Bài giảng Kế hoạch thực hiện An toàn Giao thông

4 2K 3
Bài giảng Kế hoạch thực hiện An toàn Giao thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN GIANG THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc Số: /KH/PGD Giang Thành, ngày 14 tháng 6 năm 2010 KẾ HỌACH Về việc thực hiện Giáo dục trật tự an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2010 - 2011 Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông. Căn cứ vào kế hoạch số 34/SGDĐT-GDTH ngày 18/3/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Giáo dục trật tự an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2010 - 2011. Nay Phòng Giáo dục và Đào tạo đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện tháng ATGT và kế hoạch giáo dục ý thức giữ gìn trật tự ATGT tại các đơn vị trường học trực thuộc trong năm 2010 - 2011, cụ thể như sau: I/Mục đích yêu cầu: Tiếp tục thực hiện giáo dục, tuyên truyền phong trào xây dựng “Văn hoá giao thông” để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông và tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự ATGT trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, học viên, phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Giải quyết tích cực tình trạng kẹt xe trước cổng trường và tình trạng vi phạm luật giao thông của học sinh. Tuyên truyền học sinh tuyệt đối không được điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi qui định. II/ Các giải pháp tổ chức thực hiện: 1/ Tổ chức lễ phát động “ Tháng an toàn giao thông 9/2010” Các đơn vị trường học xây dựng kế hoạch hoạt động tháng ATGT năm 2010 với phong trào xây dựng “Văn hoá giao thông” kết hợp trong dịp lễ khai giảng năm học 2010-2011 của đơn vị mình (từ ngày 5 đến ngày 15/9/2010).Trong lễ phát động, lãnh đạo nhà trường tổ chức triển khai, quán triệt tinh thần thực hiện kế hoạch giáo dục TTATGT trong năm học 2010 – 2011 của Phòng GD&ĐT và của đơn vị; trong đó chú trọng tuyên truyền cho học sinh phong trào xây dựng “Văn hoá giao thông” và Luật giao thông sửa đổi năm 2008, chấp hành nghiêm túc quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và các quy tắc khác khi tham gia giao thông. Các đơn vị tổ chức tổng kết trước ngày 28/9/2010 và báo cáo về phòng GD&ĐT trước ngày 30/9/2010 để tổng hợp báo cáo về Sở GD&ĐT. 2/ Tổ chức các loại hình giáo dục tuyên truyền: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác giáo dục ATGT trong năm học 2010 – 2011 trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đã tổng kết của năm học 2009 – 2010. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh về việc xây dựng phong trào “Văn hoá giao thông” và nội dung Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông; trong đó có qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và các quy tắc khác khi tham gia giao thông. Thực hiện khẩu hiệu tuyên truyền ở cổng trường với những câu khẩu hiệu sinh động, dễ nhớ, tác động giáo dục mạnh mẽ đến ý thức của học sinh.Phối hợp thực hiên tốt “Cổng trường em sạch đẹp, an toàn” và duy trì thường xuyên suốt năm học. 3/ Giài quyết tình trạng ùng tắc giao thông trước cổng trường. Tiếp tục thực hiện banrol trước cổng trường “Cổng trường em sạch đẹp, an toàn”.Ban chấp hành Đoàn trường làm nòng cốt trong việc thành lập đội trật tự cổng trường giờ tan học, luân phiên giữa các lớp thực hiện các nhiệm vụ: - Lập rào chắn hướng học sinh tan học từ cổng trường di chuyển sát lề đường để ra về hai hướng, tránh ùn tắc giao thông trước cổng trường. - Mở cổng trường cho PHHS vào đón con em giờ tan học, hường dẩn PHHS đậu xe đúng nơi quy định, không được dừng hoặc đậu ngay trước cổng trường. - Tổ chức nhiều cổng ra cho học sinh: đi bô, xe đạp, xe gắn máy. Ban giám hiệu nhà trường cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với công an, chính quyền địa phương để giữ trật tự cổng trường và lề đường xung quanh trường. 4/ Hoạt động giảng dạy trong nhà trường: 4.1 Đối với bậc học Mầm non: Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoại khoá, các khái niệm cơ bản về ATGT. 4.2 Đối với bậc Tiểu học: Thực hiện theo hướng lóng ghép vào các môn học, kết hợp sử dụng các tài liệu đã có để nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho học sinh. Căn cứ vào nội dung được quy định trong chương trình môn Tự nhiên xã hội, Khoa học, đạo đức các trường tự chủ động sấp xếp nội dung các bài dạy về ATGT để tổ chức giảng dạy 6 bài quy định của Bộ GD&ĐT từ tuần 10 đến tuần 24 trong năm. 4.3 Đối với các trường THCS: a/ Giáo dục TTATGT trong giờ học chình khoá của bộ môn GDCD: - Quy định trong chương trình giảng dạy của khối THCS; + Lớp 6-tiết 23,24 - Bài 14 “ Thực hiện TTATGT”. + Lớp 7-tiết 33 - Bài các vấn đề địa phương. + Lớp 8- tiết 32 - Bài các vấn đề địa phương. + Lớp 9 Lòng ghép nội dung giảng dạy gồm: * 03 loại biển báo hiệu đường bộ, đường thuỷ (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và biển hiệu lệnh) * Một số quy định đối với người tham gia giao thông (Luật giao thông đường bộ, đường thuỷ) * Hình thức giao thông tuyên truyền : Giáo viên GDCD giảng dạy theo tài liệu giáo dục TTATGT(tài liệu dùng cho các truờng THCS và THPT) của Ban ATGT Quốc gia và Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành. b/ Hoạt động ngoại khoá môn GDCD: Chi Đoàn trường, Tổng phụ trách Đội phối hợp với Giáo viên GDCD tham mưu với ban giám hiệu nhà trường mời cảnh sát giao thông đường thuỷ, đường bộ báo cáo ngoại khoá một buổi cho toàn thể CB-GV-NV và học sinh. Thời gian thực hiện: trong học kỳ I (thời gian cụ thể do các trường tự sấp xếp) 5/Công tác xử lý học sinh vi phạm Luật giao thông: Ban giám hiệu các trường ra những hình thức xử lý nghiêm các trường hợp Giáo viên, học sinh vi phạm luật giao thông do phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, đường bộ cung cấp cụ thể như: Đối với cán bộ, giáo viên thì làm kiểm điểm và không xét thi đua trong năm học. Còn đối với học sinh yêu cầu đối tượng vi phạm làm kiểm điểm và lưu vào hồ sơ đồng thời mời phụ huynh học sinh vào thông báo, cảnh cáo dưới cờ đồng thời hạ bậc hạnh kiểm. Kiên quyết không giữ xe trong nhà trường đối với các trường hợp học sinh đi xe phân khối lớn (mà chưa đủ tuổi) đến trường. III/ Trách nhiệm tổ chức thực hiện: 1/Về phía Phòng GD&ĐT: Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông huyện, Hội đồng đội huyện tổ chức hội thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ cho học sinh. Phối hợp với Đài truyền thanh huyện tuyên truyền về Luật giao thông. Phối hợp với phòng cảnh sát giao thông huyện để tiếp nhận danh sách cán bộ giáo viên và học sinh vi phạm luật giao thông để hướng dẫn, chỉ đạo các trường kiên quyết xử lý. * Không xét các danh hiệu thi đua khen thưởng với mọi hình thức đối với người vi phạm luật giao thông. 2/ Về phía các đơn vị trường học trực thuộc: Củng cố Ban ATGT tại đơn vị mình, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, có kế hoạch thực hiện tại đơn vị hàng tháng, quí, năm và tổ chức thực hiện nghiêm các văn bản của Phòng, Sở. Ban giám hiệu, cùng tất cả cán bộ, giáo viên trong trường quản lý chặt chẽ học sinh về chấp hành pháp luật TTATGT; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin về TTATGT vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn đội. Hiệu trưởng từng trường chủ động tổ chức kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh mọi trường hợp học sinh khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có giấy phép lái xe mà điều khiên xe mô tô, xe gắn máy đi học. Nghiêm cấp học sinh cổ vũ hoặc tham gia đua xe trái phép.Phải có biện pháp xử lý kỷ luật triệt để đối với cán bộ, giáo viên vị phạm Luật giao thông (danh sách do công an giao thông chuyển đến). Ban chấp hành Công Đoàn, Đoàn TNCS HCM trong nhà trường nhắc nhở CB-GV-NV và học sinh chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng qui định khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. Trong tháng 9 năm 2010, Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch phổ biến đến PHHS các qui định về TTATGT của nhà trường trong cuộc họp PHHS đầu năm học; yêu cầu PHHS cam kết với nhà trương không để cho con em vi phạm Luật giao thông và nêu biện pháp xử lý nếu học sinh vi phạm. Đưa hành vi vi phạm Luật giao thông trong học sinh là một trong những nội qui bắt buộc của nhà trường. IV/ Tiến độ thực hiện: - Các đơn vị triển khai kề hoạch tổ chức thực hiện tại đơn vị và gửi báo cáo về Phỏng GD&ĐT trước ngày 30/9/2010. - Phối hợp với địa phương thực hiện lễ phát động phong trào xây dựng “Văn hoá giao thông” và “Tháng ATGT năm 2010”. - Ngày 10/01/2011gửi báo cáo sơ kết việc thực hiện Giáo dục TTATGT của đơn vị về Phòng GD&ĐT. - Ngày 10/5/2011gửi báo cáo tổng kết việc thực hiện Giáo dục TTATGT của đơn vị về Phòng GD&ĐT. Trên đây là kế hoạch thực hiện Giáo dục trật tự an toàn giao thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Giang Thành năm học 2010 – 2011. Đề nghị các đơn vị trường học trực thuộc thực hiện đúng tinh thần kế hoạch này./. Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG - Ban ATGT huyện - Lãnh đạo phòng GD&ĐT - Hiệu trưởng các trường trực thuộc - Lưu VT . báo cáo tổng kết việc thực hiện Giáo dục TTATGT của đơn vị về Phòng GD&ĐT. Trên đây là kế hoạch thực hiện Giáo dục trật tự an toàn giao thông trong. tai nạn giao thông. Căn cứ vào kế hoạch số 34/SGDĐT-GDTH ngày 18/3/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Giáo dục trật tự an toàn giao thông

Ngày đăng: 26/11/2013, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan