Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai

151 2.2K 12
Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHAN THỊ HẰNG LỄ CẤP SẮC TANG MA CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực chưa được ai công bố. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Phan Thị Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Duy Tiến, cùng các thầy cô trong tổ lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở văn hóa, thể thao du lịch tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bảo Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn. Trong thời gian đi thực tế luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các già làng, trưởng bản, thầy cúng những người cung cấp thông tin nhiều xã trong huyện Bảo Thắng. Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập hoàn thành luận văn. Tác giả Phan Thị Hằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 0 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 3. Đối tượng, phạm vi mục đích nghiên cứu . 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 3.3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu nhiệm vụ của luận văn 5 4.1. Phương pháp nghiên cứu 5 4.2. Nhiệm vụ của luận văn . 5 5. Nguồn tài liệu . 5 6. Đóng góp của luận văn 6 7. Bố cục luận văn . 6 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TUYỂN HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI 7 1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên huyện Bảo Thắng 7 1.2. Người Dao Tuyển Bảo Thắng 12 1.2.1. Địa bàn cư trú nguồn gốc lịch sử của người Dao Tuyển huyện Bảo Thắng . 12 1.2.2. Đời sống kinh tế, xã hội của người Dao Tuyển Bảo Thắng 15 Chương 2. LỄ CẤP SẮC TANG MA CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI . 30 2.1. Lễ tục cấp sắc của người Dao Tuyển 30 2.1.1. Quan niệm về sự trưởng thành . 30 2.1.2. Lễ cấp sắc của người Dao Tuyển . 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 2.1.3. Ý nghĩa của lễ cấp sắc 78 2.1.4. Một số biến đổi ngày nay . 80 2.2. Lễ tục tang ma của người Dao Tuyển . 81 2.2.1. Quan niệm về hồn cái chết 81 2.2.2. Lễ tục tang ma . 82 2.2.3. Để tang những kiêng kỵ 103 2.2.4. Một số biến đổi trong tang ma . 105 Chương 3. NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG LỄ CẤP SẮC TANG MA CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN 108 3.1. Giá trị trong lễ cấp sắc tang ma . 108 3.1.1. Giá trị lịch sử . 108 3.1.2. Giá trị nhân văn . 109 3.1.3. Giá trị nghệ thuật . 115 3.1.4. Giá trị cố kết cộng đồng . 118 3.2. Những yếu tố phi giá trị . 118 3.3. Bảo tồn phát huy những giá trị trong đời sống . 119 KẾT LUẬN . 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 Phụ lục . 131 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất. Văn hóa là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại tương lai của một dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước giữ nước, mỗi dân tộc đã tạo dựng cho mình một lâu đài văn hóa đồ sộ, một truyền thống văn hóa riêng để phân biệt với các dân tộc khác. Những giá trị văn hóa đó tạo nên bản sắc văn hóa tộc người, làm thành những chuẩn mực để phân biệt tộc người này với tộc người kia. Nếu dân tộc nào để mất đi văn hóa truyền thống của mình thì nó không còn là một cộng đồng tộc người riêng biệt nữa. Dân tộc Dao là một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên đất nước Việt Nam. Trong các tộc người thiểu số nước ta, người Dao có dân số khá đông, xếp vào hàng thứ 9 với khoảng 620.538 người [45, tr. 21], cư trú phân tán nhiều địa phương chủ yếu các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn… Người Dao có nhiều nhóm ngành khác nhau lại cư trú trên địa bàn nhiều tỉnh nên đã tạo nên những sắc thái văn hóa phong phú đa dạng. Người Dao có nguồn gốc xa xưa phía Nam Trung Quốc di cư sang nước ta theo nhiều đợt bằng đường bộ, đường sông đường biển. Trong số 7 nhóm người Dao địa phương thì Lào Cai có 3 nhóm là: Dao Tuyển, Dao Đỏ Dao Nga Hoàng. Bảo Thắng là một trong hai huyệnngười Dao Tuyển sống tập trung đông nhất của tỉnh Lào Cai. Bảo Thắng là vùng bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa dân gian nếp sống của cộng đồng có tính chất tộc người. Trong đó có những lễ nghi theo chu kỳ đời người hết sức độc đáo của người Dao Tuyển. Những lễ nghi theo chu kỳ đời người như sinh đẻ, cấp sắc, cưới xin, ma chay là một trong những biểu hiện cụ thể vừa mang tính xã hội vừa mang tính tôn giáo. Đó là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 những giá trị văn hóa điển hình phản ánh về cái mốc đáng nhớ nhất trong đời người bất kỳ người Dao Tuyển nào cũng phải trải qua. Những phong tục tập quán theo chu kỳ đời người đó vẫn được đồng bào Dao Tuyển đây lưu giữ đến tận ngày nay trong những cuốn sách cổ. Hiện nay, trong xu thế hội nhập mở cửa, quốc tế hóa với sự du nhập của nhiều dòng văn hóa ngoại lai, người Dao Tuyển cũng như nhiều dân tộc anh em đang đứng trước những biến đổi sâu sắc trong đời sống văn hóa, xã hội. Việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là việc làm cấp thiết. Nghiên cứu về các tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người người Dao Tuyển Bảo Thắng, Lào Cai là đóng góp cho việc bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa của người Dao nói chung theo chủ trương Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra: “Chúng ta cần nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đảng Nhà nước ta thừa nhận các dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị sắc thái văn hóa riêng chủ trương tạo điều kiện cho các giá trị các sắc thái văn hóa đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ sự bình đẳng phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”. [51, tr.206]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là nguồn tài liệu làm cơ sở cho các nhà quản lý có thể xây dựng các chính sách phù hợp với chủ trương kế thừa phát huy những mặt tích cực trong lĩnh vực phong tục tập quán của người Dao Tuyển Bảo Thắng nói riêng của người Dao Tuyển cũng như của cả cộng đồng người Dao Việt Nam nói chung. Chính từ những lý do trên nên em chọn vấn đề “Lễ cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai” làm luận văn thạc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 sỹ của mình. Mục đích nhằm góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của người Dao Tuyển Lào Cai nói riêng của dân tộc Dao nói chung. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Cho đến nay, nhiều vấn đề về người Dao nước ta đã được đề cập trong nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu của không ít nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Ngay dưới thời phong kiến, trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Quý Đôn không chỉ đề cập đến nguồn gốc còn mô tả khái quát về cách ăn mặc cuộc sống di cư của một số nhóm người Man (Người Dao) nước ta. Từ đầu thập kỷ 60 đến nay xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về người Dao, trong đó đáng chú ý là công trình của Phan Hữu Dật Hoàng Hoa Toàn “Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam”. Các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề từ nguồn gốc lịch sử, dân số, kinh tế, văn hóa của các ngành Dao cũng như của người Dao Tuyển. Tuy nhiên, trong đó chưa đề cập đến tục cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển. Trong cuốn “Người Dao Việt Nam” của các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến đã đề cập đến các vấn đề như dân số, nguồn gốc lịch sử, phân loại các ngành Dao, các hình thái kinh tế, phong tục, tôn giáo tín ngưỡng. công trình nghiên cứu này, lần đầu tiên diện mạo người Dao được trình bày khá toàn diện cả về lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên, lễ tục cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển chỉ được trình bày rất sơ lược. Trong cuốn “Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người - ngôn ngữ Mông - Dao”, Th.s Đỗ Đức Lợi đã trình bày về các tập tục trong chu kỳ đời người của dân tộc Dao nói chung. Trong đó cũng có vài dòng về những lễ nghi theo chu kỳ đời người của người Dao Tuyển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Công trình “Văn hóa truyền thống người Dao Hà Giang” cũng đề cập khá chuyên sâu về văn hóa cổ truyền trong đó có các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của hai nhóm Dao tỉnh Hà Giang là Dao Đỏ Dao Áo Dài (Dao Tuyển). Cuốn “Lễ cưới người Dao Tuyển” của TS. Trần Hữu Sơn trình bày chi tiết về quan niệm, nguyên tắc hôn nhân, tiến trình của lễ cưới người Dao Tuyển. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến những lễ nghi trong chu kỳ đời người của người Dao Tuyển trong đó có lễ cấp sắc tang ma. Song phần lớn các tác phẩm nghiên cứu trên một phạm vi rộng với những đặc trưng văn hóa của người Dao Dao Tuyển nói chung, chưa làm rõ được những sắc thái phong phú, đa dạng, đặc trưng của văn hóa Dao Tuyển huyện Bảo Thắng để từ đó rút ra những giá trị tiêu biểu của tộc người. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu trước đây giúp cho chúng tôi có cơ sở, phương pháp một số tư liệu cần thiết để có thể hoàn thành vấn đề chúng tôi đề ra. 3. Đối tƣợng, phạm vi mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về lễ tục cấp sắc lễ tục tang ma của người Dao Tuyển Bảo Thắng - Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về người Dao Tuyển huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. Lễ tục cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển có nhiều vấn đề nhưng do thời gian có hạn nên luận văn chỉ tập trung tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến lễ tục cấp sắc như: tên gọi, tiến trình, ý nghĩa lễ cấp sắc trong đời người; Một số vấn đề liên quan đến lễ tục tang ma như: Quan niệm về hồn cái chết, lễ làm ma, lễ làm chay, những kiêng kỵ để tang. Từ đó rút ra một số giá trị tiêu biểu của tộc người Dao Tuyển huyện Bảo Thắng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 3.3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu sâu hơn về lễ tục cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển Lào Cai, rút ra những giá trị tiêu biểu. Từ đó làm cơ sở giúp các nhà quản lý hoạch định những biện pháp, chính sách để bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa của người Dao Tuyển huyện Bảo Thắng nói riêng của đồng bào dân tộc Dao tỉnh Lào Cai nói chung. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu nhiệm vụ của luận văn 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng trong luận văn các phương pháp như: Phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,… 4.2. Nhiệm vụ của luận văn - Tìm hiểu vài nét về người Dao Tuyển Bảo Thắng, Lào Cai như: tên gọi, lịch sử cư trú, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. - Đi sâu tìm hiểu các lễ nghi liên quan đến lễ tục cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. - Nêu lên những quan niệm của người Dao Tuyển Bảo Thắng về vị trí, vai trò của lễ tục cấp sắc tang ma trong đời sống xã hội tâm linh của họ. - Tìm hiểu những biến đổi trong lễ cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển ngày nay. - Qua đó rút ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Dao Tuyển. 5. Nguồn tài liệu + Tài liệu thành văn - Các tác phẩm, công trình lý luận về vấn đề văn hóa văn hóa tộc người như: Về các giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam của Trường Chính, Một [...]... Lễ cấp sắc tang ma của ngƣời Dao Tuyển Bảo Thắng Chương 3: Những giá trị trong lễ cấp sắc tang ma của ngƣời Dao Tuyển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TUYỂN HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI 1.1 Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên huyện Bảo Thắng Bảo Thắnghuyện biên giới cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp huyện. .. trên, người Dao nói chung người Dao Tuyển nói riêng còn có một lễ tục đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai đó là lễ tục cấp sắc 2.1.2 Lễ cấp sắc của người Dao Tuyển 2.1.2.1 Tên gọi đặc điểm Trong một đời người, khi lớn lên đến khi chết đi con người phải trải qua nhiều nghi lễ trong đó có những nghi lễ chỉ trải qua một lần như cưới xin ma chay người Dao nói chung người Dao Tuyển. .. Đen) Dao Làn Tiẻn Trong đó Dao Làn Tiẻn có hai nhóm nhỏ là Dao Thanh Y Dao Tuyển (Dao Áo Dài, Dao Chàm, Dao Bằng Đầu, Dao Slán Chỉ) [48, tr.30 - 37] Như vậy, Dao Tuyển là một nhóm nhỏ của ngành Dao Làn Tiẻn thuộc về phương ngữ thứ hai Dao Tuyển là tên gọi địa phương vùng Lào Cai Người Dao Tuyển Việt Nam cư trú tập trung tại Lào Cai, Hà Giang rải rác một số tỉnh khác Bảo Thắng Bảo Yên... nhóm ngôn ngữ Mông - Dao của Th.s Đỗ Đức Lợi, Tục cấp sắc của người Dao Quần Chẹt Bắc Thái… + Tài liệu điền dã Lời kể của người già, thầy cúng dân tộc Dao Tuyển, trực tiếp quan sát lễ cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển để ghi chép, miêu thuật một cách cụ thể 6 Đóng góp của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống về lễ cấp sắc tang ma của người Dao Tuyển từ đó rút ra những... http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Chương 2 LỄ CẤP SẮC TANG MA CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI 2.1 Lễ tục cấp sắc của ngƣời Dao Tuyển 2.1.1 Quan niệm về sự trưởng thành Con người khi chuyển sang tuổi trưởng thành được đánh dấu bởi các dấu hiệu thay đổi về thể chất trong cơ thể, thay đổi về tính cách hoặc đánh dấu bởi một nghi lễ theo tập tục truyền thống của dân tộc Nói về vấn đề này, người Kinh có câu... là hai huyện tập trung người Dao Tuyển đông nhất của tỉnh Lào Cai Tại huyện Bảo Thắng, người Dao Tuyển cư trú tại các xã Xuân Quang, Trì Quang, Phong Niên, Phong Hải, Bản Cầm, Bản Phiệt với dân số 6378 người chiếm 6,2% dân số toàn huyện (Nguồn UBND huyện Bảo Thắng) Người Dao Tuyển di cư đến Lào Cai nói riêng Việt Nam nói chung bằng đường bộ là chính Trong cuốn “Tín ca thiên di” của người Dao Tuyển. .. lễ cấp sắc là lập tỉnh, lập tịch hay lập tính Có nghĩa là làm cho trong sạch, bởi vì trong nghi lễ người ta thắp đèn, nến hay hương có tẩm dầu để soi sáng người thụ lễ với ý nghĩa làm bay đi các tạp uế cùng với những tội lỗi trong người thụ lễ Người Dao Quần Trắng Tuyên Quang gọi lễ cấp sắc là “chay xấy” có nghĩa là thụ lễ đèn, lên đèn Còn người Dao Đỏ, Dao Tuyển Lào Cai gọi lễ cấp sắc là quá tang. .. bản sắc ghi bằng chữ Nôm Dao với nội dung nói về lai lịch của người thụ lễ, lý do thụ lễ, các điều giáo huấn… Đạo sắc này giống như một tờ chứng chỉ để người đã trải qua lễ cấp sắc được phép thực hiện các nghi lễ cúng bái, chữa bệnh có một vị thế nhất định trong xã hội người Dao Ngoài tên cấp sắc, đồng bào các nhóm Dao còn có nhiều tên gọi khác nhau Người Dao Tiền Hòa Bình, người Dao Họ Lào Cai. .. trên, Bảo Thắng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc từ lâu đời trong đó có tộc người Dao Tuyển Trong quá trình sinh sống nơi đây họ đã tạo dựng được những nét văn hóa riêng biệt mang đậm bản sắc dân tộc mình, phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện xã hội của một huyện miền núi 1.2 Ngƣời Dao Tuyển Bảo Thắng 1.2.1 Địa bàn cư trú nguồn gốc lịch sử của người Dao Tuyểnhuyện Bảo Thắng Dao. .. đó vào Lào Cai [37, tr.58] Như vậy người Dao Tuyển thiên di đến Lào Cai nói chung huyện Bảo Thắng nói riêng qua hai tuyến: - Tuyến thứ nhất: Vào cuối triều đại nhà Minh (thế kỷ XVII), người Dao Làn Tiẻn từ Quảng Đông vào Móng Cái (Quảng Ninh) qua Lục Ngạn sông Đuống đến vùng Yên Bái ngược sông Chảy lên Lào Cai - Tuyến thứ hai: Vào năm Mậu Thân đầu triều Thanh (1668), người Dao Tuyển đến Vân Nam . Dao Tuyển ở Bảo Thắng .... 15 Chương 2. LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI ............. 30 2.1. Lễ tục cấp sắc của. lễ nghi liên quan đến lễ tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai. - Nêu lên những quan niệm của người Dao Tuyển ở Bảo

Ngày đăng: 09/11/2012, 13:50

Hình ảnh liên quan

Nếu nhờ thầy cho đủ theo chức danh, như trong bảng trên đây thì phải mười người, thế nhưng trong người Dao từ cổ xưa vẫn dùng sáu người, lặp đi  lặp lại cho đủ, trong vai ba vị sư tổ Tam Thanh và sư tổ Tam Nguyên, với hai  vị Thiên Sư - Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai

u.

nhờ thầy cho đủ theo chức danh, như trong bảng trên đây thì phải mười người, thế nhưng trong người Dao từ cổ xưa vẫn dùng sáu người, lặp đi lặp lại cho đủ, trong vai ba vị sư tổ Tam Thanh và sư tổ Tam Nguyên, với hai vị Thiên Sư Xem tại trang 43 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG MA CHAY CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN - Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG MA CHAY CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN Xem tại trang 147 của tài liệu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG MA CHAY CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN - Lễ cấp sắc và tang ma của người dao tuyển ở huyện bảo thắng tỉnh lào cai
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG MA CHAY CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN Xem tại trang 147 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan