện hành trong nhà trường hiện nay. Kết quả của phương pháp nhằm xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT ở địa phương. 7.3.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Trên cơ sở thu thập thông tin của các trường THPT, tổng kết kinh nghiệm tổ chức, quản của các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu. Những kinh nghiệm được tổng kết sẽ là một trong những cơ sở để đề xuất các giải pháp quản khả thi nhằm phát triển giáo dục hướng nghiệp THPT tạo nguồn nhân lực tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 7.4. Các phương pháp xử số liệu Sử dụng phương pháp phân tích các số liệu, kết quả điều tra, đồng thời xác định các kết quả nghiên cứu. 8. Các luận điểm bảo vệ - Giáo dục hướng nghiệp nói chung, giáo dục hướng nghiệp THPT nói riêng có vai trò và ưu thế đối với phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước. - Để phát huy vai trò, ưu thế của giáo dục hướng nghiệp THPT đối với phát triển nguồn nhân lực, quản giáo dục hướng nghiệp THPT cần thực hiện theo định 9 hướng tạo nguồn nhân lực. Quản giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực là xuất phát từ yêu cầu tạo nguồn nhân lực của khu vực để thiết kế và tổ chức tác động một cách đồng bộ đến tất các các thành tố của giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt là các thành tố mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục hướng nghiệp. - Nếu quản giáo dục hướng nghiệp THPT được thực hiện theo định hướng tạo nguồn nhân lực thì giáo dục hướng nghiệp THPT ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ góp phần tạo nguồn nhân lực cho khu vực đến năm 2020. 9. Đóng góp của luận án 9.1. Về luận - Xác lập mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp THPT với yêu cầu tạo nguồn nhân lực, khẳng định vai trò và ưu thế của giáo dục hướng nghiệp THPT với yêu cầu tạo nguồn nhân lực; từ đó khẳng định tính tất yếu của quản giáo dục hướng nghiệp THPT với yêu cầu tạo nguồn nhân lực. - Xác định cụ thể các yếu tố của quản giáo dục hướng nghiệp THPT cần phải được thay đổi nhằm vận hành quá trình giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực. 9.2. Về thực tiễn - Chỉ rõ một trong những nguyên nhân khiến giáo dục hướng nghiệp THPT ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chưa hiệu quả là do quản giáo dục hướng nghiệpcác trường THPT chưa bám sát yêu cầu tạo nguồn nhân lực của khu vực; - Phân tích nhu cầu phát triển nguồn nhân lực các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 làm cơ sở cho công tác quản giáo dục hướng nghiệp THPT của các tỉnh ĐBSCL theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho địa phương. - Đề xuất được các giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp THPT ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho khu vực đến năm 2020. 10 10. Cấu trúc luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở luận về quản giáo dục hướng nghiệp THPT trong mối quan hệ với yêu cầu tạo nguồn nhân lực. - Chương 2: Thực trạng quản giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. - Chương 3: Giải pháp quản giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. . nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. - Chương 3: Giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh. pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp THPT theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. 6.4. Thử nghiệm để khẳng định

Ngày đăng: 04/12/2013, 14:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan