Bài giảng Ca dao - Tục ngữ với Địa lí

12 1.6K 8
Bài giảng Ca dao - Tục ngữ với Địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN QUANG DIÊU  ĐỀ TÀI: CA DAO - TỤC NGỮ VỚI ĐỊA Giáo viên: Nguyễn Mạnh Hải  Năm học: 2009 - 2010 MỞ ĐẦU heo quan điểm giáo giục: “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội”. Trong công tác dạy học Địa thì việc gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống là hết sức cần thiết. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước khi khoa học khí tượng ra đời và phát triển ở Việt Nam, nhân dân lao động Việt Nam trong qúa trình lao động sản xuất đã quan sát tự nhiên và đúc kết nhiều kinh nghiệm qúi báu về dự báo thời tiết khí hậu và lưu truyền trong dân gian qua các câu ca dao, tục ngữ. Đề tài “Ca dao - Tục ngữ với Địa lí” trong dạy học góp phần giúp học sinh học địa hiểu rõ được cơ sở khoa học của các câu ca dao tục ngữ với các hiện tượng tự nhiên được lưu truyền trong dân gian, đồng thời qua đó đối chứng kiểm nghiệm kiến thức đã học trong sách vở với thực tế cuộc sống, từ đó giúp học sinh hứng thú say mê với môn học Địa lí, đồng thời lưu giữ những giá trị truyền thống của ông cha ta đã dày công đúc kết để lại cho con cháu đời sau những câu ca dao, tục ngữ. Với đề tài này huy vọng góp phần nâng cao chất lượng môn học Địa lí, trong quá trình viết không khỏi thiếu xót rất mong sự góp ý của qúy đồng nghiệp. T NỘI DUNG Cơ sở khoa học của hệ thống ca dao, tục ngữ dự báo thời tiết – khí hậu: Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn. Các qúa trình xảy ra rất phức tạp nhưng có quy luật nhất định. Khi quan sát thiên nhiên xung quanh, những biến đổi của các hiện tượng tự nhiên, qúa trình lâu dài, nhân dân ta đã đúc kết được những quy luật, biết được những dấu hiệu để từ đó có thể sử dụng để dự đoán được những biến đổi của thời tiết có thể tốt hay xấu đi, trời nắng ráo hay mưa bão . kinh nghiệm đó đã được nhân dân ta sáng tác thành những câu xúc tích, có vần điệu và dễ đi vào lòng người để lưu truyền. Trong thời đại hiện nay, các phương tện quan sát và dự báo thời tiết – khí hậu hiện đại, con người có thể dự báo chính xác các yếu tố thời tiết, khí hậu, nhưng đối với quảng đại quần chúng nhân dân thì kinh nghiệm dự báo thời tiết và khí hậu của dân gian hiện nay vẫn còn nhiều giá trị, vì nó có cơ sở khoa học của nó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất, cơ sở khoa học của các câu ca dao, tục ngữ mà họ sử dụng. Vậy để hiểu rõ bản chất khoa học của một số câu ca dao tục ngữ thông dụng đó như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu nghiên cứu. 1. Quan hệ giữa thực vật và thời tiết: * Mỗi khi thời tiết thay đổi thì một số loài thực vật như cỏ gà nhạy cảm với thời tiết nên hoạt động sinh thái của nó biến đổi. Nhân dân ta đã có câu tục ngữ sau để dự đoán thời tiết: - Cỏ gà mọc loang, cả làng đầy nước. - Cỏ gà loang lổ tức đổ mưa ngay. - Cỏ gà màu trắng điểm nắng đã hết. - Dù chỉ là cỏ gà Đang xanh hóa trắng ắt là có mưa. - Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. Vậy cỏ gà là loại thực vật gì mà nhân ta lại có nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết. Cỏ gà là một loài thực vật thuộc họ hòa thảo rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, khi độ ẩm không khí tăng, khí áp giảm (tức khả năng sắp có mưa), cỏ gà non đâm ra trắng hoặc mọc loang lổ trắng, xanh nên khi quan sát cỏ gà thì người ta có thể dự đoán sắp có mưa. * Loài tre cũng được quan sát để dự báo thời tiết. Chúng ta biết rằng tre thường mọc măng vào mùa hè, miền Bắc nước ta vào cuối hè đã bắt đầu có những cơn bão sớm, những thời kì đó măng phải dựa vào tre mới tránh được sự ngã gãy, nên: Đầu măng ngã gục vào hè Nương nhờ vào mẹ kẻo e bão về. Sang thu các búp măng non đã sang giai đoạn phát lộc để trở thành các “anh tre trẻ”. Đây cũng là thời kì bắt đầu sự xâm lấn của gió mùa cực đới đến nên: “Lá tre trồi lộc, mùa rét xộc đến”. 2. Quan hệ giữa động vật và thời tiết: * Động vật nhất là các loài côn trùng và các loài lưỡng cư khi độ ẩm hay áp suất không khí thay đổi thì hoạt động và nếp sống của chúng dễ dàng thay đổi. Trong các loài côn trùng thì kiến rất dễ thay đổi nếp sống khi độ ẩm không khí thay đổi, nên khi quan sát nếp sống của kiến thay đổi nhân dân ta có các câu tục ngữ dự báo thời tiết: - Kiến đen tha trứng lên cao Thế nào cũng có mưa rào rất to. - Kiến bò từ dưới lên cao Mang theo cơm gạo gây nên mưa rào. - Đường đi kiến đắp thành bờ Chẳng mưa thì gió còn ngờ vực chi. - Kiến cánh vỡ tổ bay ra Bão táp mưa sa tới gần. Kiến là loại côn trùng sợ nước sống ở dưới đất, trên các cành cây, trong các khe nứt của tường, nếu độ ẩm không khí thay đổi, ắt trời sắp mưa kiến phải di cư để lánh nạn, đặc biệt là kiến đen, kiến lửa, kiến mối, nên mỗi khi trời sắp mưa ta thường thấy kiến đen tha trứng tha mồi chạy từ thấp lên cao, kiến lửa bò từng đàn ra khỏi hang, hay trời sắp mưa kiến cánh vỡ tổ bay ra khắp nơi, đó là hiện tượng mà ai cũng có thể thấy được. Với các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, nhất là loài chuồn chuồn. Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu không khí có độ ẩm cao thì không thể bay cao được, nếu độ ẩm không khí thấp thì bay lên cao rất dễ dàng, nên : Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Những khi gió to, khí áp giảm, các loài có cánh khó tồn tại nên chuồn chuồn phải di cư để tránh gió, đặc biệt là gió bão: - Tháng tám heo mây, chuồn chuồn bay thì bão. Hay: Gió heo mây, chuồn chuồn bay thì bão. Tháng tám là tháng đầu thu, đây là thời kì bắt đầu hoạt động của cao áp Xibia, nước ta bắt đầu có những đợt gió mùa đông bắc sớm (tháng 8 ở đây có nghĩa là tháng 9 dương dịch) tức gió heo mây và đó cũng là thời kì bắt đầu hoạt động của bão ở lãnh thổ phía bắc nước ta, nên bão tháng tám (tháng 9 dương lịch) hễ thấy chuồn chuồn bay ắt sắp có bão. Đối với các loại lưỡng cư như ếch, nhái hay cóc có bộ da rất nhạy cảm với độ ẩm không khí, những lúc trời nắng nóng, các loài này thường nấp nơi mát mẽ để tránh nắng, khi độ ẩm không khí tăng lên, trời chuẩn bị có mưa, chúng nhảy ra ngoài kèm theo những tiếng kêu gọi bầy, bắt mồi và đây cũng là thời kì sinh sản của chúng . khi có nghiến răng, ếch nhái kêu thì nhất định trời sắp mưa nên dân gian có truyện cổ tích “Cóc kiện trời” hay các câu ca dao tục ngữ: Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa. Hay: Ếch kêu uôm uôm ao chuôm đầy nước. Loài ốc, cua tuy là loài sống ở nước, chỉ những lúc ẩm mát chúng mới nổi lên mặt nước hay bò lên các bụi cây để sinh sản: Ốc nổi bờ ao, mưa rào sắp đến. Hay: Cua bò lên cao thế nào cũng lụt. Chim én là loài chim thường xuất hiện, bay lượn trên bầu trời vào mùa xuân, nếu chim én bay lượn là là sát mặt đất, ta có thể dự đoán một hai hôm sau sẽ mưa. Chim én thực ra không có khả năng dự báo thời tiết nắng mưa, tuy nhiên vào những ngày xấu trời, không khí có nhiều hơi nước đọng cả bộ cánh của các loài côn trùng, làm tăng trọng tải bay của chúng nên chúng chỉ bay là đà sát mặt đất, mặt khác các loài sâu bọ và côn trùng cũng chui lên khỏi mặt đất hoạt động, nên chim én bay lượn sát mặt đất tìm mồi. Từ các hiện tượng đó mới có câu tục ngữ: Én bay thấp mưa ngập bờ ao Én bay cao mưa rào lại tạnh. Ngoài dự báo thời tiết thông qua việc quan sát sự thay đổi cách sinh hoạt của các sinh vật trong tự nhiên, nhân dân ta còn dựa vào việc quan sát các tập quán sinh hoạt các loài vật nuôi trong nhà: Trời đã sẩm tối rồi, Gà còn đi bới điểm trời sắp mưa. Khi thời tiết xấu, áp suất không khí giảm, độ ẩm tăng, các loài côn trùng bay ra khỏi tổ, các loài giun, dế bò lên mặt đất . đó là những mồi ngon của gà, nên gà mãi mê bắt mồi quên cả việc về chuồng, nên ta có thể đoán được gà về chuồng muộn là trời sắp mưa 3. Dự báo thừi tiết qua việc quan sát bầu trời: Màu sắc của các đám mây trên bầu trời có thể dự báo được mưa bão: - Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. - Ráng mở gà có nhà thì giữ. Vậy tại sao có ráng mở gà, đông bắc tía tía hồng hồng . Ráng mở gà là những đám mây màu hồng giống như mở gà, khi đám mây này xuất hiện trên đỉnh đầu thì có bão. Khi bão tới gần không khí, ở trong bão xáo động mạnh làm gia tăng những hạt nước nhỏ trong không khí. Ánh sáng Mặt Trời chiếu qua lớp không khí này sẽ bị tán xạ mạnh hơn, khiến các tia sáng màu hồng chiếu xuống cho ta nhìn thấy. - Thâm đông, hồng tây, dựng mây Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi. - Đông bắc tía tía hồng hồng Gọi con thủ thỉ bảo chồng nhỏ to Nhà em tìm kiếm cây to Chống nhà tránh bão đỡ lo sau này. Vì thâm đông, phía đông có các đám mây đôi lưu, hồng tây là phía tây có ráng hồng, dựng mây gió đổi hướng đông bắc. Như đã biết bão đổ bộ vào nước ta thường xuất hiện từ biển Đông (khu vực tay bắc Thái Bình Dương) thường theo hướng tây - bắc, tây, hay tây - tây bắc vào mùa hè khi chế độ gió của tâm áp thấp, phía đông nơi vị trí của bão, hệ thống mây đối lưu dày đặc xuất hiện nên thâm đông, không khí có độ ẩm rất lớn nên xuát hiện ráng ở chân trời tây. Khi thấy thâm đông, hồng tây, dựng mây có nghĩa là bão sắp đổ bộ vào nên hoãn ra khơi sau ba ngày bão tan mới đi. * Dự báo mưa: Chúng ta biết rằng Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của bán đảo. Cơ chế của hoàn lưu ưu thế trong năm là hướng đông hay đông bắc, nên trong mùa hè khi thấy hướng đông có sấm chớp, tức bầu trời đang xuất hiện các đám mây đối lưu và như vậy ắt sẽ có mưa giông nên mới có các câu tục ngữ: - Thâm đông thì mưa. - Chớp đông mưa giônmg tốt mạ. - Chớp đằng đông nước đồng tràn ngập. - Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. - Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Sóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa. Lại có những câu: - Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút. Hay: - Mây kéo xuôi tìm gàu mà tát Mây kéo ngược tìm cuốc phá bờ. Vì ở nước ta trong các thời kì khác nhau và trong các địa phương khác nhau, mùa mưa và nguyên nhân gây mưa cũng khác nhau. Đặc biệt là khu vực Trung Bộ có mùa mưa lệch pha so với cả nước do sự tác động của hoàn lưu gió mùa và địa hình dãy Trường Sơn. Trong thời kì hoạ đọng của gió mùa đông bắc và hoạt động của nhiễu động nhiệt đới trên Biển Đông, nhất là vào thu đông đem đến những trận mưa như trút nước. Vì vậy khi thấy đường di chuyển của mây từ biển vào là dự báo có mưa to, gây ngập lụt nên phải có biện pháp chống úng lụt. Còn thời kì hoạt động của gió Tây Nam do hiệu ứng phơn gây nên một mùa khô nắng nóng, tạo ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng nên khi thấy mây di chuyển theo hướng ra biển thì đấy là hướng của gió Tây Nam cần phải chống hạn. Có câu: Mây xanh thì nắng mây trắng thì mưa. Mây xanh là trời trong xanh không một bóng mây, bầu trời xanh thẳm do không khí ít hơi nước, ít bụi tia bức xạ Mặt Trời có bước sóng ngắn như xanh, lam, tím dễ bị tán xạ ra xung quanh làm cho bầu trời có màu xanh. Khi trời đầy mây sự tán xạ trên bầu trời chủ yếu do các hạt nước trong mây. Sự tán xạ đều như nhau đối với tất cả các bước sóng, bầu trời có màu trắng đục do tổng hợp của toàn bộ quang phổ ánh sáng trắng nên “mây xanh trời nắng, mây trắng trời mưa”. Như vậy mây đen, mây trắng đều có thể cho mưa. Ngoài quan sát màu sắc của bầu trời, các hiện tượng quang học xảy ra trong khí quyển để dự báo thời tiết mưa – bão. Nhân dân ta còn dựa vào đặc điểm của các tinh tú tren bầu trời để dự báo thời tiết: - Sao dày thì nắng, vắng sao thì mưa. - Đêm nào sao sáng xanh trời Đó là nắng ráo yên vui suốt ngày. Ban đêm trời nhiều sao hay ít sao, sao sáng hay mờ đều liên quan chặt chẽ tới tình hình bầu trời lúc đó. Khi trời nhiều mây, sao thường bị mây che khuất, mặt khác ánh sáng của sao chiếu qua các giọt nước cũng bị hấp thập một phần độ sáng, vì thế từ dưới đất nhìn lên là thấy bầu trời rất ít sao, sáng sáng của sao cũng ít hơn và ít sao, vắng sao là lúc thời tiết không tốt. Khi trời quang mây, hơi nước trong không khí tương đối ít, từ dưới đất nhìn lên ta thấy bầu trời nhiều sao, các ngôi sao cũng sáng hơn, trường hợp này thường thấy vào mùa hè tại những khu vực chịu ảnh hưởng của hệ thống cao áp nhiệt đới thống trị, không khí thường vận động đi xuống, nhiệt đọ tăng, độ ẩm tương đối giảm, không khí trở nên ổn định nên bầu trời xanh ngắt không mây. Ban đêm nguồn bức xạ nhiệt của Mặt Trời cung cấp không có, nhiệt độ mặt đất giảm nhanh chóng, tốc độ bốc hơi giảm, nhiệt độ không khí tầng bên dưới giảm thấp hình thành nên lớp nghịch nhiệt, không khí càng trở nên ổn định hơn, ta thấy được nhiều sao trên trời và sao sáng hơn. Vì vậy nên ban đêm ta thấy trời nhiều sao và sao sáng, như vậy ta có thể đoán được địa phương mình đang chịu ảnh hưởng của cao áp nhiệt đới, trời tạnh ráo, ít mây, nắng to. Lại có hiện tượng: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Câu tục ngữ này phản ánh thời gian chiếu sáng trong hai mùa, mùa hè thời gian được Mạt Trời chiếu sáng nhiều hơn mùa đông (mùa hè ngày dài, mùa đông ngày ngắn), hiện tượng này là hệ qủa đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Quỹ đạo vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời là hình gần tròn, trong quá trình vận động trục của nó luôn luôn nghiêng một góc 66 0 33’ và độ nghiêng này hầu như không thay đổi. Vào giữa mùa hạ (22/6), Trái Đất đến đầu mút của quỹ đạo, lúc này nửa cầu Bắc hướng về phía Mặt Trời, thời gian được chiếu sáng nhiều hơn thời gian khuất trong bóng tối, nên thời kì nay nửa cầu bắc có ngày dài hơn đêm (đêm tháng năm chưa nằm đã sáng). Tháng năm đây là tháng năm âm lịch tương đương tháng 6 dương lịch. Voà giữa mùa đông 22/12 Trái Đất đến đầu mút bên kia của hoàng đạo, nửa càu nam ngã về phía Mặt Trời nên nửa cầu bắc thời gian được chiếu sáng ít hơn thời gian khuất trong bóng tối, co đem dài hơn ngày “ngày tháng mười chơa cười đã tối”. Tháng mười ở đây là tháng âm lịch tương đương tháng 12 dương lịch. Nước ta nằm trong vĩ độ nhiệt đới của nửa ccàu bắc nên mùa hạ (tháng 6) ngày dài đêm ngắn mùa đông (tháng 12) ngày ngắn đem dài. Có câu: Nắng chóng trưa mưa chóng tối. Vì trời nóng cường độ bức xạ Mặt Trời trực tiếp cung cấp cho mặt đất lớn, vì bầu trời không mây nên ta cảm thấy ngày dài ra, ánh sáng Mặt Trời chói chang hơn, còn bầu trời mưa thì âm u, nhiều mây, lượng bức xạ Mặt Trời cung cấp cho mặt đất giảm và chủ yếu là bức xạ khuếch tán, nên ta cảm thấy thời gian được chiếu sáng hầu như ngắn lại (mưa chóng tối). * Nói về sản xuất nông nghiệp, ông cha ta có câu: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Lúa chiêm tức lúa sản xuất vụ chiêm ở miền bắc (từ tháng 2 đến tháng 6) lấp ló đầu bờ là lúa ở thời kì đẻ nhánh và làm đòng, sấm thường được hình thành vào mùa hè trong các đám mây dông, khi điện trường giữa vùng điện tích dương và vùng tích điện âm đạt đến mức độ nhất định thì sẽ xảy ra hiện tượng trung hòa điện tích, đồng thời phát ra tia lửa điện, hiện tượng phóng xạ tia lửa điện tao ra những luồng ánh sáng cực mạnh, đồng thời trên đường đi của ánh sáng sinh ra nhiệt độ rất cao khiến không khí cũng như hạt mây bị nung nóng và dãn nở đột ngột, từ đó phát ra âm thanh nổ rất lớn đó chính là sấm. Do trong quá trình phát ra tia lửa điện nung nóng không khí, nit[ tự do trong khí quyển được tổng hợp tạo ra muối nitơ, theo mưa dông rơi xuống, cung cấp một nguồn đạm của khí trời cho cây trồng, nên khi lúa đang đẻ nhánh và làm đồng nếu gặp những đợt mưa dông thì lúa sẽ phát triển tốt, khả năng cho một mùa bội thu. KẾT LUẬN Kinh nghiệm dự báo thời tiết của nhân dân ta được lưu truyền trong dân gian qua kho tàng ca daotục ngữ Việt Nam rất phong phú. Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng và phức tạp theo không gian và thời gian, phân hóa theo hướng đông tây , bắc nam và theo mùa. Thời tiết thực tế xảy ra do những biến đổi vật của các quá trình thay đổi trong khí quyển mang tính đại phương rõ rệt, tùy theo từng thời gian trong năm và từng địa phương nhất định mà thời tiết diễn biến khác nhau, có khi cùng một hiện tượng nhưng biểu hiện thời tiết mỗi nơi mỗi khác. Vì vậy các câu ca dao tục ngữ nói lên sự dự báo thời tiết chỉ thích hợp với địa phương này mà không thích hợp với địa phương khác. Mặc khác quy luật phân bố các đặc trưng của các yếu tố thời tiết – khí hậu được phản ánh trong các câu ca dao tục ngữ có tính chất trung bình, do đó không nên cứng nhắc áp dụng đẻ dự báo mà cần phải dựa trên quan sát thực tế kết hợp với việc thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết của Cục khí tượng thuỷ văn quốc gia, khu vực và địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, vì đây là dự báo thời tiết dựa trên các phương tện kỹ thuật chính xác đáng tin cậy. An Phước, ngày 01 tháng 02 năm 2009 DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Mạnh Hải [...]... Địa 7: - Bài tập 3 trang 96 - Bài 61 : Thực hành (Phần vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế) 2 Địa 8: - Bài tập 2 trang 80 - Bài tập 2 trang 129 - Bài tập 3 trang 135 3 Địa 9: - Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Bài 4 : Lao động và việc làm Chất lượng cuộc sống - Bài tập 2 trang 23 - Bài 10 : Thực hành (Phần bài 1) - Bài 12 : Sự phát triển và phân bố công nghiệp - Bài 13 : Vai trò, đặc điểm phất... phát triển và phân bố công nghiệp - Bài 13 : Vai trò, đặc điểm phất triển và phân bố của dịch vụ - Bài 15 : Thương mại và du lịch (Mục 2: Ngoại thương) - Bài 21 : Vùng Đồng bằng sông Hồng - Bài 23 : Vùng Bắc Trung Bộ - Bài tập 3 trang 120 - Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ - Bìa 37: Thực hành - Bài tập 3 trang 147 - Bài tập 2 trang 149 An Phước, ngày 01 tháng 03 năm 2010 Xác nhận của đơn vị Trường THCS Nguyễn... liệu thực hiện thiết bị dạy học: - Giấy decal - Giấy cactong - Nam châm - Thanh nhôm mỏng Tất cả những vật liệu này phần lớn là vật liệu tận dụng và phần còn lại cũng dễ mua nên thiết bị có giá thành thấp B Qui trình sử dụng: Đây là một thiết bị có kích thước thích hợp với bài dạy trên lớp Giáo viên điều chỉnh các thanh phân chia theo tỉ lệ % thích hợp với bài dạy hoặc bài tập Tùy theo các thành phần... nhiều bài liên quan đến biểu đồ về cơ cấu từ lớp 7, 8, 9 Các thao tác thực hiện của giáo viên giúp học sinh dễ nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ hơn, học sinh cũng có thể thực hiện được Điều tiện lợi nữa là khi học sinh làm chưa chính xác giáo viên có thể điều chỉnh ngay một cách dễ dàng và điều đó giúp học sinh rèn luyện tốt hơn kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn hơn C Giảng dạy môn Địa lí: 1 Địa 7: - Bài. .. ít theo yêu cầu của bài Dùng bút lông xóa được làm kí hiệu Các kí hiệu và tên biểu đồ giáo viên có thể ghi trên bản sẽ thuận tiện hơn Phía sau biểu đồ hình tròn có các thanh phụ kiện dùng để thêm vào nếu biểu đồ có nhiều thành phần, tâm đường tròn phía sau gắn một nam châm để có thể cố định trên bản Các thanh có thể dùng tay tháo rời ra hoặc lắp ghép một cách dễ dàng Khi chuyển qua bài khác Giáo viên . câu ca dao, tục ngữ. Đề tài Ca dao - Tục ngữ với Địa lí trong dạy học góp phần giúp học sinh học địa lí hiểu rõ được cơ sở khoa học của các câu ca dao tục. C. Giảng dạy môn Địa lí: 1. Địa lí 7: - Bài tập 3 trang 96. - Bài 61 : Thực hành (Phần vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế) 2. Địa lí 8: - Bài tập 2 trang 80. - Bài

Ngày đăng: 04/12/2013, 04:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan