Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

164 656 3
Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Văn Liêm “Điều hành” giờ học tiếng Anh như thế nào? Bất kỳ một giáo viên nào cũng có những cách riêng để “điều hành” những buổi dạy sao cho không bị cháy giáo án mà vẫn không làm cho học viên mệt mỏi với lượng kiến thức được học trên lớp. 1. Ghi lại tất cả những lỗi mà học viên thường mắc phải trong khi làm bài tập, bài kiểm tra, phát biểu và sửa các lỗi đó cho cả lớp Hầu hết các lớp dạy tiếng Anh đều đặt mục tiêu nâng cao khả năng giao tiếp lên hàng đầu. Nhưng đa số học viên đều ngần ngại khi nói tiếng Anh vì sợ mắc lỗi. Điều này là do tâm lý xấu hổ mặc dù họ biết có thể nhiều người khác cũng mắc lỗi sai như thế. Vậy bạn hãy làm học viên tự tin hơn bằng cách khéo léo nhắc nhở họ cách phát âm sao cho chuẩn, nói sao cho đúng trọng âm và ngữ điệu. Đối với những lỗi mà nhiều học viên cùng mắc phải, bạn hãy nhấn mạnh với cả lớp và dành nhiều thời gian để sửa những lỗi này hơn vì đây thường là những lỗi cơ bản. Bằng cách sửa lỗi sai cho học viên sau khi làm xong bài tập hay phát biểu, học viên sẽ giao tiếp với nhau thường xuyên hơn và quá trình trao đổi của họ không bị ngắt quãng, giúp cho học viên tập trung vào bài học hơn. Điều này không chỉ giúp cho những học viên mắc lỗi nhận ra lỗi của mình mà còn giúp cho cả những học viên khác tránh mắc phải những lỗi tương tự. 2. Dành nhiều thời gian cho các tình huống giao tiếp Mục đích của việc học tiếng Anh là để giao tiếp. Vì vậy các bài học cần có những tình huống giao tiếp như thảo luận đôi, nhóm hay thuyết trình. Những hoạt động này sẽ giúp học viên có cơ hội nói tiếng Anh một cách chủ động và trao đổi thông tin nhiều hơn. Bạn hãy tìm ra cách tổ chức những hoạt động này trong bài học. Ví dụ, nếu bạn đang cho học viên làm một bài tập chia động từ thì hãy để cho họ hỏi những người bạn khác trong lớp về kinh nghiệm khi làm bài tập này; hay nếu học viên đang làm bài tập đọc hiểu thì hãy hỏi ý kiến của họ về bài tập này như thế nào, họ sẽ áp dụng những kiến thức mà họ đọc được trong bài đó vào cuộc sống thực tế ra sao. 3. Sử dụng âm nhạc trong lớp học Âm nhạc luôn giúp người ta cảm thấy hào hứng hơn với công việc và học tập. Thỉnh thoảng hãy cho học viên nghe một bài hát tiếng Anh trong giờ luyện nghe vì trong các bài hát có rất nhiều những từ, cụm từ phổ biến trong đời sống. Nghe và chép lời bài hát cũng là một cách học nghe và các cách diễn đạt một cách tự nhiên và hiệu quả. 4. Sắp xếp thời gian giải lao hợp lý Ngồi tại một vị trí trong một thời gian dài dễ khiến học sinh mệt mỏi và mất tập trung, thậm chí không muốn học tiếp. Vì vậy, hãy sắp xếp giờ nghỉ giải lao hợp lý (có thể là một, hai lần giải lao tuỳ thời lượng của buổi học) để học viên có thể nghỉ ngơi, đi lại trong vòng vài phút sau những giờ học căng thẳng. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự nhiệt tình đối với giờ học được tăng lên đáng kể sau giờ nghỉ giải lao. Giờ nghỉ giải lao không chỉ nạp lại năng lượng cho học viên mà còn giúp họ thực hành những gì vừa học được. Ví dụ như trong giờ giải lao, học viên có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Trong thời gian giải lao học viên có tâm lý thoải mái và nói về những chủ đề quen thuộc nên họ sẽ nói tiếng Anh tự tin và chủ động hơn rất nhiều. Những phương pháp dạy và kiểm tra từ mới Đối với việc học ngoại ngữ, ghi nhớ được nhiều từ là việc rất quan trọng và hữu ích. Vậy làm thế nào để đổi mới cách dạy và kiểm tra từ mới sao cho phong phú và hiệu quả? Bạn hãy thử tham khảo những phương pháp sau nhé. Các phương pháp dạy từ mới Ô chữ Có những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa lại có cách cấu tạo từ hơi giống nhau. Ta lấy ví dụ với những từ refusal, deny, say no, reject, (throw) out. Đâynhững từ cùng có nghĩa là từ chối. Chúng ta có thể hình dung sự giống nhau trong cách cấu tạo của những từ này qua bảng sau: d o r e f u s a l e n t a j y y e n c o Trang 1 Nguyễn Văn Liêm t Giả sử refusal là một từ mới. Hãy vẽ ô chữ này lên bảng, xóa đi tất cả những chữ cái có trong từ này mà không có trong những từ còn lại và bạn có thể kiểm tra học viên có thể nhớ được từ này như thế nào qua ô chữ. Đây là cách giúp học viên có được hình ảnh liên tưởng về cách viết của từ mới so với các từ đã học. d o r e u s e n t a j y y e n c o t Bạn có thể thử một ví dụ khác với essential, important, vital, must have, disastrous hay terrible, awful, very bad. “Vẽ” từ Đây là cách học thực sự hiệu quả với các danh từ và động từ. Với những từ mới bạn muốn kiểm tra học viên, bạn có thể chọn cách này để gợi nhớ cho học viên bằng hình ảnh. Bạn có thể vẽ lên bảng, dùng tranh ảnh minh họa hoặc đối với các động từ, bạn có thể yêu cầu học viên minh họa. Cách học này có hiệu quả hơn đối với các học viên nhỏ tuổi (dưới 14 tuổi). Đoán từ Bạn chọn một từ và đánh số từng chữ cái của từ đó. Bạn cũng có thể cung cấp gợi ý bằng cách giải nghĩa hoặc đưa ra từ gần nghĩa với từ cần đoán. Chia học viên ra làm 2 đội. Yêu cầu lần lượt mỗi đội chọn 1 số và yêu cầu đội còn lại đoán. Đội nào đoán đúng chữ cái sẽ được thêm một lượt chọn số. Trò chơi tiếp tục cho đến khi có đội đoán được ra từ đó, lượt đoán từ sẽ ưu tiên cho đội đang được chọn số. Trò chơi này sẽ hấp dẫn và thú vị khi có các từ dài và khó. Đánh vần Khi có một từ mới, trước tiên bạn hãy đánh vần thật rõ từ đó để học viên có thể tưởng tượng ra cách viết và cách đọc của từ đó trước khi được nhìn và nghe từ đó một cách hoàn chỉnh. Bạn nên đánh vần từ mới cùng với một từ đã học và có cùng nghĩa. Yêu cầu học viên phát âm hai từ này và đây là lúc để bạn chỉnh cách đọc từ cho học viên. Mỗi buổi học, bạn có thể dạy khoảng 5-10 từ theo cách này. Sau đó, bạn hãy viết các từ mới và cũ lên bảng một cách ngẫu nhiên và yêu cầu học viên nối các từ đồng nghĩa với nhau. Đây là một cách dạy từ mới và hiệu quả vì nó giúp học viên tự có cách tiếp cận về từ vựng. Các phương pháp kiểm tra từ đã học Ghép từ và nghĩa Đầu tiên, bạn đọc 3 từ mà học viên đã học, ví dụ repair, visible, ruin và yêu cầu học viên nhắc lại và đảm bảo rằng họ nhớ 3 từ này. Tiếp theo, bạn đọc nghĩa của 3 từ vừa xong theo một trật tự bất kỳ, khác với trật tự đọc từ lúc trước, ví dụ can be seen, mend, destroy và cũng yêu cầu học viên ghi nhớ. Cuối cùng, yêu cầu từng học viên ghi ra giấy 3 từ với nghĩa tương ứng. Bạn kiểm tra và sẽ nắm được khả năng ghi nhớ từ, chính tả và ý nghĩa của từng học viên. Tráo từ Bạn có từng cặp từ đồng nghĩa và tiến hành tráo 2 chữ cái đầu tiên của chúng với nhau. Ví dụ: marry, wed - warry, med; trust, rely on - trely on, rust Yêu cầu học viên sắp xếp lại các từ cho đúng rồi nhắc lại cách sử dụng của từng từ. So sánh sự giống và khác nhau của từng cặp đồng nghĩa. Với cách làm này, bạn sẽ giúp học viên ghi nhớ từ theo từng cặp đồng nghĩa và cách sử dụng chúng. Hy vọng với những phương pháp này, bạn sẽ giúp học viên củng cố thêm được vốn từ vựng và các tiết dạy của bạn cũng thu hút được sự quan tâm, chú ý của các học viên Để giờ học ngữ pháp trở nên hiệu quả Ngữ pháp tiếng Anh vô cùng phong phú và đa dạng. Học viên đôi khi bị ngợp trước hàng loạt hiện tượng ngữ pháp mới và thường rất bối rối khi gặp những cấu trúc ngữ pháp tương tự nhau. Nắm rõ ngữ pháp sẽ khiến học viên tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh cũng như nâng cao được các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết. Vậy làm thế nào để có thể giúp học viên học ngữ pháp một cách hiệu quả? Bạn hãy tham khảo vài ý kiến sau đây nhé: Trang 2 Nguyễn Văn Liêm 1. Luôn đưa ra ngữ cảnh cho dễ hiểu Khi đưa ra một hiện tượng ngữ pháp mới, bạn hãy đưa ra một ví dụ cụ thể để học viên có thể hình dung ra hoàn cảnh áp dụng của hiện tượng ngữ pháp đó. Ngữ cảnh minh họa càng cụ thể và dễ hiểu thì học viên càng dễ tiếp thu bài học mới và cảm thấy hào hứng. Có thể để học viên tự phát hiện và nhận ra hiện tượng ngữ pháp mới trong ví dụ mà bạn đưa ra. Bạn nên đưa ra ngữ cảnh bằng Tiếng Anh để học viên có thể quen dần với ngoại ngữ này. Bạn cũng nhớ đừng lướt qua bài học mới quá nhanh để chắc chắn rằng học viên có đủ thời gian để “ngấm” bài học mới. Việc nhắc đi nhắc lại một kiến thức mới không bao giờ là thừa bởi việc nhắc lại sẽ giúp học viên ghi nhớ dễ dàng hơn. 2. Giúp học viên nói Tiếng Anh Luôn động viên học viên phát biểu trong giờ học chứ không chỉ đơn thuần ngồi nghe bạn nói. Hãy cho học viên đủ thời gian để có thể truyền tải những gì họ muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ sang Tiếng Anh. Và hãy luôn sẵn sàng giúp từng học viên nói Tiếng Anh theo cách hữu hiệu nhất. 3. Yêu cầu học viên ghi chép đầy đủ nội dung bài học Bạn có thể phát nội dung bài học được in sẵn cho học viên hoặc ghi nội dung bài học lên bảng và yêu cầu học viên chép vào vở ghi. Các mẫu câu và cấu trúc cần được ghi chính xác, rõ ràng và được đóng khung hoặc đánh dấu để dễ tra cứu. Mỗi mẫu câu cũng cần được ghi chú một cách ngắn gọn (gồm định nghĩa, cách sử dụng, v.v). 4. Yêu cầu học viên áp dụng Tiếng Anh vào thực tế Thường xuyên yêu cầu học viên sử dụng các mẫu câu đã học để nói về cuộc sống, dự định, công việc, v.v của bản thân. Chẳng hạn bạn có thể yêu cầu học viên sử dụng mẫu câu với thì tương lai để nói về các dự định sắp tới. Với cách làm này, bạn sẽ giúp cho học viên sử dụng Tiếng Anh một cách chủ động và hiệu quả. 5. Giúp học viên nhận biết được các quy tắc ngữ pháp trong Tiếng Anh Luôn khích lệ học viên vận dụng các mẫu câu mới học để đặt câu (những câu này có mức độ khó và phức tạp tăng dần). Bạn cũng nên giúp học viên đối chiếu và so sánh các mẫu câu nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng. Biết được nhiều mẫu câu sẽ giúp học viên có cách diễn đạt linh hoạt hơn. 6. Giúp học viên nhận ra tầm quan trọng của ngữ pháp Việc viết những câu có ngữ pháp chính xác là điều tối quan trọng trong các văn bản hành chính như đơn xin việc. Nói và viết đúng ngữ pháp đều tạo được ấn tượng tốt với người đọc, người nghe và giúp cho nội dung dễ hiểu hơn. Bạn hãy khuyến khích học viên tự sửa những lỗi ngữ pháp trong bài của mình hoặc đưa ra những bài tập chữa lỗi để học viên có thể nhận ra những lỗi thường gặp và tránh mắc phải lần sau. Học viên nào cũng hiểu rằng việc học ngữ pháp rất khó những cũng vô cùng hữu ích. Tuy nhiên học viên có thể thấy rất hào hứng khi học ngữ pháp hoặc thấy nó thật nhàm chán. Có nhiều lý do giải thích cho những phản ứng trên. Những học viên đã từng tham gia các khóa học ngữ pháp trước đó nhưng lại chỉ được nghe những bài giảng lý thuyết ngữ pháp buồn tẻ và làm các bài tập ngữ pháp đơn điệu nên những học viên này luôn có ấn tượng rằng các khóa học ngữ pháp thật nhàm chán. Điều này chứng tỏ phương pháp giảng dạy rất quan trọng. Bạn hãy cố gắng khiến cho học viên cảm thấy hứng thú với môn học có vẻ rất khô khan này bạn nhé! Các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới Tất cả chúng ta đều thấy được vai trò của việc trau dồi từ mới trong học tập tiếng Anh nói riêng, học tập ngoại ngữ nói chung. Tuy nhiên làm thế nào để giáo viên có thể dạy từ mới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất lại không phải là vấn đề đơn giản. 1. Dạy từ mới dùng tranh ảnh minh hoạ Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa nội dung kiến thức cần giảng dạy. Giáo viên giơ từng bức tranh và yêu cầu học sinh nhận biết nội dung chứa đựng trong bức tranh. Chẳng hạn khi dạy về từ “car” giáo viên có thể chọn một bức ảnh có chiếc xe ô tô trên báo hay tạp chí. Giáo viên giơ tranh lên và yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến. Phương pháp này giúp học viên dễ nhớ từ mới và giúp cho giờ học trở nên sinh động hơn. 2. Dạy từ mới bằng kịch câm Ở phương pháp này giáo viên dùng hành động, cử chỉ nét mặt của mình. Trên cơ sở đó học viên quan sát và đoán nghĩa của từ mới. Phương pháp này rất thích hợp để giảng dạy các từ chỉ hoạt động hay cảm xúccủa con người. 3. Dạy từ mới bằng vật thật Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ vật có trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên giơ vật đó lên và yêu cầu Trang 3 Nguyễn Văn Liêm cả lớp nói nghĩa của từ tiếng Anh tương đương. Phương pháp này có thể mang lại hứng thú bất ngờ cho học viên vì học viên được luyện tập với các vật có thật trong thực tế. 4. Dạy từ mới bằng giải thích Trong phương pháp này giáo viên giải thích cho học sinh về một sự vật hay một hiện tượng nào đó. Học viên sẽ nghe và đoán từ mới ấy bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh. Ví dụ: Teacher: I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth. What am I? Tell me the word in Vietnamese, please. Students: Trung thực ạ! 5. Dạy từ mới bằng cách đưa ra ví dụ Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, học viên phải nhóm chúng lại với nhau và tìm ra một từ khái quát nhất. Phương pháp giảng dạy này phát huy khả năng khái quát hoá của học viên đồng thời nó buộc học viên phải tư duy sáng tạo và lôgic. Ví dụ: Teacher: Everyday I have to cook. Every day I have to clean the house. Everyday I have to wash the dishes. What I am talking about? Students: Housework. 6. Dạy từ mới bằng cách dùng từ đồng nghĩa hay trái nghĩa Giáo viên sẽ dùng các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với từ mới để giúp học viên tìm ra từ mới đó. Ví dụ: Teacher: What is the opposite word of “quiet”? Students: Noisy. 7. Dạy từ mới bằng phương pháp dịch Phương pháp này chỉ được dùng như biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không thể sử dụng được. Giáo viên sẽ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để giúp học viên tìm ra từ mới bằng tiếng Anh. Ví dụ: Teacher: How do you say “quên” in English? Students: Forget. Trên đây là các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới. Để có một giờ học sinh động thì giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án và vật thật (nếu có) trước giờ lên lớp. Hãy biến giờ học từ mới thành một giờ học đầy bất ngờ và thú vị nhé! Thực hiện “học đi đôi với hành” như thế nào? Một vấn đề khiến nhiều giáo viên đau đầu là làm sao để học viên sử dụng tiếng Anh trong giờ thực hành. Đây dường như là một thách thức đối với phần lớn giáo viên bởi vì nếu học viên không sử dụng tiếng Anh trên lớp thì điều đó đồng nghĩa với việc học không đi đôi với hành. Vậy tại sao học viên có xu hướng sử dụng tiếng mẹ đẻ thay vì sử dụng ngoại ngữ đang học? Thực tế cho thấy có nhiều lý do khiến học viên sử dụng tiếng Việt.  Thứ nhất, đó có thể là do nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đặt ra quá cao so với trình độ và khả năng của học viên. Giả sử như bạn yêu cầu học viên ở trình độ sơ cấp thảo luận về một đề tài khó như toàn cầu hoá hay sự nóng lên của Trái Đất thì học viên sẽ tìm đến tiếng Việt như là sự lựa chọn tất nhiên. Do vậy giáo viên không thể hi vọng học viên có thể huy động các kiến thức về ngôn ngữ để nói về những đề tài này.  Thứ hai, học viên có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giờ học ngoại ngữ. Thói quen này hoàn toàn tự nhiên khi học viên tìm ra những mốI liên hệ giữa tiếng Anhnhững hiểu biết trong tiếng Việt. Thói quen này giúp học viên lĩnh hộI kiến thức ngoại ngữ dễ dàng hơn.  Một lý do khác đó là do ảnh hưởng, tác động của giáo viên trong mỗi giờ lên lớp. Một giáo viên luôn sử dụng tiếng Việt để giải thích, hướng dẫn và đặt ra yêu cầu cho học viên khó có thể hi vọng học viên của mình sẽ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp thường xuyên trên lớp. Vậy giáo viên cần làm gì để có thể giúp học viên tháo gỡ khó khăn trong việc sử dụng ngoại ngữ?  Trước hết giáo viên cần phải đặt ra những nguyên tắc, yêu cầu cụ thể và rõ ràng ngay từ buổi học đầu tiên. Hãy cho học viên biết khi nào họ có thể sử dụng Tiếng Việt và khi nào họ bắt buộc phải sử dụng ngoại ngữ. Giáo viên phải là người thực hiện các nguyên tắc này nghiêm túc nhất. Trang 4 Nguyễn Văn Liêm  Thứ hai, giáo viên phải lựa chọn bài tập hay đề ra yêu cầu học tập phù hợp với trình độ học tập của học viên. Đặc biệt trong khi dạy nghe nói, giáo viên phải là người gợi mở cho học sinh cách chuyển khai ý tưởng cũng như cách sử dụng từ nối. Giáo viên có thể liệt kê những từ mới có thể được sử dụng trong bài nói hay chuẩn bị những bài tập có liên quan đến chủ đề học viên sắp nói. Có như vậy học viên mới được chuẩn bị những kiến thức để nói tốt.  Thứ ba, việc tạo ra một môi trường tiếng cho học viên cũng đóng vai trò quan trọng trong học tập ngoại ngữ. Thay vì sử dụng các mệnh lệnh bằng tiếng Việt giáo viên hãy sử dụng tiếng Anh hay giáo viên có thể giải thích các vấn đề đơn giản với học sinh bằng ngoại ngữ thì hiệu quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều. Giáo viên phải là ngườI rõ hơn ai hết về học viên để từ đó đưa ra các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với trình độ của học viên. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể giúp học viên học trong một bầu không khí của một lớp học ngoại ngữ bằng cách đặt tên tiếng Anh cho mỗI học viên.  Hơn thế, giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích học viên sử dụng tiếng Anh trên lớp thay vì sử dụng tiếng Việt. Đặc biệt trong giờ học nghe nói thì giáo viên cần phát huy tốI đa việc sử dụng ngoại ngữ. Như vậy để giúp cho học viên sử dụng Tiếng Anh trên lớp đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại, đồng cảm cũng như vai trò động viên kịp thời của giáo viên. Hãy là một người hướng dẫn cho học viên thật hiệu quả bạn nhé! Hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học Nhiều học sinh trung học lầm tưởng rằng chúng chỉ cần có vốn từ phong phú và biết cách diễn đạt bằng tiếng Anh là chúng đã có thể giao tiếp tốt với người bản xứ. Tuy nhiên để có thể làm được điều đó chúng còn phải thành thạo các kỹ năng giao tiếp. Hy vọng những hoạt động mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích cho các giáo viên ngoại ngữ trung học khi dạy kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Oh, Cabjous Day! Chia học sinh thành 3 nhóm. Nói với các nhóm rằng tất cả các em có sẽ cùng hoàn thành một nhiệm vụ là nối những mẩu nhỏ lộn xộn thành một câu chuyện hoàn chỉnh trong khoảng thời gian hạn chế. Tuy nhiên mỗi nhóm sẽ sủ dụng một ngôn ngữ khác với các nhóm khác. Ngôn ngữ riêng của mỗi nhóm chỉ là một từ duy nhất. Hãy quy định cho mỗi nhóm một từ vô nghĩa nào đó bạn nghĩ ra. Ví dụ: nhóm 1 - cariffle, nhóm 2 - woobidee, nhóm 3 - varipipip. Chia đều các mẩu nhỏ của câu chuyện cho 3 nhóm. Sau đó, các nhóm sẽ có 2 phút để lên kế hoạch xem chúng sẽ truyền đạt ý kiến và giao tiếp ra sao với các nhóm khác để có thể sắp xếp các mẩu nhỏ thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Trong 2 phút chuẩn bị này, các thành viên trong nhóm có thể nói chuyện, trao đổi bình thường. Khi các nhóm được hợp lại để thực hiện nhiệm vụ, từ duy nhất mà thành viên của các nhóm được sử dụng là từ vô nghĩa mà bạn đã quy định trước. Học sinh sẽ phải dựa vào ngữ điệu, âm lượng của từ đặc biệt này để giao tiếp, truyền đạt thông tin và cùng hoàn thành nhiệm vụ. Cho 3 nhóm 5 phút để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Nhắc nhở chúng chỉ được sử dụng ngôn ngữ riêng của nhóm và cố gắng giao tiếp bằng cách thay đổi ngữ điệu và âm lượng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đề nghị học sinh chia sẻ những nhận xét riêng về những điều đã xảy ra trong quá trình thực hiện hoạt động. Thảo luận xem làm cách nào mà các nhóm có thể truyền đạt, trao đổi thông tin khi những từ phát ra hoàn toàn vô nghĩa. I See What You are Saying Chia học sinh thành 3 nhóm. Gần vị trí mỗi nhóm, đặt hai chiếc ghế tựa quay lưng vào nhau. Đề nghị hai học sinh ngồi vào hai chiếc ghế. Một học sinh thứ ba được phân công đứng quan sát một trong hai học sinh đang ngồi. Yêu cầu học sinh đang ngồi đối diện với học sinh đang đứng tả lại một tình huống buồn cười nào đó mà học sinh đó từng gặp phải. Học sinh đứng quan sát sẽ quan sát thật kỹ những cử chỉ, thái độ trên khuôn mặt và những hành động phi ngôn từ khác của học sinh đang kể chuyện. Sau đó bạn yêu cầu em học sinh ngồi quay lưng kể lại câu chuyện cho các thành viên khác trong nhóm mình. Yêu cầu các nhóm so sánh mức độ hiểu nội dung câu chuyện đó của em đứng quan sát và em chỉ được nghe với nhau. Bạn có thể cho học sinh thảo luận trong nhóm các câu hỏi dưới đây:  Bạn đứng quan sát có nghe và thấy được cùng một thông điệp như bạn chỉ được nghe không? Tại sao có/không?  Người nói sẽ cảm thấy thế nào khi biết rằng ngôn ngữ và cử chỉ của họ đang bị quan sát chặt chẽ? Trong các tình huống thực tế, bạn làm thế nào để giải toả cảm giác bị người khác giám sát khi bạn nói điều gì đó?  Việc giao tiếp bằng ngôn từ có ảnh hưởng thế nào đến việc giao tiếp với những người khuyết tật như có vấn đề về thị giác hay thính giác? What Is In It For Me? Trước buổi học, chọn một bài báo ngắn từ một tờ báo, tạp chí hay tập san để chia sẻ với cả lớp. Chủ đề nào không quan trọng miễn là phù hợp với lứa tuổi học sinh và có nhiều chi tiết trong đó. Đầu buổi học thông báo một cách nhẹ nhàng rằng bạn đọc được một bài Trang 5 Nguyễn Văn Liêm báo thú vị và muốn chia sẻ với cả lớp. Đọc bài báo cho cả lớp. Sau khi đọc xong bài báo, hãy đưa ra một phần thưởng nho nhỏ nhưng hấp dẫn nào đó và nói rằng: “Thầy/Cô có vài câu hỏi liên quan đến bài báo các em vừa nghe. Bất kỳ em nào có thể trả lời chính xác được nhiều câu hỏi nhất sẽ nhận được phần thưởng dễ thương này.” Yêu cầu học sinh lấy một tờ giấy trắng, nghe câu hỏi và ghi câu trả lời của mình vào giấy. Bạn có thể hỏi các em khoảng 8-10 câu liên quan tới nội dung bài báo. Sau đó yêu cầu học sinh đổi phiếu trả lời cho nhau để kiểm tra chéo khi bạn công bố đáp án. Bạn sẽ tìm thấy người thắng cuộc và trao phần thưởng. Rõ ràng cả lớp đều được nghe cùng một câu chuyện nhưng không phải em nào cũng có thể nhớ đầy đủ nội dung một cách chi tiết. Vì vậy, bạn đừng quên hỏi học sinh nguyên nhân vì sao chúng không nhớ được nhiều sau khi nghe xong câu chuyện. Gợi ý cho cả lớp thảo luận theo nhóm về cách có thể giúp chúng cải thiện kỹ năng nghe và liệu chúng có thể nghe chăm chú, tập trung hơn khi biết là sẽ có phần thưởng cho người nhớ được chính xác và đầy đủ nhất hay không. Game Shows Chia học sinh thành 3 nhóm. Yêu cầu nhóm A chuẩn bị sáu câu hỏi ngắn về giao tiếp bằng cách thay đổi giọng điệu. Nhóm A sẽ có 5 phút chuẩn bị trong khi 2 nhóm B và C xem lại vở ghi phần đó. Hết thời gian chuẩn bị nhóm A sẽ hỏi nhóm B. Nếu nhóm B không thể đưa ra đáp án thì quyền trả lời thuộc về nhóm C. Nhóm có câu trả lời đúng sẽ được tiếp tục trả lời các câu tiếp theo và ghi điểm. Sau đó yêu cầu nhóm B chuẩn bị những câu hỏi ngắn về giao tiếp bằng ngôn từ và nhóm C chuẩn bị câu hỏi về các kỹ năng nghe. Và game shows lại diễn ra tương tự như trên. Nhóm B hỏi, nhóm A trả lời trước, không trả lời được thì quyền trả lời thuộc về nhóm C .v.v… Listening in Motion Chia lớp thành nhiều cặp. Yêu cầu các cặp thay phiên giải thích cho bạn cùng cặp với mình một khái niệm nào đó mà các em học được ở các môn học khác. Ví dụ, học sinh có thể giải thích cách trình bày để chứng minh một bài hình học, hệ thống của một nhà nước theo chế độ phong kiến hay chủ đề của một cuốn truyện các em đọc được trên thư viện. Nhắc nhở các em nghe trong từng cặp sử dụng các thủ thuật “nghe chủ động” (active listening) như hình dung trong đầu những gì đang được nghe, diễn giải lại, tóm tắt ý chính, đặt câu hỏi để xác minh/làm rõ những điều mình còn thắc mắc .v.v… Dành 1-2 phút cho mỗi nhóm để đảm bảo rằng các em đang sử dụng đúng các thủ thuật nghe chủ động. Hãy khen ngợi, khích lệ hay đưa ra những gợi ý khi cần thiết. Đề nghị mỗi cặp chứng tỏ cho các cặp khác hiệu quả của việc sử dụng các thủ thuật nghe chủ động của cặp mình. Hi vọng những hoạt động mà chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ giúp học sinh của bạn cải thiện được các kĩ năng giao tiếp cũng như tạo nên những giờ học sôi nổi và bổ ích Cách thức tổ chức hoạt động trong thảo luận nhóm Nếu như hình thức luyện tập theo đôi phù hợp với những hoạt động tương đối đơn giản và có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn như luyện tập hội thoại, hỏi đáp, kiểm tra bài tập thì hình thức luyện tập theo nhóm thích hợp với các hoạt động đòi hỏi tính tập thể cao. Ưu điểm của hình thức này so với hình thức hoạt động theo đôi là học viên có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình trước bạn bè, rèn luyện sự tự tin trước đám đông đồng thời phát triển kỹ năng phân tích, lập luận và lối tư duy mang tính phê phán cao. Khi tổ chức cho học viên luyện tập theo nhóm, giáo viên có thể tiến hành một trong các hoạt động sau: 1. Chơi trò chơi Giáo viên có thể tổ chức cho học viên chơi trò chơi. Đó có thể là trò phỏng đoán hoặc trò đặt 20 câu hỏi trong đó một học viên đóng vai một người nổi tiếng, các học viên còn lại đặt câu hỏi cho học viên đó và tìm ra nhân vật nổi tiếng mà học viên đó đang đóng vai. 2. Nhập vai Học viên giải quyết các tình huống trong đời sống hàng ngày. Hình thức luyện tập này giúp học viên thực hành tiếng Anh một cách sinh động và tự nhiên. Học viên có cảm giác đang được giao tiếp thật với nhau chứ không còn là việc luyện tập thông thường nữa. Chẳng hạn như khi thảo luận về một vấn đề chính trị nào đó, mỗi học viên có thể có những quan điểm chính trị khác nhau. Từ những điểm khác biệt đó học viên sẽ thảo luận và đi đến kết luận cuối cùng. 3. Đóng kịch Học viên tham gia vào các vai diễn trong một vở kịch nào đó. Hình thức luyện tập này về cơ bản giống với hình thức nhập vai. Tuy nhiên ở hình thức này học viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Đó là học viên đã có sẵn kịch bản và lời thoại cho mỗi nhân vật. Hình thức này phát huy mạnh mẽ khả năng sáng tạo cũng như diễn xuất của học viên. 4. Phỏng vấn Hình thức luyện tập này giúp học viên trau dồi kỹ năng nói và nghe. Học viên có thể hỏi nhau những câu hỏi cá nhân về gia đình, sở thích …Ở mức độ dễ giáo viên có thể tổ chức cho học viên tham gia phỏng vấn dựa trên những tình huống cho trước trong đó học Trang 6 Nguyễn Văn Liêm viên có sử dụng đến các cấu trúc đã học. Mục đích luyện tập giúp học viên học cách đưa ra yêu cầu, đề nghị trong những tình huống khác nhau. Ở mức độ khó, học viên có thể hỏi và trả lời những câu hỏi liên quan đến việc trình bày ý kiến, cảm xúc hay đánh giá về một vấn đề nào đó. 5. Tạo khoảng trống thông tin Giáo viên tạo ra khoảng trống thông tin giữa các học viên. Ở hình thức hoạt động này, học viên phải tìm kiếm thông tin bằng cách đặt câu hỏi cho nhau. Do đó học viên sẽ tập trung hơn vào nội dung của thông tin hơn là lớp vỏ ngôn ngữ. Ngoài ra khi thực hiện hoạt động này giáo viên cũng tạo ra cho học viên nhu cầu trao đổi thông tin để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với trình độ sơ cấp học viên hỏi đáp để ghi lại những thông tin liên quan tới đời sống cá nhân như ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, sở thích…và điền vào bảng thông tin do giáo viên đưa ra. Ở trình độ trung cấp, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học viên thu thập thông tin theo nhóm về một chủ đề nào đó. Học viên sẽ phân công nhau tìm các đặc điểm của nghề nghiệp đó như yêu cầu về bằng cấp, điều kiện làm việc, mức lương… Ở trình độ nâng cao, giáo viên có thể yêu cầu học viên phát biểu suy nghĩ của mình về thông điệp của tác giả. 6. Giải quyết vấn đề Phương pháp này đòi hỏi sự tập trung chú ý của cá nhân mỗi học viên. Vấn đề giáo viên đưa ra có thể đơn giản như chỉ dẫn đường qua bản đồ, có thể khó tương đối như học viên phải cùng nhau thiết lập một hành trình cho tàu xe, máy bay hay xe buýt. Đối với học viên khá giỏi giáo viên có thể đưa ra một vấn đề khó và yêu cầu học viên giải quyết chẳng hạn như tìm ra giải pháp phù hợp cho một vấn đề chính trị hay đạo đức. Phương pháp giải quyết vấn đề là phương pháp đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và đưa ra quyết định. Do đó phương pháp này có khả năng phát huy tư duy lôgíc và óc sáng tạo của học viên. 7. Trao đổi ý kiến: Hoạt động này có lẽ khá khó đối với học viên ở trình độ sơ cấp vì thế giáo viên nên áp dụng nó cho học viên ở trình độ trung cấp trở lên. Giáo viên có thể tổ chức cho học viên thảo luận, tranh luận. Các chủ đề về đạo đức, tôn giáo hay chính trị là những vấn đề nóng hổi mà giáo viên có thể đưa ra thảo luận trên lớp. Trên đây là một số hoạt động giáo viên có thể áp dụng khi tổ chức cho học viên luyện tập theo nhóm. Bạn cũng có thể sử dụng những phương pháp của riêng mình để giúp cho giờ học thêm phong phú và sôi nổi. Bí quyết để luôn là một giáo viên năng nổ Dạy học là một công việc rất nhiều thử thách. Cứ mỗi năm trôi qua lại xuất hiện những thử thách mới vì thế giới luôn thay đổi từng ngày và giáo viên phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và truyền lại những kiến thức mới cho học sinh của mình. Không những thế rất nhiều trách nhiệm trước đây là của phụ huynh và gia đình thì nay lại do giáo viên và nhà trường đảm đương. Thêm vào đó, mỗi năm giáo viên lại phải đảm đương thêm những trách nhiệm mới dù thời gian, tài liệu và các nguồn lực khác không hề tăng lên. Chính vì lẽ đó, Globaledu hy vọng bài viết nhỏ dưới đây sẽ giúp thầy cô luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết để tiếp tục công việc “chèo đò” gian nan nhưng vô cùng cao quý của mình. Trước tiên, bạn cần xác định được cái gì nằm trong và cái gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Việc tập trung vào những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bản thân sẽ giúp bạn củng cố uy tín và khiến mọi việc tiến triển theo hướng tốt hơn. Ví dụ: Bạn có thể kiểm soát thời gian làm việc ngoài giờ. Hãy nghĩ lại xem có nên dành thời gian riêng vào kỳ nghỉ cuối tuần để giải quyết công việc của lớp tại trường hay ở nhà. Cuối tuần là lúc bạn có thời gian dành cho cuộc sống riêng tư ngoài công việc. Hãy nghĩ về những giáo viên cũ mà bạn vô cùng yêu quý. Liệu bạn có yêu mến và nhớ đến họ vì họ đã trang trí phòng học rất đẹp hay là vì cách mà họ tiếp xúc với học sinh? Điều gây ấn tượng với học sinh là cách bạn tiếp xúc với chúng và những thứ mà chúng học được từ bạn. Quá mải mê với những dự án của trường, bạn sẽ đánh mất đi thời gian để làm mới mình và nuôi dưỡng lòng nhiệt tình dành cho công việc giảng dạy trực tiếp trên lớp. Tuy nhiên, việc bạn không có đủ thời gian để thực hiện được tất cả những dự định của bạn trong một năm học lại nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Ngay cả những giáo viên cực kỳ xuất sắc cũng không thể thực hiện tất cả những gì họ mong muốn. Hãy thoát khỏi cảm giác mình chưa hoàn thành trách nhiệm và tự hào vì bạn đã làm việc hết sức mình trong thời gian cho phép. Thứ hai, luôn giữ liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Hãy thiết lập một hệ thống liên lạc thông suốt giữa nhà trường và gia đình. Việc này không cần thiết phải tốn kém, cầu kỳ. Bạn chỉ cần viết ra một mẫu thư thông báo tình hình học tập cho phụ huynh, trong đó có chia thành nhiều phần, mỗi phần là một ngày trong tuần. Cuối mỗi buổi học, hãy hỏi ý kiến cả lớp xem nên viết gì vào phần ngày hôm đó. Vào buổi học cuối cùng trong tuần, bạn có thể viết thông báo hoặc vài dòng nhận xét riêng cho từng em để chúng mang về nhà. Thử dùng một màu sáng, bắt mắt để viết thứ thông báo đó. Những bức thư kiểu này sẽ thu hút sự chú ý của phụ huynh dễ dàng hơn. Thứ ba, sắp xếp giấy tờ trên bàn làm việc một cách quy củ. Giáo viên nào cũng có rất nhiều giấy tờ đủ loại cần giải quyết. Nếu bàn của bạn đang chìm nghỉm trong đống giấy tờ tương tự thì hãy dành chút thời gian sắp xếp và phân loại chúng. Bạn sẽ cần một chiếc Trang 7 Nguyễn Văn Liêm hộp (đủ lớn để chứa được các cặp đựng tài liệu) và một tá những cặp đựng tài liệu khổ bạn cần. Ghi tên/ dán nhãn có chữ to, rõ ràng cho những cặp đựng tài liệu này. Bạn sẽ có: Do Today (Hôm nay), Next Week (Tuần sau), Next Month (Tháng sau), Read Later (Đọc khi có thời gian), Notes to Write (Ghi chú), Phone Calls to Make (Những cuộc điện thoại cần gọi), Take to Office (Mang đến văn phòng). Khi đã quen với cách sắp xếp khoa học này, bạn sẽ không bị rơi vào tình trạng lục tung mọi thứ chỉ để tìm một mẩu giấy nhắn. Thứ tư, đặt những câu hỏi thông minh - tìm những câu trả lời sáng suốt: Hãy luôn tự hỏi bản thân liệu có cách làm nào đơn giản hơn, dễ dàng hơn để thực hiện nhiệm vụ này không? Trước khi tham gia vào bất kỳ công việc gì, hãy suy nghĩ kỹ lưỡng để đảm bảo rằng bạn không “ôm” thêm những việc không cần thiết vì hiện giờ bạn đã rất bận rộn rồi. Thứ năm, giảm bớt những thủ tục giấy tờ không cần thiết. Hãy tự hỏi xem liệu công việc này có cần đến giấy bút không? Thay vì phải mất 20 phút chữa 26 phần bài tập của 26 học sinh, bạn hoàn toàn có thể chữa bài mà không phải đụng gì đến giấy bút. Ví dụ: nếu bạn đang dạy dạng số nhiều có quy tắc của danh từ đếm được hãy phát cho mỗi học sinh 2 tấm các “s” hoặc “es”. Hãy viết những danh từ cần chuyển sang số nhiều và yêu cầu học sinh giơ tấm các tương ứng. Bạn sẽ vẫn kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh mà lại không phải mất thời gian chữa bài cho từng em. Thứ sáu, tận dụng từng phút bạn có mặt ở trường. Phân phối thời gian hợp lý để bạn có thể làm việc với hiệu quả cao nhất khi ở trường. Mục đích là hạn chế tối đa lượng công việc mà bạn phải mang về nhà giải quyết. Thay vì đi vào phòng giáo viên để tán gẫu với đồng nghiệp trước giờ lên lớp, bạn có thể có thêm thời gian giải quyết những việc còn tồn đọng trong phòng làm việc riêng của mình. Hãy tâm sự với đồng nghiệp rằng bạn đang muốn giảm lượng công việc phải mang về nhà giải quyết nên bạn sẽ dành thời gian cho họ vào thời gian nghỉ giữa giờ hoặc nghỉ ăn trưa. Chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi buổi sáng để giải quyết công việc bạn sẽ bớt được 2 tiếng rưỡi thời gian làm việc ở nhà. Hãy treo một tấm biển “Closed - Teacher at Work”. Mọi người sẽ biết bạn đang bận và không làm phiền bạn bởi những câu chuyện tán gẫu. Thứ bảy, cùng làm việc với những đồng nghiệp lạc quan và năng động. Hãy tìm và kết bạn với những giáo viên lạc quan và năng nổ trong trường bạn. Họ là những người bạn có thể ngồi cạnh lúc ăn trưa, khi đi họp và cùng hợp tác để triển khai một dự án nào đó. Làm việc với những người lạc quan và năng động sẽ khiến ngày làm việc của bạn thú vị, vui vẻ hơn rất nhiều. Thứ tám, cân bằng công việc và cuộc sống riêng tư. Dạy học là một công việc tiêu tốn rất nhiều thời gian - giáo viên nào cũng hiểu rõ điều đó. Hãy chắc chắn rằng bạn có tham gia những hoạt động khác ngoài việc dạy học. Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn vì bạn xứng đáng được như vậy. Có rất nhiều hoạt động bạn có thể tham gia như: đi ăn sáng với bạn bè hàng tuần; tham gia câu lạc bộ làm vườn; tham gia nhóm leo núi; học một môn nghệ thuật như khắc gỗ, thêu thùa hay vẽ tranh; rủ bạn bè đi xem phim hay đi dạo cùng họ .v.v… Hãy tìm kiếm những hoạt động, những mối quan tâm và những con người thú vị để cuộc sống của bạn không chỉ có công việc. Thứ chín, đầu tư cho bản thân. Dạy học vốn là một nghề đầy thử thách và khó khăn. Do đó việc đầu tư, nâng cao trình độ bản thân là hết sức cần thiết. Không những thế việc đầu tư, nâng cao trình độ sẽ không chỉ giúp bạn luôn cập nhật được thông tin mà còn là cách bạn làm mới bản thân. Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy năng nổ và nhiệt tình hơn nhiều khi lên lớp. Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp ba kiểu nguời: những người tạo ra sự thay đổi, những người ngồi quan sát mọi thứ xảy ra và những người không hề hay biết điều gì đang diễn ra quanh mình. Chúng tôi hy vọng những ý tưởng mà bạn tìm thấy trong bài viết nhỏ này sẽ giúp bạn tạo ra những chuyển biến tích cực cho bản thân và cho học sinh của bạn Một buổi thảo luận hiệu quả - khó hay dễ? Thảo luận là một phương pháp học tập và giảng dạy mang tính sáng tạo và có sự tương tác cao giữa giáo viên và học viên. Là một giáo viên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để những buổi thảo luận luôn hiệu quả và phát huy hết khả năng tư duy, tìm tòi và sáng tạo của học viên. 1) Trước buổi thảo luận, bạn cần phát những tài liệu cung cấp những thông tin và kiến thức có liên quan đến chủ đề thảo luận để học viên đọc và nghiên cứu. Và buổi thảo luận chính là cơ hội để họ trình bày ý kiến của mình đối với những gì đã đọc và suy ngẫm. Như vậy, chúng ta không thể có một buổi thảo luận hiệu quả nếu như học viên không chịu đọc những tài liệu được phát bởi vì họ sẽ không biết cần thảo luận về chủ đề gì hoặc chỉ có thể nói một cách chung chung vì chỉ hiểu vấn đề một cách mơ hồ. Bạn có thể phát tài liệu từ buổi học trước để học viên về nhà đọc hoặc phát vào đầu buổi thảo luận và dành thời gian cho học viên đọc tài liệu. Bạn nên yêu cầu học viên đưa ra các ý kiến chi tiết và cụ thể, tránh những ý kiến mang tính đại khái và bao quát chung chung vì có nhiều học viên chẳng cần đọc trước tài liệu cũng có thể đưa ra được những ý kiến như vậy. Hơn nữa, những ý kiến như vậy thường chỉ mang tính tổng kết mà không có ý nghĩa thiết thực và thể hiện sự tư duy và tập trung suy nghĩ. Đối với những học viên không chịu đọc trước tài liệu, bạn có hai cách xử lý: cách xử lý nhân nhượng là dành thời gian để họ đọc qua những nội dung quan trọng hoặc xử lý nghiêm khắc khi không cho những học viên đó tham gia buổi thảo luận nữa. 2) Bạn nên chia học viên thành các nhóm nhỏ gồm khoảng 5 thành viên. Thảo luận trong các nhóm nhỏ tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trình bày ý kiến của mình. Hơn nữa, có những học viên có năng khiếu trong việc giảng giải lại vấn đề cho người khác và những học viên này sẽ trình bày những hiểu biết của mình cũng như giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong nhóm. Những vấn đề mà nhóm không thể tự giải quyết mới cần có sự giúp đỡ của giáo viên. Đây chính là một phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tạo cho học viên tính chủ động và sáng tạo trong học tập. Với cách làm này, bạn có thể thấy được những sai lầm trong cách tiếp Trang 8 Nguyễn Văn Liêm cận vấn đề của học viên qua cách giải thích của họ hoặc có thể tiếp thu chính những cách giải thích đầy tính sáng tạo và dễ hiểu của họ. 3) Một buổi thảo luận hiệu quả cần có những câu hỏi để học viên tham gia tranh luận và tìm câu trả lời. Tuy nhiên, nếu thời gian có hạn và bạn cần một khoảng thời gian cuối buổi thảo luận để tổng kết và trả lời các câu hỏi đặt ra lúc ban đầu thì bạn có thể yêu cầu mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi. Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, bạn sẽ dành cho mỗi nhóm một khoảng thời gian để trình bày ý kiến. Bạn có thể đánh giá câu trả lời và đưa ra đáp án cho câu hỏi ngay sau phần trình bày của mỗi nhóm hoặc thực hiện phần tổng kết này sau cùng. 4) Có những lúc buổi thảo luận trở nên quá căng thẳng và tất cả các thành viên đều muốn phát biểu ý kiến cùng một lúc, không chỉ là muốn phát biểu trước các thành viên trong nhóm mà trước cả lớp và muốn được giáo viên lắng nghe và nhận xét. Trong trường hợp này, bạn có thể chọn cách đơn giản nhất là lắng nghe và góp ý lần lượt cho từng học viên hoặc chia nhóm lại một lần nữa bằng cách nhóm những học viên có ý kiến giống hoặc gần giống nhau vào cùng một nhóm để họ trao đổi và thống nhất với nhau. 5) Thảo luận cũng là một kỹ năng quan trọng bạn cần dạy cho học viên của mình vì thảo luận không chỉ đơn giản là phát biểu ý kiến và bắt người khác lắng nghe. Điểm mấu chốt là các học viên phải biết lắng nghe khi người khác trình bày và chờ đến lượt mình để phát biểu ý kiến. Tất cả mọi người đều có thể có câu trả lời hoặc có ý tưởng và không chắc ý tưởng nào đã là hay nhất và đúng nhất. Bạn phải biết học viên thu được những gì sau khi thảo luận. Họ cần được học cách ghi chép và tổng kết những ý kiến đã được nghe và thảo luận một cách khoa học để tránh tình trạng “vào tai này, ra tai kia”. Trên đâynhững điều bạn cần nhớ để có những buổi thảo luận đầy ý nghĩa, tránh tình trạng những buổi thảo luận trở thành những buổi nói chuyện phiếm vô ích. Đánh giá độ trôi chảy trong việc đọc Tiếng Anh Bạn đã biết dạy học sinh đọc một cách trôi chảy chưa? Công việc này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực ra cũng không ít khó khăn. Bạn có thể liên tưởng việc rèn luyện khả năng này với việc rèn luyện khả năng diễn thuyết trước công chúng. Những người diễn thuyết chuyên nghiệp khi muốn lôi cuốn người nghe thường thể hiện một sự trôi chảy trong giọng nói, tốc độ nói, cách dẫn giải, và cách diễn đạt. Họ phải học cách sử dụng những cụm từ phù hợp, nhấn mạnh những lúc cần thiết, cách lên và xuống giọng, thay đổi ngữ điệu một cách phù hợp nhất. Đối với kỹ năng đọc trong tiếng Anh cũng giống như vậy. Sự trôi chảy không chỉ mang cho người nghe ấn tượng về sự hoàn hảo mà còn về sự hiểu biết, khả năng cảm thụ, nắm bắt của người đọc. Những người đọc trôi chảy thường giải mã các từ một cách rất chính xác và tự nhiên. Bởi vì khi đã ở một trình độ cao, họ có thể nhận biết các từ và giải mã chúng mà không cần phải chú ý quá nhiều. Với việc sử dụng âm lượng, ngữ điệu, sự nhấn mạnh, diễn giải,… trong khi nói cũng có nghĩa là họ đang thuật lại theo cách của riêng mình và làm cho đoạn văn đó trở nên sống động và có ý nghĩa hơn. Từ đó họ có thể truyền tải được nội dung cho người khác. Vì vậy, không phải cứ đọc nhanh và chính xác cũng có nghĩa là học viên đã hiểu được nội dung của bài khoá rồi. Điều quan trọng không chỉ là tốc độ đọc mà còn là những gì họ có thể giữ lại sau đó: các cách diễn đạt, ý nghĩa và sự cảm thụ. Vậy thì bạn cần phải làm gì để rèn luyện cho học viên của mình đọc các bài khóa Tiếng Anh một cách trôi chảy? Trước hết cần phải xác định rõ ba khía cạnh của sự trôi chảy là: 1. Sự chính xác trong việc giải mã từ vựng 2. Tốc độ (tự động nhận biết các từ trong những đoạn văn có liên quan ) 3. Khả năng hiểu được một cách rõ ràng và ý nghĩa sâu sắc của đoạn văn Từ đó có những cách đánh giá sau: 1. Đánh giá sự chính xác và tốc độ Bạn có thể thiết lập các mức độ để đánh giá tốc độ đọc trung bình của học viên như sau (Tốc độ chính là % số từ một người đọc có thể đọc một cách chính xác).  Mức độ độc lập: 98-100%  Mức độ có sự hướng dẫn: 90-97%  Mức độ đáng thất vọng: below 90% Trang 9 Nguyễn Văn Liêm Những người đọc đạt điểm 97-100% khi có thể đọc mà không cần sự trợ giúp nào cả. Những người đọc đạt trong khoảng 90-96% thì vẫn phải nhờ đến sự trợ giúp của các giáo viên. Còn lại là những người đọc dưới 90% tức là những người vẫn cảm thấy khó khăn trong việc đọc kể cả khi có sự hỗ trợ của giáo viên. Họ hoặc là cần phải luyện nhiều bài tập về từ vựng hơn hoặc là cần phải luyện kỹ năng nhận biết từ, từ đó mới có thể nâng cao kỹ năng đọc hiểu. Ngoài ra còn một cách rất nhanh để tính được độ chính xác và tốc độ. Độ chính xác thường ám chỉ đến việc học viên giải mã các từ như thế nào. Tốc độ là số từ mà chúng có thể giải mã một cách chính xác trong một phút. 1. Tìm một đoạn văn khoảng 250 từ phù hợp để xếp loại khả năng đọc của các học viên 2. Yêu cầu học viên đọc đoạn văn đó trong vòng một phút. Ghi lại vào băng và yêu cầu chúng đọc to theo cách thông thường. 3. Lưu ý những lỗi sai mà học viên mắc phải: phát âm không chính xác, thay thế, ngưng nghỉ, lược bỏ không hợp lý hay quá chậm chạp trong việc nhận dạng từ. 4. Lặp lại bước 1-3 với hai đoạn khác nhau. Sử dụng phương pháp trung bình để tìm ra lỗi sai mà học viên này thường mắc phải. 5. Chia số từ đọc đúng trong vòng một phút cho số từ đã được đọc. Con số này là tỷ lệ phần trăm. 2. Đánh giá độ biểu cảm Để hiểu được bài khóa thì học viên phải có khả năng đọc một cách biểu cảm trước đã. Những người đọc trôi chảy sẽ nhấn mạnh, lên xuống ngữ điệu, diễn giải và ngừng nghỉ hợp lý trong giọng nói. Để đánh giá mức độ biểu cảm của học sinh bạn có thể yêu cầu học viên đọc trong 60 giây và sử dụng một khung đánh giá như sau: Điểm Tiêu chí 4 Đọc thành những cụm từ dài, có nghĩa. Chỉ có một số ít từ lặp lại, ít từ sai sót trong đoạn văn. Cả câu chuyện được đọc một cách biểu cảm với tốc độ vừa phải. 3 Đọc thành từng nhóm 3 đến 4 từ. Cách diễn giải phần lớn là phù hợp và giữ nguyên cú pháp của tác giả. Ít hoặc không thể hiện sự biểu cảm. Nói chung là đọc với tốc độ hợp lý. 2 Đọc chủ yếu thành từng nhóm 2 từ một. Đôi chỗ còn đánh vần từng từ một. Học viên thể hiện sự vụng về trong việc nhóm các từ với nhau và có vẻ như chúng không mấy liên quan đến những phần còn lại của câu hoặc đoạn văn. Những phần quan trọng của đoạn văn lại đọc quá nhanh hoặc quá chậm. 1 Đọc từng từ một. Thiếu cách diễn đạt biểu cảm. Đọc đoạn văn quá nhanh hoặc quá chậm mà không ngưng nghỉ hợp lý theo dấu chấm câu hay các loại dấu cách khác. Giọng đều đều, không cảm xúc. Qua khung đánh giá này, bạn có thể cho học sinh biết chúng đang ở mức độ đọc biểu cảm như thế nào. Và cần phải bắt đầu từ đâu để cải thiện tình hình. Chính bạn có thể phải làm mẫu trước cả lớp. Có thể bắt đầu bằng việc đọc một dòng trong cuốn truyện như: "Now remember," Mother said, "Your father and I are bringing guests by after the opera, so please keep the house neat." Sau đó thảo luận với học viên về các nhóm cụm từ "Now remember". Diễn giải cho học viên hiểu là 2 từ này cần phải đi kèm với nhau. Lời nhắc nhở của người mẹ cần phải lên giọng ở cuối câu. Nhưng với sự xuất hiện của dấu phẩy lại cần phải dừng một chút trước từ “Mother said”. Đó chính là điểm khởi đầu để các học sinh bắt chước và bằng cách đó tạo ra cách diễn đạt của riêng mình. Càng những lớp nhỏ thì bạn càng phải chú trọng phát triển những kỹ năng này hơn cho học viên. Những bài khóa trong sách giáo khoa, những cuốn sách văn học, báo chí đều là những nguồn kiến thức vô tận cho học sinh. Đọc hiểu một cách trôi chảy cũng là một cách rất hữu hiệu để học viên tự mình khám phá kho tàng kiến thức này Những bước đầu tiên để luyện nói tiếng Anh Cách nói chuyện hấp dẫn, độ chuẩn xác trong ngôn từ cũng sự trôi chảy trong việc diễn đạt ý tưởng là yếu tố vô cùng cần thiết để trở thành một người nói tiếng Anh giỏi. Tuy nhiên “vạn sự khởi đầu nan”. Không phải học viên nào cũng biết khởi đầu đúng cách. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết mình nên bắt đầu luyện nói tiếng Anh như thế nào thì hãy thực hiện các thao tác sau: 1. Phát âm đúng: Không ai yêu cầu người vừa mới học tiếng Anh đã phải có khả năng phát âm tiếng Anh hoàn hảo. Điều quan trọng là người học cần có cách phát âm đúng mỗi khi sử dụng một từ tiếng Anh. Hai nguồn tài liệu phổ biến nhất cung cấp phát âm chuẩn có thể kể đến là từ điển và băng/ đĩa. Với việc luôn mở cuốn từ điển Anh-Việt ra không chỉ để tìm hiểu nghĩa của từ mà còn để tra cách đọc của mỗi từ, bạn có thể chắc chắn về cách phát âm của mình. Bên cạnh đó, việc thường xuyên nghe và bắt chước giọng nói của người bản xứ trong băng/đĩa cũng có tác dụng đáng kể. Tuy nhiên, song song với việc dùng từ điển và nghe băng, bạn còn phải chú trọng đến việc “sử dụng chúng thường xuyên”. Ông cha Trang 10 [...]... là đã được hoàn thành khi bạn thành công trong việc đánh giá quá trình học của học viên trong từng buổi Phần đánh giá này là một trong những phần quan trọng nhất, là tiền đề để anh/ chị đặt ra những mục tiêu mới trong giờ học tiếp theo Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo án sẽ luôn là một cuốn cẩm nang tin cậy mỗi khi anh/ chị đứng trước lớp Như vậy, một giáo án phải có một mục đích rõ ràng, lôi cuốn... phải 'be lieve 4 Hãy luyện tập những âm “đánh đố” bạn nhất Bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát âm một số âm trong Tiếng Anh do sự khác biệt giữa Tiếng Anhtiếng mẹ đẻ của bạn Ví dụ: Người nói tiếng Pháp gặp khó khăn với âm "th"; người nói tiếng Trung Quốc phổ thông gặp khó khăn với âm "r" và "l"; người nói tiếng Ả Rập gặp khó khăn với âm "p" và "b" 5 Phân biệt những âm bạn hay lẫn lộn Các bài... với những thuật ngữ hay khái niệm khó hiểu 8 bước xây dựng một giáo án hiệu quả Xây dựng giáo án là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của bài giảng Những bài giảng có khi là một giáo án chuẩn bị chu đáo, cũng có khi là những ý tưởng bất ngờ nảy đến Không cứng nhắc như nhiều giờ học khác, trong giờ học tiếng Anh bạn có thể tổ chức nhiều hoạt động như đóng kịch, chơi trò chơi, học tiếng Anh. .. học nói tiếng Anh Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu trên con đường hội nhập và phát triển Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian học tiếng Anh mà vẫn không thể giao tiếp, trao đổi bằng tiếng Anh được Để học nói tiếng Anh tốt hơn, mời bạn tìm hiểu một số bí quyết sau 1 Xác định mục đích Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh Dù... và văn phong của tiếng Anh 4 Suy nghĩ bằng tiếng Anh Trang 12 Nguyễn Văn Liêm Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói Việc này ngay lập tức sẽ tạo ra một rào cản ngôn ngữ Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó” Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh Chúng ta sẽ... học nói tiếng Anh để có thể nói được với giọng rất "Anh" nhé Học tiếng Anh ở shop – tại sao không? Các bạn nữ đặc biệt thích đi mua sắm Trong những dịp như thế, chúng ta cũng có thể thực hành và luyện nói tiếng Anh, vừa nâng cao phản xạ trước một tình huống thực tế Bạn hãy trang bị cho mình một số mẫu câu kha khá để có thể sử dụng trong những trường hợp này nhé!  Bạn bước vào cửa hàng và người bán hàng... trong từ không được phát âm (âm câm) hoặc cách phát âm của một từ lại không mấy liên quan tới cách phát âm của từng chữ cái Bởi thế, khi học cách phát âm từ tiếng Anh, hãy tìm những nguồn tham khảo đáng tin cậy như những cuốn từ điển của các nhà xuất bản danh tiếng tại Anh (Oxford, Cambridge hay Longman v.v…) Như vậy, cách viết của từ sẽ không thể cản trở việc bạn phát âm chuẩn khi dùng tiếng Anh trong. .. (Đây là đồ mà bạn muốn đổi) Trên đây là một số mẫu câu thường gặp trong các cuộc hội thoại khi thực hiện quá trình mua, bán, Global Education hi vọng bạn sẽ tự tin hơn khi đi mua sắm trong môi trường sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh Mẹo đọc một quyển sách Tiếng Anh khó Mặc dù bạn đã có khá nhiều kinh nghiệm trong kỹ năng đọc nhưng đôi khi có những quyển sách làm bạn lúng túng Có thể là do chủ đề của cuốn sách... chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội 2 Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học 3 Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh 4 Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ 5 Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa 6 Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh. .. nên mua những cuốn sách dạy nói tiếng Anh có băng hoặc đĩa đi kèm Ngoài cách học thông thường với những loại sách này, bạn có thể đọc một phần trong cuốn sách, ghi âm lại và sau đó so sánh giọng đọc của bạn với giọng người đọc ở trong băng của cuốn sách đó Bạn hãy cố gắng thực hành phát âm những âm cuối của từ Bạn hãy chú ý đến những từ tận cùng là “s”, “ed”, “t”, “p”, v.v Thực hành phát âm những từ . luyện tập những âm “đánh đố” bạn nhất Bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát âm một số âm trong Tiếng Anh do sự khác biệt giữa Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ. đầu học Tiếng Anh tại một nước không nói Tiếng Anh thì việc có thể nói Tiếng Anh như người bản xứ là một nhiệm vụ dường như là bất khả thi .Trong những trường

Ngày đăng: 28/11/2013, 20:11

Hình ảnh liên quan

Giả sử refusal là một từ mới. Hãy vẽ ô chữ này lên bảng, xóa đi tất cả những chữ cái có trong từ này mà không có trong những từ còn lại và bạn có thể kiểm tra học viên có thể nhớ được từ này như thế nào qua ô chữ - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

i.

ả sử refusal là một từ mới. Hãy vẽ ô chữ này lên bảng, xóa đi tất cả những chữ cái có trong từ này mà không có trong những từ còn lại và bạn có thể kiểm tra học viên có thể nhớ được từ này như thế nào qua ô chữ Xem tại trang 2 của tài liệu.
Khi đưa ra một hiện tượng ngữ pháp mới, bạn hãy đưa ra một ví dụ cụ thể để học viên có thể hình dung ra hoàn cảnh áp dụng của hiện tượng ngữ pháp đó - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

hi.

đưa ra một hiện tượng ngữ pháp mới, bạn hãy đưa ra một ví dụ cụ thể để học viên có thể hình dung ra hoàn cảnh áp dụng của hiện tượng ngữ pháp đó Xem tại trang 3 của tài liệu.
Compare the forms of government found in the United States and in China (So sánh hình thức nhà nước của Mỹ với hình thức nhà nước của Trung Quốc). - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

ompare.

the forms of government found in the United States and in China (So sánh hình thức nhà nước của Mỹ với hình thức nhà nước của Trung Quốc) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Cách tốt nhất là sử dụng những chi tiết gần với đời sống thường ngày, những tài liệu thực tế như các chương trình truyền hình được ghi băng lại, bài viết của chính học viên hay những bài hội thoại…, yêu cầu học viên nhận dạng những dạng thức ngữ pháp hoặc - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

ch.

tốt nhất là sử dụng những chi tiết gần với đời sống thường ngày, những tài liệu thực tế như các chương trình truyền hình được ghi băng lại, bài viết của chính học viên hay những bài hội thoại…, yêu cầu học viên nhận dạng những dạng thức ngữ pháp hoặc Xem tại trang 35 của tài liệu.
1) Thiết kế giáo án: - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

1.

Thiết kế giáo án: Xem tại trang 37 của tài liệu.
3. Viết từ đó lên bảng. - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

3..

Viết từ đó lên bảng Xem tại trang 47 của tài liệu.
Khi trình bày môt bài giảng, bạn hướng dẫn cần kết hợp hướng tới cả nội dung và hình thức - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

hi.

trình bày môt bài giảng, bạn hướng dẫn cần kết hợp hướng tới cả nội dung và hình thức Xem tại trang 50 của tài liệu.
2. Sử dụng hình ảnh minh họa sinh động để giới thiệu vấn đề ngữ pháp - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

2..

Sử dụng hình ảnh minh họa sinh động để giới thiệu vấn đề ngữ pháp Xem tại trang 52 của tài liệu.
Cách 1: Hình thức kiểm tra trắc nghiệm (Multiple Choice Questions) - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

ch.

1: Hình thức kiểm tra trắc nghiệm (Multiple Choice Questions) Xem tại trang 57 của tài liệu.
Để hình thức dạy kèm thực sự hiệu quả - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

h.

ình thức dạy kèm thực sự hiệu quả Xem tại trang 60 của tài liệu.
Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học viên – các học viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

c.

nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học viên – các học viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt Xem tại trang 63 của tài liệu.
Đề thi đại học khố iD trong những năm vừa qua ở các trường thường có hình thức khá giống nhau, một số câu trắc nghiệm, một số câu phải làm như các bài tập văn phạm ở trường phổ thông và một bài viết - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

thi.

đại học khố iD trong những năm vừa qua ở các trường thường có hình thức khá giống nhau, một số câu trắc nghiệm, một số câu phải làm như các bài tập văn phạm ở trường phổ thông và một bài viết Xem tại trang 68 của tài liệu.
3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng. - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

3..

Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng Xem tại trang 73 của tài liệu.
Barbers bank bread Barmen/womenbank charges broccoli - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

arbers.

bank bread Barmen/womenbank charges broccoli Xem tại trang 81 của tài liệu.
4. Sử dụng từ điển hình ảnh (Visual Dictionaries) - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

4..

Sử dụng từ điển hình ảnh (Visual Dictionaries) Xem tại trang 81 của tài liệu.
3- Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng. - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

3.

Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng Xem tại trang 90 của tài liệu.
9.2 White-livered = Nhát gan. - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

9.2.

White-livered = Nhát gan Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bước 4: Sử dụng hình ảnh - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

c.

4: Sử dụng hình ảnh Xem tại trang 105 của tài liệu.
Dạy phát âm bằng giáo cụ trực quan - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

y.

phát âm bằng giáo cụ trực quan Xem tại trang 106 của tài liệu.
Trang trí cho các bức tường của lớp học với các bức tranh hay hình ảnh. Khi học viên học được những từ mới hay hoặc quan trọng, họ có thể làm một  tấm biển nhỏ và viết lên nó với phần dịch nghĩa hoặc một bức tranh đại diện  trên tường của lớp học - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

rang.

trí cho các bức tường của lớp học với các bức tranh hay hình ảnh. Khi học viên học được những từ mới hay hoặc quan trọng, họ có thể làm một tấm biển nhỏ và viết lên nó với phần dịch nghĩa hoặc một bức tranh đại diện trên tường của lớp học Xem tại trang 107 của tài liệu.
WebQuest là một hình thức học tập trong đó hầu như toàn bộ các thông tin, kiến thức đều đến từ các trang Web trên internet Hiện nay, giáo viên các nước sử dụng các bài tập dạng WebQuest để khuyến khích học sinh sử dụng internet nhằm rèn luyện các kỹ năng  - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

eb.

Quest là một hình thức học tập trong đó hầu như toàn bộ các thông tin, kiến thức đều đến từ các trang Web trên internet Hiện nay, giáo viên các nước sử dụng các bài tập dạng WebQuest để khuyến khích học sinh sử dụng internet nhằm rèn luyện các kỹ năng Xem tại trang 108 của tài liệu.
Ở phần này, chúng ta hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại các thông tin do các em tìm được: lưu đồ, bảng tổng kết, đồ thị... - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

ph.

ần này, chúng ta hướng dẫn cách tổ chức, sắp xếp lại các thông tin do các em tìm được: lưu đồ, bảng tổng kết, đồ thị Xem tại trang 111 của tài liệu.
a. Giới thiệu (Introduction): Phần này viết cho người đọc là các em học sinh. Viết một đoạn ngắn ở đây giới thiệu cho học sinh về bài học, về các nhiệm vụ. - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

a..

Giới thiệu (Introduction): Phần này viết cho người đọc là các em học sinh. Viết một đoạn ngắn ở đây giới thiệu cho học sinh về bài học, về các nhiệm vụ Xem tại trang 111 của tài liệu.
trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mindmap; - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

trung.

tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quất của toàn bộ mindmap; Xem tại trang 112 của tài liệu.
Thời của động từ: Yêu cầu nắm được hình thái và cách dùng của các thời: - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

h.

ời của động từ: Yêu cầu nắm được hình thái và cách dùng của các thời: Xem tại trang 117 của tài liệu.
Thảo luận trực tiếp với học viên, không nhìn vào sách, nhìn lên bảng hay màn hình - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

h.

ảo luận trực tiếp với học viên, không nhìn vào sách, nhìn lên bảng hay màn hình Xem tại trang 122 của tài liệu.
· Phát triển kỹ năng của học viên: Cùng học viên khám phá xem những kiến thức mà khoá học cung cấp được hình thành như thế nào và có ý nghĩa ra sao trong thực tế - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

h.

át triển kỹ năng của học viên: Cùng học viên khám phá xem những kiến thức mà khoá học cung cấp được hình thành như thế nào và có ý nghĩa ra sao trong thực tế Xem tại trang 128 của tài liệu.
Dùng hình vẽ để diễn tả cảm xúc - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

ng.

hình vẽ để diễn tả cảm xúc Xem tại trang 148 của tài liệu.
Bạn thấy đấy, những hình vẽ đơn giản như thế này có thể chứa đựng rất nhiều thông tin mà bạn có thể khai thác để thu hút sự chú ý của học viên - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

n.

thấy đấy, những hình vẽ đơn giản như thế này có thể chứa đựng rất nhiều thông tin mà bạn có thể khai thác để thu hút sự chú ý của học viên Xem tại trang 149 của tài liệu.
Để vẽ hình biểu lộ sự đau đớn thì vô cùng dễ, chỉ cần 3 cái gạch chéo ở trên trán và một cái miệng mở rộng - Gián án Những kinh nghiệm trong dạy tiếng Anh

v.

ẽ hình biểu lộ sự đau đớn thì vô cùng dễ, chỉ cần 3 cái gạch chéo ở trên trán và một cái miệng mở rộng Xem tại trang 149 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan