Thực trạng và những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân ở Thái Nguyên

27 681 5
Thực trạng và những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân ở Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân ở Thái Nguyên

I. MỞ ĐẦU I.1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc vùng nhiệt đới á nhiệt đới, là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam .Nước chèthức uống tốt, rẻ tiền hơn cà phê, ca cao, có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá chữa được một số bệnh đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ, do đó nó còn chống được một số bệnh do các chất phóng xạ gây ra. Chính vì các đặc tính ưu việt trên, chè đã trở thành sản phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay đã có trên 40 nước trên thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 200 nước tiêu thụ chè. Đây chính là một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển. Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển. Chè có lịch sử phát triển trên 4000 năm, cây chè Việt Nam cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định có giá trị kinh tế. Tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu cũng như tiêu dùng trong nước, cây chè được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi . Tỉnh Thái Nguyên là một vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai điều kiện khí hậu thời tiết khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. Diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu các xã phía Tây, với vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức. Hiện nay, cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cải thiện đời sống nhân dân. Cây chè được tỉnh thái nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực có lợi thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xóa đói giảm nghèo làm giàu cho nông dân.Trong nhiều năm qua, sản xuất chè của tỉnh đã có bước phát triển, song kết quả sản xuất chè còn chưa cao so với tiềm năng còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, giải quyết. Vậy thực trạng phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân tỉnh thái nguyên như thế nào? Có những yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nào ảnh hưởng? Cần có những định hướng các giải pháp chủ yếu nào để sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ chè cho các hộ nông dân phát triển nhanh, vững chắc đạt hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ yêu cầu đó chúng em lựa chọn đề tài: “Thực trạng những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân Thái Nguyên”. I.2. Mục tiêu nghiên cứu I.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè tại các hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất, tiêu thụ chè, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. I.2.2. Mục tiêu cụ thể. - Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận thực tiễn vấn đề phát triển sản xuất, tiêu thụ chè. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè các hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên. - Đề ra định hướng những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất tiêu thụ chè cho các hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên. I.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu I.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về phát triển sản xuất chè tiêu thụ chè của các nông hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. I.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu về tình hình tiêu thụ chè cho các hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực này trong những năm tới. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2005- 2010. II. NỘI DUNG II.1. Địa bàn phương pháp nghiên cứu II.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc. Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 3532, 65 Km 2 , tổng số nhân khẩu là 1.127.170 người 213.197 hộ (trong đó có 181.068 hộ nông nghiệp). Các hộ trong tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 80% với tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.817.698 triệu đồng. Đây là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng với nền tảng là nông, lâm nghiệp trọng tâm là phát triển kinh tế hộ. Do đặc điểm nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả kinh tế ảnh hưởng của sự biến động giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chè nên việc chọn điểm nghiên cứu là địa phương có ảnh hưởng lớn bởi sự biến động về giá vùng chủ yếu sản xuất chè với sản lượng đủ lớn. • Khí hậu Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 28 0 C lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mưa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ rệt độ cao địa hình, địa thế nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới ôn đới. Đây là cơ sở cho tỉnh Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh. • Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên). Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%; Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn nhất, phân bố tập trung huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5 - 5,5. Loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8 - 25 độ, chất đất rất thích hợp với phát triển cây chè. • Tài nguyên nước Thái Nguyên có 3 con sông lớn chảy qua là Sông Cầu, Sông Công Sông Dong. Sông cầu có lưu vực khoảng 3.480 km 2 , chiều dài chảy qua Thái Nguyên khoảng 110 km, lượng nước bình quân 2,28 tỷ m 3 /năm; Sông Công có lưu vực 951 km 2 , dòng sông đã được ngăn lại thành Hồ Núi Cốc, rộng 25 km 2 , chứa khoảng 175 triệu m 3 nước, điều hòa dòng chảy, tưới cho 12.000 ha lúa 2 vụ, cây màu, cây công nghiệp; cả tỉnh có 395 hồ chứa nước lớn, nhỏ phục vụ tưới tiêu nước sinh hoạt nuôi trồng thủy sản.  Với những lý do trên, tỉnh Thái Nguyên được chọn là điểm nghiên cứu của đề tài. II.1.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các nghị định, nghị quyết, chỉ thị, các chính sách của nhà nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố, các số liệu các báo cáo tổng kết của các xã, huyện, thành phố tỉnh đang nghiên cứu để có được số liệu thống kê. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu. - Thu thập số liệu sơ cấp Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các phương pháp sau: • Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia (PRA) • Phương pháp điều tra hộ. b. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nông hộ sản xuất chè, kết quả hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất chè qua các năm. - Phương pháp mô hình hóa: • Sử dụng bảng cân đối liên ngành dạng giá trị (mô hình I - O) để phân tích mối liên hệ giữa các ngành, các sản phẩm nông nghiệp chính của các hộ nông dân sản xuất chè. • Dùng các mô hình dự báo giá các đầu vào chủ yếu trong nông nghiệp (hàm xu thế, mô hình AR) • Sử dụng hàm hồi quy gãy khúc để phân tích sự tác động của giá đầu vào tới hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chè. • Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích sự biến động giá đầu vào tới chi phí sản xuất của các nông hộ sản xuất chè. II.2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. II.2.1. Đặc điểm ngành chè • Ngành chè có liên quan nhiều đền truyền thống văn hoá, trở thành đặc trưng riêng là văn hóa chè. • Ngành chè có thời gian đầu tư kinh doanh dài hơn các ngành khác, bởi chè là cây công nghiệp dài ngày, chu trình sinh trưởng khá lâu, chu kỳ hoạt động kinh tế kéo dài. • Chịu nhiều rủi ro. II.2.2.Vị trí, vai trò của cây chè tỉnh Thái Nguyên • Giống chè Trung du (Camellia sinensis var. Macrophylla) được đưa về trồng tỉnh Thái Nguyên từ năm 1922 đến nay. • Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh Trung du Miền núi nói chung Thái Nguyên nói riêng. Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên đất dốc. Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi. Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến tiêu thụ. • Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến tiêu thụ chè. Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp do nguồn lực tự nhiên dồi dào chi phí lao động thấp. Cây chè thực sự được coi là người bạn “chung thủy” của nông dân. Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. II.2.3.Tiềm năng thế mạnh về sản xuất cây chè Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè. Do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè. Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao. Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác. Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng cao. Bên cạnh thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè. Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với chất lượng giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa có xuất khẩu. Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền thống. Từ năm 2008 đến năm 2011 đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè được UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố Thái Nguyên. Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Năm 2010, số lao động của làng nghề khoảng 35.900 người. Trong đó số lao động làm nghề 23.300, chiếm 65%; thu nhập của làng 446.466 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ ngành nghề 345.404 triệu đồng, bằng 77,4%. 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành chè tỉnh Thái Nguyên - Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất chè, các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai là các yêú tố quan trọng có tác động đến ngành chè tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về khí hậu đất đai, địa hình, nguồn nước của tỉnh cho thấy khả năng thích nghi như sau: • Khí hậu • Địa hình • Đất đai -. Công nghệ sản xuất • Kỹ thuật canh tác • Hệ thống công nghệ chế biến thiết bị chế biến - Hệ thống chính sách hỗ trợ • Chính sách ruộng đất • Chính sách thuế • Chính sách huy động vốn - Các nhân tố khác • Ảnh hưởng của giống chè • Quy trình canh tác cây chè II.3. Kết quả nghiên cứu thảo luận. II.3.1. Thực trạng sản xuất tiêu thụ chè thế giới. Kể từ năm 1999 trở lại đây, trên thị trường chè thế giới không xảy ra đột biến lớn, tình hình sản xuất, cung cầu, giá cả nhìn chung diễn biến bình thường. Các nước sản xuất xuất khẩu chính vẫn là Xrilanca, Ấn Độ, Bănglađét, Kênia … Các nước xuất khẩu truyền thống phải kể đến Nga, SNG, Anh, Trung á, Trung đông … Theo Forbes Walker, một trong những Công ty môi giới chè lớn nhất Xrilanca. Mặc dù nước này giữ vị trí hàng đầu trong các nước xuất khẩu chè thế giới, nhưng đang bị lấn áp bởi các nước khác, đặc biệt các trung tâm tái chế phục vụ xuất khẩu lớn Sinhgapo, Dubai, Jacácta. Riêng 6 tháng cuối năm 1999, Xrilanca đã xúc tiến việc tham dự các hội trợ triễn lãm quốc tế, trong đó phải kể đến cuộc triển lãm về thực phẩm đồ uống lớn đã được tổ chức Bắc Kinh Trung Quốc tháng 6/2000. Được biết Trung Quốc là nước sản xuất chè lớn của thế giới nhưng sức tiêu thụ nội địa cũng rất cao, mà chủ yếu là tiêu thụ chè xanh (chè đen chỉ chiếm 9%). Đứng thứ 2 thế giới về sản xuất xuất khẩu chè là Kênia với sản lượng năm 1999 đạt 805 ngàn tấn. Nhưng nó lại là nước tiêu thụ chè lớn nhất thế giới nên xuất khẩu không đáng kể. Jacácta là một trong những trung tâm tái chế chè lớn của khu vực năm 1999, riêng Công ty PT Perusahuan - Công ty sản xuất chè số 1 của Inđonexia đã sản xuất được 60 ngàn tấn chè (tương đương với 70% tổng sản lượng chè của cả nước). Trong đó, 54 ngàn tấn dành cho xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường Mỹ, Ấn Độ, Irắc Châu Âu. Bảng 1: Sau đây là số liệu thống kê sản lượng chè của một số nước sản xuất chính. Tên nươc 1998 1999 2000 Ấn Độ 800 805 815 Xrilanca 270 280 290 Kênia 220 248 200 Trung Quốc 160 170 173 Inđônêxia 138 145 147 Để đạt được những thành tích nêu trên các nước sản xuất xuất khẩu đã phải tăng cường đầu tư vào các khâu chọn giống, cải tạo đất, ứng dụng khoa học- kĩ thuật, . để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt họ đã làm tốt công tác marketing cũng như việc tìm hiểu thị trường tiêu thụ, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng tại thị trường tiềm năng, thực hiện một cách có hiệu quả đã định vị được hình ảnh chè của mình trong tâm tri người tiêu dùng. Về giả cả: giá chè tại thị trường Luân Đôn có biến động như sau: Giá chè ngon quý I/2000 lên tới 1,5 GBP/kg so với 1,22 GBP/kg cùng kì năm 1999. Chè ngon hảo hạng có giá 38 GBP/kg quý I/2000 so với 1,77 GBP/kg cùng kì năm 1999. Thông thường vào các quý III hằng năm, giá chè trên thị trường thế giới đạt mức cao nhất với mức tăng từ 17-20 % so với các tháng khác trong năm. Nguyên nhân là do đây là thời điểm các nhà chế biến bắt đầu dự trữ cho mùa đông. Đây cũng là lúc nhu cầu tăng các nước nhập khẩu truyền thống. Bảng 2: Sau đây là giá chè trung bình quý III/2000 tại 4 trung tâm đấu giá lớn nhất thế giới ( trong ngoặc là giá trung bình quý I/2000 ) Qua phần khái quát trên có thể nhận định rằng: thị trường chè thế giới thời gian gần đây đầy triển vọng cho ngành chè nói chung ngành chè Việt Nam nói riêng. Trong đó có chè Thái Nguyên. Miễn là nắm được cơ hội những nghiên cứu marketing tốt. II.3.2. Thực trạng sản xuất tiêu thụ chè Việt Nam. Việt Nam từ năm 1986 trở lại đây đầy sôi động. Do cơ chế mở cửa, các loại chè trên thế giới được nhập khẩu về tiêu thụ trong nước như: ice tea, lipton, dimal … với những bao bì rất đa dạng. Trọng lượng thời gian pha chế rất thích hợp với nền kinh tế thị trường. Mặt khác, điều kiện đất đai, khí hậu nước ra rất thích hợp cho phát triển cây chè. Việt Nam cây chè đã có sự phát triển hàng ngàn năm, tập trung hai vùng trọng điểm: miền núi trung du phía bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên Tây Nguyên. Sản lượng chè đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước xuất khẩu. Nhận thức được lợi ích của cây chè hơn nữa phù hợp với đất đai khí hậu nước ta. Diện tích trồng chè ngày càng tăng qua các năm. Nếu năm 1986 diện tích chè mới có 58,2 nghìn ha thì năm 1989 đã nên tới 84,2 nghìn ha, năm 2000 tăng lên gần 100 nghìn ha. Bảng 3: Sản lượng chè cũng tăng liên tục qua các năm (bao gồm cả sản lượng dự báo) Tên thị trường Mức giá trung bình Luân Đôn 130 pence/kg (128) Niuđêli 55,8 rupee/kg 58 rupee/kg Ấn Độ Côlômbô 108,5 rupee/kg (111,75) rupee/kg Xrilanca Mombasa 1,6 USD/kg (1,72 . chọn đề tài: Thực trạng và những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân ở Thái Nguyên . I.2. Mục tiêu nghiên cứu I.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm. xuất, tiêu thụ chè. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè ở các hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên. - Đề ra định hướng và những giải pháp chủ

Ngày đăng: 27/11/2013, 01:06

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Sau đây là số liệu thống kê sản lượng chè của một số nước sản xuất chính. - Thực trạng và những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân ở Thái Nguyên

Bảng 1.

Sau đây là số liệu thống kê sản lượng chè của một số nước sản xuất chính Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 3: Sản lượng chè cũng tăng liên tục qua các năm (bao gồm cả sản lượng dự báo) - Thực trạng và những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân ở Thái Nguyên

Bảng 3.

Sản lượng chè cũng tăng liên tục qua các năm (bao gồm cả sản lượng dự báo) Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên (1991 - 1998) - Thực trạng và những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân ở Thái Nguyên

Bảng 3.

Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên (1991 - 1998) Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 4 phản ánh giá cả tiêu thụ của chè Thái Nguyên qua các năm từ 1991 - -1998. - Thực trạng và những giải pháp tiêu thụ chè cho hộ nông dân ở Thái Nguyên

Bảng 4.

phản ánh giá cả tiêu thụ của chè Thái Nguyên qua các năm từ 1991 - -1998 Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan