Bài soạn đề thi học kỳ I môn chuyên

2 348 0
Bài soạn đề thi học kỳ I môn chuyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ: Câu 1 (3 điểm) Em hãy viết bài văn (khoảng một trang giấy) bàn luận ý nghĩa của câu tục ngữ: "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ". Câu 2 (7 điểm) Phân tích vẻ đẹp "hùng tâm tráng chí" của người anh hùng đời Trần trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão. Phiên âm: Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu. Dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu, Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. HẾT SỞ GDĐT PHÚ YÊN Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : NGỮ VĂN LỚP: 10 CHUYÊN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1 3 điểm * Bàn luận ý nghĩa câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" - Giải nghĩa câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Một con ngựa bị đau và cả đàn ngựa trong tàu ngựa cũng bỏ ăn. + Nghĩa bóng: Nói về ngựa nhưng câu tục ngữ muốn dùng hình ảnh ẩn dụ để nói về người, muốn phát ngôn một tư tưởng lớn: tư tưởng vị tha, biết đau cái đau của người khác, nỗi đau của một tấm lòng nhân ái, thương yêu đồng loại. - Nêu suy nghĩ của bản thân: + Câu tục ngữ nêu lên đạo đức của nhân dân, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Có những câu tục ngữ khác đề cao đạo đức thương người đó: Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Máu chảy ruột mềm, . + Liên hệ bản thân: Biết thương cảm, đồng cảm, chia sẻ với những cảnh ngộ bất hạnh, đau đớn trong xã hội. (Học sinh nêu cảm nghĩ chân thật, xúc động). 0,5 đ 1,0 đ 1,5 đ 2 7 điểm * Vẻ đẹp "hùng tâm tráng chí" của người anh hùng thời Trần trong Tỏ lòng - Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão, hoàn cảnh ra đời bài thơ. - Giải thích vẻ đẹp "hùng tâm tráng chí": Tác giả thời trung đại quan niệm "thi dĩ ngôn chí" (thơ nói chí). Họ làm thơ để gởi gắm hoài bão, khát vọng, lí tưởng sống. Hùng tâm tráng chí là vẻ đẹp của lí tưởng cao cả, khí phách anh hùng. - Phân tích bài thơ: + Hai câu đầu: Khắc tạc tư thế, tầm vóc của vị tướng trẻ: hiên ngang, lẫm liệt (hoành sóc). Tư thế người anh hùng hoà hợp trong tư thế hùng dũng của đoàn quân dân tộc (so sánh: khí mạnh nuốt trôi trâu). Đó là ý chí quyết chiến quyết thắng của quân dân đời Trần trước kẻ thù xâm lược. + Hai câu sau: Phạm Ngũ Lão nhắc đến chí nam nhi phải trả món nợ công danh (làm nên sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho đời). Trong thời đại Phạm Ngũ Lão, đó là khát vọng noi gương Vũ hầu Gia Cát Lượng, tìm kế sách mưu lược đánh giặc, tận trung với vua, với nước. Nỗi thẹn làm nên nhân cách người anh hùng. - Bài thơ Tỏ lòng khắc hoạ chân dung tinh thần của tác giả đồng thời là chân dung tinh thần của thời đại nhà Trần, rực ngời hào khí Đông A. 1,0 đ 1,0 đ 2,0 đ 2,0 đ 1,0 đ HẾT SỞ GDĐT PHÚ YÊN Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : NGỮ VĂN LỚP: 10 CHUYÊN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) . tai nghe chuyện Vũ hầu. HẾT SỞ GDĐT PHÚ YÊN Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : NGỮ VĂN LỚP: 10 CHUYÊN Th i gian. 2 7 i m * Vẻ đẹp "hùng tâm tráng chí" của ngư i anh hùng th i Trần trong Tỏ lòng - Gi i thi u tác giả Phạm Ngũ Lão, hoàn cảnh ra đ i b i thơ.

Ngày đăng: 29/11/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan