Bài giảng TGĐV: tuần 19 ( trong rừng)

17 267 0
Bài giảng TGĐV: tuần 19 ( trong rừng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 4 MỘT SỐ LOẠI CHIM ( TUẦN 19: Từ ngày 10/01-14/01/2011 ) Ngày T/gian Hoạt động Thứ hai 10/01 Thứ ba 11/01 Thứ tư 12/01 Thứ năm 13/01 Thứ sáu 14/01 12h45- 13h20 Đón trẻ- HĐTC - Cho trẻ xem tranh về 1 số loại chim. - Cùng trẻ trò chuyện về các nội dung của chủ đề. -Trẻ chơi dân gian, hoạt động theo ý thích. 13h20-14h TD-ĐD-TC - Cho trẻ thể dục sáng kết hợp với bài hát “ sắp đến tết rồi”. Hô hấp : Gà gáy Tay vai: 2 tay dang ngang, dựng khuỷu tay, vỗ tay Chân : Đứng khuỵu gối Bụng lườn : Đứng nghiêng người + Cúi gập người về trước. Bật : Tách và khép chân (vỗ tay) 14h-15h10 Hoạt động chung PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG- NGÔN NGƯ: - Đi bước dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC: -Một số loài chim -Nặn con chim PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC: -Phân biệt khối vuông, chữ nhật. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: -Tập tô b-d-đ PHÁT TRIỂN THẨM MĨ: - Con chim vành khuyên. VĐ: TT chậm NH: đuổi chim TCAN: sol-mi 15h10- 15h50 Hoạt động góc - Góc đóng vai: Bán hàng + gia đình. - Góc nghệ thuật: Nặn con chim. Múa hát về chủ điểm - Góc học tập- sách: Đọc truyện tranh, sao chép tên bạn có chứa chữ cái đã học qua việc gắn thẻ chữ cái.Tìm chữ cái đã học trong từ. Tô vở tập tô, vở toán. - Góc xây dựng, lắp ghép: Xây vườn chim 15h50- 16h10 Hoạt động ngoài trời - Quan sát các tranh ảnh về 1 số con vật nhóm chim. - Trò chuyện về 1 số con vật thuộc nhóm côn trùng mà trẻ biết. - Chơi vận động: chim sẻ và người thợ săn, sói và dê. - Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, hoặc chơi theo ý thích. 16h10-1630 Trả trẻ - Bình cờ cuối buổi - Cô trả trẻ. Trong khi chờ bố mẹ đón, trẻ hoạt động theo ý thích (chơi vận động nhẹ hoặc hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn) TUẦN 19: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 4: MỘT SỐ LOẠI CHIM PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG ĐI BƯỚC DỒN TRƯỚC DỒN NGANG TRÊN GHẾ THỂ DỤC GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ hai / 10 / 01 / 2011 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết đi dồn bước ngang trên ghế thể dục. Khi đi trẻ biết bước một chân phải sang bên và thu một chân trái về sát chân phải, lưng thẳng - Phát triển cơ chân và tố chất khéo léo - Giáo dục trật tự trong giờ học biết chú ý lắng nghe cô. - Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi. Trẻ chơi vui và hứng thú II/ CHUẨN BỊ: - Ghế thể dục - Băng nhạc trống lắc. - 3 quả bóng. - Tích hợp: MTXQ, AN III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cháu ngồi gần cô, hát bài “ Chim chích bông ” - Các con vừa hát bài hát nói về con gì? - Trong bài hát chim chích bông đang làm gì? - Con thường thấy chim ở đâu? - Nó thích ăn gì? - Người ta nuôi chim để làm gì? - Nhà bạn nào có nuôi chim? - Ngoài ra, con còn biết những loại chim nào nữa ? - Cô tóm ý: Trong thiên nhiên có rất nhiều loài chim, mỗi loài có hình dáng và màu sắc riêng, nhiều loài chim có giọng hót rất hay, người ta nuôi chim để nghe được tiếng hót của chúng… - Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình - Cháu hát và vận động cùng cô. - … - Đang bắt sâu. - (…) - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” cùng khởi động cho khỏe nhé! - Cô mở băng. - Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp với bài hát “lại đây múa hát cùng cô”) - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay : 2 tay dang ngang dựng khủy tay, vỗ tay (2x8) - Chân : Đứng khuỵu gối (3x8) - Bụng : 2 tay đưa sang ngang cúi người về trước (2x8) - Bật: Đệm tách khép chân, vỗ tay (2x8) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 4 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “ Đi bước dồn trước- dồn ngang trên ghế thể dục”: - Các con xem cô có gì nè? - Ai biết cô dùng ghế thể dục này để làm gì? - À, ai biết hôm nay mình sẽ cùng nhau thực hiện vận động gì nào? - À, hôm nay các con sẽ được thực hiện một vận động đó là “đi bước dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục”. Các con xem nhé ! - Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 1-2 trẻ biết cách vận động lên hiện thử cho lớp xem) - Đố các con bạn vừa làm gì? - Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động: “Đi bước dồn trước” - TTCB: cô đứng trên ghế hai tay chống hông, đứng ngang, bước một bước ngắn sau đó cô thu chân trái về sát chân phải và cô cứ tiếp tục bước sang ngang cho tới hết ghế. - Nếu chân phải ở đầu ghế thì cô bước chân trái trước thu chân phải về sát chân trái “ Đi bước dồn ngang” - TTCB: Cô đang đứng ở cuối đầu ghế cô xoay người đứng sang ngang. Khi có hiệu lệnh cô bước - Trẻ tập theo cô. - Ghế thể dục. - (…) - Trẻ tự trả lời. -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem. - “ Đi bước dồn trước, dồn ngang trên ghế thể dục”. - Trẻ nhắc lại tên bài. - Trẻ xem cô làm mẫu. chân phải sang ngang 1 bước, sau đó dồn chân trái sát sàn bên cạnh chân phải, tiếp tục bước chân phải sang ngang, dồn chân trái… cứ như thế cho đến hết ghế thể dục. - Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. *Trò chơi vận động: “chim sẻ và người thợ săn” - Cho cháu chơi trò chơi “chim sẻ và người thợ săn” - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Cho trẻ chơi vài lần. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ chơi “uống nước chanh” -Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. - Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi IV- HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Bây giờ cô cháu ta cùng ra sân tìm các con côn trùng và quan sát vận động của chúng nhé! TUẦN 19: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 4: MỘT SỐ LOẠI CHIM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC MỘT SỐ LOẠI CHIM GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ ba / 11 / 01/ 2011 LỚP : LÁ 3 I-YÊU CẦU: - Kiến thức: Trẻ gọi đúng tên, so sánh, nhận xét được những điểm khác nhau rõ nét về màu lông, hình dáng, cấu tạo bên ngoài. Và giống nhau đều có mỏ, chân, cánh, biết bay. - Kỉ năng : Quan sát, so sánh, chú ý và ghi nhớ có chủ định - Thái độ: Biết lợi ích của 1 số loại chim đối với đời sống con người. II-CHUẨN BỊ : - Tranh một số loại chim: bồ câu, chim sâu, chích bông, sáo, hải âu. - Tích hợp: AN, LQVH. III- TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu- gợi mở - Cô cùng cháu hát + vận động bài “Chim chích bông”. - Các con vừa hát bài hát nói về con gì ? - Thế chim chích bông là loại chim như thế nào ? - Ngoài chim chích bông ra còn có nhiều loại chim khác nữa? Ai biết kể cho cô và các bạn nghe nào? - Để giúp các con hiểu sâu hơn về 1 số loại chim, hôn nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về 1 số loại chim nhé! HOẠT ĐỘNG 2 : Trò chuyện với cháu về 1 số loài chim : - * Cô đố các con đây là tranh vẽ gì ? - Chim bồ câu có những bộ phận nào ? - Trên đầu chim có gì ? - Mình chim có gì? Chim có mấy chân? Mấy cánh ? - Chim bay được nhờ có gì nè ? - Chim thường đậu ở đâu ? - Chim đẻ ra gì ? - Bạn nào biết hàng ngày chim thường làm gì? - Nhà bạn nào có nuôi bồ câu? - Chim bồ câu thường ăn gì nè? - Chim bồ câu sống ở đâu? - Người ta nuôi chim bồ câu để làm gì nè ? - Đúng rồi, bồ câu thường có lông trắng, có mỏ nhọn, 2 cánh, đẻ ra trứng, khi bay thì bay rất nhanh nhưng khi đi dưới đất thì đi rất chậm. Thịt bồ câu ăn rất ngon và bổ, vì thế nên người ta hay nuôi bồ câu để bán lấy thịt, nười ta làm chuồng cho nó để ở trên cao, sáng bồ câu bay đi kiếm ăn, chiều bay về chuồng ngủ, vì nó chẳng biết tự làm tổ cho mình đâu… - Lớp nhắc lại “ chim bồ câu” - * Nghe vẽ nghe ve nghe vè cô đố… “ Lúc cây gạo nở hoa Là kéo về ríu rít Vệ sinh giúp trâu bò Rặn, ve tìm nhặt hết” - Đó là chim gì? - Nhìn xem cô có tranh gì đây? - Bạn nào lên chỉ các bộ phận của chim sáo nè? - Chim sáo có bộ lông như thế nào? - Chim sáo đẻ ra gì? - Cháu hát - Con chuồn chuồn - Côn trùng - ……… - Chim bồ câu - Đầu, mình, chân, đuôi - Mắt, mỏ nhọn. - 2 cánh, 2 chân, có bộ lông màu trắng. - Nhờ đôi cánh. - Trên cành cây. - Đẻ ra trứng. - Bay đi kiếm ăn, - ……… - Ăn sâu bọ, đậu, lúa gạo… - Trong chuồng, do người ta làm ra. - Để bán lấy thịt. - Chim sáo. - Cháu lên chỉ… - Màu đen - Đẻ ra trứng. - Chim sáo thường ăn gì? - Chim dùng gì để mổ thức ăn? - Con thường thấy chim sáo ở đâu? - Chim có mấy chân? Chân chim có gì? - À, chân chim có móng sắt nhọn, dùng để bám vào các cành cây khi bay đi ăn sâu bọ và đậu trên cành đó các con. - Lớp mình có nhà bạn nào nuôi chim sáo không? - Nó có gì đặc biệt nè? - À, chim sáo cũng có đầu, mình, chân đuôi như chim bồ câu…. Nhưng có 1 điều hết sức đặc biệt là có những con sáo thông minh còn biết bắt chước tiếng người nữa đó. Ở bên ngoài, chim sáo biết tự bay đi kiếm ăn và làm tổ cho mình, vì sáo biết bắt chước tiếng người nên có 1 số người đã mang sáo về nuôi trong lồng nhà mình đó các con - Lớp nhắc lại “ chim sáo” - * Cô hỏi… - Chim bồ câu và chim sáo có gì giống nhau ? - Còn khác nhau ? - Cô tóm ý. - Ngoài 2 loại chim này ra, con còn biết loại chim nào nữa không? - Lắng nghe… ! - Nghe và đoán xem cô đọc bài thơ nói về chú chim nào nhé! “ Chim sâu nho nhỏ Cái mỏ xinh xinh Chăm nhặt chăm tìm Bắt sâu cho lá Cây yêu chim quá Cây vẫy cây vui Búp nở hoa cười Chào chim sâu đấy” - Ai giỏi lên tìm tranh chim sâu cho cô nào? - Con biết gì về chim sâu? - Nó có những bộ phận nào? chim sâu đẻ ra gì? - Chim sâu có bộ lông màu gì? - Nó hay ăn gì? - Sâu bọ, láu gạo, đậu, trái cây… - Dùng mỏ… - Trên cành cây - Chim có 2 chân, có móng sắt nhọn. - …… - Nó biết bắt chước tiếng người - Đều có đầu, mình, chân, đuôi. - ………… - Trẻ tìm tranh chim sâu. - Trẻ tự kể theo hiểu biết của mình - ……… - Màu xanh. - Ăn sâu. - Các con có biết tại sao lông chim sâu có màu xanh không? Con thường thấy nó ở đâu? - À, tại vì chim sâu chuyên đi bắt sâu, thường núp trong các tán lá cho nên lông chim có màu xanh giống như màu lá cây để sâu không phát hiện. Chim sâu rất có ích cho nhà nông, vì chim biết bắt sâu để bảo vệ hoa màu, bảo vệ lúa không bị sâu cắn phá đó các con. - Lớp nhắc lại “ Chim sâu” - Còn loại chim nào cũng biết bắt sâu bảo vệ hoa màu cho mọi người nữa? - Cô có tranh gì đây? - Chim chích bông có các bộ phận nào? - Lông có màu gì? - Đuôi của chích bông như thế nào? - Nó giúp ích gì cho chúng ta? - Lớp nhắc lại “ Chim chích bông” - Các con ơi! Có 1 loài chim không ở trên cây, không ở trên mái nhà mà nó thường bay trên mặt biển, rồi đâu trên các mũi tàu, các cánh buồm của những người đi biển. Các con có biết đó là loài chim gì không? - Cô có bức tranh gì đây? - Các con thấy cánh chim hải âu thế nào? - Nó thích ăn gì? - Các con biết không, hải âu là loại chim rất to (to hơn con gà trống), đôi cánh rất dài và mạnh khỏe nên thường bay lượn trên các mặt biển để tìm và bắt cá. Chim đoán thời tiết rất giỏi, mỗi khi trời có giông bão thì chim thường bay xung quanh các chiếc thuyền của người đi biển để thông báo cho họ biết mà tìm nơi an toàn tránh nạn. Vì thế các ngư dân đi biển thường rất quý chim hải âu, xem hải âu như bạn của mình, họ còn cho hải âu ăn cá mà mình đánh bắt được mỗi khi hải âu đói lòng không tìm được thức ăn đó các con. - Chim có rất nhiều loại với nhiều tên gọi và hình dáng, màu sắc khác nhau, nhưng chúng đều có ích cho cuộc sống con người. Có loại nuôi để lấy thịt, có loại nôi để làm cảnh và đặc biệt là có tiếng hót nghe rất hay, có loài còn biết giúp đỡ cho con người nữa. - ……… - ………. - Chim chích bông. - ………. - ………. - Đuôi dài. - Bắt sâu… - Lớp nhắc. - Chim hải âu. - Rất dài và rộng. - Cá. HOẠT ĐỘNG 3 : Trò chơi “tranh gì biến mât” - Cô cất đi 1-2 tranh cháu đoán xem tranh chim nào vừa biến mất ? - Chơi “ Thi hát cùng chim” Cách chơi : Cô cho cháu lên hát các bài hát nói về chim mà trẻ biết. *Kết thúc : - Cô nhấn mạnh: Nảy giờ chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những loài chim nào rồi? - Các con ơi! Các loại chim đều có ích cho con người, các chú chim bay đi khắp bầu trời, khi mùa xuân đến các chú kéo về ríu rít hót líu lo, đem lại niềm vui cho mọi nhà. - Vậy con có thương các loài chim không? - Nếu nhà con có nuôi chim con sẽ làm gì? - Nếu chim đến làm tổ trên cây, gần nhà con con sẽ làm gì? - Cô tóm ý, giáo dục trẻ không ném đá, chọc phá tổ chim. - Cháu chơi theo yêu cầu của cô. - ……… - Có - Cho nó ăn, không chọc phá - ……… IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cùng cô vào góc nghệ thuật nặn con chim nhé! TUẦN 19: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 4: MỘT SỐ LOẠI CHIM PHÁT TRIỂN THẨM MĨ NẶN CON CHIM GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ ba / 11 /01 / 2011 LỚP : LÁ 3 I.YÊU CẦU : - Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học để nặn hình con chim từ 1 thói đất như: lăn dọc, ấn lõm, vuốt nhọn, dàn mỏng - Phát triển khả năng ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng cho trẻ. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay. - Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ : - Mẫu gợi ý của cô. - Đất nặn, bảng con cho trẻ. - Bàn. - Tích hợp: AN “con chuồn chuồn” MTXQ III. TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu gợi mở - Cô va ̀ tre ̉ hát + vận động bài: “ Thật là hay ”. - Các con vừa hát bài hát nói về những chú chim nào ? - Con thường thấy chim ở đâu? - Người ta nuôi chim để làm gì ? - Ngoài ra, con còn biết những loại chim nào nữa? HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện gợi ý - Nhìn xem, cô nặn được gì nè? - Nó có màu gì? - Con chim cô nặn có những bộ phận nào? - Đầu, mình, đuôi như thế nào? - Trên đầu chim có gì? - Các con thấy con chim này cô nặn có đẹp không? - Vậy cô sẽ tổ chức hội thi “ Nặn con chim” nhé! Các con có thích tham gia không? - Vậy để nặn con chim con nặn những bộ phận nào? - Con dùng kĩ năng gì để nặn? - Cô gợi ý: Các con có cách nặn rất hay. Còn cô thì khi cô nặn con chim này cô dùng thỏi đất lăn dài, ấn lõm 1 phần đất phía trên làm đầu con chim, miết lại cho tròn rồi bẻ cong lên trên tạo thành cổ và đầu con chim. Phần còn lại cô dàn mỏng ở phía sau kéo dài xuống dưới để làm đuôi chim. Tiếp đến cô kéo đất ở phần đầu ra vuốt nhọn làm mỏ chim, nặn 2 mắt chim bằng 2 viên đất nhỏ màu vàng. Cuối cùng cô lấy phần đất màu nâu lăn dài 1 đoạn để làm cành cây cho chim đậu lên. - Khi nặn các con có thể nặn chú chim theo ý thích của mình : Chú đang bắt sâu, đang bay hay đậu trên cành… tùy thích. - Khi nặn con ngồi nặn như thế nào? - Hội thi bắt đầu. - Cháu hát và vận động cùng cô. - Chim họa mi, chim sơn ca, chim oanh -……… -……… - Con chim. -……… - Có đầu, mình, cánh, đuôi… -……… -……… -……… - Nặn đầu, mình, đuôi… - ……… - Trẻ lắng nghe cô gợi ý. - …… HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ thực hiện: - Cho tre ̉ nặn, cô bao quát, giúp đỡ. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét sản phẩm - Gọi một vài cháu chọn sản phẩm cháu thích. Vì sao thích ? - Cô chọn và nhận xét sản phẩm đẹp – không đẹp. - Cô nhận xét chung. - Trẻ nặn. - Cháu lên nhận xét sản phấm của bạn. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Làm đàn chim bay ra sân… TUẦN 19 CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 4: MỘT SỐ LOẠI CHIM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC PHÂN BIỆT KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ tư / 11/01/2011 LỚP : LÁ 3 I-YÊU CẦU - Trẻ nhận biết phân biệt, gọi đúng tên khối vuông, khối chữ nhật. - Nhận dạng được các khối qua đồ vật, đồ chơi. - Phát triển óc sáng tạo nhanh nhẹn. II. CHUẨN BỊ - Mỗi trẻ 1 rổ đựng khối vuông, khối chữ nhật. - Một số đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp có dạng khối vuông, khối chữ nhật: gạch,hộp sữa - Tích hợp: nhạc III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết khối vuông-khối chữ nhật - Hát bài “Thật là hay ” - Các con vừa hát bài hát nói về những loài chim nào ? - Ai giỏi kể tên 1 số loại chim mà con biết ? - Nhà bạn nào có nuôi chim? - Chim có ích gì cho con người ? - Cô tóm ý. Trẻ hát cùng cô. Họa mi, sơn ca…… …… … . …… [...]... nữa Con có biết bài hát nào nói về giọng hót hay của các chú chim nhỏ không? Hát cho cô nghe đi ! - Các con nghe cô hát nhé ! - Cô hát 1 lần + nói nội dung bài hát Bài hát nói về chú chim vành khuyên nhỏ rất ngoan ngoãn, gọn gàng nên ai ai cũng yêu quý đó các con - Lớp- nhóm – cá nhân hát xen kẽ - Cô chú ý sữa sai cho cháu - Bài hát rất hay và vui tươi nhưng nếu vừa hát vừa vận động thì bài hát sẽ càng... 1 bài hát, các con chú ý lắng nghe xem chú chim này bay đi đâu nhé ! - Cô hát lần 1 Hỏi nội dung bài - Cô nêu nội dung bài ( … ) - Cô hát lần 2 + minh họa.(lần 3) HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi âm nhạc “ sol-mi ” - Cô cho cháu chơi trò chơi “ sol-mi “ - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi - Cho cháu chơi 4-5 lần (Nhận xét tuyên dương cháu.) - Cháu hát - Nghe cô hát - Cháu hát - Cháu vận động theo ý thích - Tiết... Cô cho cháu tiếp tục thực hiện trên quyển tập tô của mình, dẹp đồ dùng TUẦN 19: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 4: MỘT SỐ LOẠI CHIM PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CON CHIM VÀNH KHUYÊN GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ năm / 14/ 01/ 2011 LỚP : LÁ 3 I- YÊU CẦU: - Trẻ thuộc và hát đúng nhịp bài hát - Biết vổ tay tiết tấu chậm theo lời bài hát - Biết chơi trò chơi II- CHUẨN BỊ: - Trống lắc - Một số dụng... các ký hiệu logo -Các con nhìn xem cô có tranh gì đây? -Cho trẻ đọc lại từ ghép -Trẻ lên gạch chân chữ cái b trong từ cho lớp phát âm lại -Đây là chữ cái b viết thường, chữ cái b in rỗng Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tô chữ cái b in mờ trong dòng kẻ -Các con mở tập ra xem chữ cái b đầu tiên trong dòng kẻ thứ nhất có mấy số? -Để tô đẹp, các con xem cô tô mẫu trước nhe! Cô phân tích: Cô cầm bút bằng... thế nào ? - Cô hát + vỗ tay cho cháu xem.(có thể nhắc lại vận động cho cháu nghe) - Mời tổ, nhóm, cá nhân lên thực hiện - Cô chú ý sữa sai - Hỏi lại tên bài, tác giả, vận động HOẠT ĐỘNG 2 :Nghe hát “đuổi chim” - Nhìn xem cô có tranh vẽ gì nào? Các con đoán xem chú chim này đang bay đi đâu? Và làm gì? - Các con có trí tưởng tượng rất hay, cô sẽ hát tặng các con 1 bài hát, các con chú ý lắng nghe xem chú... HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Làm chim bay, cò bay Về góc học tập thức hiện với quyển toán nhé! TUẦN 19: CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT CĐ NHÁNH 4: MỘT SỐ LOẠI CHIM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TẬP TÔ b-d-đ GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ năm / 13 /01/2011 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU : - Cháu ngồi viết đúng tư thế - Cháu tô hết chữ cái in mờ trong dòng kẻ - Rèn tính chủ định, kỹ năng viết cho trẻ, tính kiên trì thực hiện nhiệm... -Trẻ tô cô bao quát trẻ *Tập tô chữ cái d - Đọc bài thơ “ chim sâu nho nhỏ ” - Chim sâu bắt sâu để làm gì vậy các con ? - À, nhờ có chim sâu mà trên cành hoa kết trái sai trĩu quả, các chú chim nhờ thế cũng được những bữa ăn thật ngon lành Cô hỏi trẻ lại những ký hiệu logo bên trên -Cô có hình ảnh gì nè? -Đọc lại các từ ghép -Cho trẻ lên gạch chân chữ cái d trong từ, cho lớp phát âm lại -Đây là chữ cái... quát trẻ *Tập tô chữ cái đ - Cho trẻ hát bài “ sắp đến tết rồi” - Tết đến con thấy có gì đẹp ? - À, ngày tết đến hoa mai, hoa đào đua nhau khoe sắc làm cho không khí ngày tết thật vui Trên trời từng đàn én chao nghiêng báo hiệu mùa xuân đã đến rồi ! - Cô hỏi trẻ lại những ký hiệu logo bên trên -Cô có hình ảnh gì nè? -Đọc lại từ ghép -Cho trẻ lên gạch chân chữ cái đ trong từ, cho lớp phát âm lại -Đây là... ……… -“ hoa đào” -Trẻ đọc từ ghép -…… sẽ hướng dẫn các con tô -Các con xem chữ cái đ trong dòng kẻ có mấy số? là số mấy? Cô phân tích: Cô bắt đầu tô theo chiều mũi tên tô trùng khít lên các chấm mờ Cứ như vậy cô tô hết dòng kẻ thứ nhất sang dòng kẻ thứ hai và dòng kẻ thứ ba -Cô hỏi trẻ lại cách cầm bút, cách ngồi tô -Trong khi trẻ tô cô bao quát trẻ *Kết thúc: Cô nhận xét chung - 3 số: số 1, 2 ,3 Trẻ... i- t- c, b- d- đ - 2 cây to gắn quả chín - 2 cái giỏ - Tích hợp: AN, MTXQ, LQVH III/ TIẾN HÀNH : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý cho trẻ -Cho trẻ hát và vận động bài : “con chim vành khuyên ” - Các con vừa đọc bài thơ nói về con gì? - Ai giỏi kể tên 1 số loại chim mà con biết? - Nó sống ở đâu? - Chim thích ăn gì? - À, hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con chơi giả làm các chú chim đi tìm . - Cô trả trẻ. Trong khi chờ bố mẹ đón, trẻ hoạt động theo ý thích (chơi vận động nhẹ hoặc hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn) TUẦN 19: CHỦ ĐIỂM:. ĐỘNG 1: Khởi động. - Cháu ngồi gần cô, hát bài “ Chim chích bông ” - Các con vừa hát bài hát nói về con gì? - Trong bài hát chim chích bông đang làm gì? -

Ngày đăng: 27/11/2013, 22:12

Hình ảnh liên quan

- Chim có rất nhiều loại với nhiều tên gọi và hình dáng, màu sắc khác nhau, nhưng chúng đều có ích cho cuộc sống con người - Bài giảng TGĐV: tuần 19 ( trong rừng)

him.

có rất nhiều loại với nhiều tên gọi và hình dáng, màu sắc khác nhau, nhưng chúng đều có ích cho cuộc sống con người Xem tại trang 7 của tài liệu.
-Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học để nặn hình con chim từ 1 thói đất như: lăn dọc, ấn lõm, vuốt nhọn, dàn mỏng - Bài giảng TGĐV: tuần 19 ( trong rừng)

r.

ẻ biết dùng các kĩ năng đã học để nặn hình con chim từ 1 thói đất như: lăn dọc, ấn lõm, vuốt nhọn, dàn mỏng Xem tại trang 8 của tài liệu.
Chơi “nhận biết khối qua hình” - Bài giảng TGĐV: tuần 19 ( trong rừng)

h.

ơi “nhận biết khối qua hình” Xem tại trang 12 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan