Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

85 1.1K 8
Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

1 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Thực tế đã rất nhiều khái niệm về RRTD ngân hàng, cụ thể như: - Theo “Financial Institution Management – A Modern Perpective”, A.Saunder và H.Lange thì cho rằng “RRTD là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các nguồn thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ cả về số lượng và về thời hạn”. - Theo Timothy W.Koch [1] thì cho rằng “RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”. - Theo khoản 1 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Namcác quyết định sửa đổi, bổ sung về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Như vậy, thể hiểu RRTD là biến cố xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế là việc khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng. 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng 1.1.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro - Rủi ro giao dịch: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch gồm: [1] Timothy W. Koch, Ph.D. is Professor of Finance at the University of South Carolina 2 • Rủi ro lựa chọn: Liên quan đến quá trình đánh giá, phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án cho vay. • Rủi ro đảm bảo: Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB. • Rủi ro nghiệp vụ: Liên quan đến công tác quản lý khoản cho vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay vấn đề. - Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tạirủi ro tập trung. • Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay. • Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay rủi ro cao. 1.1.2.2. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng - Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay. - Rủi ro do không khả năng trả nợ: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng chi trả, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh nghiệp để thu nợ. - RRTD không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ… 1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng 3 - RRTD mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. RRTD xảy ra khi khách hàng vay gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn. Nói cách khác, những rủi ro trong HĐKD của khách hàng vay đã gián tiếp gây ra RRTD cho ngân hàng. - RRTD tính chất đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân tức là RRTD xảy ra ở rất nhiều dạng và phụ thuộc vào nguyên nhân đã gây ra RRTD, hình thức và hậu quả của RRTD gây ra không thể lường trước được, tùy thuộc vào từng mức độ RRTD của khoản vay. - RRTD tính tất yếu: Tình trạng thông tin bất cân xứng đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản cho vay nào cũng tiềm ẩn rủi ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở mức độ phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng. 1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng 1.1.4.1. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi RRTD xảy ra, ngân hàng không thu được lãi và vốn tín dụng đã cấp cho khách hàng vay, nhưng vẫn phải trả lãi và gốc cho các khoản vốn huy động khi đến hạn. Điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm, lợi nhuận giảm thấp. Do đặc thù của NHTM là sử dụng vốn huy động để cho vay nên khi một khoản cho vay không khả năng thu hồi, ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để hoàn trả cho người gửi tiền, ngân hàng sẽ nguy đối diện với rủi ro về thanh khoản. Kết quả là năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh doanh ngày càng xấu, thể dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản nếu không biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. 1.1.4.2. Ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội Đặc điểm hoạt động của hệ thống NHTM là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cấp tín dụng cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân nhu cầu về vốn. Khi RRTD xảy ra, không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. 4 Khi một ngân hàng gặp phải RRTD hay bị phá sản, vì tâm lý lo sợ nên để bảo toàn tài sản của mình, người gửi tiền ồ ạt đến rút tiền ở các ngân hàng khác, làm cho hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong vấn đề chi trả và nguy mất khả năng thanh toán, dẫn đến bị phá sản và nền kinh tế bị tê liệt. Tóm lại, RRTD thể xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, ngân hàng gặp phải rủi ro về lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, ngân hàng bị mất vốn khi khách hàng không khả năng chi trả. Nếu tình trạng này kéo dài mà không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là phải thận trọng và những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay. 1.1.5. Đo lường rủi ro tín dụng 1.1.5.1. Mô hình định tính (mô hình chất lượng 6C) Để biết khả năng thanh toán của khách hàng khi khoản vay đến hạn. 06 khía cạnh cần xem xét: • Tư cách của khách hàng: Khách hàng phải mục đích vay vốn ràng và thiện chí trả nợ khi đến hạn. • Năng lực của của khách hàng: Khách hàng phải năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. • Thu nhập của khách hàng: Là sở để xác định nguồn trả nợ. • Tài sản bảo đảm: Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ. • Các điều kiện: Tùy theo xu hướng phát triển của nền kinh tế mà ngân hàng những chính sách tín dụng, những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ. • Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng. 5 Mô hình này tương đối đơn giản, dễ thực hiện nhưng hạn chế ở chỗ phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. 1.1.5.2. Mô hình lượng hóa Bên cạnh việc sử dụng mô hình định tính để đo lường RRTD, các ngân hàng còn áp dụng các mô hình định lượng để đánh giá mức độ RRTD bằng một con số cụ thể. • Mô hình điểm số Z Đây là mô hình do E.I.Alman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) Chỉ số các yếu tố tài chính của người vay: X; (ii) Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau: Z = 1,2X1 + 1,4X2 +3,3X3 + 0,6X4 +0,1X5 (1) Trong đó: X1: tỷ số “vốn lưu động ròng / tổng tài sản” X2: tỷ số “lợi nhuận tích luỹ / tổng tài sản” X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản” X4: tỷ số “trị giá cổ phiếu / giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh số / tổng tài sản” Trị số Z càng cao thì người vay xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Z<1,8: khách hàng khả năng rủi ro cao. 1,8<Z<3: không xác định được Z>3: khách hàng ít khả năng vỡ nợ Những công ty nào điểm số Z<1,81 thường được xếp vào nhóm nguy RRTD cao. Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường RRTD tương đối đơn giản, ràng và dễ thực hiện. 6 Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay rủi ro và không rủi ro. Trong thực tế, mức độ RRTD tiềm ẩn ở mỗi khách hàng là khác nhau như chậm trả lãi, chậm trả gốc, không trả lãi được và không khả năng trả gốc. Do đó, sẽ một nhóm khách hàng không thể áp dụng được mô hình này để đánh giá. Mô hình này chưa bao quát hết các nhân tố mang tính định tính tác động đến RRTD của một khách hàng như sự thay đổi của nền kinh tế, mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, những lợi thế thương mại của khách hàng… • Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor RRTD trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, những khoản cho vay trong 4 loại đầu được xem như khoản cho vay mà ngân hàng nên đầu tư, còn các khoản cho vay bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không cho vay. Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp cho vay. Nguồn Xếp hạng Tình trạng Standard & Poor Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất* Aa Chất lượng cao* A Chất lượng trên trung bình* Baa Chất lượng trung bình* Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu B Chất lượng dưới trung bình Caa Chất lượng kém Ca Mang tính đầu cơ, thể vỡ nợ 7 C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu Moody AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất* AA Chất lượng cao* A Chất lượng trên trung bình* BBB Chất lượng trung bình* BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu B Chất lượng dưới trung bình CCC Chất lượng kém CC Mang tính đầu cơ, thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại (2007).PGS.TS.Trần Huy Hoàng. 1.1.6. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng 1.1.6.1 Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = --------------------- x 100% Tổng dư nợ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi không thu hồi được đầy đủ và đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng nên đã bị chuyển sang nợ quá hạn. Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng, dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng minh được chất lượng tín dụng ngân hàng 8 càng tốt. Hiện nay, NHNN đang khống chế tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các TCTD ở mức tối đa là 5% trên tổng dư nợ. 1.1.6.2. Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = ------------------ x 100% Tổng dư nợ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Và các nhóm nợ này đã được sửa đổi, bổ sung trong Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Hiện nay, NHNN đang khống chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các TCTD ở mức tối đa là 3% trên tổng dư nợ. TCTD nào khống chế được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới mức cho phép của NHNN là 3% thì hoạt động tín dụng của các TCTD đó không đáng lo ngại, chất lượng tín dụng vẫn đảm bảo, còn TCTD nào tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì khả năng thu hồi lãi và gốc của các khoản nợ xấu sẽ rất khó, làm cho nguy mất vốn càng cao. 1.1.6.3. Hệ số rủi ro tín dụng Tổng dư nợ cho vay Hệ số RRTD = --------------------------- x 100% Tổng tài sản Hệ số này cho ta thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 3 nhóm: • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng chất lượng tốt: Là những khoản cho vay mức độ rủi ro thấp nhưng thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây cũng là những khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. 9 • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng chất lượng trung bình: Là những khoản cho vay mức độ rủi ro thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng chất lượng xấu: Là những khoản cho vay mức độ rủi ro lớn nhưng thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. 1.1.6.4. Chỉ tiêu hệ số thu nợ Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = -------------------------- x 100% Doanh số cho vay 1.1.7. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.1.7.1. Nguyên nhân khách quan - Chính sách kinh tế của Nhà nước (như chính sách về tỷ giá, về lãi suất…) phải thay đổi cho phù hợp với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới vì nếu nền kinh tế biến động mà Nhà nước không những chính sách điều hành đúng đắn và kịp thời nhằm can thiệp vào nền kinh tế thì tình hình HĐKD của khách hàng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khả năng trả nợ lãi và gốc cho ngân hàng bị hạn chế và nguy xảy ra RRTD là cao. - Mặc dù luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định việc TCTD quyền xử lý TSĐB của khách hàng khi khách hàng không trả nợ vay nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thật vậy, TCTD không chức năng trực tiếp cưỡng chế mà phải thông qua Tòa án xử lý. Thời gian chờ Tòa án thụ lý hồ sơ là cả một quá trình và việc tiến hành phát mãi, xử lý TSĐB vẫn còn nhiêu khê. Điều này gây ra sự chậm trễ trong việc thu hồi nợ vay. Bởi thực tế, khi RRTD xảy ra, TCTD sẽ tiến hành thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp và TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu nhất đối với các TCTD. 10 - Những khủng hoảng về kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, biến động của thị trường, tác động xấu đến hoạt động SX-KD của doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng và RRTD xảy ra. - Thiên tai, những thay đổi bất thường về thời tiết, tác động xấu đến điều kiện SX-KD của doanh nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra RRTD cho ngân hàng. Bởi vì khi doanh nghiệp bị khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết…dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế và nguy mất vốn của ngân hàng là cao. 1.1.7.2. Nguyên nhân chủ quan ¾ Từ phía khách hàng vay vốn • Khách hàng gặp rủi ro trong HĐKD do trình độ và khả năng quản lý còn yếu kém Việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư SX-KD của doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của thị trường. • Khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng trên sở phương án sử dụng vốn vay hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế khi nhận được tiền vay, một số khách hàng không sử dụng đúng mục đích như phương án đã lập ban đầu, mà đem số tiền đó đầu tư vào các mục đích khác nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn. • Thiếu minh bạch và chính xác trong việc cung cấp các báo cáo tài chính Phần lớn các doanh nghiệp đều hai đến ba báo cáo với số liệu khác nhau về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh, một báo cáo là để theo dõi tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, một báo cáo là để nộp cho quan thuế và báo cáo còn lại là để giải trình cho ngân hàng khi nhu cầu vay vốn. Hầu hết các số liệu trong báo cáo cung cấp cho ngân hàng không còn tính trung thực, họ đưa ra những thông tin sai lệch nhằm đảm bảo các điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng. Vì vậy, khi nhân viên ngân hàng phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh dựa trên số liệu do các doanh nghiệp này cung cấp thì sẽ không chính xác. [...]... TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương 2.1.1 Sơ lược về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988, với tên gọi tắt ban đầu là IncomBank, là một trong những NHTM nhà nước hoạt động lâu đời và uy tín Ngày 15/04/2008 IncomBank... thươngViệt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Tính đến 30/06/2011, tỉnh Đồng Nai hiện đã 04 chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương đang hoạt động đó là chi nhánh Đồng Nai, chi nhánh KCN Biên Hòa, chi nhánh Long Thành và chi nhánh Nhơn Trạch - Chi nhánh Đồng Nai được thành lập vào ngày 01/07/1988 trên sở hợp nhất ngân hàng Thành phố Biên Hòa và ngân hàng KCN Quy mô hoạt động của chi nhánh gồm 07 phòng... tranh 1.2.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng 14 Mục tiêu của QTRRTD là để tối đa hóa lợi nhuận trên sở giữ mức độ RRTD hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng thể chấp nhận, được kiểm soát và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng 1.2.4 Một số công cụ cần thiết trong quản trị rủi ro tín dụng 1.2.4.1 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng Chính sách QTRRTD là hệ thống các quan điểm, chủ trương... thuận lợi để các chi nhánh mở rộng quy mô hoạt động và tăng trưởng lợi nhuận Trong số 04 chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì 2 chi nhánh đóng tại khu tập trung dân cư (là chi nhánh Đồng Naichi nhánh Long Thành) nên việc huy động vốn từ dân cư tương đối là thuận lợi hơn so với 2 chi nhánh còn lại (là chi nhánh KCN Biên Hòa và chi nhánh Nhơn Trạch) là những chi nhánh đóng ở KCN,... ngành ngân hàng trên tỉnh Đồng Nai qua các năm Năm 2006, dư nợ tín dụng của VietinBank tăng trưởng ở mức 8,42% (thấp hơn mức tăng trưởng 18,30% của năm 2005) Trong đó, mức tăng trưởng của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai là 4,84%, chi m 17,90% ngành ngân hàng trên địa bàn Mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2006 thấp là do hệ thống VietinBank đang dần nâng cao điều kiện tín dụng để lựa chọn khách hàng, ... ngành ngân hàng tại Đồng Nai Tuy là các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai đã đa dạng hóa sản phẩm huy động, đẩy mạnh công tác tiếp thị một cách linh hoạt, luôn đổi mới tác phong giao dịch nhưng tốc độ tăng trưởng và thị phần về huy động vốn của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh vẫn chi u hướng suy giảm Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh ngày càng... 24/02/2011 cũng như các chính sách thắt chặt tiền tệ tín dụng của NHNN, các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ khống chế mức tăng trưởng tín dụng, nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chứng khoán… 36 Biểu 2.2 Tình hình tă trưởng tín dụng củ các chi n T ăng ủa nhánh Vieti inBank trên địa n bàn tỉ Đồng Nai qua các năm ỉnh N 500 00 450 00 400 00 350 00 300 00 Đồng Nai 250 00 KCN Biên H... quá hạn (chi m 63,7% trên tổng dư nợ chi nhánh) Vì vậy, chi nhánh Long Thành, KCN Biên Hòa hiện vẫn đang thực hiện điều chỉnh và tái cấu lại nợ vay nên hạn chế sự tăng trưởng tín dụng Năm 2009, mức độ tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai là 17,91% (thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng là 20,28% của năm 2008) Trong năm, các chi nhánh đều chi u hướng tăng trưởng tín dụng, ngay... trưởng không đáng kể Năm 2008, thị phần huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai giảm so với năm 2007 là do trong năm trên địa bàn tỉnh đã khá nhiều chi nhánh ngân hàng TMCP tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động, điều này đã làm cho lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn ngày càng cạnh tranh gây gắt hơn, thị phần bị chia nhỏ hơn Tính đến cuối năm 2009, mức tăng... thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và QTRRTD 1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM trên thế giới 1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Trung Quốc [2] Theo quy định của ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tư cách là NHTW), bộ phận tín dụng của các NHTM cần phải các . CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Thực tế đã có rất nhiều. gặp phải những rủi ro có thể phát sinh do các nguyên nhân trên gây ra. 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 13 QTRRTD

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:14

Hình ảnh liên quan

Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

h.

ược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2.1-Một số chỉ tiêu cơ bản của VietinBank qua các năm. - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bảng 2.1.

Một số chỉ tiêu cơ bản của VietinBank qua các năm Xem tại trang 27 của tài liệu.
2.2.1. Tình hình huy động vốn - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.2.1..

Tình hình huy động vốn Xem tại trang 30 của tài liệu.
Tình hình - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

nh.

hình Xem tại trang 36 của tài liệu.
Nhìn vào bảng số liệu trên, cho thấy dư nợ của chi nhánh VietinBank Đồng Nai và Nhơn Trạch đều tăng trưởng qua các năm (2006-30/06/2011) - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

h.

ìn vào bảng số liệu trên, cho thấy dư nợ của chi nhánh VietinBank Đồng Nai và Nhơn Trạch đều tăng trưởng qua các năm (2006-30/06/2011) Xem tại trang 37 của tài liệu.
2.2.4. Tình hình phân loại nợ - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.2.4..

Tình hình phân loại nợ Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.6-Tình hình dư nợ có TSĐB và KCTSĐB của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bảng 2.6.

Tình hình dư nợ có TSĐB và KCTSĐB của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.7-Tình hình dư nợ phân theo thời gian của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bảng 2.7.

Tình hình dư nợ phân theo thời gian của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.8-Tình hình dư nợ phân theo loại hình kinh tế của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bảng 2.8.

Tình hình dư nợ phân theo loại hình kinh tế của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm Xem tại trang 54 của tài liệu.
¾ Dư nợ phân theo loại hình kinh tế được duy trì hợp lý - Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

n.

ợ phân theo loại hình kinh tế được duy trì hợp lý Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan