ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VL 8 HKI 2010-2011

4 395 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VL 8 HKI 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD-ĐT Quảng Điền ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TrườngTHCS Quảng Thành Môn:Vật lí 8 Giáo viên:Trần Đức Quang A.Lí thuyết: Bài 1:Chuyển động cơ học. 1.Định nghĩa:Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. 2.Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.Người ta thường chọn những vật gắn với trái đất làm vật mốc. Các dạng chuyển động thường gặp là chuyển động thẳng,chuyển động cong. Bài 2.Vận tốc. 1. Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 2. Công thức:v = t s Trong đó:s là độ dài quãng đường đi được(m) t:thời gian để đi hết quãng đường đó(s) Chú ý:Khi đổi đơn vị từ km/h ra m/s thì ta lấy số đo vận tốc tính theo km/h chia cho 3,6 hoặc ngược lại. Muốn biết chuyển động nào nhanh hay chậm thì cần so sánh số đo vận tốc của chúng trong cùng một đơn vị vận tốc. Bài 3.Chuyển động đều -chuyển động không đều 1. Định nghĩa:Sgk 2. Công thức:v tb = t s Bài 4:Biểu diễn lực: 1.Do lực là một đại lượng vật lí vừa có độ lớn,có phương và chiều nên lực là một đại lượng vectơ. *Vectơ lực được kí hiệu → F *Cường độ của lực được kí hiệu F *Lực có 3 yếu tố: Điểm đặt,phương,chiều và độ lớn. 2.Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: *Gốc là điểm đặt của lực. *Phương ,chiều trùng với phương chiều của lực. *Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước. Bài 5:Sự cân bằng lực-Quáng tính 1.Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,có cường độ bằng nhau,phương cùng nằm trên một đường thẳng,chiều ngược nhau. 2.Dưới tác dụng của hai lực cân bằng,một vật đang đứng yên thì tiếp tục đứng yên, đang chuyển động thì chuyển động thẳng đều. 3.Khi có lực tác dụng,mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quáng tính. Bài 6.Lực ma sát 1.Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này chuyển động trượt trên vật khác và cản trở chuyển động. 2.Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật này chuyển động lăn trên vật khác và cản trở chuyển động 3.Lực ma sát nghỉ giữ vật không trượt khi vật bị tác dụng lực của vật khác. Lực ma sát có thể có hại,có thể có lợi. Bài 7: Áp suất. *Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. *Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. * Công thức: p= S F Trong đó:p: là áp suất(N/m 2 hoặc paxcan) F:là áp lực(N) S:Diện tích bị ép(m 2 ) Bài 8: Áp suất chất lỏng –Bình thông nhau *Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương *Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình,thành bình mà lên cả những vật đặt trong lòng chất lỏng. *Công thức: p=d.h Trong đó: d:Trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m 3 ) h;Chiều cao của cột chất lỏng (tính từ mặt thoáng)(m) p: Áp suất (N/m 2 ) *Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên,các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao Bài 9: Áp suất khí quyển *Vì không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh trái đất gội là áp suất khí quyển. *áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tôrixeli. *Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. Bài 10:Lực đẩy Ácsimet. *Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.Lực này gọi là lực đẩy Ácsimet. *Công thức: F A =d.V Trong đó: d:Trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m 3 ) V:Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ(m 3 ) F A :Lực đẩy Acsimet(N) Bài 11:Sự nổi *Khi một vật ở trong lòng chất lỏng sẽ chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Acsimet.Hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều. *Khi nhúng một vật vào trong chất lỏng thì: +Vật nổi khi:P<F A hay d v <d l . +Vật lơ lửng khi:P=F A hayd v =d l . +Vật chìm khi:P>F A hay d v >d l . *Khi vật nỗi trên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của vật vì hai lực đó là hai lực cân bằng. Bài 12:Công cơ học *Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời. *Công thức:A=F.s Trong đó: F:Lực tác dụng vào vật(N) s.Quãng đường mà vật dịch chuyển.(m) A:Công của lực F(J) Đơn vị:Jun(J) 1J=1N.m 1kJ=1000J Bài 13: Định luật về công Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. B.Bài tập: *Bài tập định tính: I.Giải các bài tập trong sách bài tập:1.3; 1.4; 1.5; 1.6; 4.4; 4.5; 5.4; 5.6; 5.7; 5.8; 7.3; 7.4; 8.3; 9.3; 9.4; 10.3; 10.4; 10.6; 12.2; 12.3. II.Bài tập bổ sung: 1.Hãy giải thích hiện tượng xe đang chạy bỗng nhiên tài xế hãm phanh đột ngột hành khách có xu hướng ngã về phía trước.? 2.Tại sao không nên thay đổi vận tốc một cách đột ngột? 3.Người ta chế tạo đầu đinh nhọn có tác dụng gì? 4.Tại sao chân đê, đập người ta phải làm rộng hơn mặt đê, đập? 5.Khi kéo nước từ dưới giếng lên,ta thấy khi gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước.Tại sao? 6.Hai thỏi hình trụ một bằng đồng,một bằng nhôm,có cùng khối lượng được treo ở hai đầu đòn cân,cân thăng bằng.Nếu nhúng cả hai ngập vào trong nước thì cân còn thăng bằng không.Tại sao? 7.Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg là thế nào? Áp suất đó bằng bao nhiêu N/m 2 ? *Bài tập định lượng: I.Giải các bài tập trong sách bài tập:2.3; 2.4 ;2.5; 3.3 ;3.4; 3.6; 4.5; 6.4; 6.5; 7.5; 7.6;8.4; 8.5; 9.5; 10.5; 12.6; 12.7; 13.3; 13.4. II.Bài tập bổ sung : 1.Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài120m trong 30s,khi hết dốc xe tiếp tục lăn trên một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại.Tính vận tốc trung bình của xe quãng đường dốc,trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường. 2.Một học sinh chạy trên quãng đường AC.Nếu từ A đến B mất 1/6h.Hỏi học sinh đó chạy đoạn đường từ B đến C mất thời gian là bao nhiêu?Bíêt rằng chiều dài đoạn đường AC là 2,4km và vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AC là 3m/s. 3.Một người có khối lượng 60kg đứng yên trên mặt đất,diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân với mặt đất là 0,03m 2 .Tính áp suất của người lên mặt đất. 4. Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân ,khối lượng 4kg.Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm 2 .Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. 5.Cho một cái bình hẹp có độ cao đủ lớn. a.Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách đáy ống 0,25cm.Tính áp suất do thủy ngân tác dụng lên đáy ống. b. Để tạo ra một áp suất ở đáy ống như câu a,phải đổ nước vào đáy ống đến mức nào? Cho d Hg =136000N/m 3 ,d n =10000N/m 3 . 6. Ở chân núi áp kế chỉ 76cmHg, Ở đỉnh núi áp kế chỉ 72 cmHg.Hỏi núi cao bao nhiêu m.Biết trọng lượng riêng của không khí d=11,33N/m 3 . 7.Một khối kim loại có trọng lượng 12N khi nhúng vào nước thì trọng lượng của nó còn 8,4 N. a.Tính lực đẩy Acsimet của nước tác dụng vào khối kim loại. b.Tính thể tích khối kim loại.Biết d n =10000N/m 3 8.Một hòn đá nặng 500g rơi từ độ cao 12m xuống mặt đất.Tính công của trọng lực 9.Người ta dùng một cần cẩu để nâng một kiện hàng có khối lượng 4 tấn lên độ cao 10m.Tính công thực hiện được trong trường hợp trên. 10 .Một vật có m=0,6kg và D=10,5 g/cm 3 được thả vào một chậu nước.Vật sẽ chìm xuống hai nỗi trên mặt nước.Tại sao?Tìm lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật? 11.Một quả cầu có d 1 =8200N/m 3 ,thể tích V=100cm 3 nổi trên mặt một bình nước.Người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu.Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu? . Phòng GD-ĐT Quảng Điền ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TrườngTHCS Quảng Thành Môn:Vật lí 8 Giáo viên:Trần Đức Quang A.Lí thuyết: Bài 1:Chuyển. ngược lại. B.Bài tập: *Bài tập định tính: I.Giải các bài tập trong sách bài tập: 1.3; 1.4; 1.5; 1.6; 4.4; 4.5; 5.4; 5.6; 5.7; 5 .8; 7.3; 7.4; 8. 3; 9.3; 9.4;

Ngày đăng: 08/11/2013, 02:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan