Tài liệu Đề văn 12 HK I 2010-2011

4 336 1
Tài liệu Đề văn 12 HK I 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT TAM QUAN ĐỀ THI HỌC KÌ I, KHỐI 12 TỔ: VĂN – SỬ - ĐỊA NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (2 điểm) Anh (chò) hãy trình bày quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Câu 2: (3 điểm) Anh (chò) hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghó của mình về vấn đề: Sống giản dò – sự lựa chọn của mỗi chúng ta. Câu 3: (5 điểm) Anh (chò) hãy phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ đầu của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng). ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu 1: (2 điểm) a. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau: - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến só ngoài mặt trận: Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong Về sau, trong Thư gửi các hoạ só nhân dòp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳng đònh: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chò em là chiến só trên mặt trận ấy” - Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn nhà văn phải “Miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” hiện thực phong phú của đời sống, và phải “giữ tình cảm chân thực”; “Nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết đònh nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (Mục đích), sau đó mới quyết đònh “Viết cái gì?” (nội dung) và “Viết thế nào” (hình thức). b. Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi điễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu 2: (3 điểm) a. Yêu cầu về kó năng: Biết cách làm bài văn nghò luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm nổi bật được các ý chính sau: - Thế nào là sống giản dò: + Sống giản dò là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. + Sự giản dò không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, sinh hoạt mà còn thể hiện ở lời ăn tiếng nói, quan điểm, cách ứng xử… của con ngøi trong mọi hoàn cảnh, trước mọi vấn đề. - Ý nghóa của lối sống giản dò: + Lối sống giản dò giúp con người không bò lệ thuộc vào những ham muốn vật chất, tinh thần, biết tự điều hòa, tự kiềm chế, sống vui, khỏe và thanh thản. + Lối sống giản dò giúp con người có khả năng hòa đồng với thiên nhiên và mọi người, có khả năng quan tâm nhiều hơn tới thế giới xung quanh. + Giản dò có một vẻ đẹp riêng , rất bền lâu. + Gản dò là một lối sống đẹp có khả năng góp phần tạo dựng một xã hội công bằng, văn minh. - Sống giản dò là sự lựa chọn đúng đắn của mỗi chúng ta: + Từ xa xưa, cha ông ta đã đề cao lối sống giản dò, coi đó là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi con ngøi. + Chứng minh bằng ví dụ thực tế: * Nguyễn Trãi, nhà chính trò, nhà quân sự, nhà văn lớn của dân tộc, đã sống một cuộc đời giản dò. * Chủ tòch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đức tính giản dò… + Trong cuộc sống hiện đại, khi con người đứng trước bao cám dỗ về tinh thần, vật chất, lối sống giản dò càng có ý nghóa lớn lao trong việc mang đến cho con người sự thanh thản, hạnh phúc. - Làm thế nào để sống giản dò? + Sống giản dò cần có trí tuệ và bản lónh: có trí tuệ để biết đủ, biết dừng, biết sống hợp theo lẽ tự nhiên, chứ không phải sống dễ dãi hay khổ hạnh, ép mình; có bản lónh để chiến thắng những cám dỗ của cuộc sống. + Sống giản dò đi đôi với việc không ngừng làm giàu đời sống tinh thần và nâng cao ý nghóa cuộc sống bằng lao động chân chính. c. Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 3: (5 điểm) a. Yêu cầu về kó năng: Biết cách làm bài văn nghò luận phân tích hình tượng nghệ thuật trong một đoạn thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, học sinh biết phát hiện, phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật yêu cầu của đề. Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm nổi bật được các ý cơ bản sau: - Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là một nỗi nhớ da diết, bao trùm cả khơng gian và thời gian: “Sơng Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” Hai chữ “chơi vơi” như vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ, khơi nguồn cho cảnh núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày… liến tiếp xuất hiện ở những câu thơ sau. - “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm ……… Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi” + Hai câu thơ đầu, những từ đầy giá trị tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời đã diễn tả đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc. + Hai chữ “ngửi trời” được dùng rất hồn nhiên và táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa tinh nghịch rất lính. + Câu thứ ba như bẻ đơi (Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống), diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng. + Sau ba câu thơ vẽ bằng những nét gân guốc, câu thứ tư được vẽ bằng một nét rất mềm mại (Nhà ai Pha Lng mưa xa khơi), câu thơ tồn vần bằng phối hợp với ba câu trên tạo nên một âm hưởng đặc biệt. - Cái vẻ hoang dại, dữ dội, khơng chỉ được mở ra theo chiều khơng gian mà còn được khám phá ở chiều thời gian: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”. - Những địa danh lạ tai (Sài Khao, Mường Lát, Pha Lng, Mường Hịch), càng làm tăng thêm vẻ hoang sơ của thiên nhiên. - Trong khung cảnh thiên nhiên hùng vó, hoang sơ và dữ dội là những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến: + Đoàn quân mỏi mệt bò mưa rừng, sương núi che lấp ở Sài Khao (Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi). + Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, hi sinh trên đường đang hành quân (Anh bạn dãi dầu không bước nữa – Gục lên súng mũ bỏ quên đời). - Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ: “Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xơi” Hình ảnh “cơm lên khói”, “thơm nếp xơi” tạo cảm giác êm dịu, ấm áp, chuẩn bị tâm thế cho người đọc bước sang đoạn thơ thứ hai. c. Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót không đáng kể. - Điểm 3: Hiểu đề, hướng khai thác hợp lí. Đáp ứng các yêu cầu nêu trên về kiến thức. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. . QUAN ĐỀ THI HỌC KÌ I, KH I 12 TỔ: VĂN – SỬ - ĐỊA NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN THI: NGỮ VĂN Th i gian làm b i: 90 phút, không kể th i gian giao đề Câu 1: (2 i m). tự kiềm chế, sống vui, khỏe và thanh thản. + L i sống giản dò giúp con ngư i có khả năng hòa đồng v i thiên nhiên và m i ngư i, có khả năng quan tâm nhiều

Ngày đăng: 24/11/2013, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan