Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

166 2K 6
Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM ****************** TRẦN THỊ NGỌC LAN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HÁT TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT HÁT MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT HÀ NỘI – 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM ****************** TRẦN THỊ NGỌC LAN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HÁT TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT HÁT MỚI Chuyên ngành: Lý luận Âm nhạc Mã số: 62 21 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS – NSND TRUNG KIÊN HÀ NỘI – 2010 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngƣời cam đoan Trần Thị Ngọc Lan 4 LỜI CẢM ƠN Bản luận án này là kết quả nghiên cứu của tác giả tại Khoa Thanh nhạc Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam dƣới sự hƣớng dẫn của PGS – NSND Nguyễn Trung Kiên. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, các nhạc sĩ, bạn bè, đồng nghiệp… trong và ngoài Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã tận tình chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ để luận án đƣợc hoàn thành. Sự thành công của bản luận án này có đƣợc, một phần lớn chính nhờ sự giúp đỡ của các Giáo Sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân, các thày và các bạn bè, đồng nghiệp. Trong luận án chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận đƣợc sự tham gia ý kiến bổ sung hoàn thiện của các thày và đồng nghiệp. Trần Thị Ngọc Lan 5 Giải thích các thuật ngữ, ký hiệu và chữ viết tắt sử dụng trong luận án * Thuật ngữ: 1. Âm tố (phone): Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của ngôn ngữ về mặt cấu âm - thính giác. Nó là một trong những âm riêng biệt đƣợc tạo ra trong chuỗi lời nói. Khi nói, một số cơ quan phát âm: môi, hàm, ngạc mềm, thanh môn và một vài bộ phận của lƣỡi chuyển động. kết quả ta nghe đƣợc nhƣ là một chuỗi nối tiếp của những âm riêng biệt và mỗi âm khác lẫn nhau về một số mặt nhƣ vị trí cấu âm, phƣơng thức cấu âm, hữu thanh, vô thanh, tính chất mũi, bật hơi… Mỗi một âm đƣợc lĩnh hội nhƣ thể là một âm tố. Bằng sự phân tích ngữ âm học, các âm tố đƣợc nhóm lại thành những đơn vị ngữ âm khu biệt của ngôn ngữ, tức là các âm vị. Âm tố là những cách phát âm khác nhau của âm vị (tr.74, 777 khái niệm Ngôn Ngữ học - Nguyễn Thiện Giáp) 2. Âm tiết: Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng đƣợc phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác bằng một khoảng trống. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt đƣợc ghi thành một "chữ" và đọc thành một "tiếng" (Mỗi âm tiết gồm 3 phần: khởi âm, đỉnh âm và kết âm). Ví dụ: từ "hoa hồng bạch" gồm 3 chữ, 3 tiếng hoặc 3 âm tiết. (Google: cau tao am tiet tieng viet) 6 3. Âm vị: Đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của một ngôn ngữ có khả năng khu biệt ý nghĩa của hai từ. Các âm tố cảu lời nói khác nhau về một số mặt; vị trí cấu âm, phƣơng thức cấu âm . Nhƣng chỉ 1 số trong những âm khác nhau ấy có giá trị khu biệt, tức là chúng đƣợc dùng để phân biệt các từ trong một ngôn ngữ (/b/ và /m/, /i/ và /e/, /n/ và /t/ là có giá trị khu biệt. Thay thế âm này bằng âm khác sẽ làm thay đổi nghĩa của từ: bà – mà, tìm – têm, tan – tát. Các âm có giá trị khu biệt nhƣ thế đƣợc gọi là các âm vị.(777 khái niệm Ngôn Ngữ học - Nguyễn Thiện Giáp) 4. Cấu âm: Toàn bộ hoạt động của các cơ quan phát âm khi thực hiện các âm. Đó là sự sinh sản các âm tố của lời nói ở trong miệng và họng. Hoạt động này liên quan đến vị trí cấu âm và phƣơng thức cấu âm (777 khái niệm Ngôn Ngữ học - Nguyễn Thiện Giáp) 5. Cắn chữ: Chỉ độ chính xác về rõ chữ, cao độ của giọng hát. Hát không cắn chữ có nghĩa là bị lạc giọng hay chênh phô. Muốn không chênh phô phải biết lấy hơi, giữ hơi, nén hơi và nhả chữ. Hơi bị hụt hay không đầy đặn sẽ khiến câu hát bị rời rạc, đứt quãng, giọng dễ bị chênh phô, không đạt độ cao cần thiết. 6. Chữ: Theo Google – Cấu tạo âm tiết tiếng Việt – GOCNHIN.NET: Vì tiếng Việt đơn âm nên âm tiết cũng chính là chữ. Chữ trong luận án không có nghĩa là chữ viết nếu đứng về góc độ ngôn ngữ học (chữ ở đây đƣợc hiểu là âm tiết, đơn vị ngữ âm cơ bản mà truyền thống âm vị học tiếng Việt gọi là tiếng). Mặt khác âm tiết tiếng Việt (đơn vị của ngữ âm) lại trùng với hình vị (đơn vị ngữ pháp) và trong nhiều trƣờng hợp lại trùng với từ đơn (đơn vị từ vựng) nên trong luận án nhiều chỗ chúng tôi dùng chữ thì phải hiểu rằng đó là âm tiết. 7. Bằng, Trắc: Thanh điệu của tiếng Việt bao gồm sáu thanh. Dựa vào quy luật cao thấp của 6 thanh ngƣời ta chia ra làm hai phần Bằng và Trắc. Bằng gồm 7 hai thanh: thanh không dấu gọi là thanh ngang và thanh huyền. Trắc gồm bốn thanh còn lại: Sắc, Hỏi, Ngã, Nặng. 8. Bẻ bai chữ: Cách diễn đạt của nghệ nhân Chèo, Ca trù khi nói tới phƣơng cách làm sao cho lời ca đƣợc xử lý tốt nhất, vừa mềm mại, vừa êm tai ngọt ngào, đúng điệu đúng phách mà vẫn tròn vành rõ chữ. Muốn vậy phải biết sử dụng luyến, láy, phải biết biến chuyển thanh điệu bằng, trắc (đặc biệt với hai thanh hỏi và ngã) tạo đƣờng lƣợn nhấp nhô nhằm bảo đảm quy luật của thanh điệu, vừa rõ chữ vừa mềm mại câu hát, nâng cao chất lƣợng của giọng. Cách làm này gọi là bẻ bai chữ 9. Bẻ làn nắn điệu: Phƣơng pháp sáng tác truyền thống của âm nhạc Chèo đƣợc ứng dụng ở hai cấp độ khác nhau.Với làn, tức với các lối hát không có nhịp, hát tự do (adlibitum) nhƣ hát nói, ngâm, vịnh, vỉa .bẻ làn làm cho nó thay đổi tƣơng đối về cấu trúc giai điệu, lƣợc bớt hoặc gia tăng nốt trang trí (luyến láy), buông hơi nhả chữ, nhả chữ mềm mại hoặc cứng cỏi hoặc cợt nhả hài hƣớc .song vẫn giữ hình bóng của làn gốc. Nắn điệu là phƣơng pháp phát triển âm nhạc (variation) xa hơn tạo ra các điệu mới từ điệu cũ song không làm mất đi cốt cách của nguyên bản mà tạo cho nó một hình hài mới, nội dung biểu hiện mới. 10. Điệp, Đực, Chát: Nếu 4 khái niệm Trại, Bẹ, Hƣớt (hay huốt), dùng để chỉ những lỗi liên quan đến phát âm nhả chữ thì Điệp, Đực, Chát liên quan đến nghệ thuật xử lý, thể hiện ca từ. - Điệp quy định diễn viên khi hát không đƣợc trùng âm thanh, chẳng hạn: em ơi nghe chăng, 4 thanh không dấu đứng liền nhau phải xử lý có màu sắc khác nhau, bằng cƣờng độ âm thanh (to nhỏ), sắc thái, luyến láy hay bằng kỹ thuật nhấn chữ giúp tạo ra sự phong phú cho câu hát, đoạn hát và nêu bật đƣợc nội dung tác phẩm. - Đực chỉ lối hát đờ đẫn, vô hồn. 8 - Chát chỉ lối hát vụng dẫn đến giọng hát thô. Âm thanh xẵng, không ngọt ngào. 11. Giọng: Chỉ giọng nói hoặc giọng hát, những hoạt động miệng của con ngƣời. Trong âm nhạc và đặc biệt trong dân ca nhạc cổ truyền chỉ nhiều khái niệm khác nhau: Giọng Đô trƣởng, giọng La thứ, giọng Nam, giọng Xuân, giọng Bắc, giọng oán (liên quan đến tính điệu-mode), giọng tenor, giọng soprano, giọng thổ đồng, giọng kim vắt .(liên quan đến chất giọng và phân loại giọng). Từ Giọng còn dùng để chỉ một tổ hợp làn điệu đƣợc xếp đặt trong trình tự ca hát, diễn xƣớng: Trong Quan Họ: Giọng lề lối, giọng vặt (giọng lá), giọng giã bạn…Trong Chèo và hát Xoan, hát Ghẹo Phú Thọ cũng có giọng Sổng, giọng Ví và giọng Vặt… 12. Giọng thổ: Quan niệm âm dƣơng, ngũ hành chi phối cả trong lĩnh vực tƣ duy và sáng tạo âm nhạc truyền thống. Ngƣời ta cho rằng hệ thống thang âm 5 âm Hò, Xừ, Xang, Xê, Cống ứng với hệ thống cấu thành vũ trụ Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Phân loại giọng hát cũng đƣợc dựa trên quan niệm Âm Dƣơng. Giọng thổ - giọng Nam thuộc về dƣơng, đƣợc phân ra các loại giọng nhƣ sau: 1) Giọng Thổ Đồng. Chất giọng cao, trong, trữ tình (liên tƣởng tới giọng tenor) 2) Giọng Thổ Lá: cao, chua, nghe nhƣ giọng nữ vì hát hơi mé, giọng óc (voix de tête). Giọng này thƣờng dùng để đóng thế vai nữ vào thời kì Chèo sân đình. 3) Giọng Thổ Bùn: Giọng ồ, khàn, và rè, "nát nhƣ bùn". Chuyên dùng cho các nhân vật đóng vai hề áo dài, lính hầu, . các vai này ít hát. 13. Hát tiếng một hoặc hát từ nào ra từ nấy: Xuất phát từ trải nghiệm của nghệ nhân hát Chèo và Ca trù, cũng nhƣ từ bản chất cấu trúc của âm thanh tiếng Việt (đa thanh, đơn âm tiết, mỗi âm tiết có nghĩa, độc lập) đƣợc ví nhƣ những viên ngọc xâu lại thành chuỗi. Từ đó đẻ ra kỹ thuật và khái niệm hát tiếng một, 9 hát từ nào ra từ nấy không phải hát rời rạc, nhát gừng, gẫy khúc mà vẫn vang, rền, nền, nẩy. 14. Hát khép miệng: Nghệ thuật hát không mở khẩu hình lớn nhƣ lối hát mở (Bel canto). Miệng phải đóng khép chữ, nhƣng giọng vẫn vang, rền, nền, nẩy. Ca từ vẫn luôn bảo đảm tròn vành rõ chữ. Gọi nghệ thuật hát khép miệng vì chúng sinh ra từ tiếng Việt (đóng, khép chữ), và từ quan niệm và tập quán sống kín đáo của ngƣời Việt. 15. Hơi: Chỉ sự hoạt động của cơ quan hô hấp. Hơi thở có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của nói và hát. Hơi trong ca hát dân gian truyền thống còn bao hàm nghĩa rộng và trừu tƣợng. Hơi ở đây bao hàm toàn bộ phong cách ngôn ngữ biểu cảm có tính riêng biệt của từng dòng nghệ thuật hát truyền thống (hơi Chèo). Nhiều nghệ nhân cho rằng hơi đƣợc tạo ra bởi rung, luyến láy . và dùng từ hơi để chỉ cấu trúc nhƣ hơi nam, hơi ai, hơi xuân 16. Khuôn hơi diệu vợi: Khuôn là cách đàn hát tự khép mình vào khuôn khổ, uốn nắn từng tiếng cho chính xác, lên xuống đúng bậc, phát âm rõ chữ, không vội vàng. Hơi bao gồm cả màu sắc, dƣ vị và kỹ thuật giữ hơi, nén hơi để hát tiếng nào cũng phải có dƣ âm vang rền, phải dụng công lấy tiếng gằn từ trong cổ họng, vừa sâu vừa đầy đặn vừa không có tiếng nào dƣ thừa. Diệu là tiếng hát, tiếng phách tiếng đàn phải đạt đến độ chín, độ sang trọng và tuyệt diệu nhất. Vợi có thể là ”thổ tận can tràng” tức phải để hết lòng mình trong câu hát. Cũng có ngƣời giải thích Vợi là tiếng hát caotrong sáng. Căn cứ theo các tƣ liệu cổ chỉ ra 8 chữ để thẩm định một đào nƣơng hát hay: Quán – xuyến – Dằn – Thét – Diệu - Vợi – Khuôn – Rẫy. Tám chữ này nhấn mạnh vào 4 yếu tố của Ca trù: Tròn vành – Rõ chữ - Sắc tay – Hay nhịp. - Xuyến: Tức là hát cho tròn trĩnh, mƣợt, đẹp và vững vàng. 10 - Dằn: Tiếng tròn, nặng và đều. - Rẫy: Tiếng dền, giòn. -Vợi: Tiếng caotrong sáng. 17. Làn Điệu: Làn điệu đƣợc dùng rộng rãi để chỉ một câu hát chèo, câu hát dân ca song thực ra nó mang hai nội dung khác nhau. Làn gồm các câu hát không nhịp, hát tự do nhƣ các giọng ngâm, vịnh, hát nói. Ngâm, hát nói có vị trí quan trọng trong ca hát dân gian cũng nhƣ ca hát truyền thống bác học. Điệu là từ để chỉ các bài hát có cấu trúc âm nhạc hoàn chỉnh (cấu trúc câu, đoạn - trổ, nhịp .). Vì Làn thƣờng đi với điệu (hát nói, hát tự do trƣớc khi đổ vào câu hát chính) đặc biệt trong âm nhạc sân khấu truyền thống nên ngƣời ta hay có thói quen gọi làn điệu Dân ca hay làn điệu Chèo 18. Luyến láy: Trong dân ca và ca hát cổ truyền chuyên nghiệp luyến láy nhƣ một phần da thịt không thể thiếu. Nó mang tính đặc trƣng và mang đậm bản sắc văn hoá Việt. Luyến láy khó nắm bắt và ghi lại bằng chữ hay bằng nốt nhạc nên bài bản thƣờng chỉ đƣợc ghi lại phần chính gọi là lòng bản. Trong dân gian luyến láy đƣợc lƣu truyền qua hơi thở gọi là truyền khẩu. Luyến và láy có nhiệm vụ, chức năng khá riêng biệt. Luyến làm cho quyện giữa âm này với âm kia khiến chữ (ca từ) đƣợc mềm và câu hát đƣợc rền và dền. Luyến thƣờng đi liền với thanh điệu, làm rõ thanh điệu. Luyến có thể diễn ra nhanh hoặc chậm tuỳ thuộc vào làn điệu, dòng và nghệ thuật ca hát. Luyến đƣợc ứng dụng nhiều trong sáng tác mới với chủ đích của ngƣời viết muốn tô đậm thêm bản sắc cho tác phẩm. 19. Petite note: nốt nhỏ, nốt hoa mỹ 20. Phát âm, nhả chữ: Là kết quả của quá trình tạo âm, phát âm, với các hoạt động của môi, răng, lƣỡi, hàm dƣới, vòm mềm (hàm ếch mềm, ngạc mềm và miệng). Khẩu hình là hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trong của miệng do hoạt động phối hợp của môi, lƣỡi, hàm dƣới, vòm mềm tạo ra khi phát âm. Mở [...]... nghệ thuật hát cổ truyền và nghệ thuật hát Mới 79 4 Biểu đồ Cấu tạo của âm tiết tiếng Việt 18 5 Hình Những vị trí phát âm của hệ thống phụ âm 21 15 MỤC LỤC Trang Mở Đầu ……………………………………………………………… 1 Chƣơng 1: Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật hát Mới 14 1.1 Những đặc điểm, đặc trƣng cơ bản của tiếng Việt trong nói và hát … 14 1.2 Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát. .. dụng trong đào tạo, biểu diễn trong nhà trƣờng cũng nhƣ trên sân khấu ca hát 5 Bố cục luận án Luận án gồm: Phần mở đầu, 2 chƣơng, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo Chƣơng I: Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật hát Mới Chƣơng II: Một số giải pháp, ứng dụng và bài tập góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới 28 CHƢƠNG I TIẾNG VIỆT TRONG. .. chữ, hát tiếng nào ra tiếng nấy, rõ tiếng một; đồng thời kết hợp với những kỹ thuật thanh nhạc hát Bel canto là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết nhằm Nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới Từ khi hình thành và phát triển hát Mới sử dụng tiếng Việt phổ thông giọng Bắc (lấy chuẩn là giọng Hà Nội) làm cơ sở và trở thành tiêu chí của nghệ thuật hát Mới Cũng nhƣ hát. .. nghệ thuật ca hát truyền thống……………………… 27 1.3 Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới ………………………… 59 Chƣơng 2: Một số giải pháp, ứng dụng và bài tập góp phần nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát …………………… 83 2.1 Một số giải pháp, ứng dụng nhằm nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt 84 2.2 Một số bài tập nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng hát tiếng Việt 112 Kết luận……… ……………………………………………………………... Common sense of singing [54]… Đề tài Nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới là công trình nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam về cách xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống, kết hợp với kỹ thuật hát Mới vận dụng vào tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt để có đƣợc âm thanh theo yêu cầu mà vẫn giữ đƣợc bản sắc dân tộc của tiếng Việt, không bị biến dạng, sai nghĩa... mở và cấu trúc âm thanh của ngôn ngữ tiếng Việt) cũng nhƣ các đặc điểm, đặc trƣng của nghệ thuật ca hát truyền thống (nghệ thuật xuất thân và là sản phẩm của tiếng Việt) là cơ sở tốt để ứng dụng vào hát Mới mang lại hiệu quả trong việc Nâng cao chất lƣợng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới Trƣớc đây đã có các giáo sƣ, các nhà sƣ phạm hàng đầu của nghệ thuật thanh nhạc nhƣ PGS-NSND Mai Khanh,... Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống để học tập những kinh nghiệm và kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tiếng Việt của cha ông đã đúc kết từ bao đời nay, ứng dụng vào hát Mới nhằm khắc phục những khó khăn của ngôn ngữ Nội dung của chƣơng I bao gồm: * Những đặc điểm, đặc trƣng cơ bản của tiếng Việt trong nói và hát * Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống * Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới. .. âm tiếng Việt làm cơ sở lý luận để tiếp tục nghiên cứu phƣơng pháp xử lý ngôn ngữ khôn khéo, tinh tế trong nghệ thuật ca hát truyền thống - Nghiên cứu phƣơng pháp xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong dân gian và một số nghệ thuật ca hát chuyên nghiệp thuần Việt tiêu biểu gần gũi với tiếng Việt phổ thông, có ảnh hƣởng trực tiếp đến nghệ thuật ca hát Mới nhƣ: Ngâm thơ, Hát ru, Dân ca, Ca trù, hát Chèo, hát. .. (7/7/6/8) và hát Nói (Ca trù), cái nền, cái cốt lõi của Ca dao Dân ca, của ca hát truyền thống, những hình thức ca hát đặc biệt thuần Việt nhƣ hát dân ca (lý, hò, vè ), hát Cửa đình, Hát Ca trù, hát Xoan, hát Chèo, hát Quan họ, hát Dậm, hát ví Dặm, ví Phƣờng Vải, Ca Huế, Bài Chòi, Cải lƣơng Nghệ thuật hát Mới đƣợc gọi là Ca mới (hát Mới) , mặc dầu dựa vào phƣơng pháp thanh nhạc du nhập - nghệ thuật thanh... những yếu tố cơ bản của tiếng Việt (trái với tai nghe, thẩm mỹ truyền thống) Ngƣời hát có thể hát rất tốt khi biểu diễn tác phẩm thanh nhạc nƣớc ngoài nhƣng hát không hay hoặc không thích hát ca khúc tiếng Việt Trong quá trình hình thành và phát triển của hát Mới nhiều thế hệ nghệ sĩ, giảng viên khoa thanh nhạc đã có nhiều sáng tạo, vận dụng nghệ thuật hát Bel canto vào hát tiếng Việt, đóng góp một phần . của tiếng Việt trong nói và hát …..14 1.2 Tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống………………………...27 1.3 Tiếng Việt trong nghệ thuật hát Mới ………………………….............59. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO HÁT TIẾNG VIỆT TRONG NGHỆ THUẬT HÁT MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT HÀ NỘI – 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Ngày đăng: 07/11/2012, 12:03

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 1.1 Những vị trí phát âm của hệ thống phụ âm - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

Hình 1.1.

Những vị trí phát âm của hệ thống phụ âm Xem tại trang 34 của tài liệu.
- Rao là hình thức lời nói đƣợc âm nhạc hoá. Theo cách nói của nghệ nhân là “lồng điệu cho câu nói” - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

ao.

là hình thức lời nói đƣợc âm nhạc hoá. Theo cách nói của nghệ nhân là “lồng điệu cho câu nói” Xem tại trang 45 của tài liệu.
phải đóng bằng cách thu dần khẩu hình và biến dạng thành âm ƣ. Cách thay đổi vị trí vang tạo ra sự đối lập nhằm làm rõ chữ   ta - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

ph.

ải đóng bằng cách thu dần khẩu hình và biến dạng thành âm ƣ. Cách thay đổi vị trí vang tạo ra sự đối lập nhằm làm rõ chữ ta Xem tại trang 49 của tài liệu.
Giải thích cho lý do hình thành kỹ thuật nảy hạt còn gọi là đổ hột, nhà nghiên  cứu  Quan  Họ  Nguyễn  Hùng  Vĩ  cho  rằng:  “…vì  thanh  điệu  tiếng  Việt…Kết cấu theo kiểu Phụ âm - Nguyên âm - Phụ âm, nhƣ vậy trong khi nói  bình thƣờng thì không có vấn  - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

i.

ải thích cho lý do hình thành kỹ thuật nảy hạt còn gọi là đổ hột, nhà nghiên cứu Quan Họ Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng: “…vì thanh điệu tiếng Việt…Kết cấu theo kiểu Phụ âm - Nguyên âm - Phụ âm, nhƣ vậy trong khi nói bình thƣờng thì không có vấn Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng so sánh - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

Bảng so.

sánh Xem tại trang 92 của tài liệu.
Là các thanh không có hình dáng phức tạp nên khi nói cũng nhƣ khi hát đều có cảm giác dễ dàng hơn - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

c.

ác thanh không có hình dáng phức tạp nên khi nói cũng nhƣ khi hát đều có cảm giác dễ dàng hơn Xem tại trang 111 của tài liệu.
Chữ mãi có thanh dấu ngã, là thanh dấu có cấu hình phức tạp, lại đặt ở một nốt cao (A2 - trƣờng độ 2 phách rƣỡi), không có nốt nhỏ, nếu hát đúng bản  nhạc sẽ bị đổi dấu thành mái - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

h.

ữ mãi có thanh dấu ngã, là thanh dấu có cấu hình phức tạp, lại đặt ở một nốt cao (A2 - trƣờng độ 2 phách rƣỡi), không có nốt nhỏ, nếu hát đúng bản nhạc sẽ bị đổi dấu thành mái Xem tại trang 120 của tài liệu.
-Làn môi em hình hạt lúa -Lời ru mùa xuân  - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

n.

môi em hình hạt lúa -Lời ru mùa xuân Xem tại trang 145 của tài liệu.
HÌNH CÁC CƠ QUAN CẤU ÂM - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới
HÌNH CÁC CƠ QUAN CẤU ÂM Xem tại trang 153 của tài liệu.
Hình 1.1 Các cơ quan hô hấp - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

Hình 1.1.

Các cơ quan hô hấp Xem tại trang 153 của tài liệu.
Hình 1.3 Bốn trạng thái đóng -mở của thanh đới - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

Hình 1.3.

Bốn trạng thái đóng -mở của thanh đới Xem tại trang 154 của tài liệu.
Hình 1.4 - Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng việt trong nghệ thuật hát mới

Hình 1.4.

Xem tại trang 154 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan