Gián án de thi HK I mon lich su

10 371 0
Gián án de thi HK I mon lich su

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: / ./ Ngày thực hiện: ./ / . Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KỲ I I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến tiết 17. Đánh giá khả năng nhận thức của HS 2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày, diễn đạt 3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử. II/ Chuẩn bị: 1. Thầy: Ra đề có ma trận và đáp án, phô tô đề. 2. Trò : Ôn các kiến thức đã học. MA TRẬN NỘI DUNG CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐIỂM NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Sự Hình Thành Nhà Nước Văn Lang – Âu Lạc Câu 1 3đ 3 ( 30%) Nước Văn Lang Câu 2 4đ 4 (40%) Nước Âu Lạc Câu 3 2đ 2 ( 20%) Câu 4 1đ 1 (10%) Điểm 3 ( 30%) 4 ( 40%) 3 ( 30%) 10 ( 100%) CÂU HỎI Câu 1:(3đ) Nêu những nét chính về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc dựa theo bảng dưới đây? Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Thời gian thành lập Tên người đứng đầu nhà nước Nơi đóng đô Câu 2:(4đ) Em hãy trình bày đời sống vật chất của cư dân Văn Lang? Câu 3: (2đ)Sự thất bại của An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc đã để lại bài học gì cho đời sau? Câu 4:(1đ) Nhà nước Âu Lạc hình thành cách thời điểm em sinh sống bao nhiêu năm? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1:(3đ) Những nét chính về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Thời gian thành lập Thế kỷ VII TCN Năm 207 TCN Tên người đứng đầu nhà nước Hùng Vương ( Vua Hùng) An Dương Vương Nơi đóng đô Bạch Hạc ( Phú Thọ) Phong Khê ( Hà Nội) Câu 2:(4đ) Do sản xuất phát triển, cuộc sống ổn định nên đời sống vật chất của cư dân Văn Lang rất phong phú gồm: - Nơi ở: + Họ ở nhà sàn có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn; làm bằng tre, nứa, gỗ…. + Nhiều gia đình sống gần nhau thành làng, chạ. - Ăn uống: + Thức ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt… + Họ biết dùng mâm, bát và các loại gia vị…. - Trang phục: + Nam: Đóng khố, cởi trần, đi chân đất. + Nữ: Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực… + Ngày lễ họ thích đeo đồ trang sức, đội mũ lông chim… - Phương tiện di chuyển: Họ di chuyển giữa các bộ lạc chủ yếu bằng thuyền. Câu 3: (2đ) Năm 179 TCN, do bị mắc mưu của Triệu Đà nên ADV đã bị thất bại. Sự thất bại của ADV đã để lại những bài học quý giá như: - Không được chủ quan. - Phải tuyệt đối cảnh giác đối với kẻ thù. - Vua phải tin tưởng những trung thần. - Vua phải dựa vào nhân dân để đánh giặc. Câu 4:(1đ) Nhà nước Âu Lạc thành lập vào năm 207 TCN. Thời điểm chúng ta đang sống là năm 2009. Như vậy nhà nước Âu Lạc hình thành cách ngày nay khoảng 2216 năm. Ngày soạn: / ./ Ngày thực hiện: ./ / . Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KỲ I I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến bài 17. Đánh giá khả năng nhận thức của HS 2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày, diễn đạt 3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử. II/ Chuẩn bị: 1. Thầy: Ra đề có ma trận và đáp án, phô tô đề. 2. Trò : Ôn các kiến thức đã học. MA TRẬN NỘI DUNG CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐIỂM NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII Câu 1 3đ 3 (30%) Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV. Câu 2 – ý a 3đ 5 (50%) Câu 2 – ý b 2đ Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII Câu 3 2đ 2 (20%) Điểm 3 (30%) 5 (50%) 3 (30%) 10 (100%) CÂU HỎI Câu 1:(3đ) Trình bày ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Câu 2:(5đ) a - Em hãy trình bày những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly? b – Những biện pháp cải cách đó có tác dụng gì đối với nước ta vào cuối thời trần? Câu 3:(2đ) Bài học lịch sử quý giá mà ông cha ta để lại trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông là gì? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1:(3đ) Trong thế kỉ XIII, ông cha ta đã phải đương đầu với một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần thắng lợi đã để lại nhiều ý nghĩa lịch sử. - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. - Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. - Để lại bài học vô cùng quý giá. - Ngăn chặn những cuộc xâm lược của nhà Nguyên đối với các nước khác. Câu 2:(5đ) a(3đ) - Cuối TK XIV nhà Trần đi vào con đường suy yếu và khủng hoảng. Trong hoàn cảnh đó Hồ Quý Ly đã đưa ra các biện pháp cải cách về nhiều mặt để ổn định đất nước, cụ thể là: - Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần. - Kinh tế và tài chính: Phát hành tiền giấy; ban hành chính sách hạn điền; quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. - Xã hội: Thực hiện chính sách hạn nô. - Văn hóa- giáo dục: Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sửa đổi quy chế thi cử, học tập. - Quốc phòng: Làm tăng quân số, chế tạo súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố… b (2đ)– Các cải cách của Hồ Quý Ly có nhiều tác dụng đối với đất nước như: - Ổn định đất nước, hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quý tộc trần. - Làm suy yếu thế lực họ Trần. - Tăng nguồn thu cho đất nước. Câu 3:(2đ) Bài học lịch sử quý giá mà ông cha ta để lại trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là: Nhà Nước phải chăm lo đến đời sống của nhân dân và luôn luôn củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân. Dựa vào nhân dân để đánh giặc… Ngày soạn: / ./ Ngày thực hiện: ./ / . Tiết 35 KIỂM TRA HỌC KỲ I I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến hết chương trình hk I. Đánh giá khả năng nhận thức của HS 2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày, diễn đạt của hs. 3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử. II/ Chuẩn bị: 1. Thầy: Ra đề có ma trận và đáp án, phô tô đề. 2. Trò : Ôn các kiến thức đã học. MA TRẬN NỘI DUNG CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐIỂM (%) NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng vô sản. Câu 1 2đ 2 ( 20%) Các nước Đông Nan Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Câu 2 – ý a 2đ 4 (40%) Câu 2 – ý b 2đ Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Câu 3 – ý 1 1đ 2 ( 20%) Câu 3 – ý 2 1đ Cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai Câu 4 2 đ 2 ( 20%) Điểm (%) 2 ( 20%) 5 (50%) 3 ( 30%) 10 ( 100%) CÂU HỎI Câu 1:(2đ) Nêu điểm khác nhau giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản? Câu 2:(4đ) a – Tại sao các nước thực dân phương Tây lại tăng cường xâm lược khu vực Đông Nam Á vào cuối TK XIX đầu TK XX? b – Điểm chung nổi bật trong chính sách thuộc địa của thực dân Phương Tây đối với các nước Đông Nam Á là gì? Câu 3:(2đ) Nêu các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ở các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Ý, Nhật ….? Tại sao các nước tư bản lại có những cách giải quyết cuộc khủng hoảng khác nhau như vậy? Câu 4:( 2đ) Nêu những nét chính của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) theo bảng dưới đây? ( Lưu ý: Hs có thể làm trực tiếp ở bảng này) Nguyên Nhân Sự kiện bắt đầu và kết thúc Kết cục ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM(k8) Câu 1:(2đ) Điểm khác nhau giữa cách mạng tư sản và cách mạng vô sản Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản -Giai cấp lãnh đạo -Lực lượng tham gia - Mục đích đấu tranh - Thành quả cm -Giai cấp tư sản. - tư sản, nhân dân lao động… - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản pt. - Rơi vào tay G/c Tư sản -Giai Cấp Vô Sản -Vô Sản, Nhân Dân Lao Động…. - Đánh đổ Cntb, mở đường cho Chủ nghiã Xã hội pt. - Thuộc về nhân dân lao động Câu 2:(4đ) a. Các nước thực dân phương Tây tăng cường xâm lược khu vực Đông Nam Á vào cuối TK XIX đầu TK XX vì: - Các nước tư bản phương Tây rất cần thuộc địa và thị trường. - Đông Nam Á có vị trí địa lí chiến lược, tài nguyên thiên nhiên rất phong phú… - Chế độ phong kiến của các nước ĐNA đang suy yếu, khủng hoảng… b – Điểm chung nổi bật trong chính sách thuộc địa của thực dân Phương Tây đối với các nước Đông Nam Á là: - Chính trị: Thực hiện chính sách “chia để trị”, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, đất nước…(ví dụ) - Kinh tế: Thực hiện chính sách vơ vét, bóc lột và kìm hãm nền kinh tế thuộc địa phát triển. Câu 3:(2đ) Các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ở các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ, Ý, Nhật . Năm 1929 – 1933 các nước đế quốc lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. cuộc khủng hoảng này đã tàn phá nặng nề nền kt của các nước đó. Để thoát ra khỏi kh, các nước đã đưa ra nhiều biện pháp, tiêu biểu là hai biện pháp: - Các nước Anh, Pháp, Mĩ… tiến hành cải cách kinh tế. - Các nước Đức, Ý, Nhật: tiến hành Phát xít hóa bộ máy chính quyền, gây chiến tranh nhằm chia lại thế giới. Các nước tư bản có những cách giải quyết cuộc khủng hoảng khác nhau vì: - Anh, Pháp, Mĩ có nhiều thuộc địa, nguồn vốn và thị trường nên tiến hành cải cách kt. - Đức, Ý, Nhật có nhiều thuộc địa và thị trường nên muốn chia lại thế giới… Câu 4:( 2đ) Những nét chính của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945). Nguyên Nhân Sự kiện bắt đầu và kết thúc Kết cục - Các nước đế quốc mâu thuẫn sâu sác với nhau về quyền lợi và thuộc địa. - Chủ nghĩa Phát xít ra đời, âm mưu gây chiến tranh nhằm chia lại thế giới. - Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan, cuộc CTTG thứ Hai bắt đầu. - Ngày 15/8/1045, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, CTTG thứ Hai kết thúc. - Chủ nghĩa Phát xít thất bại. - Loài người phải chịu hậu quả nặng nneef. - Thế giới có những biến đổi căn bản. Ngày soạn: / ./ Ngày thực hiện: ./ / . Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KỲ I I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến hết chương trình hk I. Đánh giá khả năng nhận thức của HS 2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Kỹ năng trình bày, diễn đạt của hs. 3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử. II/ Chuẩn bị: 1. Thầy: Ra đề có ma trận và đáp án, phô tô đề. 2. Trò : Ôn các kiến thức đã học. MA TRẬN NỘI DUNG CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐIỂM NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 1 – ý 1 2đ 3 (30%) Câu 1 – ý 2 1đ Ôn tập lịch sử thế giói hiện đại ( phần từ 1945 đến nay). Câu 2 2đ 2 (20%) Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 3 5đ 5 (50%) Điểm 2 (20%) 5 (50%) 3 (30%) 10 (100%) CÂU HỎI Câu 1:(3đ) Trình bày nhiệm vụ và vai trò của tổ chức quốc tế Liên hợp quốc? Trong những năm qua Liên hợp quốc đã giúp đỡ Việt Nam trong những lĩnh vực gì? Câu 2:(2đ) Tại sao nói, xu thế hòa bình và hợp tác của thế giới hiện nay vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? Câu 3:(5đ) Trình bày sự phân hóa giai cấp cùng thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp )? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1:(3đ) • Năm 1945 tổ chức thế giới LHQ thành lập với nhiệm vụ: - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc. - Thực hiện hợp tác quốc té về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo… • Trong những năm qua LHQ đã có vai trò quan trọng trong: - Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. - Giúp đỡ các nước phát triển kt, vh, nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ La -Tinh. * Từ năm 1977, Việt Nam đã gia nhập tổ chức LHQ, kể từ đó LHQ đã luôn tích cực giúp đỡ VN trong các lĩnh vực như: Xã hội, Văn hóa- giáo dục, phát triển kinh tế. Biểu hiện là có rất nhiều tổ chức của LHQ có măt ở VN ( UNESCO, UNICEF, WHO…) Câu 2:(2đ) Nói, xu thế hòa bình và hợp tác của thế giới hiện nay vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc là vì: - Thời cơ: Các nước có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa các nước đang pt với các nước pt. Tạo điều kiện để chuyển giao công nghệ vá áp dụng thành tựu KH _ KT vào sản xuất. - Thách thức: Nếu các nước không chớp thời cơ để phát triển thì sẽ bị tụt hậu. Không điều chỉnh chiến lược phát triển thì sẽ mất phương hướng xây dựng đất nước, hòa nhập sẽ thành hòa tan. Câu 3:(5đ) Sự phân hóa giai cấp cùng thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Giai cấp địa chủ phong kiến. + Một bộ phận làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Là đối tượng C/m cần đánh đổ. + Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. Cách mạng có thể lôi kéo họ tham gia. - giai cấp tư sản. + Tư sản mại bản: gắn chặt quyền lợi với Pháp. Là đối tượng cách mạng cần đánh đổ. + Tư sản dân tộc: có tinh thần dân tộc nhưng dễ thõa hiệp. - Tầng lớp tiểu tư sản: Là lực lượng trí thức, đời sống bấp bênh nhưng hăng hái tham gia cách mạng. - Giai cấp nông dân: Chiếm 90% dân số, bị áp bức bóc lột nặng nề, là lực lượng hăng hái và đông đảo của C/m. - Giai cấp công nhân. Là lực lượng tiên phong lãnh đạo cách mạng. Có những đặc điểm chung của công nhân quốc tế nhưng cũng có những đặc điểm riêng. Ngày soạn: / ./ Ngày thực hiện: ./ / . Tiết 18 KIỂM TRA HỌC KỲ I I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Hệ thống kiến thức từ đầu năm học đến hết chương trình hk I. Đánh giá khả năng nhận thức của HS 2. Rèn kỹ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến riêng về các hành vi. Kỹ năng trình bày, diễn đạt của hs. 3. Thái độ: GD cho HS ý thức nghiêm túc trong thi cử. II/ Chuẩn bị: 1. Thầy: Ra đề có ma trận và đáp án, phô tô đề. 2. Trò : Ôn các kiến thức đã học. MA TRẬN NỘI DUNG CẤP ĐỘ TƯ DUY ĐIỂM NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG Xây dựng gia đình văn hóa. Câu 1 – ý a 1đ 2 ( 20%) Câu 1 - ý b 1đ Tự tin Câu 2 – ý a 1đ 3 ( 30%) Câu 2 – ý b 2đ Sống giản dị Câu 5 5đ ( có 5 ý, mỗi ý hoàn chỉnh được 1đ) 5(50%) Trung thực Xây dựng gia đình văn hóa Tôn trọng đạo Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Điểm 2 (20%) 5 ( 50%) 3 ( 30%) 10 ( 100%) CÂU HỎI Câu 1:(2đ) a. Thế nào là gia đình văn hóa? b. Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách nào? Câu 2:(3đ) a. Tự tin là gì? b. Em hãy kể một số việc mà em làm tốt nhờ có lòng tự tin? Câu 3:(5đ) Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm, hành vi nào dưới đây? Vì sao? a. Gia đình giàu có thì cần phải ăn mặc thật mốt thật đẹp thì mới phù hợp. b. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. c. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình. d. Kính trọng thầy, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. e. Gia đình làm nghề nông thì không cần phải giữ gìn truyền thống của gia đình. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1:(2đ) a. Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. b. Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến gia đình. Câu 2:(3đ) a. Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ ddoongj trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tụ tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. b.Kể một số việc mà em làm tốt nhờ có lòng tự tin. ( phài được tối thiểu 2 hành động, việc làm, gv xem xét các hành động, việc làm, nếu đúng theo yêu cầu của câu hỏi thì sẽ chi điểm) Câu 3:(5đ) Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm, hành vi nào dưới đây? Vì sao? a. Gia đình giàu có thì cần phải ăn mặc thật mốt thật đẹp thì mới phù hợp. ( Không đồng ý vì dù giàu có thì cũng nên ăn mặc giản dị, tránh xa hoa lãng phí.) b Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.( Đồng ý, vì có làm như vậy thì mới giúp đỡ bạn tiến bộ và không có khuyết điểm) c. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình.( Không nên, vì như vậy là không quan tâm tới các thành viên trong gđ.) d. Kính trọng thầy, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi.( Đồng ý, vì đó là thể hện mình là con người biets tôn trọng đạo….) e. Gia đình làm nghề nông thì không cần phải giữ gìn truyền thống của gia đình.( Không đồng ý, vì nếu đó là truyền thống thì cần phải kế thừa và phát huy, dù bản thân theo nghề khác thình cũng phải quý trọng truyền thống gđ…) . của thế gi i hiện nay vừa là th i cơ, vừa là thách thức đ i v i các dân tộc là vì: - Th i cơ: Các nước có i u kiện h i nhập vào nền kinh tế thế gi i và khu. hóa giai cấp cùng th i độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp trong xã h i Việt Nam sau Chiến tranh thế gi i thứ nhất: - Giai cấp địa chủ phong kiến.

Ngày đăng: 23/11/2013, 08:11

Hình ảnh liên quan

Sự Hình Thành Nhà Nước Văn Lang – Âu  - Gián án de thi HK I mon lich su

nh.

Thành Nhà Nước Văn Lang – Âu Xem tại trang 1 của tài liệu.
Câu 4:( 2đ) Nêu những nét chính của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) theo bảng dưới đây? ( - Gián án de thi HK I mon lich su

u.

4:( 2đ) Nêu những nét chính của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) theo bảng dưới đây? ( Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan