Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ

4 925 7
Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều trị ngộ độc phospho hữu I.Điều trị đặc hiệu: 1.Atropin: Là thuốc đối kháng tác dụng Muscarin và tác dụng lên hệ TKTW của O.P.Nó làm giảm các tình trạng tăng tiết nước bọt,phế quản mồ hôi,làm mất đau bụng,buồn nôn,nhịp chậm,cảm giác chẹn ngực,giãn đồng tử.Atropine không tác dụng trên liệt và SHH ở BN ngộ độc nặng.Mục đích sử dụng Atropine là tạo ra tình trạng thấm Atropine nhằm xóa hết các Tr/c của HC Muscarin,song chủ yếu là làm giảm tiết và co thắt phế quản.Giãn đồng tử,mạch nhanh,da hồng ấm được sử dụng như những yếu tố tham khảo tình trạng ngấm thuốc hơn là điều trị.Mạch nhanh,giãn đồng tử cũng thể là Tr/c của HC Nicotin.Về thời gian,tình trạng thấm Atropine phải được duy trì khi tất cả O.P đã được hấp thu và chuyển hóa hết(XN không thấy O.P trong máu và nước tiểu)thường từ vài ngày tới vài tuần.Đường dùng Atropine thường là IV chậm,liều cao thể truyền TM liên tục,liều thấp thể tiêm dưới da.Liều lượng Atropine rất thay đổi từ vài chục cho tới vài trăm trong cả đợt điều trị,phụ thuộc liều O.P và đáp ứng của BN.Điều trị PAM liều cao thích hợp sẽ làm giảm lượng Atropine cần thiết dẫn đến tình trạng ngộ độc Atropine. Đa số các tác giả đều thống nhất liều Atropine bắt đầu bằng 2-5mg tiêm TM,nhắc lại sau 5-10 phút đến khi đạt được tình trạng thấm Atropine.Giảm liều theo nguyên tắc dùng liều thấp nhất để đạt được độ thấm.Ngừng Atropine khi liều duy trì giảm xuống tới 2mg/24h. Quá liều Atropine sẽ gây sốt,da nóng,thở rít(sảng nhẹ),đồng tử giãn,mất PXAS,khô chất tiết,chướng bụng và cầu bàng quang căng. Ngộ độc Atropine rất nguy hiểm: +Rối loạn ý thức,giả liệt cơ,dễ nhầm với Tr/c của ND PHHC nặng lên. +Làm khô quánh đờm gây tắc=>xẹp phổi gây SHH. +Tăng nhịp tim,tăng nhu cầu 02 tim,gây loạn nhịp,trụy mạch. +Liệt ruột gây trướng bụng,làm năng thêm bệnh cảnh SHH. +Cầu bàng quang căng=>đăt sonde=>Nk. Tuy nhiên cũng nên tránh tình trạng cắt Atropine quá sớm dẫn đến thiếu Atropine vào ngày thứ 3-5 gây tử vong. 2.Pralidoxime: Là thuốc giải độc đặc hiệu theo chế trung hòa độc chất.Ngày nay đã tổng hợp được một số hợp chất như:Oximes,acide hydroxamine.Trong số đó.2-PAM(2- pirydine aldoxime methyl iodua hoặc clorua-dẫn xuất của Pralidoxime) được nhiều tác giả ưa dùng. 2-PAM sẽ gắn bền vững với O.P,gắn lỏng lẻo với ChE tạo thành phức bộ 3,sau đó enzym tách ra để lại phần phosphoryl-oxime sẽ tiếp tục thủy phân để cho sản phẩm chuyển hóa của O.P và phosphoric acide.Như vậy,PAM đã khử phosphoryl và tái hoạt hóa ChE.PAM còn tác dụng phòng độc bằng cách khử các phân tử O.P còn lại trong máu. PAM hiệu quả hơn trong 24-48h đầu,song nó vẫn hiệu quả 4-6 ngày sau nhiễm độc,nhất là ở những BN ngộ độc nặng.Lý do dùng kéo dài vì: -Một số thuốc trừ sâu(parathion gây sự già hóa chậm (slow aging) của ChE. -Khi uống một liều lớn thì O.P đọng lại trong ruột và được hấp thụ dần trong những ngày sau. -Một số thuốc tan trong mỡ nhiều=>giải phóng dần vào máu. Trên lý thuyết PAM là một thuốc trung hòa độc chất,giải phóng và tái hoạt ChE,có nghĩa là chặt đứt dây truyền bệnh sinh ngay từ đầu.Thực tế việc dùng PAM đủ để trung hòa toàn bộ chất độc rất khó khăn,do quá trình nhiễm độc,hấp thu,chuyển hóa,thải trừ ở mỗi BN khác nhau.Vì vậy PAM cần phải chuẩn liều cho từng BN tùy bệnh cảnh lâm sàng và thay đổi cholinesterase. Cách dùng PAM: *Nguyên tắc: +Dùng càng sớm càng tốt,liều cao ngay từ đầu. +Truyền TM liên tục. +Liều dùng,thời gian sẽ chỉnh theo đáp ứng của từng BN căn cứ vào LS,thay đổi Cholinesterase. +Giảm liều khi đã kiểm soát được HC cường Cholinergic. *PHÁC ĐỒ SỬ DỤNG PAM: -Ngay khi chẩn đoán và phân loại lâm sàng: +Nặng và nguy kịch:Tiêm 1g trong 10 mins rồi truyền TM 0.5-1g/h cho đến khi thấm Atropine hay kết quả Cholinesterase. +Trung bình:Tiêm 1g TM trong 10 mins rồi truyền TM 0.5g/h đến khi thấm Atropine hoặc kết quả ChE. +Nhẹ:Tiêm 0.5g TM trong 5 mins rồi truyền TM hoặc tiêm TM 0.5g/2h *Điều chỉnh PAM theo kết quả ChE hay liều lượng Atropine(Sau khi đạt kết quả thấm Atropine,lấy kết quả Cholinesterase làm căn cứ chính). -Nếu Atropine >5mg/h và/hoặc ChE <10% giá trị bình thường:Tiếp tục truyền 0.5g/h. -Nếu Atropine 2-5mg/h và/hoặc ChE 10-20% giá trị bình thường:Tiếp tục truyền 0.5g/2h. -Nếu Atropine 0.5-2mg/h và/hoặc ChE 20-50% giá trị bình thường:Tiếp tục truyền 0.5g/4h. *Ngừng PAM khi Atropine<4mg/24h hoặc ChE>50% giá trị bình thường. *Chẩn đoán quá liều PAM và ngừng PAM khi: +Đang truyền PAM với tốc độ >0.5g/h +Thấm Atropine tốt với liều thấp +Xuất hiện liệt mới hoặc nặng thêm +Tăng HA hoặc trụy mạch +ChE khuynh hướng tăng lại giảm II.Các biện pháp điều trị khác: -Rửa dạ dày,than hoạt . -Đảm bảo hô hấp,tuần hoàn,cân bằng nước và điện giải,nuôi dưỡng. . Điều trị ngộ độc phospho hữu cơ I .Điều trị đặc hiệu: 1.Atropin: Là thuốc đối kháng tác dụng Muscarin. cả đợt điều trị, phụ thuộc liều O.P và đáp ứng của BN .Điều trị PAM liều cao thích hợp sẽ làm giảm lượng Atropine cần thiết dẫn đến tình trạng ngộ độc Atropine.

Ngày đăng: 08/11/2013, 21:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan