Những cách tân nghệ thuật trong truyện của a p sêkhôp

235 993 13
Những cách tân nghệ thuật trong truyện của a  p  sêkhôp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Giới nghiên cứu phê bình văn học Nga nói về nghệ thuật tự sự của Sêkhôp 2.1.1 Trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917 2.1.2 Từ năm 1917 đến cuối thế kỉ XX 2.2 Tình hình nghiên cứu Sêkhôp ở Việt Nam 2.2.1 Việc giới thiệu sáng tác của Sêkhôp ở Việt Nam 2.2.2 Giới nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam nói về nghệ thuật tự sự của Sêkhôp 3. Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6. Cấu trúc luận án Chương 1: TỰ SỰ ĐỔI MỚI CỦA SÊKHÔP 1.1 Quan điểm tự sự của Sêkhôp 1.1.1 Truyền thống và cách tân. Giao lưu và đối thoại 1.1.2 Hình thức cũ, hình thức mới 1.1.3 Khám phá Sự thật đời thường 1.2 Đổi mới cách kể chuyện 1.2.1 Người kể chuyện. Từ tự sự chủ quan tới tự sự khách quan 1.2.2 Biến cố và cốt truyện 1.2.3 Từ giọng điệu hài hước tới giọng điệu hài hước - trữ tình 4 6 6 6 10 17 17 19 31 31 32 33 34 35 35 40 42 48 48 57 63 1 1.3 Dòng chảy ngầm 1.3.1 Vận dụng các biện pháp truyền thống 1.3.2 Vận dụng nhạc điệu và các yếu tố của chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa tượng trưng Chương 2: NHÂN VẬT SÊKHÔP 2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của Sêkhôp 2.1.1 Thế giới nhân vật của Sêkhôp 2.1.2 Nhân vật trung tâm của Sêkhôp 2.1.3 Nhân vật tích cực của Sêkhôp 2.2 Phương pháp miêu tả tâm lý của Sêkhôp 2.2.1 Đặc điểm phương pháp miêu tả tâm lý của Sêkhôp 2.2.2 Độc thoại nội tâm trong truyện Sêkhôp 2.2.3 Phong cảnh trong truyện Sêkhôp 67 68 81 93 93 96 101 115 120 120 125 130 139 2 Chương 3: KHÔNG - THỜI GIAN TRONG TRUYỆN SÊKHÔP 3.1 Ý nghĩa của không - thời gian trong truyện 3.2 Không gian nghệ thuật trong truyện Sêkhôp 3.2.1 Không gian ước lệ 3.2.2 Không gian sinh hoạt 3.2.2.1 Không gian khép kín 3.2.2.2 Không gian mở 3.2.3 Không gian tâm lý 3.3 Thời gian nghệ thuật trong truyện Sêkhôp 3.3.1 Thời gian sinh hoạt 3.3.2 Thời gian lịch sử 3.3.3 Thời gian tâm lý KẾT LUẬN 139 143 143 146 146 162 168 171 172 176 182 192 198 199 3 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 217 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 4 1.1 A. Sêkhôp nói: “Tất cả những gì tôi viết sẽ bị quên đi sau 5-10 năm; nhưng những con đường do tôi khai phá sẽ còn nguyên vẹn và không bị xâm hại” [219,39]. Câu đầu tiên vừa là lời nói đùa, vừa thể hiện thái độ khiêm tốn của nhà văn bậc thầy. Câu thứ hai mang ý nghĩa rất sâu sắc và quan trọng. Sêkhôp coi mình là người khai phá ra những con đường mới và chính ở đây ông nhìn thấy đóng góp của mình đối với văn học. Vậy, những con đường mới đó là con đường nào? Đã hơn thế kỉ nay, giới nghiên cứu phê bình không chỉ ở nước Nga không ngừng nghiên cứu ông để nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện, chân xác hơn về con người, phong cách nghệ thuật của ông. 1.2 Sáng tác của Sêkhôp được bạn đọc khắp năm châu yêu mến và đón nhận. Ông là một trong những tác giả cổ điển được đọc nhiều nhất thế kỉ XX. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim. Theo kết quả khảo sát của tạp chí Ogonek (Nga), Sêkhôp nằm trong số 10 tác gia văn học kinh điển của thế giới có các tác phẩm được đưa lên màn bạc và truyền hình nhiều nhất, với 287 lần, ngang bằng với số lần các tác phẩm được dựng phim của Charles Dickens và chỉ ít hơn William Shakespeare (Báo Văn nghệ, số 10, ngày 6/3/2010). 1.3 Ở Việt Nam, độc giả làm quen với những tác phẩm của nhà văn Nga vĩ đại này từ hơn nửa thế kỉ nay. Kể từ đó, Sêkhôp luôn là một trong những nhà văn nước ngoài được đọc nhiều nhất, được yêu quý nhất ở Việt Nam bởi sự gần gũi với mỗi trái tim độc giả. Những sáng tác tiêu biểu của ông được đưa vào chương trình đại học và chương trình văn học lớp 11. 1.4 Sáng tác nghệ thuật của Sêkhôp giữ một vị trí, vai trò đặc biệt trong sự phát triển của văn học Nga và văn học thế giới. Hệ thống thi pháp của ông có tác động mạnh mẽ tới sáng tác của nhiều thế hệ các nhà văn. 1.5 Đánh giá cao đóng góp của Sêkhôp như một danh nhân văn hoá thế giới, UNESCO tuyên bố năm 2004 – năm kỉ niệm 100 năm ngày mất của nhà 5 văn là “năm Sêkhôp”. Ngay từ tháng giêng năm 2004, ở Nga và nhiều nước trên thế giới, các cuộc hội thảo với quy mô lớn về cuộc đời và sáng tác của nhà văn được tổ chức. Đặc biệt, từ 25 đến 29/6/2004 tại Mêlikhôvơ đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế “Một thế kỉ sau Sêkhôp” với sự tham gia của hàng trăm nhà hoạt động văn học đến từ 17 nước, trong đó có nhiều chuyên gia về Sêkhôp như Truđacôp, Xukhich, Kataep, Gitôvich, . Trong báo cáo mở đầu Hội thảo với nhan đề “Sự cách tân thể loại”, giáo sư A. P. Truđacôp khẳng định: “Không phải bất cứ một nghệ sĩ lớn nào cũng có thể được gọi là nhà cách tân, mà chỉ có những người mà về họ chúng ta có thể nói một cách chắc chắn rằng: sau nhà văn đó văn học trở nên hoàn toàn khác. 100 năm sau Sêkhôp cho thấy: ông chính là nhà văn như thế, người đã làm hay đổi bản đồ văn học không phải ở những tình tiết mà là một cách tổng thể” [204]. 1.6 Hiện nay vấn đề tự sự học ở Việt Nam rất được quan tâm. Nghiên cứu những đặc trưng nghệ thuật trong truyện Sêkhôp là góp thêm một ý kiến vào lĩnh vực nghiên cứu này. 1.7 Tình hình nghiên cứu nghệ thuật tự sự của Sêkhôp ở Nga và Việt Nam trong nhiều năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng với 544 truyện ngắn và truyện vừa (được in trong Toàn tập tác phẩm và thư từ gồm 30 tập, NXB Nauka, Maxcơva, 1974-1983) được thể hiện bởi phong cách kể chuyện bậc thầy thì còn nhiều bí mật nghệ thuật cần phải được khám phá và giải thích một cách khoa học. Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài Những cách tân nghệ thuật trong truyện của A. P. Sêkhôp với mục đích thử một cách tiếp cận sâu sắc, có tính hệ thống, để tìm hiểu, lý giải những đặc điểm của nghệ thuật viết truyện của Sêkhôp trên ba phương diện: tự sự đổi mới, nhân vật và không - thời gian. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Giới nghiên cứu phê bình văn học Nga nói về nghệ thuật tự sự của Sêkhôp 6 Năm 1886, tuyển tập “Những truyện ngắn sặc sỡ” của Sêkhôp ra mắt bạn đọc, ngay lập tức giới nghiên cứu phê bình văn học chú ý đến nó. (Trước đó, năm 1884, tập truyện ngắn đầu tiên của ông “Những câu chuyện của Menpômena” được xuất bản nhưng không gây sự chú ý). Trong nửa đầu những năm 90 thế kỉ XIX, Sêkhôp trở thành một trong những nhà văn được đọc nhiều nhất ở nước Nga. Những tác phẩm của ông thường xuyên xuất hiện trên các tạp chí “Người đưa tin phương Bắc”, “Tư tưởng Nga” và trên các tờ báo “Thời mới”, “Bản tin Nga”; những tập truyện ngắn riêng lẻ của ông được xuất bản và tái bản nhiều lần, gây tiếng vang lớn trong giới văn học. Từ đó đến nay, sáng tác của Sêkhôp được in tới hàng trăm lần bằng vài chục thứ tiếng khác nhau. Chúng tôi sẽ tổng hợp những đánh giá của giới nghiên cứu phê bình văn học Nga về nghệ thuật tự sự của Sêkhôp theo hai giai đoạn: giai đoạn trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917 và giai đoạn từ năm 1917 đến cuối thế kỉ XX. 2.1.1. Trước Cách mạng Tháng Mười năm 1917 2.1.1.1. N. K .Mikhailôpxki và giới phê bình dân tuý Sêkhôpnhững sáng tác của ông là một điều bí ẩn đối với giới nghiên cứu phê bình Nga trong một thời gian dài. Ngay cả đối với N. K. Mikhailôpxki – một nhà phê bình văn học lớn, có uy tín nhất, người đứng đầu giới phê bình dân tuý những năm 70 – 90 thế kỉ XIX, Sêkhôp cũng là một hiện tượng hết sức phức tạp, khó đánh giá. Trước tiên, cần phải khẳng định ưu điểm của Mikhailôpxki trong việc thừa nhận sức mạnh lớn lao của tài năng Sêkhôp. Ngay từ năm 1887, đọc tập truyện “Chạng vạng”, nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Ông Sêkhôp là một người tài năng, tài năng của ông ấy thật độc đáo và dễ thương”; năm 1900, ông lại khẳng định Sêkhôp là “một tài năng lớn, một tài năng thực sự” [161]. Nhưng 7 trong một thời gian dài, Mikhailôpxki không hài lòng với cách nhà văn trẻ xây dựng cốt truyện, cách nhà văn “bỏ mặc các nhân vật của mình trong những giờ phút kịch biến nhất” và phê phán Sêkhôp “không có tư tưởng”, “không có mục đích”, không có sự lựa chọn chủ đề, lên án thái độ dửng dưng của nhà văn đối với những gì được miêu tả, xem ông là một nhà văn viết với “dòng máu lạnh” [160]. Sau này, Mikhailôpxki đã thay đổi thái độ và cách đánh giá đối với những sáng tác của Sêkhôp, hài lòng với Câu chuyện tẻ nhạt, Phòng số 6, Nhà tu hành vận đồ đen, Trong khe núi, xem chúng là những tác phẩm chứng minh một thời điểm chuyển biến trong thái độ của nhà văn đối với hiện thực, mở ra một giai đoạn mới trong sáng tác của ông. Từ phía các nhà nghiên cứu theo các khuynh hướng khác, những lời phê phán Sêkhôp và sáng tác của ông cũng không kém phần “nóng nảy”. Đ. X. Mêrêgiơcôpxki khó chịu vì nhà văn quá chú ý đến những tình tiết vặt vãnh đời thường, “hoà tan” nhân vật vào trong môi trường bao quanh anh ta, và cho rằng nhân vật yêu thích nhất của Sêkhôp là “nhân vật – người thất bại”, là “người trí thức sa đoạ” [151]. Một trong những ý kiến phát biểu cực đoan nhất về Sêkhôpcủa L. Sêstôp (1866 - 1936). Nhà phê bình gọi Sêkhôp là “ca sỹ của sự tuyệt vọng”, cho rằng với những sáng tác của mình, nhà văn đã “giết chết niềm hi vọng của con người” [233]. 2.1.1.2. Các nhà văn tiến bộ cùng thời Sêkhôpnhững sáng tác của ông được các nhà văn chân chính đánh giá cao. Người đầu tiên chào đón tài năng của nhà văn trẻ với tất cả tấm lòng, người mà Sêkhôp coi là đã đánh tiếng chuông thức tỉnh cho mình là Đ. Grigôrôvich (1822 - 1899). Ngày 25 tháng 3 năm 1886, Grigôrôvich gửi cho Sêkhôp một bức thư nổi tiếng, nó có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc đời viết văn của nhà văn trẻ (Phụ lục 1). Nhà văn lão thành khâm phục “tính chính xác, chân thực tuyệt vời trong việc miêu tả nhân vật và thiên nhiên” của 8 Sêkhôp, khẳng định ở ông có “tài năng đích thực”, khen ngợi “khả năng phân tích nội tâm chính xác”, “tài nghệ trong miêu tả”, “khả năng tạo hình”, và tin tưởng Sêkhôp thuộc số những người viết được những tác phẩm xuất sắc, những tác phẩm nghệ thuật thực sự. Grigôrơvich nghiêm khắc đề nghị nhà văn trẻ tôn trọng “tài năng hiếm có” của mình, “giữ gìn ấn tượng cho những tác phẩm đã được cân nhắc kĩ, được viết ra không phải bằng một hơi, mà là trong những giờ phút hạnh phúc của trạng thái tinh thần” [168,175-176]. Bức thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Sêkhôp. Nó vừa khích lệ tinh thần vừa như thức tỉnh nhà văn có ý thức, trách nhiệm hơn đối với tài năng và những sáng tác của mình. Đại văn hào L. Tônxtôi và những nhà văn cùng thời như V. Kôrôlencô, V. Garsin, M. Gorki… cũng đánh giá rất cao tài năng của Sêkhôp. L. Tônxtôi mến Sêkhôp - con người “tuyệt vời, đáng mến” có “trái tim nhân hậu”, một người “rất, rất Nga”, “con người tuyệt mĩ, chân thành và trung thực” [193,148-157]. Tônxtôi ca ngợi tài năng Sêkhôp và tiếp nhận nghệ thuật của ông như một hiện tượng độc đáo và xuất sắc. Cảm phục kĩ thuật viết của nhà văn thuộc thế hệ đàn em, đại văn hào không ngần ngại so sánh ông với “mặt trời của thi ca Nga”, xem ông là “Puskin trong văn xuôi” và khẳng định: “giống như Puskin, ông đã đẩy hình thức lên phía trước, và đây là một công lao lớn” [193,156]. L. Tônxtôi cho rằng Sêkhôp là một trong số ít các nhà văn có thể “đọc đi đọc lại nhiều lần” và đã chọn ra 30 truyện của Sêkhôp mà ông cho là hay nhất [193,161]. Đại văn hào rất thích truyện ngắn Đusechka và viết lời bạt năm 1905, trong đó thể hiện cách tiếp cận khá thú vị về tác phẩm. V. Kôrôlencô - một nhà văn cùng thời với Sêkhôp được giới phê bình và độc giả đánh giá cao, đã nói về Sêkhôp như về một con người “yêu đời sâu sắc”, “một con người đầy quyến rũ, tài năng với cái nhìn vui vẻ vào cuộc sống” [203,35-38]. Trong thư gửi N. K. Mikhailôpxki năm 1888, Kôrôlencô 9 phát hiện nét tiêu biểu, ưu điểm cơ bản của Sêkhôp chính là ở khả năng miêu tả một cách chân thực, chứ không phải ở việc lựa chọn đề tài [178,622], và ghi nhận niềm hy vọng, niềm tin vào tương lai tươi sáng trong sáng tác những năm cuối đời của Sêkhôp. Nhà văn cùng thời V. Garsin coi tác giả truyện vừa Thảo nguyên là “nhà văn mới hạng nhất” và khẳng định: “những mẫu mực như vậy về ngôn ngữ, cuộc sống và sự mộc mạc trong văn học Nga chưa hề có”. Năm 1889, Garsin viết bài phê bình về Câu chuyện tẻ nhạt, ca ngợi khả năng quan sát tinh tế của Sêkhôp đối với đời sống tâm lý con người [151]. Cũng như L. Tônxtôi, M. Gorki phát hiện và yêu mến Sêkhôp bởi “trái tim trong sạch, có tính người chân chính”, “một con người lớn lao, thông minh, biết quan tâm đến mọi sự” [19,341-344]. Theo ông, sự độc đáo của tự sự Sêkhôp là “ở chỗ nào cũng phát hiện và nêu bật sự dung tục (пошлость)” [19,335]. Trong tiếng Nga, пошлость có nhiều nghĩa. Chúng tôi cho rằng biểu hiện rõ nét nhất, phổ biến nhất của пошлость trong sáng tác của Sêkhôp là thói nô lệ hay đầu óc nô lệ. Đây là điều khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất trong con người mà nhà văn suốt đời đấu tranh để loại bỏ. Khen ngợi “tài năng vĩ đại”, “tài năng mãnh liệt” của Sêkhôp, Gorki xem ông là “gương mặt vĩ đại sáng giá nhất” trong văn học Nga thời kì đó. Hai bài viết rất quan trọng của Gorki về sáng tác của Sêkhôp đều được viết năm 1900 sau sự xuất hiện của truyện ngắn Người đàn bà có con chó nhỏ (1899) và truyện vừa Trong khe núi (1900). Gorki nhấn mạnh “sức mạnh khủng khiếp” của tài năng Sêkhôp nằm ở việc ông viết sự thật, “không bao giờ tự bịa đặt ra bất cứ cái gì”. Bác bỏ ý kiến của Mikhailôpxki cho rằng ở Sêkhôp không có thế giới quan, tác giả khẳng định ở nhà văn “có một cái gì lớn hơn cả thế giới quan” [18,46-55]. Cũng như L. Tônxtôi, M. Gorki đặc biệt nhấn mạnh sự đổi mới căn bản trong chủ nghĩa hiện thực Sêkhôp, trong cách 10

Ngày đăng: 04/12/2013, 14:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan