Bài giảng D:hướng dẫn làm bình lọc nước...doc

10 1.1K 8
Bài giảng D:hướng dẫn làm bình lọc nước...doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn làm bể lọc nước bằng than hoạt tính 21-04-2009 | Trong Hiep | 24,155 views | 75 phản hồi » Hiện nay, tình trạng thiếu nước sinh hoạt ngày càng trở nên trầm trọng. Nhiều địa phương, người dân phải sử dụng cả nước ao hồ, sông suối và nước nhiễm bẩn về dùng. Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, Courant Vietnam xin hướng dẫn kỹ thuật xây dựng bể lọc nước đơn giản với nguyên liệu chính là Than hoạt tính. Đây là dạng bể lọc đơn giản mà mỗi gia đình đều có thể tự làm được với chi phí bỏ ra chỉ từ vài trăm ngàn đồng. Cấu trúc bể lọc nước được thể hiện chi tiết tại hình dưới: Be loc nuoc bang than hoat tinh Tùy theo điều kiện thực tế ở từng gia đình, có thể xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Chỉ cần lắp đặt đúng theo sơ đồ chỉ dẫn là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt trong lành, tinh khiết. Từ nguồn nước muốn lọc, bạn cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ – khỏi làm sói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các bạn nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 5 li (0,5 cm) dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn. Ngoài ra, một điều các bạn cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,… đều nên được rửa sạch trước. Tùy theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3-6 tháng, các bạn phải lọc bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên. tất cả lớp phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài. làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn. Ngoài ra, nếu tình trạng nước nhiễm bẩn, nhiễm phèn quá nặng, các bạn nên thay lớp cát trên cùng sau vài tháng sử dụng. Lưu ý: khi thay cát, nhớ nạo từ từ, đừng để ảnh hướng đến lớp than hoạt tính phía dưới (vì nó còn được sử dụng lâu dài). Sau 9 tháng đến 1 năm, bạn nên thay toàn bộ cát và than hoạt tính. Chúc các bạn thành công! Làm gì khi nguồn nước dùng của gia đình bị ô nhiễm (24/05/2010 ) Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt không còn là một hiện tượng mới lạ trong cộng đồng. Nguyên nhân rất nhiều, song chung quy là do quy luật phát triển của xã hội cộng với lối sống thiếu ý thức của con người. Những kênh rạch, vệ đường đầy rác, nước thải, những hành vi lấn chiếm dòng, bờ kênh rạch, sông hồ làm nơi sinh sống; hàng loạt các công trình khai thác nước trái phép… đang làm “chết dần” nguồn nước sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người . Nếu lỡ không may bạn phải sống trong vùng nước ô nhiễm, hãy thử những cách dưới đây trong khi chờ sự khắc phục của cơ quan chuyên ngành. Những cách xử lý chung và phổ biến Đun sôi: Cách làm vừa rẻ tiền vừa hữu hiệu. Chỉ cần đun sôi trong vòng một phút, bạn có thể diệt hoàn toàn các vi khuẩn, kể cả trứng Giardia có trong nước. Trong quá trình đun sôi, các kim loại có thể lắng xuống và đóng cặn ở đáy ấm. Trung bình ba ngày/lần, bạn nên súc rửa ấm bằng giấm hoặc nước chanh để làm sạch lớp cặn. Sodis: Một phương pháp xử lý nước sinh hoạt dành cho hộ gia đình, được Viện Khoa học – Công nghệ Môi trường Liên bang Thụy Sĩ và Trung tâm nghiên cứu nước và vệ sinh môi trường cho các nước đang phát triển nghiên cứu từ năm 2006. Chúng ta chỉ cần lấy nước đổ vào các thiết bị chứa nước như lu, khạp, thau, chậu…để cho lắng cặn một ngày. Sau đó lấy phần nước trong đổ vào các chai nhựa trong và đem phơi dưới ánh nắng mặt trời từ 6 đến 17 giờ (nếu trời nắng gắt) hoặc phơi hai ngày nếu trời râm mát. Nhận biết vấn đề ô nhiễm để xử lý Nước nhiễm khuẩn sắt, phèn: - Nhận biết: Thường có màu xanh vàng, mùi tanh - Các phương pháp xử lý: Cho 10 g vôi sống vào 140 lít nước. Sau đó để nước lắng xuống trong khoảng một giờ. Cho nước vào thùng. Dùng phèn chua đã giã nhỏ (nửa thìa cà phê cho 25 lít nước) đổ vào thùng khuấy nhiều lần để sắt và phèn chua kết tủa lắng dần xuống đáy. Với các phương pháp này, sau khi nước đã lắng, gạn lấy phần trong rồi khử trùng bằng Chloramin B với liều lượng 15g/m 3 (tương đương khoảng 3 thìa cà phê) Khi xử lý bằng Chloramin B, bạn nên nhớ không được cho thẳng vào nước, trước tiên, chúng ta phải hòa tan hóa chất này với một ít nước. Sau đó mới đổ vào bể nước cần khử trùng. Bằng cách khử khuẩn này, nước sẽ đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng. Nước bị nhiễm chất Hydrogen sulfide ( H 2 S ): - Nhận biết: nước có mùi bị trứng thối. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, loại nước nhiễm khuẩn này thường không gây tác hại cho sức khỏe. Nó chỉ có đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đồ dùng bằng bạc hay đồng, làm cho quần áo và đồ gốm có vết đen. - Phương pháp xử lý: Bạn có thể xử lý bằng cách cho lọc qua than. H 2 S được hấp thụ trên bề mặt của các hạt than. Lưu ý, bạn cần thay các hạt than trong bể lọc theo định kỳ. Thời gian tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của than và hàm lượng H 2 S trong nước. Nước cứng - Nhận biết: Mặt nước có váng đen, bám vào dụng cụ đựng nước, khi nấu ăn, nước cứng làm rau, thịt khó chín. Còn khi giặt quần áo, nước này làm xà phòng khó lên bọt. - Loại nước này chứa hàm lượng lớn các ion như Ca 2+ , Mg 2+ , thường ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị sử dụng nước hàng ngày. Nước có quá nhiều Mg 2+ sẽ có vị đắng. - Các phương pháp xử lý: đun sôi nước làm các ion kết tủa. Dùng thiết bị có ngăn chứa các hạt lọc cationit. Thiết bị này là một bình lọc bằng inox, bên trong được ngăn làm 3 ngăn: ngăn đổ nước cứng cho chảy qua, ngăn lọc (chứa hạt Cationit mang điện tích âm) và ngăn chứa nước sau khi đã xử lý. Lưu ý: Dù nước của gia đình bạn không có màu vàng, mùi hôi, đóng cặn, bạn cũng phải lọc thường xuyên bằng phương pháp khả thi rẻ tiền là dùng nước Javen. Ngoài ra, bạn có thể sục khí Chlorine hoặc pha chế bột vào nước. Theo phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn, Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường TP. HCM cho biết: “Khi xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia. Tránh trường hợp dùng quá liều lượng, sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hướng dẫn tự làm bể lọc nước Thứ hai, 25 Tháng 8 2008 20:31 Lọc nước Watts “Qua thông tin trên http://thietbiloc.com chúng tôi thấy các thiết bị lọc nước WATTS do công ty Long Thịnh phân phối rất phù hợp với nhu cầu của người dân. Các thiết bị đều có tính năng rất tốt, rất tiện dụng nhưng giá thành lại chỉ thích hợp với người ở thành phố. Có cách nào để những gia đình ở nông thôn cũng được dùng nước sạch với chi phí thấp hơn?” Thietbiloc Trả lời: Cấu tạo bể lọc nước Mặc dù đã cố gắng cắt giảm chi phí nhưng thực sự cho đến nay các bộ lọc nước WATTS mới chỉ phục vụ cho những người giàu hoặc sẽ giàu và điều này luôn làm chúng tôi băn khoăn. Công nghệ lọc nước thực ra không mới. Người Việt Nam chúng ta từ hàng trăm năm trước đã biết cách lọc nước để sử dụng. Ngày nay, tại các vùng nông thôn vẫn còn rất nhiều gia đình tự làm bể lọc. Chúng tôi thấy rằng chỉ cần cải tiến một chút xíu thì các bể lọc của chúng ta cũng sẽ tiện dụng không kém gì của Mỹ. Thật vậy, thoạt nhìn sơ dồ của chúng tôi, không ít người đã nói: “Chả khác gì của Việt Nam!, cũng chỉ là 1 bể lọc đơn giản”. Xem kỹ mới thấy, có 2 sự khác biệt căn bản: Vật liệu lọc và cách sắp xếp Có thể bố trí 2 hoặc 3 lớp vật liệu, tùy theo nguồn nước: 1. Lớp dưới cùng là sỏi, tạo khoảng trống để thu gom nước. 2. Tiếp theo là lớp than hoạt tính. Dùng loại hạt than càng nhỏ càng tốt để hấp phụ mùi, màu và các loại hóa chất hòa tan. 3. Trên cùng là lớp cát vàng hoặc Filox (nếu muốn khử sắt, mangan và mùi tanh). Điểm khác biệt ở đây không phải là vật liệu lọc mà là ở chỗ bể lọc này luôn ngập nước, tạo lớp màng sinh học trên mặt lớp cát. Vậy làm thế nào để bể lọc không bao giờ cản khô? Quy trình thu gom nước: Các bộ lọc truyền thống sau khi gom nước sẽ cho chảy ra bằng vòi/ van nước ngay dưới đáy bể. Nước trong bể lọc sẽ chảy lên tục cho đến khi không còn nữa. Bây giờ ta cải tiến, bắt dòng nước này chảy ngược lên phía trên. Mấu chốt là ở chỗ: Hãy gắn đường ống theo đúng như sơ đồ. Miệng ống phải cao hơn mặt trên cùng của lớp cát. Khi nước trong bể chứa dâng lên, nước trong ống cũng dâng theo nguyên tắc bình thông nhau. Nước sẽ chảy ra khi mực nước trong bể cao hơn miệng ống. Nước sẽ ngừng chảy khi mực nước trong bể hạ thấp ngang với miệng ống. Do đó, lớp mặt trên của lớp cát không bao giờ bị khô, tạo thành một lớp màng vi sinh nên có thể lọc được cả vi khuẩn. Cách làm bể lọc: Lọc nước bằng thùng cũ Có thể xây bể bê tông hoặc tận dụng các vật dụng bỏ đi như thùng nhựa, phuy sắt. Uốn cong ống nhựa (hơ lửa) hoặc dùng các khớp nối để tạo đường ống như trong sơ đồ. Một số lưu ý: Tùy trường hợp, có thể gắn thêm 1 phao cơ hoặc phao điện để kiểm soát lượng nước cấp tự động cho bể lọc. Khi cấp nước, nhớ đổ nh• nhàng, tránh làm xáo trôn lớp màng vi sinh trên mặt lớp cát. Bất tiện duy nhất là bể lọc này chưa có chế độ xúc xả tự động nên cần định kỳ thay hoặc rửa vật liệu lọc một cách thủ công. Chỉ cần thay lớp cát trên cùng, các lớp bên dưới có thể rửa sạch để dùng lại. Eng dFng Hệ thống này thích hợp cho cả nước ngầm và nước sông, chỉ cần thay đổi vật liệu lọc tương ứng. Hệ thống này có thể để ở nhà, có thể mang lên tàu. thuyền, . Đặc biệt, có thể dùng bể lọc nước kiểu này để cung cấp nước sạch cho dân cư sau các trận lũ lụt. Tây cũng thích Hy vọng với những cải tiến tưởng chừng rất đơn giản này, mọi gia đình đều có thể tự làm một bể lọc để luôn có nguồn nước đủ an toàn cho sinh hoạt hàng ngày. (Chân thành cám ơn quý vị đã phổ biến thông tin này tới những người chưa biết. đặc biệt là đồng bào các vùng lũ lụt để họ tự lọc lấy nước sạch). Cách xử lý nước bẩn thành nước sạch Thứ bảy, 25 Tháng 12 2010 09:22 Vệ Sinh Việt Nam Trong khi lũ đến và rút, thiếu nước sạch luôn là vấn đề mà người dân các khu vực này phải đối mặt. Các chuyên gia sẽ hiến kế giúp độc giả các phương pháp xử lý nước đơn giản nhất… GS Dương Đức Tiến, Trung tâm Công nghệ Sinh học Phục vụ Đời sống và Sản xuất cho biết, trong điều kiện xử lý nước bẩn thành nước sạch thông thường thì người ta dùng phèn chua cho lắng cặn, sau đó sẽ tiến hành sát trùng bằng clorin với liều lượng 2mlg/l để diệt khuẩn. Chờ khi clo bay hơi hết, khoảng 1 - 2 tiếng hoặc khi ngửi thấy nước hết mùi clo là có thể sử dụng được. Sau đó đun sôi để dùng làm nước uống. Chế phẩm clorin có bán tại tất cả các cơ sở y tế, tuy nhiên nếu không có clorin dự trữ thì có thể sử dụng nước tẩy Javen thay thế. Nhiều gia đình có thói quen tích trữ nước tẩy Javen trong nhà để tẩy đồ, trong trường hợp này có thể dùng nước Javen để lọc nước thay cho chế phẩm clorin. Nếu trong điều kiện nước lụt, không có các loại nguyên liệu trên có thể tự sáng tạo bằng cách tận dụng quần áo sạch để lọc. Lấy vải áo để vào một chiếc rổ hoặc rá, hứng xô nước phía dưới rồi đổ nước qua đó. Đầy xô nước thì giặt vải và tiếp tục lọc lần 2, 3. Cách này có thể lọc được các loại chất bẩn cơ bản có trong nước, sau khi để lắng cặn thì có thể dùng làm nước sinh hoạt được. Nếu có điều kiện cho một ít vôi vào để nước trong hoặc cho clorin vào khuấy đều sau 1 giờ là dùng được. PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho biết, người dân có thể đánh phèn vào nước để nước trong hơn, sau đó dùng chế phẩm clorin diệt khuẩn trong nước. Clorin dạng bột nên khi cho vào nước phải khuấy đều. Nước này sử dụng để tắm giặt, sinh hoạt nhưng nếu sử dụng làm nước uống thì phải được đun sôi. Đây là giải pháp làm sạch nước có thể áp dụng trong điều kiện lũ lụt, tuy nhiên cũng không nên kéo dài việc sử dụng nguồn nước này bởi nó không có lợi cho da cũng như cho sức khoẻ. Ngoài ra, có thể lấy cây và lá mồng tơi giã nhỏ rồi cho vào nước khuấy đều. Nhớt mồng tơi có tác dụng kéo chất bẩn lắng xuống dưới, sử dụng thay cho phèn hoặc nước Javen vì nó làm cho nước trong hơn. Làm sạch nước sau lũ Theo GS Dương Đức Tiến, xử lý nước sau lũ cũng cần phải đúng phương pháp, sau khi dọn sạch bể phải sử dụng các biện pháp lắng, lọc như sử dụng cát, sỏi để nước chảy qua trước khi sử dụng để giảm đi những chất kết tủa bẩn có trong nước. Đối với nước ăn thường ngày nên sử dụng một ít muối hạt hoặc vôi cho vào nước để sát trùng, đảm bảo vệ sinh do nguồn nước ngầm lúc này cũng đã bị ảnh hưởng, ô nhiễm bởi nước mặt bị ngập trong một thời gian dài. Việc xử lý giếng, bể nước sau lũ cùng cần chú ý. PGS.TS Trịnh Lê Hùng mách nước, phải hút hết nước bẩn có trong giếng, bể, hút một vài lần để có nguồn nước ngầm sạch. Ngoài ra nếu có bùn phải tiến hành hút bùn, vét sạch đáy bể, giếng . PGS.TS Nguyêm Xuân Thung, khoa Hóa, ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho biết, đối với giếng khoan có thể sử dụng hạt lọc nước giếng khoan. Với cấu tạo là thành phần khoáng bentonit có cấu trúc lớp, có khả năng hấp phụ các cation hoặc trao đổi xảy ra trong mạng lưới và bị giữ lại trong vật liệu. Vì thế, nó có thể lọc được hầu hết các kim loại nặng, asen, phèn cũng như các tạp chất khác. Xây dựng một bể tách sơ bộ, bộ phận lọc nước sẽ được cấu tạo bằng một lớp sỏi, một lớp hạt lọc và một lớp cát trên cùng. Có thể tự làm một cái xô hoặc thùng cao rồi đổ từng lớp như trên rồi cho nước chạy qua sau khi nước trong bể chứa đã được bơm lên và tiếp xúc với không khí. Dùng tro bếp xử lý nước giếng bị nhiễm sắt Theo www.vietnamplus.vn – 1 năm trước Nước nhiễm sắt. (Ảnh minh hoạ: Internet) Học sinh Phùng Thuỷ Tiên, lớp Hoá K19, trường Trung học phổ thông chuyên Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) đã thực nghiệm thành công và đưa ra biện pháp xử lý nước nhiễm sắt hiệu quả bằng tro bếp. Công trình đã đoạt giải 3 cuộc thi quốc gia về "Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước" lần thứ 6 năm 2008 - 2009. Trong nước ngầm, sắt phản ứng với một số thành phần khác tạo thành hiện tượng nước bị phèn sắt, có màu nâu đậm, do đó, các vật liệu tiếp xúc với nước giếng nhiễm sắt thường bị ố vàng nâu. Nước ngầm từ các vùng đất trũng thường chứa nhiều sắt. Việc khai thác nước ngầm quá mức cũng làm mức nước ngầm hạ thấp xuống, làm tăng sự thâm nhập chất hữu cơ từ trên bề mặt vào nước và tăng hàm lượng sắt trong nước ngầm. Từ việc nghiên cứu thực trạng này, chỉ bằng những vật liệu có sẵn tại địa phương, học sinh Phùng Thuỷ Tiên đã đưa ra biện pháp xử lý nước nhiễm sắt nêu trên. Phương pháp xử lý này đơn giản, nguyên vật liệu dễ tìm, có thể tận dụng tro bếp là rác thải sinh hoạt, thân thiện với môi trường. Cách làm này có thể áp dụng quy mô hộ gia đình, nhất là những vùng người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan. Người dân có thể kiểm tra mức độ nhiễm sắt của nước bằng cách thử với nhựa chuối bằng việc lấy b• chuối băm nhỏ, vắt lấy nhựa cho vào mẫu nước thử. Kết quả nếu nước nhiễm sắt sẽ chuyển sang màu đỏ và mức độ nhiễm sắt tăng hay giảm tuỳ thuộc vào độ đậm của màu nước. Sau đó, tro bếp được cho vào mẫu nước với liều lượng từ 5 đến 10g/l rồi để lắng trong vòng 15 phút. Các phản ứng hoá học xảy ra và hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ qua quá trình lọc. Nước sau khi để lắng tro bếp sẽ được lọc 2 lần qua cát thạch anh. Sau đó, người dân có thể kiểm tra lại chất lượng nước đã qua xử lý bằng nhựa chuối hoặc pha với nước chè. Tuy vậy, khi tiến hành lọc, người dân cũng không nên cho nhiều tro bếp vì nước sau khi xử lý xong sẽ hình thành một lớp màng trên bề mặt, khi bám vào các đồ dùng sinh hoạt sẽ rất khó rửa./. . Hướng dẫn tự làm bể lọc nước Thứ hai, 25 Tháng 8 2008 20:31 Lọc nước Watts “Qua thông tin trên http://thietbiloc.com chúng tôi thấy các thiết bị lọc nước. một bình lọc bằng inox, bên trong được ngăn làm 3 ngăn: ngăn đổ nước cứng cho chảy qua, ngăn lọc (chứa hạt Cationit mang điện tích âm) và ngăn chứa nước

Ngày đăng: 01/12/2013, 05:11

Hình ảnh liên quan

Cấu trúc bể lọc nước được thể hiện chi tiết tại hình dưới: Be loc nuoc bang than hoat tinh - Bài giảng D:hướng dẫn làm bình lọc nước...doc

u.

trúc bể lọc nước được thể hiện chi tiết tại hình dưới: Be loc nuoc bang than hoat tinh Xem tại trang 1 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan