Bài soạn giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp

49 8.3K 76
Bài soạn giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Ngày thực hiện: Hoạt động: TỔ CHỨC BÌNH BẦU CÁN BỘ LỚP I. Mục tiêu hoạt động: 1. Nhận thức: - Học sinh hiểu nhiệm vụ và quyền lợi của học sinh, thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này. - Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống trường, lớp. 2. Kỹ năng : - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp và ứng xử; Kỹ năng nhận thức và điều chỉnh hành vi; Kỹ năng trao đổi và làm việc theo nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực hợp tác trong mọi hoạt động, tự xác định trách nhiệm của bản thân để hồn thành tốt nhiệm vụ, biết sử dụng các biện pháp hợp lí, có hiệu quả để hồn thành nhiệm vụ. II. Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động: 1. Nội dung: - Báo cáo tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp năm lớp 8 và đưa ra phương hướng năm mới. - Bầu cán bộ lớp. 2. Hình thức và phương pháp: a. Hình thức: - Thảo luận, biểu diễn văn nghệ, bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết. b. Phương pháp: - Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: - Ban cán sự lớp chuẩn bị bản báo cáo tổng quát kết quả hoạt động của lớp, của cá nhân, những thuận lợi, khó khăn trong năm học lớp 8 và vai trò của đội ngũ cán bộ lớp. - Một bản phương hướng hoạt động và yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ lớp ở năm học cuối cấp, phiếu bầu. - Một số tiết mục văn nghệ. b. Tổ chức: - Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động, giao lớp trưởng chủ trì họp đội ngũ cán bộ (năm học lớp 8) và thống nhất: + Mỗi cán bộ lớp chuẩn bị bản báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động của mình trong năm lớp 8. + Lớp trưởng : Viết bản báo cáo kết quả hoạt động của lớp năm lớp 8 và vai trò của đội ngũ cán bộ. + Lớp phó học tập : Viết bản phương hướng hoạt động và yêu cầu của cán sự lớp, học sinh lớp trong năm học cuối cấp. - Thống nhất chương trình hoạt động: Nghe báo cáo, Thảo luận, Bầu cán bộ lớp, Văn nghệ. - Phân công: + Điều khiển chương trình. + Thư kí. + Phụ trách văn nghệ. + Trang trí lớp. + Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. IV. Tiến trình hoạt động: 1. Họat động mở đầu: - Hát tập thể: “Lớp chúng mình”. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động. 2. Họat động 1: Xây dựng phương hướng họat động của ban cán sự lớp trong năm học mới. - Người dẫn chương trình giới thiệu từng cán sự lớp báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân. - Báo cáo tổng kết hoạt động của lớp năm qua. - Thông qua dự thảo phương hướng hoạt động của lớp. - Sau mỗi báo cáo, người điều khiển tổ chức đặt câu hỏi thảo luận, hướng cả lớp đóng góp ý kiến. - Các tổ thảo luận, phát biểu ý kiến. - Thư kí ghi nhận và tổng hợp ý kiến. 3. Họat động 2: Tổ chức bầu cán bộ lớp: - Người điều khiển nêu lại tiêu chuẩn từng chức danh, sau đó đề nghị tự ứng cử và đề cử danh sách mới. - Thống nhất hình thức bầu cử là biểu quyết hay bỏ phiếu kín. - Tiến hành bỏ phiếu và công bố kết quả. - Đội ngũ cán bộ lớp mới ra mắt lớp, nhận nhiệm vụ và cử đại diện phát biểu ý kiến xứng đáng là đội ngũ cốt cán của lớp. - Người phụ trách văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen lẫn trong buổi thảo luận, báo cáo. 4. Hoạt động kết thúc: - Người điều khiển mời GVCN phát biểu ý kiến và nhận xét hoạt động. - Giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, động viên ban cán sự thực hiện tốt nhiệm vụ. V. Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức: Giáo viên đánh giá qua quan sát thực tế. - Nội dung: Sự quan sát của giáo viên đối với sự tham gia họat động thảo luận và đóng góp ý kiến của học sinh. VI. Dặn dò: Chuẩn bị họat động tiếp theo “Tìm hiểu truyền thống nhà trường”. Giáo viên gợi ý hình thức họat động: - Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường. - Biểu diễn văn nghệ. - Thảo luận để phát huy truyền thống nhà trường. VI. Rút kinh nghiệm: . . . . CHỦ ĐIỂM THÁNG 9: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG Ngày thực hiện: . Hoạt động: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu họat động: Nhận thức: - Giúp học sinh hiểu được truyền thống của nhà trường sau 3 năm học tập, rèn luyện. - Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp đó của nhà trường. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp và ứng xử; Kỹ năng trao đổi và làm việc theo nhóm; Kỹ năng nhận thức và điều chỉnh hành vi; Kỹ năng giải quyết vấn đề. Thái độ: Giáo dục học sinh biết trân trọng những truyền thống tốt đẹp của trường và tự hào khi là học sinh của trường đồng thời các em phấn đấu để phát huy truyền thống ấy. II. Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động: 1. Nội dung: - Những truyền thống của nhà trường. - Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc phát huy truyền thống của trường. - Kế hoạch và biện pháp của mỗi cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống của trường. - Văn nghệ: ca ngợi trường, lớp. 2. Hình thức và phương pháp hoạt động: a. Hình thức: Thi hái hoa dân chủ, thảo luận và biểu diễn văn nghệ. b. Phương pháp: Thảo luận nhóm, hội thi, giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Phương tiện: - Mỗi tổ chuẩn bị những tư liệu về truyền thống nhà trường: danh hiệu trường, những thầy cô đạt danh hiệu Giáo viên giỏi, các gương thầy cô mẫu mực, tư liệu về học tập của các thế hệ học sinh của trường, học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi, gương học sinh vượt khó vươn lên, cựu học sinh của trường thành đạt… Tư liệu của trường về truyền thống hoạt động thể dục-thể thao, các hoạt động xã hội… để tham gia cuộc thi của hoạt động. - Bản kế hoạch và biện pháp phát huy các truyền thống của trường, lớp (cá nhân, tổ, lớp). - Các tiết mục văn nghệ: đơn ca, tốp ca, thơ. Các tổ trưởng đăng ký cho cán bộ phụ trách văn nghệ. 2. Tổ chức: Giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu định hướng nội dung, kế hoạch hoạt động và giúp học sinh chuẩn bị các câu hỏi thi, đáp án. Học sinh: - Cán sự lớp họp để thống nhất chương trình và phân công: + Điều khiển chương trình. + Phụ trách văn nghệ. + Trang trí. + Cử ban giám khảo. + Mỗi tổ cử 3 học sinh tham gia thi. + Thư kí. + Viết bản thu hoạch và biện pháp của lớp. + Viết bản thu hoạch và biện pháp của tổ: 4 tổ trưởng. + Ban tổ chức chuẩn bị câu hỏi, đáp án. IV. Tiến hành hoạt động: 1. Họat động khởi động: - Hát tập thể: Mái trường mến yêu. - Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo, ban cố vấn. 2. Họat động 1: Tìm hiểu về truyền thống của trường. - Mời 4 đội thi và vị trí và tự giới thiệu. - Thông báo thể lệ cuộc thi. - Người điều khiển mời lần lượt từng đội thi lên bắt thăm câu hỏi và thảo luận trong đội để trả lời. - Nêu đội chọn câu hỏi mà không trả lời được thì mời đội thi khác có thể bổ sung. - Người điều khiển xin ý kiến ban giám khảo và ban cố vấn. - Ban giám khảo công bố điểm và thư kí ghi lại. - Trong quá trình thi, người điều khiển dành vài câu hỏi cho cổ động viên. - Người điều khiển văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ mà các tổ đã đăng kí xen kẽ trong khi thi. 3. Họat động 2: Xây dựng kế hoạch, biện pháp phát huy truyền thống trường: - Người điều khiển mời cá nhân đưa ý kiến về kế hoạch, biện pháp phát huy truyền thống của trường. - Các tổ thảo luận dự thảo của tổ đã xây dựng và đại diện tổ báo cáo, các tổ đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng trình bày kế hoạch của lớp, cả lớp thảo luận đóng góp ý kiến và đi đến thống nhất chung. 4. Họat động kết thúc: - Thư kí tổng hợp kế hoạch của lớp và công bố hạng của từng đội thi. - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến chốt lại những truyền thống nổi bật của trường, lớp và nhắc nhở học sinh giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp theo kế hoạch của lớp. - Người điều khiển tuyên bố kết thúc hoạt động. - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét buổi họat động. V. Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức: Giáo viên đánh giá qua quan sát thực tế. - Nội dung: Sự quan sát của giáo viên đối với tinh thần, thái độ tham gia họat động của học sinh. VI. Dặn dò: Chuẩn bị họat động tiếp theo “Tổ chức lễ giao ước thi đua”. Giáo viên gợi ý hình thức họat động: thảo luận; Đăng ký thi đua học tốt; Biểu diễn văn nghệ. VII. Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN - HỌC GIỎI Ngày thực hiện: Hoạt động: « TUẦN LỄ MẸ VIỆT NAM »- NGÀY TRUYỀN THỐNG 20/10- NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM I. Mục tiêu hoạt động: * Nhận thức: - Giúp học sinh nắm vững sự thành lập của hội liên Hiệp phụ nữ Việt Nam. Tiếp nối truyền thống mẹ Việt Nam anh hùng. - Học sinh ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên, xứng đáng với tấm lòng của các bà mẹ VN anh hùng, hy sinh vì tổ quốc. * Kỹ năng sống: - Rèn cho học sinh kỹ năng giao tiếp và ứng xử; kỹ năng trao đổi và làm việc theo nhóm; kỹ năng nhận thức và điều chỉnh hành vi; kỹ năng giải quyết vấn đề; đặt mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu. * Thái độ: - Rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; giáo dục học sinh ý thức tự giác học tốt để đạt chỉ tiêu đề ra. II. Nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động: 1. Nội dung: - Tuyên truyền ngày thành lập Hội Liên Hiệp phụ nữ VN. Nêu gương một số bà mẹ VN anh hùng. - Một số tiết mục văn nghệ. 2. Hình thức và phương pháp hoạt động: a. Hình thức: - Thảo luận và đưa ra các hoạt động cá nhân học tập tốt, biểu diễn văn nghệ. b. Phương pháp: - Phương pháp thảo luận, giao nhiệm vụ, giải quyết vấn đề. III. Chuẩn bị hoạt động: 1. Về phương tiện: - Bản thuyết minh về ngày thành lập HLHPNVN. - Một số tiết mục văn nghệ. 2. Về tổ chức: - Giáo viên chủ nghiệm nêu yêu cầu, kế hoạch, thời gian tổ chức “Tuyên truyền ngày 20/10. - Giao nhiệm vụ cho cán sự lớp, tổ để xác định những chỉ tiêu thi đua. - Thống nhất với cán sự lớp về chương trình và phân công: + Điều khiển chương trình. + Phụ trách văn nghệ. + Thư kí. + Trang trí. + Chuẩn bị và đọc chương trình hoạt động, bài tuyên truyền. - Mỗi học sinh nêu chỉ tiêu thi đua của cá nhân về chuyên cần, thực hiện tốt nội qui học tập; chuẩn bị học bài, bài tập, phát biểu ý kiến xây dựng bài, trung thực trong học tập, kết quả các môn học…để học tấp tốt. IV. Tiến hành hoạt động: 1. Hoạt động khởi động: - Hát tập thể. - Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình. 2. Hoạt động 1: Thông qua Bài tuyên truyền ngày 20/10 3. Hoạt động 2: Văn nghệ giữa các tổ. 4. Hoạt động kết thúc: - Lớp trưởng nhận xét và thay mặt lớp khẳng định về quyết tâm thực hiện . - Giáo viên chủ nhiệm động viên và gợi ý cho học sinh thực hiện , nhận xét hoạt động. V. Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức: Đánh giá qua quan sát thực tế. - Nội dung: Sự quan sát của giáo viên đối với thái độ tham gia hoạt động thảo luận, đóng góp ý kiến . VI. Dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị hoạt động tiếp theo: “Tôn sư trọng đạo, Lễ phép với thầy cô, Đoàn kết với bạn bè. » - Gợi ý hình thức hoạt động: mỗi tổ chuẩn bị một bài viết tri ân thầy cô và biểu diễn văn nghệ. VII. Rút kinh nghiệm: . . . . CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN - HỌC GIỎI Ngày thực hiện: Hoạt động: TÌM HIỂU NỘI DUNG THƯ CỦA BÁC HỒ GỬI CHO NGÀNH GIÁO DỤC NGÀY 15/10. HỘI VUI HỌC TẬP I. Mục tiêu hoạt động: 1. Nhận thức: Giúp học sinh: - Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục; được học tập để hình thành và phát triển tài năng, nhân cách; quyền được biểu đạt ý kiến về những tư tưởng của Bác Hồ đối với sự phát triển của thiếu nhi. - Hiểu việc tiếp nhận thông tin và làm cho các bạn biết quan điểm của mình về những tư tưởng của Bác Hồ về quyền trẻ em đối với sự phát triển của thiếu nhi. - Thấm nhuần những lời dạy trong Thư của Bác. [...]... kết thúc hoạt động và mời đại biểu tham dự phát biểu ý kiến - Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét hoạt động V Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức đánh giá: Đánh giá qua sản phẩm và qua quan sát thực tế - Nội dung: Giáo viên dụa vào sản phẩm học sinh trưng bày và tinh thần thái độ học sinh tham gia trong buổi họat động để đ1nh giá VI Dặn dò: - Giáo viên thông báo cho học sinh chuẩ bị họat động tiếp... học sinh về nội dung hoạt động, động viên học sinh cố gắng học tập, rèn luyện theo Thư Bác Tuyên dương các cá nhân và tổ xuất sắc V Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức: Đánh giá qua quan sát thực tế - Nội dung: Sự quan sát của giáo viên đối với thái độ tham gia hoạt động thảo luận, đóng góp ý kiến và nội dung trả lời câu hỏi VI Dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị hoạt động tiếp theo: Thảo... khiển mời 1 thầy (cô) đại biểu phát biểu - Lớp trưởng đại diện lớp hứa quyết tâm thực hiện kế họach đã đề ra - Người điều khiển tổng kết, nhận xét hoạt động - Giáo viên chủ nhiệm động viên để học sinh thực hiện tốt các biện pháp đã nêu và nhận xét buổi hoạt động V Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức: Đánh giá qua quan sát thực tế, qua sản phẩm - Nội dung: Giáo viên dựa vào kết quả sưu tầm của học... tổng kết điểm từng tổ - Cuối cùng, lớp trưởng đọc bản “Lời hứa danh dự” của lớp 3 Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ: - Lớp phó văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị 4 Hoạt động kết thúc: - Ban giám khảo công bố kết quả của các đội thi - Người điều khiển tuyên bố kết thúc hoạt động, nhận xét hoạt động và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về sự... Họat động kết thúc: - Thư ký tổng hợp kết quả thi giữa các đội và công bố thứ hạng - Lớp trưởng đại diện lớp tóm tắt cá biện pháp để học sinh lớp phát huy truyền thống dân tộc - Người điều khiển tuyên bố kết thúc họat động và mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét họat độngđộng viên học sinh phát huy truyền thống dân tộc V Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức: Đánh giá... “Lời hứa danh dự” của lớp + Các tổ chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ - Tổ trưởng đôn đốc, nhắc nhở các tổ viên tìm hiểu các nội dung theo yêu cầu hoạt động IV Tiến hành hoạt động: 1 Hoạt động mở đầu: - Hát tập thể “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu về nội dung Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục: - Đọc thư của... duy sáng tạo 3 Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức trân trọng, biết ơn thầy, cô giáo biết ứng xử có văn hóa với thầy, cô II Nội dung hình thức và phương pháp hoạt động: 1 Nội dung: - Những kỷ niệm sâu sắc của học sinh qua 4 năm học cấp THCS với thầy, cô - Một số bài thơ, bài văn, bài hát ca ngợi mái trường, thầy cô do học sinh tự sáng tác - Các thành tích họat động trong tháng 11 của học sinh - Các bài. .. “Trường lớp xanh – sạch – đẹp” và lấy ý kiến biểu quyết Thống nhất kế hoạch triển khai 3 Hoạt động 2: Tìm hiểu ngày 9/1 - Gôi cá nhân hs nêu ý nghĩa của ngày 9/1 - Lớp phó văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị xen kẽ trong hai hoạt động 4 Hoạt động kết thúc: - Người điều khiển mời đại biểu phát biểu ý kiến về vấn đề thảo luận của lớp và nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động. .. nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, động viên khuyến khích học sinh chủ động tham gia tích cực trong các hoạt động tập thể Đồng thời động viên, nhắc nhở cả lớp thực hiện tốt kế hoạch vừa xây dựng, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường V Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức: đánh giá dựa vào quan sát thực tế - Nội dung: giáo viên quan sát tinh thần, thái độ,... - Đại diện lớp tặng hoa cho đại biểu 4 Họat động kết thúc: - Ban tổ chức nhận xét chung về kết quả tìm hiểu của các tổ - Trao phần thưởng cho tổ có kết quả tìm hiểu xuất sắc - Lớp trưởng đại diện lớp cám ơn sự giúp đỡ, tham gia của đại biểu, giáo viên chủ nhiệm - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và động viên học sinh thực hiện tốt kế họach đã nêu V Đánh giá kết quả hoạt động: - Hình thức: Đánh giá dựa . phương pháp hoạt động: 1. Nội dung: - Báo cáo tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp năm lớp 8 và đưa ra phương hướng năm mới. - Bầu cán bộ lớp. 2. Hình. kết quả hoạt động của mình trong năm lớp 8. + Lớp trưởng : Viết bản báo cáo kết quả hoạt động của lớp năm lớp 8 và vai trò của đội ngũ cán bộ. + Lớp phó

Ngày đăng: 03/12/2013, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan