Tiêu chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường

5 1.1K 4
Tiêu chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiêu chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường Tiêu chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường theo khuyến cáo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2010 Chẩn đoán dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau: 1. HbA1c ≥ 6.5 % 1. Xét nghiệm nên được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp chuẩn . HAY : 2. Đường huyết đói ≥ 126mg/dl(7.0mmol/l). Đường huyết đói được định nghĩa là đường huyết khi đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ. HAY 3. Đường huyết 2 giờ ≥200mg/dl(11.1mmol/l) khi làm test dung nạp Glucose. Test dung nạp glucose nên thực hiện theo mô tả của Tổ chức Y Tế thế giới, sử dụng dung dịch 75g glucose. HAY 4. Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên ≥200mg/dl (11.1mmol/l). Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) gần đây đã đưa xét nghiệm HbA1c vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và tiền- đái tháo đường . Trong nhiều năm, xét nghiệm HbA1c, giúp đánh giá mức độ glucose trung bình trong máu trong 2-3 tháng qua. HbA1c được sử dụng để theo dõi sự kiểm soát glucose ở những người đã được chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Ban đầu HbA1c không được khuyến cáo dùng để chẩn đoán Đái tháo đường. Từ năm 2010, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đã chấp nhận xét nghiệm HbA1c như là công cụ chẩn đoán và sàng lọc đái tháo đường. Trước đây, các xét nghiệm dựa trên việc đo lượng glucose trong huyết tương đã được sử dụng để phát hiện bệnh đái tháo đường ở những người không có triệu chứng. Các xét nghiệm này bao gồm: đo glucose huyết tương lúc đói (FPG) hoặc test dung nạp Glucose (OGTT). Giờ đây, HbA1c là một lựa chọn nữa giúp chẩn đoán bên cạnh các xét nghiệm đường huyết. Chỉ có các xét nghiệm HbA1c được thực hiện từ phòng thí nghiệm được chấp nhận (chuẩn hóa) mới được sử dụng cho mục đích chẩn đoán hoặc hoặc sàng lọc bệnh Đái tháo đường. Quan trọng là, xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán bệnh đái tháo đường có thể không thích hợp trong một số tình huống nhất định, ví dụ như xuất huyết nặng, mang thai, và thiếu máu (trong những tình huống như thế tốc độ sản xuất hồng cầu cao hơn bình thường, và vì thế kết quả HbA1c sẽ không chính xác). Hướng dẫn HbA1c: ° Đái tháo đường: HbA1c ≥ 6,5% (47 mmol / mol) ° Tiền - đái tháo đường (tăng nguy cơ phát triển thành bệnh đái tháo đường trong tương lai): HbA1c trong khoãng 5,7% - 6,4% (39-46 mmol / mol) .Trong phạm vi này, tỷ lệ phần trăm càng cao, nguy cơ càng tăng đối với bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch. HbA1c : Thuận tiện hơn, ổn định Thuận tiện là một lợi ích của các xét nghiệm HbA1c. Bệnh nhân không cần phải nhịn đói hơn 8 giờ (như đối với xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói) hoặc phải lấy nhiều mẫu máu trong vài giờ (như đối với test dung nạp Glucose - OGTT). Các xét nghiệm HbA1c phản ánh số lượng trung bình của glucose trong máu trong 2-3 tháng qua. Các xét nghiệm HbA1c không bị ảnh hưởng bởi một số các điều kiện có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose như : bệnh nhân bị bệnh, đau đớn, hoặc bị stress vào ngày xét nghiệm. Một ưu điểm khác của xét nghiệm HbA1c là mẫu máu ổn định và có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phòng lâu hơn so với mẫu máu để xét nghiệm glucose. HbA1c Không phải là lựa chọn cho tất cả mọi người Như đã đề cập ở trên, xét nghiệm này không nên được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường ở những người có điều kiện nhất định có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HbA1c. Bao gồm : ° Phụ nữ mang thai, ° Những người có bệnh thận mãn tính, ° Bệnh gan, ° Những người bị rối loạn về máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu vitamin B12 và các biến thể hemoglobin như thalassemia. ° Xuất huyết nặng gần đây và truyền máu gần đây cũng dẫn đến sự thay đổi trong HbA1c Do đó xét nghiệm HbA1c không nên được sử dụng cho chẩn đoán Đái tháo đường Trong những trường hợp này, các xét nghiệm thông thường như : đo glucose trong máu lúc đói (FPG ) hay Test dung nạp glucose (OGTT) có thể được dùng để chẩn đoán. Trong một tuyên bố hỗ trợ việc sử dụng các HbA1c như một lựa chọn, Hội nội tiết vẫn chỉ ra những hạn chế của xét nghiệm HbA1c trong nhóm bệnh nhân có các bệnh đi kèm ở trên và cũng lưu ý rằng cần nghiên cứu nhiều hơn trong các quần thể khác ngoài những người gốc châu Âu. Đồng thời, nếu sử dụng tiêu chuẩn HbA1c để chẩn đoán thì số lượng được chẩn đoán Đái tháo đường sẽ thấp hơn và tỉ lệ Tiền Đái tháo đường sẽ tăng lên khi so với sử dụng xét nghiệm đường huyết đói . . Tiêu chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường Tiêu chuẩn mới chẩn đoán Đái tháo đường theo khuyến cáo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2010 Chẩn đoán dựa. người đã được chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Ban đầu HbA1c không được khuyến cáo dùng để chẩn đoán Đái tháo đường. Từ năm 2010, Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ đã

Ngày đăng: 08/11/2013, 03:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan