Bài giảng Luyen tap oxi luu huynh

4 1.7K 25
Bài giảng Luyen tap oxi luu huynh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 57 - 58: LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nắm vững : + Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh + Tính chất hóa học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất. + Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh. 2. Kĩ năng + Lập các phương trình hóa học liên quan đến đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh. + Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đế tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất. + Viết cấu hình electron của oxi, lưu huỳnh + Giải được 1 số dạng bài tập liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: - HS: III. PHƯƠNG PHÁP - Bài tập, nhóm nhỏ IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: - Y/c HS cho biết các số oxi hóa của oxi, lưu huỳnh. Lấy VD minh họa. 2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức cần nhớ * Mục tiêu: Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương * Thời gian: 20p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS: Hãy viết cấu hình electron của O, S cho biết độ âm điện của O, S. Từ đó hãy dự đoán oxi và lưu huỳnh có tính chất hoá học cơ bản nào? Viết ptpư minh hoạ - HS thực hiện Bước 2: - GV y/c HS nêu: Tính chất hoá học cơ bản của H 2 S là gì? Giải thích vì sao H 2 S lại có tính chất đó. Viết ptpư chứng minh. SO 2 có những tính chất hoá học cơ bản nào? Viết ptpư chứng minh. Thành phần nào của phân tử H 2 SO 4 đóng vai trò “chất oxi hoá” trong dung dịch H 2 SO 4 và trong H 2 SO 4 đặc? - HS thực hiện. Kết luận: GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung và chốt kiến thức. I. Cấu tạo, tính chất của oxilưu huỳnh - Cấu hình electron O: 1s 2 2s 2 2p 4 ; S: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 - Độ âm điện : O: 3,44 S: 2,58 - Tính chất : Có tính hóa học đặc trưng là tính oxi hóa mạnh ,oxi có tính oxi hóa mạnh hơn S - Ngoài ra khi tham gia phản ứng với chất oxi hóa mạnh oxi lưu huỳnh còn thể hiện tính khử II. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh: 1.Hiddrosunfua - Hidrosunfua tan trong nước có tính axits yếu - H 2 S có tính khử mạnh khi tham gia phản ứng tạo thành các sản phẩm là S,SO 2 . 2. Lưu huỳnh đioxit - SO 2 là oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit sunfuro H 2 SO 3 - SO 2 có tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh. -Có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh hơn. 3. Lưu huỳnh trioxit và axit sunfuric - SO 3 là oxit axit ,khi tác dụng với nước tạo dung dịch axit sunfuaric - Dung dịch H 2 SO 4 : + Mang tính chất hóa học của axits thông thường. + Tính chất đặc biệt: Tính oxi hóa mạnh của H 2 SO 4 đn Tính háo nước: Có khả năng hấp thụ H 2 O rất mạnh ,đồng thời tỏa nhiệt mạnh • Tổng hợp: Trạng thái oxi hóa -2 +4 +6 CTPT H 2 S SO 2 H 2 SO 4 Tính chất Khử Khử - Oxi hóa Oxi hóa  H 2 SO 4 loãng: 2H + + 2e  2H H 2 SO 4 đặc: S +6 + 6e → S 0 S +6 + 2e → S +4 S +6 + 8e → S -2 3. Hoạt động 2: Giải bài tập * Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu lí thuyết * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Bước 1: - Hs: Dựa vào lý thuyết đã học ,làm các bài tập do gv yêu cầu - Gv: Nhận xét ,đánh giá câu trả lời của học sinh HS thực hiện Bước 2: - Gọi HS nhận xét và bổ sung. - HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức. Bài 1: Đáp án D Bài 2: 1) Đáp án C ; 2) Đáp án B Bài 4 : 1)Fe + S → FeS FeS +H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 S 2)Fe + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 H 2 + S → H 2 S 4. Tổng kết và hướng dẫn học bài - GV nhấn mạnh, khắc sâu nội dung chính đã ôn tập. - Y/c HS về tiếp tục ôn tập và ghi nhớ - BTVN: Làm bài tập trong SGK : 5,6,7,8 SGk TR 146-147. (hết tiết 57) (Tiết 58) 5. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: - Y/c HS nêu tính chất hóa học của H 2 SO 4 . Lấy VD minh họa. 6. Hoạt động 3: Giải bài tập * Mục tiêu: HS giải được 1 số dạng bài tập định tính và định lượng cơ bản. * Thời gian: 30p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS thảo luận làm BT5, 6, 8/ SGK/trang 147 (sửa H 2 SO 3 bằng Na 2 SO 3 ). Hs lên bảng trình bày đáp án, hs khác nhận xét, - HS thực hiện Bước 2: - Y/c HS: Dựa vào tính chất của các hợp chất SO 2 , H 2 S đưa ra câu trả lời bài 7. GV hướng dẫn , cho học sinh nhận xét câu trả lời học sinh, đánh giá kết quả. - HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt phương pháp cho HS Bài 5: - Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí oxi , còn lại hai bình H 2 S và SO 2 mang đốt khí cháy được là H 2 S, khí không cháy được là SO 2. Bài 6: - Dùng BaCl 2 : Lấy mỗi dung dịch axit một it cho vào ống nghiệm . Nhỏ dung dịch BaCl 2 vào ống nghiệm đựng các axit đó có kết tủa trắng là ống nghiệm đựng H 2 SO 3 và H 2 SO 4 . Lấy dung dịch HCl còn lại rỏ và các chất kết tủa . Kết tủa tan được trong dung dịch HCl và có bọt khí trong dung dịch là BaSO 3 ,Kết tủa không tan là BaSO 4 Bài 7 a. Khí H 2 S và SO 2 không tồn tại cùng một bình chứa vì H 2 S là chất khử mạnh khi chúng tiếp xúc nhau sẽ gay ra phản ứng: 3H 2 S+ SO 2 → 3S + 2H 2 O b, Khí O 2 và có thể tồn tại trong một bình vì oxi không tác dụng trực tiếp với Clo c. Khí HI và clo không tồn tại trong một bình vì clo là chất oxi hóa mạnh và HI là chất khử mạnh. Bài 8 Gọi x,y lần lượt là số mol của Zn và Fe trong hỗn hợp . Do S nên Zn,Fe tác dụng hết theo phương trình : Zn + S → ZnS x mol → x mol Fe + S → FeS y mol → y mol ZnS +H 2 SO 4 → ZnSO 4 + H 2 S FeS + H 2 SO 4 → FeSO 4 + H 2 S y mol y mol Ta có phương trình : 65x +56 y = 3,72 (1) x + y = 1,344 22,4 = 0,06 (2) từ (1),(2) ta có : x= 0,04 y= 0,02 Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là: m Zn = 65.0,04 = 2,6(g) m Fe = 56.0.02 = 1,12(g) 7. Tổng kết và hướng dẫn học bài - GV nhấn mạnh lại nội dung kiến thức quan trọng - Phương pháp giải 1 số dạng bài tập thường gặp - BTVN: Hoàn thiện các bài tập còn lại phần luyện tập - Chuẩn bị bài thực hành số 3 theo mẫu: Tên TN HC – DC Cách tiến hành Hiện tượng - KQ Giải thích - PTHH …………. ……………. …………………………. ………………… ………………………. …………. ……………. …………………………. ………………… ………………………. . hóa học đặc trưng là tính oxi hóa mạnh ,oxi có tính oxi hóa mạnh hơn S - Ngoài ra khi tham gia phản ứng với chất oxi hóa mạnh oxi lưu huỳnh còn thể hiện. liên quan đế tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất. + Viết cấu hình electron của oxi, lưu huỳnh + Giải được 1 số dạng bài tập liên quan. II. ĐỒ DÙNG

Ngày đăng: 27/11/2013, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan