7.2.2. Bài kiểm tra viết.

2 344 0
7.2.2. Bài kiểm tra viết.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

7.2.2. Bài kiểm tra viết. 7.2.2.1. Tác dụng của bài kiểm tra viết. Ưu điểm của bài kiểm tra viết: + Nhờ bài kiểm tra viết, chỉ trong một tiết học có thể kiểm tra kiến thức của tất cả các học sinh trong lớp. + Kết quả của các bài làm là những thước đo khách quan kiến thức của học sinh về những vấn đề thuộc phạm vi câu hỏi.Do đó hình thức này giúp giáo viên thấy rõ những vấn đề học sinh đã nắm vững hoặc chưa nắm vững. + Qua bài kiểm tra còn có thể đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, trình độ viết và diễn đạt của học sinh. + Nếu để kiểm tra được chuẩn bị một cách chu đáo thì có thể hình dung được tình hình tiếp thu chung của toàn lớp với nội dung cơ bản của những phần vừa học.Những kết quả đó cũng phản ánh chất lượng công tác của người giáo viên. 7.2.2.2. Bài kiểm tra viết của một tiết học. Bài kiểm tra viết thường dược tiến hành sau khi học xong một chương hoặc sau khi học xong một mục nào đó.Các bài kiểm tra này chủ yếu làm sáng tỏ sự hiểu biết của học sinh về một phần nào đó. Việc chuẩn bị cho một bài kiểm tra viết phức tạp hơn nhiều so với bài kiểm tra miệng, vì trong một tiết học mà phải kiểm tra kiến thức của 10 đến 20 bài.Trước hết là chọn được vấn đề cơ bản nhất trong quá trình học, trên cơ sỡ đó soạn ra những xâu hỏi và bài làm tương ứng. Nên soạn ra ít nhất 2 đề, trong mỗi đề đều có các câu hỏi tương đương nhau về số lượng, về nội dung và về mức độ khó khăn.Cần chú ý đưa ra các câu hỏi như thế nào để những đề kiểm tra ấy bao gồm hầu hết các vấn đề cơ bản của phần đã học. * Trong mỗi đề kiểm tra nên có nhiều loại câu hỏi khác nhau: + Cho phép kiển tra học sinh về những sự kiện cụ thể. + Cho phép kiểm tra kĩ năng trình bày ngắn gọn và rõ một câu trả lời đầy đủ về một vấn đề tương đối phức tạp, chẳng hạn :” hãy nêu đặc tính của Clo khi cho nó tác dụng với hiđrô ,minh hoạ câu trả lời bằng các phương trình phản ứng hoá học” ;hoặc tại sao có thể nói nhôm là một kim loại. + Cho thấy kĩ năng trình bày các phản ứng hoá học.Bằng những phương trình phản ứng. + Cho phép kiểm tra trình độ vận dụng kiến thức đã học. * Yêu cầu: + Số lượng trong một đề nên vừa phải tuỳ theo mức độ phức tạp của chúng và khả năng của học sinh. + Câu hỏi và bài toán hết sức ngắn gọn rõ ràng, xác định. + Cần có những bài tập có hình vẽ.Đối với những lớp mới học hoá học thì cần kiểm tra về trình độ nắm vững ngôn ngữ hoá học. + Cần giáo dục cho học sinh biết hoàn thành các bài kiểm tra một cách trung thực ngay từ lúc mới học hoá. + Bài làm của các em chấm sớm và trả lại cho các em trong thời gian ngắn nhất có thể.Những sai lầm chung cần được đưa ra phân tích trong bài học. 7.2.2.3 Bài kiểm tra trong 10 – 15 phút. Các bài kiểm tra này có chức năng kiểm tra xem học bài và làm bài tập ở nhà như thế nào để chuẩn bị cho bài học mới.Dựa vào các bài kiểm tra này cũng giúp cho giáo viên biết được trình độ hiểu biết của học sinh về ngôn ngữ hóa học. Yêu cầu: - không nên báo trước cho học sinh. - Chấm bài ngay vào cuối tiết học. - Câu hỏi trong bài kiểm tra có thể lấy trong phần bài tập về nhà trong giờ học trước.

Ngày đăng: 10/11/2013, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan