Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

106 1K 1
Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

LỜI CAM ĐOANLuận văn Thạc sĩ “Phát triển “Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ” tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Yến Mao, Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ” chuyên nghành Tài chính, LTTT tín dụng là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.Tôi xin cam đoan rằng các số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị hay một công trình nghiên cứu khoa học nào.Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau. Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được tôi ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. 2LỜI CÁM ƠNSau ba năm học tập nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình cao học kinh tế chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, luận văn Thạc sĩ “Phát triển “Qũy tín dụng tiết kiệm phụ nữ” tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Yến Mao, Phượng Mao huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ”.Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Sau đại học, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo chuyên ngành Tài chính, LTTT tín dụng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ định hướng cho tôi trong quá trình học tập nghiên cứu khoa học.Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo UBND huyện, phòng Thống kê huyện Thanh Thủy; Đảng Ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên bà con nông dân hai Yến Mao Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Giám đốc cùng các cán bộ dự án Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn đã cung cấp cho tôi các số liệu cần thiết đóng góp các ý kiến trong thời gian tôi nghiên cứu tại địa bàn.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS.TS. Đào Văn Hùng, người đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin trân trọng cám ơn các đồng nghiệp, bạn bè người thân đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu khoa học.Hà nội, ngày 20 tháng 4 năm 2007TÁC GIẢ LUẬN VĂNNGUYỄN ANH DŨNG2 3MỤC LỤC3 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTADB Ngân hàng phát triển Châu áBQL Ban quản lýNHCPNT Ngân hàng cổ phần nông thônNHCSXH Ngân hàng chính sách hộiNHNN Ngân hàng nhà nướcNHNo Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thônNGO Tổ chức phi chính phủPVS Phỏng vấn sâuQTD Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữQTDND Qũy tín dụng nhân dânRDSC Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thônTCVM Tài chính vi môTLN Thảo luận nhómTKĐM Tiết kiệm định mứcTKTN Tiết kiệm tự nguyệnUBND Ủy ban nhân dân4 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU5 6PHẦN MỞ ĐẦULý do chọn đề tàiTrong những năm qua, nhờ công cuộc đổi mới kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình mở cửa, hội nhập với kinh tế thế giới khu vực mà kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 7,5% năm, bình quân lương thực đầu/người đạt 444 kg năm 2000, đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ người nghèo giảm một nửa so với những năm 90 còn 29% (2002).Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, nhưng tình hình nghèo đói ở Việt Nam vẫn còn tồn tại ở trên diện rộng, đặc biệt ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Do vậy xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển. trong quá trình đó, tín dụng được coi là một công cụ chủ chốt phá vỡ vòng luẫn quẩn của sự nghèo đói là một trong yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Hội nghị thượng đỉnh vi tín dụng toàn cầu họp vào tháng 4 năm 2005 tại Chile đã đưa ra hai mục tiêu tiếp theo là “… đảm bảo rằng tới cuối năm 2010, sẽ có 175 triệu gia đình nghèo trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ của những gia đình đó nhận được khoản tín dụng để tự tạo việc làm, các dịch vụ tài chính, kinh doanh khác” “… đảm bảo rằng tới cuối năm 2015, sẽ có 100 triệu gia đình nghèo nhất trên thế giới sẽ chuyển từ mức thu nhập dưới 1 đôla một ngày hiện nay lên trên 1 đôla một ngày (đã điều chỉnh cho tỷ suất ngang giá về khả năng trao đổi)”“Chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói giảm nghèo” đã đưa ra cải cách đổi mới hệ thống tài chính tín dụng nông thôn, hình thành thị 66 7trường tín dụng bền vững, bảo đảm các hộ nghèo có điều kiện gửi vay được thuận lợi. Hoàn thiện quy trình cho vay với cơ chế một cửa giúp người nghèo vay vốn được dễ dàng. Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo có nhu cầu được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp đúng thời vụ. Trước mắt áp dụng chính sách lãi suất cho người nghèo về lâu dài sẽ chuyển dần sang tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với hệ thống tín dụng chính thức. Thực hiện trợ cấp trực tiếp cho các tổ chức ngân hàng tín dụng hoạt động ở các vùng khó khăn để bù đắp các chi phí phát sinh.Theo số liệu thống kê trong năm 2005, có 3 tổ chức tài chính vi mô lớn hiện đang cung cấp dịch vụ khu vực nông thôn là NHNo với số khách hàng lên đến 4 triệu, NHCSXH cung cấp vốn bao cấp cho hơn 3 triệu hộ, quỹ tín dụng nhân dân gần 1 triệu hộ, các tổ chức tài chính vi mô phục vụ trên 35 vạn hộ nghèo. Như vậy còn khoảng 4 triệu hộ, trong đó có các hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa có cơ may được tiếp cận với dịch vụ tài chính.Nhằm hỗ trợ người nghèo tiếp cận đến hệ thống tín dụng nông thôn, một số tổ chức phi chính phủ (NGO) đã hỗ trợ thành lập quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại các vùng nông thôn miền núi. Hiện tại qũy tín dụng tiết kiệm phụ nữ (QTD) đã có một số kết quả đáng kể trong hỗ trợ vay vốn sử dụng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam. Với mục tiêu quản lý hoạt động các tổ chức cung cấp tài chính vi mô tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 về tổ chức hoạt động của tổ chức tài chính vi mô nhỏ tại Việt Nam, nghị định có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô hiện nay. Theo điều khoản của nghị định thì những tổ chức cung cấp tài chính vi mô có nguồn vốn chủ sở hữu dưới 500 triệu sẽ 77 8không hoạt động, còn nếu có nguồn vốn chủ sở hữu dưới 5 tỷ sẽ không được thực hiện tiết kiệm tự nguyện. Như vậy những tổ chức tài chính vi mô đang hoạt động tại những vùng, địa bàn khó khăn, chưa thể đáp ứng được những yêu cầu của sự thay đổi trong cấu trúc quản lý năng lực của tổ chức thì sẽ tồn tại như thế nào.Tại Yến Mao Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) đã hỗ trợ thành lập QTD từ năm 1996, đến nay sau hơn 10 năm hoạt động, QTD đã góp phần hỗ trợ người nghèo tiếp cận với nguồn vốn đầu tư sản xuất có hiệu quả, nâng cao đời sống của gia đình. Tuy nhiên hiện tại nguồn vốn của các quỹ tín dụng này bao gồm cả nguồn vốn chủ sở hữu tiết kiệm tự nguyện chỉ dưới 300 triệu, như vậy các Qũy tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn khi Nghị định 28 của Chính Phủ được thực thi.Nhằm ghi nhận những đóng góp của Quỹ tín dụng phụ nữ trong sự phát triển của phụ nữ giảm nghèo, giúp các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phát triển có những kinh nghiệm cần thiết trong xây dựng hỗ trợ hoạt động quỹ tín dụng phụ nữ, đồng thời có những kiến nghị cần thiết đến Chính phủ trong hỗ trợ hoạt động của các QTD, tôi thực hiện cuộc nghiên cứu với đề tài “Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp Yến Mao Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ”.Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu chung: Ghi nhận những đóng góp của Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ trong phát triển phụ nữ giảm nghèo; giúp các tổ chức có những kinh nghiệm cần thiết trong xây dựng hỗ trợ hoạt động của QTD, đồng thời có những kiến nghị cần thiết đến Chính phủ trong hỗ trợ hoạt động của các QTD.88 9Mục tiêu cụ thể:• Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về tài chính vi mô.• Đánh giá thực trạng hoạt động của Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ Yến Mao Phượng Mao.• Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động Quỹ tín dụng đề xuất một số giải pháp kiến nghị nhằm phát triển quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ.Phương pháp nghiên cứuSố liệu thứ cấp: là các số liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo… Số liệu sơ cấp: là số liệu thu được từ phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình tại các đặc biệt khó khăn của Yến Mao Phượng Mao, huyện Thanh Thủy. Trong nghiên cứu này tôi sử dụng hai phương pháp để thu thập số liệu sơ cấp là phương pháp nghiên cứu định tính phương pháp nghiên cứu định lượng.Phương pháp nghiên cứu định tính: Là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả phân tích đặc điểm văn hóa hành vi của con người của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính là cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường hội nơi nghiên cứ được tiến hành. Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt, cho phép phát hiện những chủ đề mới mà nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó, kỹ thuật thu thập thông tin có thể được điều chỉnh. Một số phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận nhóm tập trung.Phỏng vấn sâu: Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu về một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Phỏng vấn sâu sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu có thể biết được câu hỏi nào là phù hợp.99 10Nghiên cứu trường hợp: nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống sâu về các trường hợp đang quan tâm. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên cần có hiểu biết sâu sắc về một người, vấn đề tình huống cụ thể, cũng như khi các trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiện tượng đang quan tâm.Thảo luận nhóm tập trung: là phương pháp thu thập thông tin về một chủ đề từ cuộc thảo luận từ các thành viên từ 6 đến 8 người có chung một đặc điểm nhất định hoặc kinh nghiệm phù hợp với chủ đề được thảo luận. Cuộc thảo luận được dẫn đắt bởi một người điều hành sao cho các thành viên cùng tham gia vào cuộc thảo luận một cách sôi nổi tự nhiên.Quan sát trực tiếp cho ta ấn tượng ban đầu về những đặc điểm có thể quan sát được của một cộng như cảnh quan, phương thức canh tác, hội họp tổng kết… Phương pháp nghiên cứu định lượng phân tích những tác động tài chính vi mô dựa vào những bản phỏng vấn được xây dựng kiểm tra trước. Nó mang tính chính xác hơn là khi không có kết cấu, vì những câu trả lời phải so sánh được dễ dàng đếm được. Vì bản phỏng vấn có cấu trúc tương đối bất biến, có rất ít mối tương tác giữa người điều tra người trả lời. Kết quả là bản điều tra hoàn toàn phụ thuộc vào câu trả lời. Lý do khiến phương pháp định lượng trở nên hấp dẫn với các nhà hoạch định chính sách vì bắt nguồn từ ý kiến cho rằng các con số có sức thuyết phục hơn. Những con số mang lại sự tin tưởng vì chúng được coi là biểu đạt những giá trị chính xác.1010 [...]... gắn liền với các hợp đồng trả góp, tín dụng tiêu dùng Các công ty này thường không được huy động tiền gửi tiết kiệm, tuy nhiên tùy theo thể chế của mỗi công ty mà một số công ty có thể huy động tiết kiệm có thời hạn 1.2.2 Tổ chức tài chính bán chính thức Các hiệp hội tín dụng, hợp tác cho vay tiết kiệm, các hợp tác tài chính khác: Có nhiều loại hình tổ chức tài chính hợp tác, các loại... Những tổ chức này phải có khả năng huy động vốn quay vòng tiền tiết kiệm tín dụng và cung ứng các dịch vụ khác Cùng với sự phát triển của các tổ chức tài chính địa phương, giảm thiểu các nguồn vốn do các nhà tài trợ chính phủ - Tín dụng vi mô không phải là câu trả lời cho mọi trường hợp Tín dụng vi mô không phải là thích hợp cho mọi người hay mọi trường hợp Những người nghèo đói không có thu nhập... trên, lãi suất thường được tính cao phí dịch vụ cũng được tính gộp Các khoản tiền tiết kiệm thường được yêu cầu như là một phần của món vay Có rất ít các khoản tiết kiệm tự nguyện được cung cấp Khách hàng: hầu hết là ở thành thị bao gồm cả phụ nữ lẫn nam giới, những người có thu nhập nhỏ trung bình 1.3.4 Ngân hàng làng Ngân hàng làng là các tổ chức tín dụng tiết kiệm do cộng đồng quản lý... chức nguyên tắc hoạt động của ngân hàng làng Họ sẽ bầu ra một ban quản lý ủy ban tín dụng hoặc hai đến ba nhà quản lý Những ngân hàng làng tự quản huy động tiết kiệm cho vay ngắn hạn đối với dân làng trên cơ sở cá nhân, chương trình tài trợ không cung cấp tín dụng cho ngân hàng làng xã, ngân hàng phải dựa vào khả năng huy động tiết kiệm của nó Sau một hoặc hai năm, ngân hàng làng xây... hoặc vay tiền của hợp tác Nhóm quản lý hợp tác được thành lập dựa trên tín nhiệm của thành viên, do tự nguyện hoặc do bầu lên Các đặc trưng của hợp tác tài chính: - Khách hàng thông thường là các những người có thu nhập thấp hoặc dưới trung bình - 17 Các dịch vụ tài chính của hợp tác mang tính chất đặc biệt 18 18 - Tự tạo vốn chi phí luôn giữ ở mức thấp không phụ thuộc vào sự tài trợ... Các hợp tác tài chính riêng lẻ thường lựa chọn tham gia vào một hiệp hội tổ chức cấp 1 nhằm mục đích đại diện cho các hiệp hội tín dụng ở cấp quốc gia, cung cấp hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật cho các hiệp hội tín dụng thành viên, hoạt động như một bộ phần nhận tiền gửi trung tâm cho vay giữa các thành viên, chuyển các nguồn từ nhà tài trợ bên ngoài vào hệ thống hợp tác quốc gia Dịch vụ tiết kiệm. .. vay các hoạt động đầu tư của họ; - Các hình thức ký quỹ thay thế tài sản thế chấp như bảo lãnh nhóm tiết kiệm bắt buộc; - Vay nhiều lần số tiền lớn dần dựa trên thực trạng hoàn trả vốn vay; - Giải ngân gọn giám sát; - Các sản phẩm tiết kiệm an toàn tạo sự tin tưởng cho người gửi tiền Như vậy các tổ chức TCVM có thể là các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ nhóm cho vay tiết tiết kiệm, ... làng Ban quản lý của ngân hàng làng được đào tạo thường xuyên Khách hàng: khách hàng chủ yếu của ngân hàng thường ở vùng nông thôn bao gồm cả nam nữ giới với mức thu nhập thấp trung bình có khả năng tiết kiệm 1.4 Tác động của tài chính vi mô 1.4.1 Phát triển kinh tế hội Hoạt động tài chính vi mô góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và. .. hơn Quá trình tham gia vào chương trình TCVM là quá trình các thành viên cán bộ quản lý liên tục được đào tạo thực hành, từ đó đã không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương như người nghèo, phụ nữ người dân tộc Hầu hết phụ nữ được trang bị các kiến thức phương pháp mới về quản lý hoạt động TCVM quản lý phát triển được áp dụng những chuẩn mực... một tầm nhìn chiến lược mang tính dài hạn 1.2.3 Khu vực tài chính phi chính thức Thị trường tài chính phi chính thức chiếm hầu hết cấp cuối cùng trong hệ thống tài chính có thể phân theo nhiều cách: - Dựa trên cá nhân (các nhà cho vay, các nhà nhận tiền gửi) dựa trên các nhóm (các hiệp hội tiết kiệm tín dụng) - Các nhóm chuyên môn hóa (ví dụ các hiệp hội tiết kiệm cho vay) với các nhóm không . nghiên cứu với đề tài Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ .Mục. Thạc sĩ Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao, xã Phượng Mao, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ chuyên

Ngày đăng: 07/11/2012, 10:16

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Nguồn vốn của NHCSXH, NHNo và QTD đã giải ngân tại hai xã nghiên cứu năm 2006 - Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.1.

Nguồn vốn của NHCSXH, NHNo và QTD đã giải ngân tại hai xã nghiên cứu năm 2006 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.2: Biến động thành viên của hai QTD qua các năm - Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.2.

Biến động thành viên của hai QTD qua các năm Xem tại trang 62 của tài liệu.
Nhìn vào bảng cân đối tài sản của quỹ tín dụng xã Yến Mao thì trong thời gian 2 năm trở lại đây thì nguồn vốn của tổ chức gần như không có sự  thay đổi, số vốn tài trợ cố định vì theo cam kết RDSC đã không tài trợ về vốn  thêm nữa, QTD lại không tìm thêm  - Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

h.

ìn vào bảng cân đối tài sản của quỹ tín dụng xã Yến Mao thì trong thời gian 2 năm trở lại đây thì nguồn vốn của tổ chức gần như không có sự thay đổi, số vốn tài trợ cố định vì theo cam kết RDSC đã không tài trợ về vốn thêm nữa, QTD lại không tìm thêm Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.5: Nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn của QTD xã Yến Mao năm 2006 - Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.5.

Nhu cầu và khả năng đáp ứng vốn của QTD xã Yến Mao năm 2006 Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2.6: Bảng phân bổ từ nguồn thu từ lãi cho vay vốn của QTD - Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.6.

Bảng phân bổ từ nguồn thu từ lãi cho vay vốn của QTD Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 2.7: Đánh giá tác động của các tổ chức cung cấp tín dụng - Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.7.

Đánh giá tác động của các tổ chức cung cấp tín dụng Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ thuận lợi khi tiếp cận với tổ chức cung cấp tín dụng - Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam –Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.10.

Đánh giá mức độ thuận lợi khi tiếp cận với tổ chức cung cấp tín dụng Xem tại trang 76 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan