Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

77 1.5K 4
Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với bờ biển dài 3.260 km chưa kể các đảo và vùng đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn và quản lý các nguồn lợi thủy sản. Bởi lẽ, đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Ngày 25.07.1994, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 63 của Công ước Luật biển; với tư cách là thành viên của Công ước, Việt Nam luôn luôn tôn trọng các điều khoản của Công ước và thực thi những cam kết quốc tế của mình. Trong những năm vừa qua, ngành thủy sản nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Nếu như năm 1981, sản lượng thủy sản cả nước chỉ có 600 nghìn tấn thì hiện nay đạt hơn 4,3 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm 1981 là 15,2 triệu USD, nay tăng lên 4,25 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một trong mười nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Ngành thủy sản tạo việc làm cho hơn bốn triệu lao động, chưa kể những lao động gián tiếp như công nghiệp chế biến, dịch vụ xuất khẩu, hệ thống thương mại, đóng tàu, . Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam. Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Trong những năm gần đây, nghề khai thác ngừ đại dương phát triển khá nhanh, cả về quy mô công nghiệp đánh bắt hải sản và quy mô nhỏ của hộ ngư dân, đặc biệt là ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Nhận thức được hiệu quả của nghề câu ngừ đại dương, thời gian qua, ngành thủy sản xem đây là đối tượng, mục tiêu để phát triển nghề khai thác xa bờ” [10]. Chỉ tính riêng trong 5 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu ngừ của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Canada,… đều tăng trưởng mạnh; đặc biệt, có thị trường Mỹ và Canada tăng hơn 500% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu ngừ của cả nước đạt gần 100 triệu USD, tăng hơn 100% cả 2 về khối lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm 2009 với giá xuất khẩu trung bình đạt 3,83 USD/kg [23]. Tuy nhiên, nghề câu ngừ đại dương nói riêng và nghề khai thác các ngừ nói chung bắt đầu phát triển trong khoảng 15 năm trở lại đây. So với các quốc gia khác trong khu vực như Inđônêxia và Nhật Bản…chúng ta có xuất phát điểm thấp và chậm hơn nhiều. Vì vậy, trong quá trình khai thác, chế biến và xuất khẩu các doanh nghiệp và ngư dân không thể không tránh khỏi thách thức. Sức ép cạnh tranh trong xuất khẩu ngày càng cao, rào cản kỹ thuật từ các nước liên tục có những thay đổi, trong khi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của nước ta chưa đồng bộ; việc khai thác trái phép của một bộ phận ngư dân nước ngoài đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân và ảnh hưởng đến các mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Vấn đề nuôi trồng, đánh bắt xa bờ vẫn còn quy mô nhỏ, lạc hậu. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật hạn chế, các mô hình công nghiệp còn ít. Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tuợng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đang đe dọa nghiêm trọng đến nghề nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, việc tạo thương hiệu cho thủy sản Việt Nam đến nay vẫn chưa làm được. Tình trạng rớt giá liên tục tái diễn mà phần thiệt luôn về phía ngư dân [2]. Điều đó nói lên một thực tế là có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương hiện nay. Do đó, quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn canh tranh khốc liệt hiện nay. Chính vì vậy, quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh xuất khẩu thủy sản cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tế. Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống lại những vấn đề lý thuyết cơ bản về quản trị rủi ro. - Phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương, thu thập dữ liệu để nhận dạng các rủi ro và xác định các nguyên nhân gây ra rủi ro đó. 3 - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương trước những thời cơ và thách thức. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là quá trình xuất khẩu ngừ đại dương hiện nay. Đối tượng khảo sát là các ngư dân, các vựa, nậu, các doanh nghiệp xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Tác giả nghiên cứu về rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; đây là những tỉnh có sản lượng khai thác ngừ lớn nhất nước ta. + Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra: Để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; các nậu, vựa, các công ty, các chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn ba tỉnh nói trên. - Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và tổng hợp: Kết hợp kết quả điều tra với các số liệu từ báo cáo tổng kết của các tổ chức, hiệp hội để phân tích, đánh giá, so sánh và tổng hợp. - Phương pháp tư duy: Tác giả sử dụng phương pháp tư duy logic trong phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam và đề xuất các giải pháp. 5. Tính mới của đề tài ngừ đại dương là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước; nó đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn, góp phần cải thiện đời sống của nhiều gia đình. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu về ngừ đại dương mà mới dừng lại những bài báo, bài hội thảo viết về lĩnh vực này như: Mối nguy Histamine và các biện pháp kiểm soát trong sản xuất kinh doanh ngừ của Nguyễn Thị Ngọc Yến, Phó Giám đốc Trung tâm Chất lượng Thủy sản 4 vùng 3; Thực trạng khai thác ngừ đại dương Phú Yên và đề xuất giải pháp của Kỹ sư Lê Quỳnh Ba, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Yên; Những giải pháp hỗ trợ cho ngư dân đánh bắt xa bờ của Bùi Thị Phương Oanh, Phòng Chính trị Bộ đôi Biên phòng Phú Yên; Vai trò của Nậu trong hoạt động thu mua và tiêu thụ ngừ đại dương ba tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa của nhóm nghiên cứu về Nậu/Vựa trong nghề Việt Nam, thuộc dự án ALMRV; v.v… có thể nói đây là đề tài hoàn toàn mới mẽ nước ta. Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những người đi trước, tác giả chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam” mở ra hướng nghiên cứu mới cho mình. Trong luận văn, tác giả tìm hiểu thực trạng rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam, đồng thời vạch ra một số nguyên nhân gây ra rủi ro trong lĩnh vực này. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro xuất khẩu. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được chia thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam hiện nay. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam thời gian đến. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU 1.1. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu 1.1.1.1. Khái niệm Trong cuộc sống và công việc hằng ngày rủi ro có thể xuất hiện trên mọi lĩnh vực. Rủi ro không ngoại trừ một ai, một quốc gia, một dân tộc nào. Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi công việc kể cả trong kinh doanh, vì thế kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro mạo hiểm và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh vì họ kỳ vọng sẽ thu được phần lợi nhuận, được xem như là một “sự tưởng thưởng” cho việc dám chấp nhận mạo hiểm này. Tuy nhiên, chỉ có những nhà kinh doanh biết phân tích, đánh giá và lường trước rủi ro để đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý thì mới có nhiều cơ may nhận được “sự tưởng thưởng” đó. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho các nhà doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp hơn. Rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu, không thể loại bỏ hẳn nhưng doanh nghiệp có thể phòng ngừa và hạn chế tác động của rủi ro bằng các biện pháp hợp lý. Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau. Những định nghĩa này rất đa dạng và phong phú. Theo trường phái truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái trung hòa: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro có tính hai mặt: vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực. Rủi ro có thể gây ra 6 những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,… nhưng cũng chính rủi ro có thể mang đến cho con người những cơ hội. Theo Allan Willet, một học giả Mỹ cho rằng: “Rủi ro là một bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”. Theo Frank Knight, một học giả Mỹ định nghĩa: “Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được”. Theo Williams, JR, Smith and Young lại cho rằng: “Rủi ro là những kết quả tiềm ẩn có thể xảy ra, khi rủi ro xảy ra thì kết quả là điều không thể nhìn thấy trước một cách chắc chắn”. Trích dẫn sách tài chính doanh nghiệp hiện đại: Rủi ro được xem là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính. Những chứng khoán nào có khả năng xuất hiện các khoản lỗ lớn được xem như là có rủi ro lớn hơn những chứng khoán có khả năng xuất hiện khoản lỗ thấp. Ngoài ra, một số học giả trong nước cho rằng: - Rủi ro là sự bất trắc gây mất mát. - Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn kết quả. - Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất. Từ những khái niệm trên, có thể đi đến khái niệm về rủi ro xuất khẩu như sau: “Rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là những bất trắc có thể xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình kinh doanh xuất khẩu, gây thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu”. 1.1.1.2. Phân loại rủi ro Với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, chiến lược phát triển kinh tế của nước ta hướng mạnh đến xuất khẩu, rủi ro xuất khẩu ngày càng phức tạp và đa dạng. Việc phân loại rủi ro xuất khẩu có ý nghĩa thiết thực, giúp đưa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro có hiệu quả, rủi ro xuất khẩu có thể phân thành nhiều loại. Tuy nhiên, việc phân loại rủi ro xuất khẩu theo yếu tố chủ quan, khách quan có ý nghĩa thiết thực hơn trong việc tìm ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. 7 Nhóm rủi ro do các yếu tố khách quan Rủi ro do hiểm họa: Những rủi ro do lũ lụt, hạn hán, động đất, dịch bệnh,… tác động bất lợi đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hậu quả rủi ro do thiên tai mang lại thường rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải phá sản vì rủi ro này. Rủi ro chính trị, pháp lý: Loại rủi ro mà các nhà kinh doanh nhất là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lo ngại nhất. Bởi vì, trước khi xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp hay quyết định ký một hợp đồng xuất khẩu phải dựa vào tình hình kinh tế – xã hội, dựa trên các quyết định,… một biến động mạnh về chính trị, pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn mọi dự đoán của doanh nghiệp và làm doanh nghiệp thất bại. Rủi ro do lạm phát: Sự tăng giá bình quân của hàng hóa. Các doanh nghiệp luôn gặp các rủi ro do các biến động kinh tế. Rủi ro lạm phát là một điển hình trong các rủi ro do biến động kinh tế. Khi lạm phát xảy ra mức độ cao thì hợp đồng xuất khẩu sẽ không có ý nghĩa. Trong kinh doanh xuất khẩu, thời gian kể từ khi tính toán hiệu quả của thương vụ xuất khẩu đến khi nhận tiền hàng thanh toán từ phía nước ngoài tương đối dài, trung bình 30 – 45 ngày. Do vậy, xác suất xảy ra lạm phát là không phải nhỏ. Rủi ro hối đoái: Sự không chắc chắn về một khoản thu nhập hay chi trả do biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của hợp đồng. Trong hợp đồng xuất khẩu, rủi ro do xuất khẩu xảy ra khi ngoại tệ mà doanh nghiệp xuất khẩu nhận được trong tương lai giảm giá so với đồng nội tệ. Nghĩa là tiền thu về được qui đổi ra đồng nội tệ giảm so với dự kiến. Rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thương: Hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính, luật pháp nhằm điều tiết các hoạt động mua bán quốc tế của một nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Hầu hết các chính sách ngoại thương của các nước thay đổi theo từng giai đoạn tùy theo mục đích, định hướng của nhà nước đó trong từng thời kỳ khác nhau. Sự thay đổi thường xuyên của các định chế này là một đe dọa lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì các doanh nghiệp này không những chịu 8 rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thương trong nước mà còn chịu ảnh hưởng bởi chính sách ngoại thương của các nước xuất khẩu. Trong rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thương, doanh nghiệp xuất khẩu có thể gặp nhiều rủi ro về qui định hạn ngạch, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu và các qui định hành chính khác. Rủi ro do sự biến động giá: Bao gồm rủi ro do biến động giá các yếu tố đầu vào và giá xuất khẩu trên thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các hợp đồng xuất khẩu có thời gian dài. Biến động giá cả các yếu tố đầu vào như: biến động giá cả nguyên vật liệu, chi phí lưu thông… các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt quan tâm đến rủi ro này vì các hợp đồng xuất khẩu thường được các doanh nghiệp ký trước khi tiến hành mua hàng để xuất khẩu. Nhóm rủi ro do các yếu tố chủ quan mang lại Rủi ro do thiếu vốn: Để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ. Song do thiếu vốn, doanh nghiệp không đủ khả năng đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất tối ưu. Từ đó, không đủ sức cạnh tranh với đối thủ dẫn tới việc mất thị phần… Ngoài ra, trong hoạt động xuất khẩu, rủi ro do thiếu vốn còn làm cho quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu không được đảm bảo, dẫn tới giao hàng chậm. Rủi ro do thiếu thông tin: Các nhà xuất khẩu hơn ai hết phải là những người biết thông tin về giá cả, sự biến động trên thị trường thế giới, đặc biệt là những thông tin về đối tác. Việc thiếu những thông tin sẽ mang lại những hậu quả khó lường cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tiến hành những hoạt động kinh doanh xuất khẩu với các “công ty ma”, đến khi không được thanh toán tiền hàng mới biết mình bị lừa. Hơn nữa, việc không nắm bắt được những biến động giá cả trên thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với giá thấp đến khi giá trên thị trường tăng vọt, làm cho giá trong nước của mặt hàng cũng tăng theo, khiến doanh nghiệp đó bị lỗ. Chính vì thế sự bùng nổ thông tin như hiện nay, để nhận biết và tránh những sai lệch thông tin không còn cách nào khác là doanh nghiệp cần phải coi nó như là một trong những yếu tố chủ yếu đem lại rủi ro cho mình. 9 Rủi ro do năng lực quản lý kém: Rủi ro được xem không có phương thức hữu hiệu nào trị được. Một nhà xuất khẩu có năng lực quản lý kém sẽ liên tục gặp những rủi ro khác nhau: tưởng làm như vậy là kịp thời nhưng thực tế là quá trễ, tính toán như vậy tưởng là lời nhưng thực tế là lỗ, quan hệ như vậy cứ nghĩ là khách hàng hài lòng nhưng thực tế khách hàng rất thất vọng… Rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có thể nói, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay còn thiếu nhân viên có trình độ nghiệp vụ ngoại thương, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự thiếu hiểu biết về luật pháp và tập quán kinh doanh quốc tế mà biểu hiện là sự hố giá, nhầm chất lượng, thiếu số lượng, vi phạm giao kết trong hợp đồng và L/C… Một khi trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngoại thương còn yếu kém thì họ dễ dàng bị mắc lừa và hậu quảrủi ro phát sinh thường xuyên và liên tục. Nhóm rủi ro căn cứ theo qui trình thực hiện kinh doanh xuất khẩu Rủi ro khi chào hàng: Việc doanh nghiệp thể hiện ý định bán hàng của mình. Trong mua bán quốc tế có hai loại chào hàng chính: chào hàng cố định và chào hàng tự do. Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định cho người mua, mà người chào hàng bị ràng buộc vào lời chào của mình. Chào hàng tự do là loại chào hàng không ràng buộc trách nhiệm đối với người phát ra nó. Những rủi ro thường gặp khi chào hàng: không nêu tên hàng, phẩm chất, giá cả, điều kiện giao hàng, thời gian hiệu lực không ràng… Rủi ro khi đàm phán: Trong mua bán quốc tế người ta chủ yếu sử dụng các phương thức đàm phán như: đàm phán giao dịch qua thư tín, đàm phán giao dịch qua điện thoại, đàm phán giao dịch trực tiếp, tùy theo hình thức đàm phán qua giao dịch và sự thông thạo của người đàm phán mà doanh nghiệp có thể gặp những rủi ro cơ bản sau: 10 - Đối với hình thức giao dịch qua thư từ: Đó là sự chuẩn bị kém về nội dung, hình thức làm cho khách hàng có sự nhầm lẫn về ngôn ngữ hay nội dung mà người bán muốn chuyển tải do có sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán kinh doanh. - Đối với hình thức giao dịch qua điện thoại: Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro do ngôn từ sử dụng không ràng, gãy gọn, kém linh hoạt, đôi khi sự không lịch thiệp trong giao tiếp có thể làm cho doanh nghiệp mất đi một hợp đồng có giá trị sinh lợi lớn. - Đối với hình thức giao dịch trực tiếp: Đó là sự thiếu hiểu biết về đối tác, chưa chuẩn bị đầy đủ những tư liệu cần thiết có liên quan, thiếu kỷ năng, nghệ thuật đàm phán, thiếu kế hoạch đàm phán. Rủi ro khi soạn thảo: Quá trình soạn thảo hợp đồng là một trong những khâu quan trọng, nếu chuẩn bị chu đáo doanh nghiệp có thể phòng ngừa và hạn chế những rủi ro khác nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. Những rủi ro thường gặp trong khâu soạn thảo là không dẫn chiếu các tập quán, văn bản pháp luật có liên quan, thiếu những điều khoản cần thiết của hợp đồng, đặc biệt là các điều khoản bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp như điều chỉnh giá các hợp đồng có thời gian thực hiện dài, giao hàng, thanh toán, trọng tài… không đưa vào những thỏa thuận trong đàm phán, ngôn từ sử dụng không ràng. Rủi ro khi ký kết: Quá trình ký kết thường rất ít xảy ra rủi ro đối với doanh nghiệp, ngoại trừ những nhân tố tiêu cực. Tuy nhiên các doanh nghiệp có thể mắc những rủi ro sau: không kiểm tra lại các điều khoản trong hợp đồng, không đối chiếu các khoản đã đạt được cũng như không kiểm tra các phụ kiện của hợp đồng. Rủi ro trong quá trình chuẩn bị nguồn hàng: Quá trình chuẩn bị nguồn hàng là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện tốt hợp đồng khi đã chuẩn bị hàng hóa đủ số lượng và chất lượng, đúng theo yêu cầu của hợp đồng xuất khẩu. Trước khi xuất khẩu các sản phẩm hầu hết phải trải qua một giai đoạn sản xuất, chế biến hay ít nhất cũng trải qua một giai đoạn thu gom từ nhiều nguồn. Do đó, quá trình chuẩn bị nguồn hàng chịu [...]... yếu vẫn là L/C và TT hoặc MT và CAD 1.1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu 1.1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Có rất nhiều quan điểm về quản trị rủi ro, trong phạm vi luận văn này chúng tôi muốn đưa ra khái niệm về quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu như sau: Quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu là một quá trình có tính chất toàn diện và có hệ thống... khái niệm về rủi roquản trị rủi ro, quá trình tổ chức kinh doanh xuất khẩu; nhận dạng những rủi ro thường gặp trong quá trình kinh doanh xuất khẩu, những bài học kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản từ đó làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng và những nguyên nhân gây ra rủi ro chương tiếp theo 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH XUẤT KHẨU NGỪ ĐẠI DƯƠNG VIỆT NAM HIỆN NAY... phòng ngừa nhằm giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi trong quá trình kinh doanh xuất khẩu 1.1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Nội dung chính của quản trị rủi ro bao gồm: - Nhận dạng, phân tích và đo lường rủi ro - Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro - Tài trợ rủi ro khi nó xuất hiện 1.1.2.3 Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro 13 Nhận dạng rủi ro: Nhằm... đánh bắt ngừ đại dương 2.2.2 Quá trình thu gom và sơ chế ngừ đại dương xuất khẩu Các tác nhân thực hiện việc thu gom ngừ đại dương Vào đầu năm 1995, các thương gia Đài Loan xuất hiện tại Việt Nam để tiến hành thu mua ngừ Nậu ngừ và hình thức mua bán, đầu tư của Nậu cho các tàu câu ngừ đại dương bắt đầu manh nha xuất hiện từ thời điểm này Mỗi doanh nghiệp thường chọn cho mình một đại lý... nghiệp Vì vậy, phòng ngừa rủi ro trong quá trình giao nhận là hết sức cần thiết trong kinh doanh xuất nhập khẩu Rủi ro trong quá trình thanh toán: Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, các phương tiện thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng và phong phú, do đó rủi ro trong thanh toán quốc tế ngày càng cao Các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng trong xuất khẩu chủ yếu vẫn... Bigeye tuna - ngừ vây xanh Thái Bình Dương (Thunnus orientalis) – Pacific bluefin tuna - ngừ vây xanh Đại Tây Dương (Thunnus thynnus) – Atlantic bluefin tuna Trong số 7 loài trên: có 3 loài là ngừ mắt to, ngừ vằn và ngừ vây vàng là nhiệt đới Còn ngừ vây xanh Thái Bình Dương, ngừ vây xanh Đại Tây Dương ngừ vây xanh miền Nam ôn đới Các loài trên đều có giá trị kinh tế... chung về tình hình xuất khẩu ngừ đại dương trên thế giới 2.1.1 Tình hình khai thác ngừ đại dương trên thế giới Trong cơ cấu các mặt hàng thủy sản, ngừ đại dương luôn giữ một vai trò đặc biệt vì những giá trị dinh dưỡng của nó Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhu cầu về ngừ đại dương tăng vọt dẫn đến sản lượng khai thác tăng liên tục và ngừ trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao... thu mua ngừ từ ngư dân Cho đến nay hoạt động thu mua ngừ đã dần đi vào ổn định Hệ thống thu mua và xuất khẩu ngừ đại dương Hoạt động thu mua ngừ đại dương thường được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Các Nậu sẽ tập trung thu gom ngừ từ ngư dân và chuyển cho các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Giai đoạn 2: Các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam sẽ chuyển đạt... chuẩn xuất khẩu, chưa kể những rủi ro khác như đột biến của giá mua, thiên tai… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi những rủi ro về bảo quản, bao bì, đóng gói, kí mã hiệu… nếu không có biện pháp phòng ngừa Rủi ro trong quá trình vận chuyển: Tuỳ theo từng loại hợp đồng và những điều kiện cơ sở giao hàng mà mức độ rủi ro trong quá trình vận chuyển sẽ khác nhau Thông thường trong quá trình. .. thăn nấu chín và ngừ hộp đạt 12.386 tấn, thấp hơn 38% so với cùng kỳ năm 2009 Khoảng 65% nhập khẩu ngừ đông lạnh đến từ nguồn Thái Bình Dương như đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Đài Loan, Solomon của Inđônêxia Xuất khẩu ngừ từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 25 tấn năm 2009 lên 102 tấn trong thời gian này [31] 2.2 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu ngừ đại dương Việt Nam hiện nay . Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam. có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương hiện nay. Do đó, quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương là điều

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:14

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.3: Xuất khẩu cá ngừ đại dương năm 2009. - Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

Bảng 2.3.

Xuất khẩu cá ngừ đại dương năm 2009 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.2: Xuất khẩu cá ngừ đại dương năm 2008. - Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

Bảng 2.2.

Xuất khẩu cá ngừ đại dương năm 2008 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.4: Xuất khẩu cá ngừ đại dương 11 tháng đầu năm 2010. - Quản trị rủi ro trong quá trình xuất khẩu cá ngừ đại dương ở Việt Nam

Bảng 2.4.

Xuất khẩu cá ngừ đại dương 11 tháng đầu năm 2010 Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan