Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung

19 162 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đang có những khởi sắc ban đầu. Xu thế hội nhập đã và đang gõ cửa đất nước, các doanh nghiệp xuất khẩu trong các KCN miền Trung cũng đang đón chờ những vận hội mới, nhưng quan trọng hơn cả, đó là liệu các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp thời, có khai thác và phát huy được hay không. Vì thế, bên cạnh việc phân tích thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN, việc nghiên cứu các định hướng phát triển cũng như những triển vọng xuất khẩu là vô cùng cần thiết. Đây là những cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp hợp lý, hữu hiệu và phù hợp với thông lệ của thế giới, là đòn bẩy đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung trong thời gian tới. 3.1. TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 3.1.1. Định hướng phát triển các KCN miền Trung 3.1.1.1. Quan điểm phát triển KCN - Phát triển các KCN là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp CNH – HĐH và gắn liền với mực tiêu của sự nghiệp CNH – HĐH. - Phát triển các KCN phải tuân thủ quy hoạch được duyệt, đồng thời phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh, quy hoạch phù hợp với điều kiện phát triển cảu đất nước và xu hướng phát triển của thế giới. - Thường xuyên hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN và bộ máy quản lý KCN. - Phát triển KCN đi đôi với đảm bảo các yếu tố xã hội, môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển bền vững KCN chính là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân KCN, gắn liền với việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống, cũng như những yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng trong khu vực có KCN. 3.1.1.2. Mục tiêu phát triển các KCN miền Trung đến năm 2015 Căn cứ vào Quyết định số 1107/QĐ – TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN của Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 đã được ban hành, thì tính từ thời điểm tháng 1/2008, dự kiến đến năm 2015 miền Trung sẽ có 22 KCN thành lập mới với tổng diện tích 4.885 ha và 26 KCN mở rộng với tổng diện tích 607 ha. Bảng 3.1. KCN miền Trung dự kiến thành lập và mở rộng đến năm 2015 STT Tỉnh, Thành phố Số KCN dự kiến thành lập mới đến năm 2015 Số KCN dự kiến mở rộng đến năm 2015 Tổng Diện tích thành lập mới và mở rộng (ha) 1 Đà Nẵng 2 0 350 2 Bình Định 2 1 760 3 Bình Thuận 1 0 900 4 Hà Tĩnh 2 0 200 5 Khánh Hòa 2 0 350 6 Nghệ An 1 0 50 7 Ninh Thuận 1 0 410 8 Quảng Bình 1 1 353 9 Quảng Nam 2 0 430 10 Quảng Ngãi 1 1 188 11 Quảng Trị 1 0 140 12 Phú Yên 3 1 576 13 Thừa Thiên Huế 1 1 135 14 Thanh Hóa 2 0 650 Tổng cộng 22 5 5492 (Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX) 3.1.1.3. Định hướng phát triển các KCN miền Trung - Phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của toàn miền. Hình thành hệ thống các KCN vừa và nhỏ, tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn và làm thay đổi bộ mặt KT – XH nông thôn. Thúc đẩy phát triển các KCN trong toàn vùng tránh sự tập trung tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển giữa các tỉnh, thông qua tác động của chính sách và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. - Phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, cơ điện tử, công nghệ sinh học… Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu sẵn có và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia cảu sản phẩm, hạn chế thua thiệt khi tham gia hội nhập thị trường khu vực và quốc tế. - Chấm dứt việc phát triển các KCN xen lẫn khu dân cư, thực hiện di chuyển các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra ngoài đô thị, hướng các nhà đầu tư vào KCN, trừ những dự án đòi hỏi nguồn nguyên liệu và diện tích lớn, các dự án đầu tư chiều sâu không thuộc diện di dời và phù hợp với quy hoạch. - Phát triển các KCN đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN, nhất là các KCN gần địa điểm du lịch chiến lược của vùng; chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN. 3.1.2. Triển vọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, miền Trung đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới thuận lợi hơn bao giờ hết. Khu vực miền Trung nằm trên trục giao thông chính của cả nước, có nhiều sân bay, là đầu ra của các nước tiểu vùng sông Mekong, nối kết một vùng rộng lớn từ phía Nam Trung Quốc qua Myanmar, Thái Lan, Lào. Miền Trung hiện có 22 KCN được thành lập và dự kiến thành lập thêm 22 KCN trong thời gian từ nay tới 2015, được coi là điểm đột phá, điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây đã đem đến những cơ hội quý giá cho sự phát triển của miền Trung nói chung cũng như các doanh nghiệp trong KCN miền Trung nói riêng. Cuối năm 2006, cây cầu quốc tế Mekong thứ hai nối Mukdahan (Thái Lan) với Savannakhet (Lào) chính thức được khai thông đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng cơ bản của hành lang kinh tế Đông – Tây đã gần như hoàn tất. Chặng đường dài hơn 1.450 km, đi qua 4 nước trên hành lang kinh tế Đông – Tây đã được rút ngắn khoảng cách về địa lý nhờ giao thông thuận lợi và cải cách hành chính thông thoáng tại các cửa khẩu quốc tế. Điều này đã mang đến những cơ hội thúc đẩy hợp tác khu vực, tạo tiền đề vững chắc cho các doanh nghiệp miền Trung có thể tiếp cận tốt hơn với các nguồn nguyên liệu, đa dạng hóa hoạt động kinh tế và thị trường xuất khẩu phía tây rộng lớn. Thông qua Lào, thị trường Đông Bắc Thái Lan có thể chấp nhận rất nhiều hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, văn phòng phẩm…Gần đây, nhiều đại lý bán hàng tại Lào nhập khẩu các sản phẩm giày như Biti’s bán sang Thái Lan, một lượng lớn quần áo may sẵn từ miền Trung cũng được nhiều khu vực chợ trung chuyển tại Viên Chăn nhập để đưa qua Thái Lan. Các sản phẩm trang trí nội thất, dược phẩm, cao su, da và giả da cũng đang có xu hướng xuất khẩu mạnh sang thị trường Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra, với hàng thủy sản chế biến sẵn, hàng nông sản như tỏi, tiêu…đang là những sản phẩm ưa chuộng tại các thị trường phía tây. Vì thế một số lĩnh vực đã và đang đầu tư tại các KCN miền Trung có thể tiếp tục khẳng định tại các thị trường phía Tây như hàng dệt may, chế biến thủy sản, hàng giày dép… Sau khi luật đầu tư 2005 có hiệu lực (1/7/2006) cùng với việc ban hành nghị định 108/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật Đẩu tư 2005, tốc độ thu hút dầu tư vào các KCN miền Trung phát triển khá nhanh. Luật đầu tư 2005 đã tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Năm 2007 vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN miền Trung tăng vọt lên 1.725 triệu USD, tăng 105% so với năm 2006. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của WTO. Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam phải điều chỉnh một số chính sách về đầu tư, thương mại để phù hợp với thông lệ quốc tế. Môi trường đầu tư sẽ hấp dẫn hơn, các rào cản thương mại sẽ được giảm hoặc gỡ bỏ, thủ tục hành chính thuận tiện hơn. Vào WTO chính là vào một thị trường rộng lớn cho hàng hóa Việt Nam. Đây là một cơ hội rất lớn cho các KCN cả nước nói chung và các KCN miền Trung nói riêng trong việc thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Với nguồn tài nguyên cùng hệ thống cảng biển nước sâu, hệ thống sân bay, hệ thống đường cao tốc miền Trung đang nổi lên như một địa điểm sáng lôi cuốn đầu tư trong và ngoài nước. Việc tăng nguồn vốn đầu tư vào các KCN là tiền đề để doanh nghiệp trong KCN miền Trung tập trung vào sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tê, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN từ ngày 25/7/1995, tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA vào năm 2003 và là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) từ tháng 11/1998 chắc chắn cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đối với hàng hóa của các KCN miền Trung sẽ còn nhiều triển vọng hơn nữa. 3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG 3.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước 3.2.1.1. Tăng cường và đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại Thúc đẩy xuất khẩu là vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp trong các KCN miền Trung hiện nay, nhất là khi tiến trình hội nhập ngày càng mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Vì vậy, hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước trở nên vô cùng cần thiết, nhất là khi các trợ cấp xuất khẩu đang phải dỡ bỏ. Các hoạt động xúc tiến này cần phải được đổi mới cho phù hợp với thực tiễn, phải chuyên nghiệp hơn, mang lại hiệu quả đích thực góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường cho ngành hàng hoặc địa phương. Cần phải tăng cường phối hợp giữa các tổ chức XTTM với các thương vụ. Cho đến nay, đã có rất nhiều các văn bản phát quy để thực thi một cách có hiệu quả về quản lý nhà nước đối với XTTM toàn quốc. Toàn quốc đã hình thành một hệ thống XTTM xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương, đến các Bộ ngành, các hiệp hội ngành hàng và các Tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã thiết lập được 55 thương vụ tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhằm phụ trách các thị trường ở các nước khác nhau trên thế giới. Quan hệ giữa các tổ chức XTTM trong nước với các thương vụ đã được thiết lập từ lâu, đã phát huy tác dụng của XTTM, song các thông tin qua lại vẫn theo những vụ việc cụ thể, chưa có tính bài bản, chưa mang tính chiến lược mở rộng thị trường, phát triển xuất khẩu. Trong các biện phát tăng cường phối hợp giữa các tổ chức XTTM với các tham tán, thì việc tăng cường quan hệ giữa cục XTTM với các tham tán thương mại ở nước ngoài là một mắt xích quan trọng vì hai bên đều có chung nhiệm vụ và ở vị trí đầu mối, cùng có điều kiện, môi trường để thực hiện. Việc tăng cường phối hợp giữa các tổ chức XTTM với các thương vụ có thể đi theo các hướng sau: - Tăng thời lượng, hàm lượng, đầy đủ kịp thời thông tin kế hoạch XTTM ở trong và ngoài nước để các tổ chức XTTM và tham tán cùng biết, cùng phối hợp thực hiện. - Cùng nhau tìm ra những hình thức mới, phong phú trong việc thực hiện các hạng mục trong Chương trinh XTTM quốc gia ở nước ngoài. - Các tổ chức XTTM làm đầu mối duy trì quan hệ giữa các tham tán và doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. - Cần giải quyết vấn đề kinh phí cho hoạt động XTTM sao cho có trọng điểm, không lãng phí, thuận lợi cho các tham tán cũng như các tổ chức XTTM hoạt động; đồng thời cần đa dạng hóa việc huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau để các tổ chức thuộc hệ thống XTTM ở trong nước và nước ngoài mở mang hoạt động, nhất là cho các thương vụ. - … Xây dựng các chương trình XTTM trong và ngoài nước dành cho các hàng hóa của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung. Do có điều kiện kinh tế - xã hội không giống nhau, nên đã tạo ra những lợi thế, bất lợi riêng cho sản phẩm của từng vùng trong cả nước. Sản phẩm thủy sản của miền Trung có thể nói là đa dạng với trữ lượng lớn hơn các vùng khác; sản phẩm máy móc linh kiện điện tử của miền Trung có thể có chất lượng không bằng với sản phẩm của miền Bắc và miền Nam do nơi đây thiếu nhiều lao động có trình độ… Chính vì có sự khác biệt này mà nên phải có các chương trình XTTM riêng cho miền Trung cũng như cho các KCN trong miền. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường. Hầu hết doanh nghiệp trong các KCN miền Trung còn yếu về cả thế và lực, vì thế công tác nghiên cứu thị trường dường như còn nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp này. Thế nên, Nhà nước cần phải cùng phối hợp với các cơ quan tham tán, thương vụ của Việt Nam tại thị trường nước ngoài để nâng cao chất lượng của công tác dự báo thông tin thị trường, nắm bắt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác, tình hình cạnh tranh… Nhà nước cần xây dựng và tăng cường hoạt động của các sàn giao dịch thương mại điện tử; kinh nghiệm của các nước cho thấy, đây là một biện phát rất hiệu quả bởi nó giúp các doanh nghiệp tìm hiểu được thông tin nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm được chi phí giao dịch, chi phí đi lại. Ngoài ra Nhà nước có thể tổ chức đoàn khảo sát cho doanh nghiệp trong các KCN miền Trung đi thị sát, tìm hiểu nhu cầu thị trường để nắm bắt cơ hội kinh doanh, gia tăng khả năng thâm nhập thị trường. Tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động XTTM. Đẩy mạnh các hoạt động XTTM cấp cao để thúc đẩy hợp tác đầu tư, buôn bán, đặc biệt với việc thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư SXKD trong các KCN miền Trung, tạo bước tiến cho hoạt động xuất khẩu của các KCN trong vùng. Đồng thời, tích cực chủ động tham gia các diễn đàn kinh tế, các tổ chức liên kết khu vực và quốc tế để tranh thủ cơ hội, học tập kinh nghiệm quốc tế và truyền đạt lai cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Ngoài ra cần vận dụng các cam kết song phương và đa phương để tìm kiếm cơ hội mới. 3.2.1.2. Cải thiện hệ thống pháp lý gắn với thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN Mặc dù được hưởng quy chế một cửa, nhưng doanh nghiệp trong các KCN miền Trung còn gặp khá nhiều khó khăn đối với các thủ tục hành chính hay chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Cần phải cải thiện môi trường pháp lý linh hoạt, đơn giản, hiệu quả hơn để thúc đẩy doanh nghiệp trong các KCN gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Cần có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. Việt Nam nên thực hiện chính sách đa ngoại tệ. Hiện nay, Việt Nam đang ràng buộc tỷ giá vào một điểm so với đồng USD. Mặc dù USD là một ngoài tệ mạnh, có vị thế mạnh hơn các ngoại tệ khác, song nếu trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong nước sẽ làm cho tỷ giá rằng buộc vào ngoại tệ đó. Khi có sự biến động về giá cả USD trên thế giới, lập tức quan hệ tỷ giá của USD và VND sẽ chịu ảnh hưởng, và tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm chưa đầy 20% kim ngạch xuát khẩu. Nên xét về mặt phát triển thương mại quốc tế, Việt Nam nên xem xét sử dụng hệ thống rổ tiền tệ để xác định tỷ giá ngoại hối hợp lý, làm tăng tính ổn định của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, nhằm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ổn định và cho phép đồng tiền dao động linh hoạt theo cùng với xu thế kinh tế thế giới. [...]... phát thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung Qua đó thấy được những mặt được, mặt hạn chế và các nguyên nhân tồn tại Đây cũng là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra các định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung ... Tóm lại, xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung có nhiều triển vọng lớn Hội nhập đã đem đến nhiều cơ hội mới cũng như thách thức mới đối với các doanh nghiệp miền Trung nói chung cũng như các doanh nghiệp trong KCN miền Trung nói riêng Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN miền Trung trong thời gian tời thì cần có sự nỗ lực, sự quan tâm, phối hợp thực hiện một của Nhà... trợ trong và ngoài nước Tăng đầu tư vào SXKD để đổi mới công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN có mặt bằng cao hơn các doanh nghiệp ngoài KCN, nhưng so với khu vực và thế giới thì trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong các KCN cả nước nói chung và miền Trung nói riêng còn rất thấp Do vậy các doanh nghiệp nên tăng cường đầu tư vào sản xuất, thay đổi dần công nghệ sản xuất. .. 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, thúc đẩy cho quá trình hội nhập diễn ra nhanh và sâu rộng Đây là một triển vọng lớn cho doanh nghiệp trong các KCN miền Trung nâng cao khả năng xuất khẩu, xâm nhập thị trường quốc tế và khu vực Trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề về xuất khẩu và thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung thời gian qua, đề tài giải phát thúc đẩy. .. nước và doanh nghiệp trong các KCN miền Trung KẾT LUẬN Những năm gần đây, miền Trung đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân được cải thiện, GDP không ngừng tăng cao, giá trị sản xuất công nghiệp tăng… Đóng góp vào thành quả đó là sự nỗ lực hoạt động của các KCN miền Trung Các KCN miền Trung đã và đang trở thành một điểm sáng thu hút đầu tư trong và... sinh viên khi ra trường có thể đảm nhận ngay được công việc, mang lại hiệu quả cao Cách làm của FPT đáng được các doanh nghiệp quan tâm, học hỏi và rút kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng Nếu các doanh nghiệp trong KCN miền Trung không có đủ điều kiện để làm theo cách của các doanh nghiệp FPT thì có thể trực tiếp liên hệ với các trung tâm đào tạo, các trường đại học, cao đẳng để cùng tham gia vào... động của doanh nghiệp, có những yếu tố thuận lợi góp phần thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thể giới như rào cản thuế quan giảm, nhưng cũng gặp không ít khó khăn cản trở như công nghệ sản xuất biến đổi rất nhanh Bởi vậy, để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội, và hạ chế những nguy cơ có thể xảy ra Các doanh. .. thị trường xuất khẩu Chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực Doanh nghiệp là nơi sử dụng trực tiếp lao động, hiểu rõ mình cần lao động như thế nào, bao nhiêu và khi nào Do vậy, để thuận lợi cho qua trình SXKD các doanh nghiệp nên có một chiến lược cụ thể về nguồn nhân lực Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên chủ động trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho chính mình Trường hợp của các doanh nghiệp FPT... hoạt động FPT đã mở các trường đào tạo ngay trong doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao Do đại học nằm trong doanh nghiệp nên nhu cầu đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp được xác định rõ ràng, các chương trinh huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển của FPT đều được đưa vào giảng dạy Vì vậy, hoạt đông đào tạo của các doanh nghiệp FPT không chỉ... trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất và gia tăng kim ngạch xuất khẩu Đặc biệt là các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của miền Trung thông qua chính sách thu hút đầu tư vào các KCN Bên cạnh đó, xu thế hội nhập đã lan tỏa rộng khắp trên khắp các vùng tổ quốc Hội nhập đã mang đến cho các vùng một cơ hội lớn về đầu tư, một thị trường rộng lớn cho hoạt động xuất khẩu Năm 2006 Việt . CHƯƠNG III GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong các KCN miền Trung. nghiệp miền Trung nói chung cũng như các doanh nghiệp trong KCN miền Trung nói riêng. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong KCN miền Trung

Ngày đăng: 08/11/2013, 07:20

Hình ảnh liên quan

- Phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của toàn miền - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp miền Trung

h.

át triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp của toàn miền Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan