Các thuật ngữ chung trong WTO

9 574 0
Các thuật ngữ chung trong WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các thuật ngữ chung trong WTO Hội nghị Bộ trưởng: Cơ quan quyết định tối cao của WTO, bao gồm các Bộ trưởng của tất cả các thành viên, nhóm họp ít nhất 2 năm 1 lần. Đại hội đồng: Cơ quan quyết định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng; bao gồm các đại diện của các thành viên WTO, thường là các nhà ngoại giao thường trú tại Giơnevơ. Vòng đàm phán Uruguay: Vòng đàm phán thương mại đa phương bắt đầu từ tháng 9 - 1986 tại thành phố Punta del Esta ở Uruguay, và kết thúc tại Giơnevơ vào tháng 12 - 1993. Các Bộ trưởng đã ký Biên bản cuối cùng ghi nhận các kết quả đạt được tại vòng đàm phán này tại hội nghị Bộ trưởng ở Marrakesh (Marốc) tháng 4 năm 1994. GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, là tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Phiên bản mới của hiệp định này từ nay là một phần trong các Hiệp định của WTO. GATT 1947: Phiên bản cũ của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (trước phiên bản GATT 1994). GATT 1994: Phiên bản mới của GATT và là một phần của Hiệp định về WTO, điều chỉnh các vấn đề về thương mại hàng hoá. MFN - Quy chế tối huệ quốc (được ghi trong điều 1 của GATT 1994, điều 2 của GATS và điều 4 của Hiệp định TRIPS): là nguyên tắc bắt buộc một nước không được có sự phân biệt đối xử giữa các nước đối tác trong thương mại. TPRB, TPRM - Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại - khi Đại hội đồng nhóm họp theo những trình tự bất thường nhằm kiểm điểm chính sách và hoạt động thương mại của các thành viên WTO trong khuôn khổ một Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại. Chương trình tiếp nối: Các công việc phải tiến hành sau năm 1995 được xác định trong các Hiệp định của WTO. Chế độ đối xử quốc gia: Nguyên tắc bắt buộc một quốc gia phải dành cho đối tác nước ngoài cùng một chế độ đãi ngộ như đối với các thể nhân và pháp nhân trong nước. Điều III của GATT 1994 qui định các hàng hoá nhập khẩu sau khi hoàn thành thủ tục hải quan phải được đối xử giống như đối với hàng hoá cùng loại trong nước. Điều XVII của GATS và điều 3 của Hiệp định TRIPS cũng đề cập đến những qui định về nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ. Minh bạch: Sự đánh giá về tính công khai và dễ dự đoán của các chính sách và tập quán thương mại cũng như quá trình triển khai chúng. ITA - Hiệp định về công nghệ thông tin- còn gọi là Tuyên bố của các Bộ trưởng về thương mại sản phẩm công nghệ thông tin; theo hiệp định này đến năm 2000 các nước tham gia sẽ phải dỡ bỏ thuế quan đối với loại sản phẩm này. ITA II: các cuộc đàm phán nhằm mở rộng danh mục các sản phẩm trong Hiệp định ITA. Thương mai điện tử: các hình thức sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm thông qua các mạng lưới viễn thông. Cố định mức thuế trần: cam kết không được tăng thuế quan lên cao hơn mức đã thoả thuận. Trong trường hợp một mức thuế quan trần được ấn định, sẽ không được phép nâng thuế quan lên cao hơn mức này nếu không có hình thức bù lỗ cho bên bị thiệt hại. Mức thuế đỉnh: mức thuế quan tương đối cao, thường được áp dụng đối với các sản phẩm "nhạy cảm" trong khi mặt bằng thuế quan chung lại thấp. Đối với các nước công nghiệp phát triển, mức thuế trần15% thường được coi là "mức thuế đỉnh". Thuế quan: loại thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu. Được tính theo giá trị hàng hoá (theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá) hoặc theo một cơ sở cố định (ví dụ 7 đô la trên 100 kg). Thuế quan sẽ tạo lợi thế về giá cho các sản phẩm nội địa cùng loại và là một nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mức thuế hại: mức thuế quan thấp đến mức chi phí cho việc thu thuế còn cao hơn số tiền thu được. Free-rider - hay quốc gia được hưởng lợi mà không cần phải có đi có lại - Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nước không đưa ra các cam kết nhượng bộ trong thương mại nhưng lại được giảm thuế quan và có được sự nhượng bộ của các nước thông qua đàm phán trên cơ sở nguyên tắc tối huệ quốc. Danh mục các nhượng bộ: danh mục các mức thuế trần được cố định. WCO - Tổ chức Hải quan Thế giới - là một tổ chức đa phương có trụ sở ở Brussels; các nước thành viên thông qua vai trò trung gian của tổ chức này tìm cách đơn giản hoá và hợp lý hoá các thủ tục hải quan. Thuế quan lũy tiến: Đánh thuế các bán thành phẩm nhập khẩu cao hơn so với nguyên liệu nhập khẩu, nhưng thấp hơn so với với thành phẩm nhập khẩu. Đây là biện pháp để bảo vệ công nghiệp chế biến trong nước và hạn chế mọi hoạt động chế biến tại các nước có nguyên vật liệu. HS - Hệ thống điều hòa - Danh mục ký hiệu quốc tế do Tổ chức Hải quan Thế giới thiết lập, gồm 6 con số cho phép các quốc gia thành viên dựa trên một cơ sở chung để phân loại hàng hoá tham gia trao đổi. Từ chữ số thứ 7, các nước có thể sử dụng các ký hiệu riêng trong phạm vi quốc gia để xác định thuế quan và các ứng dụng khác. * Biện pháp phi thuế quan VRA, VER, OMA (Thỏa thuận tự hạn chế, tự hạn chế xuất khẩu, thỏa thuận về trao đổi mậu dịch có điều tiết): thỏa thuận song phương theo đó nước xuất khẩu hàng hóa (chính phủ hoặc một ngành sản xuất) tự giảm hoặc hạn chế xuất khẩu trong khi các nước nhập khẩu không sử dụng hạn ngạch, thuế quan hay các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác. Lách luật: biện pháp mà các nhà xuất khẩu sử dụng để không phải trả thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng. Thuế chống bán phá giá: Điều VI Hiệp định GATT 1994 cho phép áp dụng đối với hàng hoá bán phá giá một loại thuế chống phá giá ngang bằng với khoản chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trị thực của hàng hoá bán phá giá nếu như việc bán phá giá gây thiệt hại cho các nhà sản xuất mặt hàng đó tại nước nhập khẩu. Bán phá giá: hiện tượng bán phá giá xảy ra khi hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá trị của nó, điều này có nghĩa giá xuất khẩu thấp hơn so với giá bán trên thị trường nội địa hoặc thị trường các nước thứ 3, hoặc giá thành sản xuất. Cam kết về giá: cam kết tăng giá xuất khẩu hàng hóa của nhà xuất khẩu để tránh không bị đánh thuế bán phá giá. Tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi mậu dịch: dỡ bỏ các rào cản hạn chế lưu thông hàng hóa qua biên giới (ví dụ: đơn giản hóa các thủ tục hải quan). PSI - Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng - Việc sử dụng dịch vụ của các công ty tư nhân chuyên nghiệp để kiểm tra chi tiết các chuyến hàng được xuất ra nước ngoài, ví dụ như kiểm tra giá, số lượng, chất lượng . Các biện pháp đối kháng: Biện pháp được các nước nhập khẩu áp dụng, thường dưới hình thức nâng thuế để đối lại các khoản trợ cấp mà nước xuất khẩu đã cấp cho các nhà sản xuất hay xuất khẩu. Các biện pháp tự vệ: Biện pháp được thực hiện để bảo hộ ngành sản xuất trong nước trước những áp lực của hàng hóa nhập khẩu - được qui định ở điều XIX của GATT 1994. Các biện pháp phi thuế quan: Hạn ngạch, chế độ giấy phép nhập khẩu, qui định kiểm dịch, các lệnh cấm . Qui tắc về xuất xứ: Các đạo luật, qui định và thủ tục hành chính cho phép xác định xuất xứ của một sản phẩm. Một quyết định về xuất xứ của cơ quan hải quan có thể là cơ sở để xác định một chuyến hàng có nằm trong hạn ngạch được phép hay không, được hưởng ưu đãi thuế quan hay sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá. Các qui tắc về xuất xứ có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia. QRs - Biện pháp hạn chế số lượng - là các mức trần đặc biệt được đặt ra để hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu (hoặc xuất khẩu) trong một giai đoạn cụ thể. Trợ cấp: Có 2 loại trợ cấp phổ biến nhất: trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước. Trợ cấp xuất khẩu là việc chính phủ dành cho doanh nghiệp một lợi thế để xuất khẩu hàng hóa, còn trợ cấp trong nước là một lợi thế không trực tiếp liên quan đến xuất khẩu. Thuế hóa: Trình tự thủ tục liên quan đến các qui định về mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, cụ thể là quá trình biến các biện pháp phi thuế quan thành các loại thuế. Dệt may MFA - Hiệp định đa sợi (1974-1994) - Trong khuôn khổ hiệp định này, các nước có thị trường dệt may bị rối loạn do việc gia tăng hàng nhập khẩu từ một nước khác, có thể tiến hành đàm phán để hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. ATC - Hiệp định dệt may của WTO - nhằm đưa thương mại hàng dệt may vào khuôn khổ các qui định của GATT trong thời gian 10 năm. ITCB - Văn phòng quốc tế về dệt may - Tổ chức có trụ sở ở Giơnevơ gồm 20 thành viên là các nước đang phát triển xuất khẩu hàng dệt may. CTG - Hội đồng Thương mại hàng hoá - có nhiệm vụ giám sát việc áp dụng các Hiệp định của WTO về thương mại hàng hoá, kể cả ATC. Lách luật: Hành động né tránh các qui định về hạn ngạch và các hạn chế khác bằng cách thay đổi nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Cơ chế tự vệ tạm thời: cho phép các nước thành viên áp dụng những biện pháp hạn chế đối với một số nước xuất khẩu nếu nước nhập khẩu có thể chứng minh được rằng tổng lượng hàng hoá nhập hoặc hàng nhập khẩu đến từ các nước trên tăng cao đến mức có thể đe doạ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất tương ứng trong nước. TMB - Cơ quan giám sát hàng dệt may - gồm một Chủ tịch và 10 thành viên, thực hiện nhiệm vụ trên danh nghĩa cá nhân, giám sát việc thực thi các cam kết được qui định trong ATC. Chương trình hội nhập: chương trình cắt giảm các hạn chế theo 4 giai đoạn bắt đầu từ 1 tháng 1 năm 1995 đến 1 tháng 1 năm 2005 theo qui định của Hiệp định đa sợi. Sử dụng lại hạn ngạch: khi nước xuất khẩu sử dụng hạn ngạch xuất khẩu của năm trước mà họ đã không sử dụng hết. Chuyển đổi: khi nước xuất khẩu chuyển một phần hạn ngạch của mặt hàng này sang mặt hàng khác bị hạn chế nhập khẩu. Sử dụng trước thời hạn: nước xuất khẩu sử dụng một phần hạn ngạch của năm sau. Nông nghiệp/SPS Lịch trình 2000: các kế hoạch cải cách tài chính của EC giai đoạn 2000-2006 nhằm củng cố liên minh để tiếp nhận thêm các nước thành viên mới. Trong số các kế hoạch này, có cuộc cải cách về Chính sách nông nghiệp chung (CAP). Phân loại biện pháp hỗ trợ: hỗ trợ trong nước. Hộp xanh lá cây: các biện pháp hỗ trợ không ảnh hưởng đến giao dịch hàng hoá và vì vậy không bị hạn chế. Hộp xanh da trời: biện pháp hỗ trợ liên quan đến sản xuất được phép áp dụng với điều kiện phải hạn chế sản xuất, và như vậy chỉ có ảnh hưởng tối thiểu đến trao đổi mậu dịch. Hộp hổ phách: biện pháp hỗ trợ được coi là có ảnh hưởng làm sai lệch giá cả và lượng hàng hoá trao đổi và vì vậy phải được cam kết cắt giảm. Điểu khoản hoà hoãn: Điều 13 của Hiệp định về Nông nghiệp qui định: các trợ cấp dành cho các sản phẩm nông nghiệp được nêu trong một cam kết của hiệp định này không thể bị xem xét lại vì qui định của các hiệp định khác trong khuôn khổ WTO, đặc biệt là Hiệp định về trợ cấp của GATT. Điều khoản này hết hiệu lực vào cuối năm 2003. Codex Alimentarius - Uỷ ban hỗn hợp của FAO và WHO - có nhiệm vụ xây dựng các qui chuẩn quốc tế về sự an toàn của các loại thực phẩm. Sai lệch: tình huống trong đó giá cả và sản lượng hàng hoá cao hơn hoặc thấp hơn so với mức thông thường của một thị trường có cạnh tranh. Nhóm Cairns: Nhóm các nước xuất khẩu nông sản đấu tranh ủng hộ tự do hóa trao đổi thương mại trong lĩnh vực này. Được thành lập vào năm 1986 tại Cairns (Australia) trước khi bắt đầu vòng đàm phán Uruguay. Bao gồm các nước sau: Nam Phi, Argentina, Australia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Fidji, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Paraguay, Philippines, Thái Lan và Uruguay. Đa chức năng: khái niệm theo đó nông nghiệp không phải chỉ có chức năng sản xuất lương thực và sợi, mà còn có chức năng bảo vệ cảnh quan môi trường, tạo việc làm ở nông thôn . Văn phòng kiểm dịch động vật quốc tế: văn phòng có nhiệm vụ xây dựng các quy chuẩn quốc tế về sức khỏe động vật. CAP - Chính sách Nông nghiệp chung của Liên minh châu Âu- là một hệ thống chi tiết với các mục tiêu sản xuất và cơ chế thương mại hoá nhằm tạo khuôn khổ cho hoạt động trao đổi thương mại nông sản giữa các nước trong nội bộ EU và giữa EU với thế giới bên ngoài. Thuế khả biến: thuế suất thay đổi tuỳ theo giá cả trên thị trường nội địa. Trợ cấp bù giá: trợ cấp của nhà nước dành cho người sản xuất một số mặt hàng, tương đương với mức chênh lệch giữa giá mục tiêu và giá trên thị trường nội địa hoặc lãi suất cho vay (chỉ số nào thấp hơn sẽ lấy chỉ số đó). Chương trình phát triển xuất khẩu: chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ để giúp các sản phẩm Mỹ có thể cạnh tranh với các nông sản xuất khẩu được trợ cấp của EU trên một số thị trường xuất khẩu. Chương trình cải cách: chương trình nhằm giảm dần các khoản trợ cấp và các biện pháp bảo hộ, và thực hiện một số cải cách khác theo tinh thần của Hiệp định Nông nghiệp. Bảo hộ ở khu vực biên giới: những biện pháp được áp dụng để hạn chế nhập khẩu tại các cửa khẩu. Qui định kiểm dịch động thực vật: những qui định được các chính phủ thông qua để bảo vệ sức khoẻ con người, các loài động thực vật, nhằm đảm bảo là thực phẩm khi tiêu thụ phải an toàn. An ninh lương thực: khái niệm không khuyến khích việc mở cửa thị trường nội địa cho các sản phẩm nông nghiệp nước ngoài, với lý do một nước trong khả năng của mình về nguyên tắc phải tự thỏa mãn được nhu cầu lương thực thiết yếu. Hỗ trợ trong nước: bao gồm tất cả các biện pháp có tác dụng giữ giá của nhà sản xuất ở mức cao hơn giá trên thị trường thương mại quốc tế, cụ thể gồm các biện pháp như trợ cấp trực tiếp cho nhà sản xuất, trợ cấp bù giá, các biện pháp giảm chi phí sản xuất và thương mại chỉ được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Sở hữu trí tuệ Hiệp định Lisbonne: hiệp định do WIPO quản lý, có mục đích bảo vệ các chỉ dẫn địa lý và quản lý việc đăng ký các chỉ dẫn địa lý quốc tế. Hiệp định Madrid: hiệp định do WIPO quản lý nhằm phát hiện và loại bỏ những chỉ dẫn giả hoặc đưa ra các thông tin sai lệch về các sản phẩm. TRIPS: các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Hộp thư: yêu cầu nêu trong Hiệp định TRIPS đối với các nước thành viên WTO chưa có cơ chế bảo vệ dược phẩm và hóa phẩm dùng trong Nông nghiệp (ví dụ như bằng phát minh sáng chế) CBD: Công ước về đa dạng sinh học. Hàng giả: Sử dụng nhãn mác đã đăng ký trên những sản phẩm cùng loại hoặc tương tự với sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu nhằm mục đích lừa đảo người tiêu dùng để họ tin rằng mình mua được hàng thật Công ước Berne: Hiệp ước do WIPO quản lý về quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Paris: Hiệp ước do WIPO quản lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp như bằng sáng chế, bản vẽ thiết kế hoặc kiểu dáng công nghiệp. Công ước Roma: Hiệp định do WIPO, UNESCO và ILO quản lý nhằm bảo vệ các nghệ sĩ biểu diễn, người xuất bản, ghi âm, các tổ chức phát thanh truyền hình. IP: Quyền sở hữu trí tuệ. Chỉ dẫn địa lý: Tên các địa danh (hoặc các tên gọi gắn với một địa danh) được sử dụng để nhận dạng các sản phẩm có chất lượng, nổi tiếng hoặc có đặc trưng riêng vì chúng có xuất xứ từ địa danh này (Ví dụ: Champagne, Tequilla, Roquefort). WIPO: Tổ chức thế giới về sở hữu trí tuệ Ăn cắp bản quyền: hành động sao chép lậu các thiết bị, sản phẩm đã đăng ký quyền tác giả vì mục đích thương mai, và các hoạt động buôn bán trái phép các loại hàng hoá sao chép. Quyền sở hữu trí tuệ: bao gồm quyền sở hữu đối với các ý tưởng sáng tạo, nhất là các tác phẩm văn học nghệ thuật (được bảo hộ bằng quyền tác giả), quyền sở hữu đối với các phát minh, sáng chế (được bảo hộ bằng bằng sáng chế), quyền sở hữu đối với mẫu mã ký hiệu để phân biệt sản phẩm của một doanh nghiệp (được bảo hộ bằng thương hiệu) và các khía cạnh khác liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Hiệp ước Washington: Hiệp ước về bảo vệ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực mạch tích hợp. UPOV: Liên đoàn quốc tế về bảo vệ các giống thực vật mới. Đầu tư FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài Nghĩa vụ bắt buộc cung cấp một sản phẩm: nghĩa vụ phải xuất khẩu hàng hoá sang một nước hoặc một khu vực khác của nhà đầu tư. TRIMs: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Yêu cầu liên quan đến cân bằng trong trao đổi mậu dịch: nhà đầu tư được yêu cầu phải sử dụng tiền xuất khẩu hàng hoá để thanh toán chi phí nhập khẩu Yêu cầu liên quan đến tỷ lệ nội địa: nhà đầu tư phải sử dụng một tỉ lệ nhất định nguyên vật liệu trong nước trong hàng hóa mà mình sản xuất. Yêu cầu liên quan đến xuất khẩu hàng hóa: một tỉ lệ hàng hóa nhất định phải được xuất khẩu ra nước ngoài. Giải quyết cạnh tranh Mất hoặc giảm các lợi thế: anh hưởng tiêu cực đến các ưu thế và triển vọng mà một nước có thể có nhờ qui chế thành viên của WTO vì một nước khác đã điều chỉnh chế độ mậu dịch hoặc không chấp hành nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ WTO. Tính tự động: tiến bộ đạt được một cách "tự động" theo thời gian trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc thành lập các nhóm chuyên gia, xác định thẩm quyền và thành phần của các nhóm chuyên gia và các trình tự thông qua quyết định Nhóm chuyên gia: gồm 3 chuyên gia do DSB lập ra để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và đưa ra các khuyến cáo theo tinh thần các qui định của WTO. Bản ghi nhớ về giải quyết tranh chấp: Qui ước của Vòng đàm phán Uruguay về các nguyên tắc và trình tự giải quyết các tranh chấp. DSB - Cơ quan giải quyết tranh chấp- khi Đại hội đồng WTO nhóm họp để giải quyết các tranh chấp Cơ quan phúc thẩm: là một cơ quan độc lập gồm 7 thành viên có nhiệm vụ xem xét các nhận định nêu trong báo cáo của nhóm chuyên gia theo đề nghị của một trong các bên tranh chấp. Dịch vụ GATS: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO. Cam kết: cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ mà các nước thành viên sẵn sàng thực hiện. Danh sách các cam kết cụ thể: danh sách các cam kết của một thành viên WTO về mở của thị trường và các ràng buộc về chế độ đối xử quốc gia. Danh sách quốc gia: các danh sách thuế quan trong phụ lục của Hiệp định GATT xác định các cam kết đã được các thành viên WTO chấp nhận một cách tự nguyện hoặc thông qua đàm phán. Phương thức cung cấp: cách thức mà sản phẩm dịch vụ được cung cấp hoặc tiêu thụ trong trao đổi thương mại quốc tế. Phương thức 1: qua biên giới. Phương thức 2: tiêu thụ ở nước ngoài. Phương thức 3: qua cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài. Phương thức 4: qua sự di chuyển của các thể nhân. Đa phương thức: phương pháp vận chuyển sử dụng nhiều hơn một loại phương tiện vận tải. Vì các mục đích đàm phán trong khuôn khổ GATS, thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu để chỉ các dịch vụ “đưa đến tận nhà” gồm vận tải đường biển. Nghĩa vụ chung: những nghĩa vụ được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực thương mại dịch vụ khi Hiệp định có hiệu lực thi hành. Đề xuất: đề xuất tăng cường tự do hóa lĩnh vực dịch vụ của một nước. Thể nhân: khái niệm chỉ các cá nhân, trái với khái niệm pháp nhân chỉ các tổ chức, doanh nghiệp. Đại diện thương mại: việc có một văn phòng, một chi nhánh thương mại ở nước ngoài. Nghị định thư: là những hiệp định bổ sung của GATS. Nghị định thư thứ hai liên quan đến những cam kết trong lĩnh vực dịch vụ tài chính được đưa ra vào năm 1995. Nghị định thư thứ ba đề cập đến sự đi lại của các thể nhân. Cẩn trọng: thuật ngữ này được dùng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, liên quan đến việc các cơ quan nhà nước quản lý thị trường nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và những người gửi tiền tiết kiệm và để tránh sự bất ổn và các cuộc khủng hoảng Phí phân bổ: một loại phí trong lĩnh vực viễn thông. Đây là phí do nhà khai thác hệ thống điện thoại trong nước thu về từ tiền các cuộc thoại gọi đến từ nước ngoài. Các tổ chức khu vực/ Thương mại và phát triển ACP: Tổ chức các quốc gia châu Phi, vùng Caribê và Thái Bình Dương. Gồm 71 nước có những ưu đãi trong quan hệ thương mại với Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ Công ước Lomé. EFTA: Tổ chức thương mại tự do châu Âu. NAFTA: Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ gồm Canađa, Mỹ và Mexico. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. APEC: Diễn đàn hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương. CARICOM: Cộng đồng và Thị trường chung của vùng Caribê gồm 15 nước. CTD: Ủy ban về thương mại và phát triển WTO ITC: Trung tâm thương mại quốc tế được thành lập từ hiệp định GATT, hiện nay do WTO và Liên hợp quốc đồng quản lý. Liên hợp quốc tham gia quản lý thông qua UNCTAD. ITC là trung tâm điều phối hợp tác kỹ thuật và thúc đẩy thương mại ở các nước đang phát triển. EC: Các cộng đồng châu Âu (Tên chính thức của Liên minh châu Âu ở WTO). UNCTAD: Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển. UNCITRAL: Ủy ban LHQ về Luật thương mại quốc tế, có nhiệm vụ soạn thảo văn bản luật, ví dụ như các văn bản trong lĩnh vực mua sắm chính phủ. Cộng đồng Andean: gồm Bolivia, Colombia, Ecuađo, Peru và Venezuela. G7: Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất gồm: Đức, Canada, Mỹ, Pháp, Ý, Nhật Bản, Anh. G15: Nhóm 15 nước đang phát triển tạo nên cơ quan chính trị chính của phong trào không liên kết. G77: Nhóm các nước đang phát triển được thành lập năm 1964 sau khi kết thúc khóa họp đầu tiên của UNCTAD (ban đầu chỉ có 77 nước, hiện nay lên đến 130 nước). GRULAC: Tổ chức không chính thức các nước Mỹ la tinh là thành viên WTO. MERCOSUR: gồm có Achentina, Brazil, Paraguay và Uruguay. LDCs: Các nước chậm phát triển nhất. Nhóm bộ tứ: gồm Canada, Mỹ, Cộng đồng Châu Âu và Nhật Bản HLM - Hội nghị thượng đỉnh WTO về các nước chậm phát triển - họp tại Geneva tháng 10-1997. SACU - Liên đoàn Hải quan Nam Phi - gồm Nam Phi, Botswana, Lesotho, Namibia và Swaziland. GSP - Hệ thống ưu đãi phổ cập - các chương trình ưu đãi thuế quan của các nước phát triển dành cho hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Đối xử đặc biệt và ưu đãi: các chế độ điều khoản ưu đãi trong các hiệp định WTO dành cho các nước đang phát triển. Liên minh thuế quan: Các nước thành viên trong liên minh cùng áp dụng một mức thuế quan chung cho hàng hóa từ bên ngoài nhập vào (ví dụ Liên minh Châu Âu). Khu vực thương mại tự do: thuế quan sẽ được bãi bỏ trong giao dịch giữa các nước thành viên, nhưng các nước thành viên sẽ tự qui định một mức thuế nhập khẩu riêng đối với các nước thứ 3 (Ví dụ Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA). . Các thuật ngữ chung trong WTO Hội nghị Bộ trưởng: Cơ quan quyết định tối cao của WTO, bao gồm các Bộ trưởng của tất cả các thành viên,. định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng; bao gồm các đại diện của các thành viên WTO, thường là các nhà ngoại giao

Ngày đăng: 08/11/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan