Bài giảng SKKN- ĐỀ TÀI: TỔNG HỢP CÁC BT HÓA HOẠC THCS

69 462 2
Bài giảng SKKN- ĐỀ TÀI: TỔNG HỢP CÁC BT HÓA HOẠC THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học MỤC LỤC Phần I: Mở đầu 2 Phần II: Nội dung 4 Chương 1: Cơ sở và tổng quan 4 Chương 2: Phương pháp và đối tượng nghiên cứu 12 Chương 3: Kết quả thảo luận .8 I. Cácdạng bài tập 8 II. Cách giải bài tập thực nghiệm 13 III. Bài tập áp dụng .20 1. Phần trắc nghiệm .20 2. Phần bài toán .22 Tổng kết 46 Tài liệu tham khảo .47 GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 1 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để đáp ứng mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện ngành giáo dục không ngừng đổi mới. nâng cao chất luợng dạy và học. Trong đó việc phát huy vai trò của người học được đặt lên hàng đầu. Bản thân người học phải tích cực chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức,rèn luyện kỉ năng và tự tìm ra phương pháp học tập có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó cần có sự hỗ trợ đắc lực của nhà giáo dục với vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo quá trình dạy học. Trong hệ thống tri thức khoa học tự nhiên, Hóa Học được xem là một loại kiến thức tương đối khó đối với học sinh đặc biệt là học sinh trung học cơ sở . Đây là bước đặt nền móng cho quá trình học tập và nghiên cứu bộ môn ở những chương trình học cao hơn. Vì vậy trách nhiệm của người Giáo Viên Trung Học Cơ Sở giảng dạy bộ môn hóa học là rất nặng nề. Người Giáo Viên không những cần hình thành cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản, khoa học về Hóa Học mà còn phải rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết. Đặc biệt là kĩ năng và phương pháp giải các bài toán Hóa Học, bài tập Hóa Học có rất nhiều dạng cần nghiên cứu nhưng vì ngay từ những bài học đầu tiên của chương trình Hóa 8 học sinh đã có những kiến thức cơ sở về phương trình hóa học. Đi từ phương trình hóa học có thể giúp giải quyết được nhiều vấn đề khác như: xác định công thức phân tử, nồng độ dung dịch, tìm thàng phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp…. do vậy bài tập tính theo Phương Trình Phản ứng được xem là một dạng cơ bản nhất, phổ biến nhất để giải quyết tốt dạng này đòi hỏi hoc sinh cần có tư duy nhạy bén và nắm chắc vấn đề. Trong khi đó Học Sinh Trung Học Cơ Sở vừa mới làm quen với bộ môn nên còn rất nhiều lúng túng. Sự định hướng chỉ dẫn của Giáo Viên đóng vai trò hết sức quan trọng. GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 2 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên nhóm Sinh Viên chuyên ngành Sư Phạm Hóa đã mạnh dạn nghiên cứu thu thập từ nhiều nguồn tài liệu để thực hiện bài tiểu luận. Với mong muốn phần nào có thể giúp ích được cho dạy và học bộ môn hóa học ở Trường Trung Hoc Cơ Sở. II. NHỮNG MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC 1. Về kiến thức: Có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản ban đầu về hóa học bao gồm: + Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản, học thuyết, định luật hóa học: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, định luật bảo toàn khối lượng, mol . + Một số chất hữu cơ và vô cơ quan trọng, gần gũi với đời sống và sản xuất như oxi, không khí, H 2 , H 2 O, kim loại, phi kim, hidrocacbon, hợp chất hữu cơ có oxi, polyme . Ngoài ra còn có được một số kiến thức cơ bản, kỹ thuất tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và môi trường. 2. Về kĩ năng: + Biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, biết thu thập, phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu, biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học. + Kĩ năng cơ bản và tối thiểu làm việc với các chất hóa học và dụng cụ thí nghiệm như quan sát, thực nghiệm. + Có kĩ năng giải bài tập hóa học và tính toán. + Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống và thực tiễn. 3. Về tình cảm, thái độ: + Có lòng ham thích học tập hóa học. + Có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con người, về hóa học đã, đang và sẽ góp phần năng cao chất lượng cuộc sống. + Có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ khoa học nói chung và hóa học GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 3 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học nói riêng vào đời sống, sản xuất ở gia đình và ở địa phương. + Có những phẩm chất, thái độ cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lý khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để có thể hòa nhập với môi trường thiên nhiên và cộng đồng. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ VÀ TỔNG QUAN : Để giải đúng và nhanh các bài toán hóa học ta cần biết và cân bằng nhanh các phản ứng có trong bài đó. Có rất nhiều phương pháp để cân bằng, dưới đây xin giới thiệu một số phương pháp đó (Từ dễ đến khó): 1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố: (15),(16) Đây là một phương pháp khá đơn giản. Khi cân bằng ta cố ý viết các đơn chất khí (H 2 , O 2 , C1 2 , N 2 .) dưới dạng nguyên tử riêng biệt rồi lập luận qua một số bước. Ví dụ: Cân bằng phản ứng P + O 2 → P 2 O 5 Ta viết: P + O → P 2 O 5 Để tạo thành 1 phân tử P 2 O 5 cần 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O: 2P + 5O →P 2 O 5 Nhưng phân tử oxi bao giờ cũng gồm hai nguyên tử, như vậy nếu lấy 5 phân tử oxi tức là số nguyên tử oxi tăng lên gấp 2 thì số nguyên tử P và số phân tử P 2 O 5 cũng tăng lên gấp 2, tức 4 nguyên tử P và 2 phân tử P 2 O 5 . Do đó: 4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 2. Phương pháp hóa trị tác dụng: (7) Hóa trị tác dụng là hóa trị của nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố trong chất tham gia và tạo thành trong PUHH. Áp dụng phương pháp này cần tiến hành các bước sau: + Xác định hóa trị tác dụng: BaCl 2 + Fe 2 (SO 4 ) 3 → BaSO 4 + FeCl 3 Hóa trị tác dụng lần lượt từ trái qua phải là: GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 4 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học II - I - III - II - II - II - III - I Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng: BSCNN(1, 2, 3) = 6 + Lấy BSCNN chia cho các hóa trị ta được các hệ số: 6/II = 3, 6/III = 2, 6/I = 6 Thay vào phản ứng: 3BaCl 2 + Fe 2 (SO 4 ) 3 →3BaSO 4 + 2FeCl 3 Dùng phương pháp này sẽ củng cố được khái niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp. 3. Phương pháp dùng hệ số phân số: (7) Đặt các hệ số vào các công thức của các chất tham gia phản ứng, không phân biệt số nguyên hay phân số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau. Sau đó khử mẫu số chung của tất cả các hệ số. Ví dụ: P + O 2 → P 2 O 5 + Đặt hệ số để cân bằng: 2P + 5/2O 2 → P 2 O 5 + Nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất để khử các phân số. Ỏ đây nhân 2. 2.2P + 2.5/2O 2 → 2P 2 O 5 hay 4P + 5O 2 → 2P 2 O 5 4. Phương pháp "chẵn - lẻ": (12) Một phản ứng sau khi đã cân bằng thì số nguyên tử của một nguyên tố ở vế trái bằng số nguyên tử nguyên tố đó ở vế phải. Vì vậy nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở một vế là số chẵn thì số nguyên tử nguyên tố đó ở vế kia phải chẵn. Nếu ở một công thức nào đó số nguyên tử nguyên tố đó còn lẻ thì phải nhân đôi. Ví dụ: FeS 2 + O 2 → Fe 2 O 3 + SO 2 Ở vế trái số nguyên tử O 2 là chẵn với bất kỳ hệ số nào. Ở vế phải, trong SO 2 oxi là chẵn nhưng trong Fe 2 O 3 oxi là lẻ nên phải nhân đôi. Từ đó cân bằng tiếp các hệ số còn lại. 2Fe 2 O 3 → 4FeS 2 → 8SO 2 → 11O 2 GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 5 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học Đó là thứ tự suy ra các hệ số của các chất. Thay vào PTPU ta được: 4FeS 2 + 11O 2 → 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 5. Phương pháp xuất phát từ nguyên tố chung nhất: (1),(15), (16) Chọn nguyên tố có mặt ở nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng hệ số các phân tử. Ví dụ: Cu + HNO 3 →Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O Nguyên tố có mặt nhiều nhất là nguyên tố oxi, ở vế phải có 8 nguyên tử, vế trái có 3. Bội số chung nhỏ nhất của 8 và 3 là 24, vậy hệ số của HNO 3 là 24 /3 = 8 Ta có 8HNO 3 → 4H 2 O → 2NO (Vì số nguyên tử N ở vế trái chẵn) → 3Cu(NO 3 ) 2 → 3Cu Vậy phản ứng cân bằng là: 3Cu + 8HNO 3 → 3Cu(NO 3 ) 2 + 2NO + 4H 2 O 6. Phương pháp cân bằng theo "nguyên tố tiêu biểu": (12) Nguyên tố tiêu biểu là nguyên tố có đặc điểm sau: + Có mặt ít nhất trong các chất ở phản ứng đó. + Liên quan gián tiếp nhất đến nhiều chất trong phản ứng. + Chưa thăng bằng về nguyên tử ở hai vế. Phương pháp cân bằng này tiến hành qua ba bước: a. Chọn nguyên tố tiêu biểu. b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu. c. Cân bằng các nguyên tố khác theo nguyên tố này. Ví dụ: KMnO 4 + HCl → KCl + MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O a. Chọn nguyên tố tiêu biểu: O b. Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO 4 → 4H 2 O c. Cân bằng các nguyên tố khác: + Cân bằng H: 4H 2 O → 8HCl + Cân bằng Cl: 8HCl → KCl + MnCl 2 + 5/2Cl 2 Ta được: GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 6 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học KMnO4 + 8HCl → KCl + MnCl2 + 5/2Cl 2 + 4H 2 O Sau cùng nhân tất cả hễ số với mẫu số chung ta có: 2KMnO 4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O 7. Phương pháp cân bằng theo trình tự kim loại - phi kim: (1), (7) Theo phương pháp này đầu tiên cân bằng số nguyên tử kim loại, sau đến phi kim và cuối cùng là H, sau cùng đưa các hệ số đã biết để cân bằng nguyên tử O. Ví dụ 1. NH 3 + O 2 → NO + H 2 O Phản ứng này không có kim loại, nguyên tử phi kim N đã cân bằng. Vậy ta cân bằng luôn H: 2NH 3 → 3H 2 O (Tính BSCNN, sau đó lấy BSCNN chia cho các chỉ số để được các hệ số) + Cân bằng N: 2NH 3 → 2NO + Cân bằng O và thay vào ta có: 2NH 3 + 5/2O 2 → 2NO + 3H 2 O Cuối cùng nhân các hệ số với mẫu số chung nhỏ nhất: 4NH 3 + 5O 2 → 4NO + 6H 2 O Ví dụ 2. CuFeS 2 + O 2 → CuO + Fe 2 O 3 + SO 2 Hoàn toàn tương tự như trên. Do nguyên tử Cu đã cân bằng, đầu tiên ta cân bằng Fe, tiếp theo cân bằng theo thứ tự Cu → S → O rồi nhân đôi các hệ số: 4CuFeS 2 + 13O 2 → 4CuO + 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 8. Phương pháp cân bằng phản ứng cháy của chất hữu cơ: (12) a. Phản ứng cháy của hidrocacbon: Nên cân bằng theo trình tự sau: - Cân bằng số nguyên tử H. Lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia cho 2, nếu kết quả lẻ thì nhân đôi phân tử hidrocacbon, nếu chẵn thì để nguyên. - Cân bằng số nguyên tử C. - Cân bằng số nguyên tử O. Tự lấy ví dụ nghen. b. Phản ứng cháy của hợp chất chứa O. GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 7 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học Cân bằng theo trình tự sau: - Cân bằng số nguyên tử C. - Cân bằng số nguyên tử H. - Cân bằng số nguyên tử O bằng cách tính số nguyên tử O ở vế phải rồi trừ đi số nguyên tử O có trong hợp chất. Kết quả thu được đem chia đôi sẽ ra hệ số của phân tử O2. Nếu hệ số đó lẻ thì nhân đôi cả 2 vế của PT để khử mẫu số. 9. Phương pháp xuất phát từ bản chất hóa học của phản ứng: (16) Phương pháp này lập luận dựa vào bản chất của phản ứng để cân bằng. Ví dụ: Fe 2 O 3 + CO → Fe + CO 2 Theo phản ứng trên, khi CO bị oxi hóa thành CO2 nó sẽ kết hợp thêm oxi. Trong phân tử Fe 2 O 3 có 3 nguyên tử oxi, như vậy đủ để biến 3 phân tử CO thành 3 phân tử CO 2 . Do đó ta cần đặt hệ số 3 trước công thức CO và CO 2 sau đó đặt hệ số 2 trước Fe: Fe 2 O 3 + 3CO → 2Fe + 3CO 2 10. Phương pháp cân bằng electron: (15),(16) Đây là phương pháp cân bằng áp dụng cho các phản ứng oxi hóa khử. Bản chất của phương trình này dựa trênm nguyên tắc Trong một phản ứng oxi hóa - khử, số electron do chất khử nhường phải bằng số electron do chất oxi hóa thu. Việc cân bằng qua ba bước: a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa. b. Lập thăng bằng electron. c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại. Ví dụ. Cân bằng phản ứng: FeS + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 SO 4 + H 2 O a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa: Fe +2 → Fe +3 S -2 → S +6 N +5 → N +1 (Viết số oxi hóa này phía trên các nguyên tố tương ứng) GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 8 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học b. Lập thăng bằng electron: Fe +2 → Fe +3 + 1e S -2 → S +6 + 8e → FeS → Fe +3 + S +6 + 9e 2N +5 + 8e → 2N +1 → Có 8FeS và 9N2O. c. Đặt các hệ số tìm được vào phản ứng và tính các hệ số còn lại: 8FeS + 42HNO 3 → 8Fe(NO 3 ) 3 + 9N 2 O + 8H 2 SO 4 + 13H 2 O Ví dụ 2. Phản ứng trong dung dịch bazo: NaCrO 2 + Br 2 + NaOH → Na 2 CrO 4 + NaBr CrO 2- + 4OH - → CrO 4 2- + 2H 2 O + 3e .2 Br2 + 2e → 2Br - .3 Phương trình ion: 2CrO 2- + 8OH - + 3Br2 → 2CrO4 2- + 6Br - + 4H2O Phương trình phản ứng phân tử: 2NaCrO 2 + 3Br 2 + 8NaOH → 2Na 2 CrO 4 + 6NaBr + 4H 2 O Ví dụ 3. Phản ứng trong dung dịch có H 2 O tham gia: KMnO 4 + K 2 SO 3 + H 2 O → MnO 2 + K 2 SO 4 MnO 4- + 3e + 2H 2 O → MnO 2 + 4OH - .2 SO 3 2- + H2O → SO4 2- + 2H+ + 2e .3 Phương trình ion: 2MnO 4- + H 2 O + 3SO 3 2- → 2MnO 2 + 2OH - + 3SO 4 2- Phương trình phản ứng phân tử: 2KMnO 4 + 3K 2 SO 3 + H 2 O → 2MnO 2 + 3K 2 SO 4 + 2KOH 11. Phương pháp cân bằng đại số: (7), (12) Dùng để xác định hệ số phân tử của chất tham gia và thu được sau phản ứng hoá học, ta coi hệ số là các ẩn số và kí hiệu bằng các chữ cái a, b, c, d… rồi dựa vào mối tương quan giữa các nguyên tử của các nguyên tố theo định luật bảo GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 9 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học toàn khối lượng để lập ra một hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn số. Giải hệ phương trình này và chọn các nghiệm là các số nguyên dương nhỏ nhất ta sẽ xác định được hệ số phân tử của các chất trong phương trình phản ứng hoá học. Ví dụ: Cân bằng phản ứng: Cu + HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O Kí hiều các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta thu được: aCu + bHNO 3 → cCu(NO 3 ) 2 + dNO + eH 2 O + Xét số nguyên tử Cu: a = c (1) + Xét số nguyên tử H: b = 2e (2) + Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3) + Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4) Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau: Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4): 3b = 6c + b – 2c + b/2 → b = 8c/3 Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4 Vậy phương trình phản ứng trên có dạng: 3Cu + 8HNO 3 → 3Cu(NO 3 ) 2 + 2NO + 4H 2 O Ở ví dụ trên trong phương trình hoá học có 5 chất (Cu, HNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 , NO, H 2 O) và 4 nguyên tố (Cu, H, N, O) khi lập hệ phương trình đại số để cân bằng ta được một hệ 4 phương trình với 5 ẩn số. Hay nói một cách tổng quát, ta có n ẩn số và n – 1 phương trình. Như vậy khi lập một hệ phương trình đại số để cân bằng một phương trình hoá học, nếu có bao nhiêu chất trong phương trình hoá học thì có bấy nhiêu ẩn số và nếu có bao nhiêu nguyên tố tạo nên các hợp chất đó thì có bấy nhiêu phương GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 10 [...]... và đám cháy càng mạnh hơn Giải bài toán hóa học ở THCS Khi giải các bài toán hóa học ở THCS, nhiều học sinh thường cảm thấy khó khăn do một số nguyên nhân sau: + Các em chưa nắm vững được các định luật và các khái niệm cơ bản về hóa học, chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa định tính và định lượng của kí hiệu hóa học, công thức và phương trình hóa học + Các kỹ năng như xác định hóa trị, lập công thức và cân bằng... ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU • Sách giáo khoa hoá học 8,9 và các tài liệu có liên quan • Tham khảo các trang web về hoá học • Các thiết bị: máy tinh điên tử, máy vi tính, các phần mềm ứng dụng CHƯƠ NG III: KẾT QUẢ THẢO LUẬN I CÁC DẠNG BÀI TẬP 1 Kiểu bài tập "Viết các PTPƯ, thực hiện các biến hóa" : a Kiểu bài đơn giản nhất: "Cho biết công thức hóa học của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng": Ví dụ:... Hoá Học  Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học Chúng tôi xin giới thiệu một cách viết phương trình đơn giản và có thể dùng để hoàn thành hầu hết phương trình hóa học có trong chương trình phổ thông theo các bước sau: + Tìm công thức hóa học của hợp chất nào có số nguyên tử lẻ cao nhất và công thức phức tạp nhất trong phương trình đó (Tạm gọi đó là chất A) + Làm chẵn các hệ số của A bằng các hệ số 2,... xét các khả năng có thể xẩy ra phản ứng giữa các chất trong các nhóm sau: * Nhóm 1 với nhóm 2 * Nhóm 1 với nhóm 3a, 3b * Nhóm 2 với nhóm 3b * Các chất trong nhóm 3b với nhau + Dựa vào khả năng phản ứng của từng chất cụ thể trong các nhóm, thu hẹp các khả năng có thể xẩy ra được phản ứng trong các cặp chất nói trên và viết GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn -14 - Tiểu Luận Hoá Học  Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài. ..Tiểu Luận Hoá Học  Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học trình CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU I PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài, chú trọng phương pháp giải bài tập hoá học tính theo phương trình phản ứng • Các dạng bài tập hoá học liên quan trong chương trình THCS • Cấu trúc nội dung chương trình hoá học trung...  Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3 Có thể phải suy nghĩ và lựa chọn cẩn thận hơn khi gặp bài tập có nhiều yếu tố đan xen vào nhau, ví dụ: Từ các chất Na2O, Fe2(SO4)3, H2O, H2SO4, CuO hãy viết PTPU điều chế ra các chất sau NaOH, Fe(OH) 3, Cu(OH)2 Trình tự giải quyết: + Xác định các chất cần điều chế: → NaOH → Fe(OH)3 → Cu(OH)2 + Từ các chất đầu, lựa chọn chất đầu thích hợp. .. Cl) Có thể gặp hai trường hợp không thích ứng với cách làm trên: Cân bằng một số phản ứng oxi hóa khử phức tạp hoặc một vài phương trình mà bản thân chất A không cần thêm các hệ số chẵn vào nữa, song dạng này là không nhiều GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn -12 - Tiểu Luận Hoá Học  Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học b Kiểu bài tập cơ bản: "Viết phương trình phản ứng khi cho biết các chất tham gia phản ứng"... Học  Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập Hoá Học nên thay bằng " khối lượng khí oxi đã phản ứng hết là 24 kg", Như vậy khi tính lượng chất sinh ra mới dùng được định luật bảo toàn khối lượng Chính vì vậy, cần tỉnh táo với các bài cho cả hai lượng chất tham gia phản ứng xem có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng được hay không Loại bài toán về hỗn hợp các chất: a Tìm tỷ lệ thành phần của hỗn hợp (Theo... trường hợp CaCO3 + X → Ca(NO3)2 + c Kiểu bài tập: "Thực hiện quá trình biến hóa" Ví dụ: Viết các phương trình phản ứng để thực hiện các biến hóa sau: Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 FeCl2 → Fe(OH)2 → FeSO4 hay: Tinh bột → Glucozo → Rượu etylic → Axit axetic Thực hiện theo các bước sau: + Đánh số các mũi tên rồi viết lại thành các PTPU riêng biệt: GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn -13 - Tiểu Luận Hoá Học  Đề Tài:. .. NaOH, Fe2(SO4)3 → Fe(OH)3, CuO → Cu(OH)2 Rồi tiếp tục như bài tập phần trên và biết vận dụng, kể cả dùng chất vừa điều chế (NaOH) để sử dụng cho phần tiếp theo II CÁCH GIẢI BÀI TẬP THỰC NGHIỆM: Thực chất các bài tập thực nghiệm ở đây vẫn chính là các bài tập lý thuyết, cách giải bài tập về cơ bản giống như đã trình bầy Sự khác nhau chính là trong đề bài có yếu tố làm thực nghiệm, đặt học sinh vào những . công thức hóa học của các chất trong một phương trình hóa học nào đó. GVHD:Th.s Phạm Trường Sơn - - 11 Tiểu Luận Hoá Học    Đề Tài: Tổng Hợp Các Bài Tập. niệm hóa trị, cách tính hóa trị, nhớ hóa trị của các nguyên tố thường gặp. 3. Phương pháp dùng hệ số phân số: (7) Đặt các hệ số vào các công thức của các

Ngày đăng: 26/11/2013, 00:11

Hình ảnh liên quan

Cho các số liệu trong bảng sau: Điều kiện phản  - Bài giảng SKKN- ĐỀ TÀI: TỔNG HỢP CÁC BT HÓA HOẠC THCS

ho.

các số liệu trong bảng sau: Điều kiện phản Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan