Cảm thức về cái chết thời kháng Pháp

25 419 0
Cảm thức về cái chết thời kháng Pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CẢM THỨC VỀ CÁI CHẾT TRONG THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ --------------------- I. Giới thiệu chung: 1. Lý do chọn đề tài: Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khai thác mảnh đất thơ kháng chiến chống Mỹ nói riêng và thơ kháng chiến nói chung. Song nói về “cái chết” trong thơ ở giai đoạn này thì chưa có đề tài nào đi sâu khám phá. Nếu có thì cũng chỉ mới chạm vào cái bóng mờ ảo của cái chết chứ chưa thấy rõ nó ra sao. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Cảm thức bi tráng về cái chết về cái chết trong thơ kháng chiến chống Mỹ” để nghiên cứu như một nén nhang tưởng niệm các anh hùng chiến sĩ đã “ngã tồn ngã huyết dĩ can huyên” (lấy máu đào bảo vệ non sông) cho mảnh đất này. 2. Ý nghĩa đề tài: Góp phần làm đầy đủ hơn nội dung nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Mỹ. Khám phá và giới thiệu tới người đọc một nét đặc sắc của thơ ca thời kỳ này. Để từ đó khám phá hết được nét đẹp của thơ ca khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu quê hương đất nước, yêu những con người đã ngã xuống trong cuộc chiến. Đồng thời thấy thêm được những phẩm chất cao đẹp của người lính cũng như mảnh đất đã sinh ra như con người bất tử ấy. Và phần nào vun xới thêm “thế giới nghệ thuật” trong thơ kháng Mỹ. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Có một số tác phẩm nghiên cứu về cái chết trong thơ song nó chỉ mới chạm khẽ vào làn da của người thiếu nữ mà chưa đi vào vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ ấy. Như “Sự ám ảnh về cái chết trong cuộc đời và tác phẩm của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ” (Phạm Ngọc Hiền)… Đề tài “Cảm thức bi tráng về cái chết trong thơ kháng chiến chống Mỹ” là một đề tài nhỏ nhưng rất hứng thú đối với chúng tôi. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp sưu tầm Phương pháp phân loại –thống kê Phương pháp phân tích tổng hợp II. Nội dung: Abe-el–Kader đã từng viết: “Sự chết là con lạc đà đen quỳ đợi ngay trước cổng nhà của tất cả mọi người”. Không ai tránh khỏi cái chết, bởi vậy không ai là không nghĩ đến nó. Nhưng vấn đề là quan tâm nhiều hay ít và bộc lộ sự ám ảnh đó dưới hình thức nào. Đối với nhiều văn nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật là nơi thăng hoa và giải thoát thích hợp nhất cho những dự cảm và triết lý của họ về cái chết. Trang 1 Tố Hữu nhà thơ của lịch sử Việt Nam đã có quan niệm thật độc đáo về cái chết: “Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi lời ca Có con người từ chân lí sinh ra.” (Hãy nhớ lấy lời tôi- Tố Hữu) Đó cũng chính là một trong những đề tài chính mà thơ ca thời kỳ này phản ánh. Nói đến chiến tranh người ta không thể không nói tới mất mát, đau thương. Cái chết dường như hiện hữu cận kề, thường trực trong cuộc sống của mỗi con người. Trong chiến tranh khoảng cách giữa cái chết và sự sống như làn khói mong manh, mờ ảo. Dân tộc Việt Nam , dân tộc anh hùng, trải qua bao cuộc chiến tranh, bao cơn dâu bể vẫn hiên ngang sừng sững như bức tường thành. Đất nước Việt Nam đi lên từ máu lửa, lớn lên từ những cuộc chiến tranh khốc liệt. Đó là những cuộc chiến đấu chống kẻ thù phong kiến phương Bắc suốt 10 thế kỷ và hơn 100 năm chống kẻ thù thực dân đế quốc phương Tây. Một trong những cuộc chiến tranh dữ dội nhất, anh dũng nhất và đáng tự hào nhất của dân tộc Việt Nam chính là cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ giành lại quyền độc lập tự do toàn vẹn cho tổ quốc. Có lẽ vì thế mà cái chết được nhắc đến hết sức chân thực và nhiều trong thơ ca thời kỳ này. Nhưng với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, thì cái chết không được nhìn bằng cái nhìn bi lụy mà phải được nhìn với cảm thức bi tráng: bi thương và hùng tráng. 1. Cái “bi” trong thơ kháng Mỹ: Đất nước Việt Nam ba mươi năm chiến tranh (1945-1975), ba mươi năm khói bom, lửa đạn…lắm vinh quang, hào hùng song cũng đầy mất mát, thương đau, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1955-1975). Và dẫu biết rằng văn học luôn là tấm gương phản chiếu hiện thực, nhưng do đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà nội dung phản ánh đã không được trọn vẹn đầy đủ. Tính chất ngợi ca, tuyên truyền, cổ động trở thành yếu tố chi phối toàn bộ quá trình sáng tác của các cây bút suốt cả một thời gian dài khi ấy. Và người đọc hôm nay chợt hiểu ra rằng, thơ ca kháng chiến đâu chỉ có niềm vui bởi trong phạm trù thẩm mỹ thì bên cạnh cái “hùng” luôn luôn có cái “bi” cùng tồn tại. Cái “bi” chính là ở những đau thương mất mát, ở hiện thực tàn khốc của cuộc chiến tranh không gì bù đắp nổi. Một hiện thực làm người ta phải rợn người nhưng cũng vô vàn đau thương. Đó là: “Nhô nhúc- trời ơi- một khối người Như nhau, không biết một ngày vui Đây một thân rơi thành xác chết Hàng ngàn thây khác nối nhau rơi Ngổn ngang xương lạnh đầy ao huyết Giữa lúc tầng cao, dội tiếng cười” (Những hầm người) Trang 2 Càng ngày bọn giặc càng tinh vi và độc ác hơn: “Thằng Mỹ xưa cho bom Giờ cho máy chém siêu linh hồn Xương người xây trắng dinh Ngô ở Máu người thắp đỏ ở phố U- ôn” (Ngô thuốc độc ngợi ca máy chém- Chế Lan Viên) Xác người chất chồng lên nhau tạo khối, máu đổ xương rơi, ngàn thây chất đống. Họ đã nằm xuống mảnh đất quê hương “không biết một ngày vui” giữa tiếng cười nham nhở và dã man của quân thù. Và cứ thế chiến tranh vẫn cứ kéo dài “ở đây vẫn bom đạn ngày đêm cháy khét, vẫn thuốc độc rải chết vàng cỏ cây”. Điều đáng nói ở đây là xưa nay, trong văn học viết về đề tài chiến tranh, sự hy sinh mất mát (nếu có nhắc đến) thường là rơi vào những người lính những người trực tiếp ra chiến trường vì “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Xưa nay chinh chiến mấy ai về). Đã có biết bao con người ra đi vì lý tưởng, vì tình yêu quê hương đất nước, vì hạnh phúc tự do của chính mình và những người thân yêu nhưng rồi phải gửi thân nằm lại nơi đất ẩm… “Một sườn núi xanh, Một nấm mồ nằm trong bát ngát,” (Vô danh –1962- Chính Hữu) Những con người đã từng có tên có tuổi, vậy mà khi ngã xuống nơi chiến trường ác liệt chỉ có một nấm mồ đắp vội, để rồi không còn ai biết đến sự tồn tại của họ, những cái chết chưa được gọi tên… Nhưng đã có những nhà thơ đã phản ánh rất thật sự khốc liệt của chiến tranh, không chỉ lính mới hy sinh mà còn có những cái chết vô tội. Hiện thực chiến tranh khốc liệt như vậy đó nó không tha cho ai cả, không từ chối sinh mạng của một ai hết dù đó là những em bé vô tội, những bà mẹ vô can. Bàng hoàng và xót xa trong “Gặp nhau”: “Mẹ tôi giặc hiếp trong đồn Em bé giặc đâm vứt xuống sông” Hay sự ra đi của một sinh linh nhỏ bé: “ Ngã xuống em nằm Trong vũng máu hai mắt mở” (Em bé Duy Xuyên) Cái chết khi hai mắt còn trao tráo mở, em đã chết trong sự ngây thơ khi tuổi đời còn trẻ dại. Một sự sống đang xanh mầm nay đã bị tước bỏ dưới bàn tay tội ác của Đế quốc Mỹ. Tội ác này nối tiếp tội ác kia, chiến tranh – giặc Mỹ đã cướp đi tính mạng con người với những cái chết thảm: “ Nửa đêm chúng vào buồng bắt chị Lôi chị đi, súng gí vào tai Thịt rơi máu chảy đêm dài Trang 3 Ai nghe tiếng chị kêu hoài: “con ơi!” Chị đã chết nhưng thật xót xa hơn khi sự thật là: “Chị là người mẹ bốn con Hỡi ôi thân chị, bụng còn mang thai Còn ba em dại gái trai Bỗng mồ côi mẹ, còn ai bế bồng”. (Chị là người mẹ - Tố Hữu) Chị chết đi, đứa con chưa kịp chào đời cũng không còn, ba đứa trẻ còn lại cũng như bớt đi nửa phần cuộc sống, bởi chúng đã phải “mồ côi”, “không ai bế bồng”. Chúng còn thơ dại, ngây ngô quá có biết gì là chiến tranh ác liệt và vô tình đâu. Chiến tranh loạn lạc, lửa đạn, bom rơi, rồi đời chúng sẽ ra sao, chúng sẽ về đâu hay lại cùng chung số phận với mẹ và em chúng. Bởi Đế quốc Mỹ quá tàn nhẫn và ác ôn: “ Bắn cả trẻ thơ Giết người tàn tật Làm nhục các mẹ già Bom đạn dội ngày đêm nhà thương trường học” (Ngày mùa thu đưa con lớn đi học – Nguyên Hồng) Bọn giặc – chúng giết người đâu gớm tay bởi chúng làm gì có nhân tính, đến nỗi: “ Chúng đã dùng bom phốt pho Nổ ngang người và cháy thiêu đến nước … Chúng không chừa đến em còn ẵm ngửa Nên cố nhằm vào những khu phố đông dân”. (Hà Nội chúng ta – Trinh Đường 1966) Thảm nhất là hai mạng người mà ba cái chết: “Nhưng một đêm mưa ướt bãi cồn Lính về lính trói cả hai con Máu con đỏ cát đường thôn lạnh Bóng mẹ ngồi trông vọng nước non” (Mẹ Tơm- Tố Hữu) Bên cạnh những cảnh tượng rợn người đầy tội ác ấy, những cái chết đáng thương vô tội ấy, là sự ra đi của những người con gái, những người ở hậu phương mà tưởng chừng ở quê nhà họ có thể sống bình yên, không bị cái chết rình rập. Nhưng thật có ai ngờ: “ Giặc bắn em rồi, quăng mất xác …. Đau xé lòng anh chết nửa con người” (Quê hương – Giang Nam ) Hay nỗi niềm chan chứa của Vũ Cao trước sự ra đi của người mình yêu: Trang 4 Mới tới đầu ao tin sét đánh Giặc giết em rồi dưới gốc thông” (Núi Đôi ) Lịch sử đã chứng mình rằng nơi nào có chiến tranh thì nơi có máu và nước mắt. Thật vậy, chiến tranh thổi tung những cuộc đời, những số phận như cơn gió cuốn những chiếc lá vàng. Chúng biến những cuộc tình tươi đẹp thành những khúc bi ca. Cùng chung tâm trạng xót thương ấy của Giang Nam và Vũ Cao, trước đó trong kháng chiến chống Pháp ta cũng bắt gặp Hữu Loan khóc cho người vợ của mình (Lê Đỗ Thị Ninh): “Nhưng không chết Người trai khói lửa Mà chết Người gái nhỏ hậu phương” (Màu tím hoa sim- 1949) Qua những cái chết đau thương ấy, ta càng thấy tội ác của lũ giặc như nhân lên gấp bội. Vì ai mà gia đình ly tán, bạn bè xa nhau, tang thương chết chóc khắp nơi? Gây ra cảnh bi thương này nối tiếp bi thương khác, nỗi đau này lại nối tiếp nỗi đau kia. Vì thế không có tội ác nào lớn bằng tội ác chiến tranh, không có nỗi đau nào lớn bằng nỗi đau mất đi người thân yêu nhất. Chiến tranh không chừa một ai. Nó cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người. Còn số người thương vong thì không bao giờ đếm xuể. Nó cũng không chừa một ai dù là người già hay trẻ con, dù là người ngoài mặt trận hay kẻ ở hậu phương. Đúng vậy, chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi ấy của chiến tranh thôi nhưng đã gây ra một thảm cảnh đau thương không thể nào quên: “Biết không anh? Giông Keo, Giồng Trôm Thảm lắm anh à. Lũ ác ôn Giết cả trăm người trong một sáng Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn” (Tố Hữu) Chỉ có “trong một sáng” thôi nhưng lũ khát máu người ấy đã “giết cả trăm người”. Đó mới chỉ có một nơi mà tác giả ghi lại được cảnh tàn sát dã man của quân giặc , và còn có nhiều nơi khác nữa với vô vàn cái chết đang diễn ra. Đau đớn hơn là quân địch đã thể hiện sự hèn hạ của mình khi giết cả những chị đang mang thai, những em nhỏ ngây thơ và những cụ già: “Có những ông già, nó khảo tra Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà. Có chị gần sinh, không chịu nhục Lấy vồ, nó đập vọt thai ra. …. Có em nhỏ nghịch, ra xem giặc Nó bắt vô vườn, trói gốc cau Trang 5 Nó đốt, nó cười,… em nhỏ hét “Má ơi, nóng quá, cứu con mau” (Lá thư Bến Tre 1962– Tố Hữu) Cụ già vì “không khai” nên đã bị “nó chém”, còn chị gần sinh con nhưng vì “không chịu nhục” nên đã bị chúng “ lấy vồ nó đập” đến nỗi “vọt thai ra”, và em bé vì sự tò mò ngây thơ “ra xem giặc” mà bị “nó đốt”. Còn đối với thanh niên thì bọn chúng giết “ác quá chừng”, “hai sáu đầu trai bêu cọc sắt ”. Tội ác của giặc không thể nào kể hết cũng như lòng căm thù của người dân cũng không khi nào nguôi. Bọn giặc ác ôn quá chừng, chúng nó giết một cụ già, một sinh linh bé nhỏ chưa được nhìn thấy mặt mẹ, chưa được nghe tiếng cha và chưa được đón nhận ánh bình minh. Chúng cướp đi mạng sống của người mẹ khi chưa biết con mình là trai hay là gái. Chúng cười trên nỗi đau đớn của một em nhỏ đang gào thét… Những thanh niên ấy chết đi nhưng lòng căm thù như ngọn lửa ngùn ngụt đến nỗi “ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng”. Đôi mắt ấy như đe dọa bọn cướp nước, như tạc vào sông núi về một thời tội ác của quân giặc, đôi mắt ấy như thể nhắn nhủ với người còn sống là phải đuổi hết giặc ra khỏi đất nước ta. Có biết bao nhiêu người đã ngã xuống nhưng với hình thức khác nhau, có người chết chém, chết vì súng, chết cháy… và đến đây nhà thơ Tố Hữu cho chúng ta thấy được cảnh tượng tang thương diễn ra trong nhà tù Miền Nam . Hàng nghìn cái chết vì “nắm cơm thuốc độc” để rồi đến tận bây giờ vẫn không ngừng vùng vẫy: “Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết Cả nghìn người trong một trại giam Của một nhà tù lớn: Miền Nam ! Hãy nghe tiếng của nghìn cái xác Không chịu chết, vạch trời kêu tội ác!” (Thù muôn đời muôn kiếp không tan 1959– Tố Hữu) Chẳng những bị bắt vào nhà lao, bị tra tấn cùng cực tưởng đâu có hy vọng một ngày nào đó thoát chết để trả thù, nhưng nào ngờ “chúng tôi chết, chết quay lăn lóc” bởi vì “đứt ruột đứt gan, nắm cơm thuốc độc”. Họ đã chết trong “một ngày bi thiết” nhưng mối thù này họ mãi mang theo và những người đó “không sống nữa nhưng không chịu chết” bởi vì “thù muôn đời, muôn kiếp không tan”. Người dân ta dẫu phải chết cũng chết cho hiên ngang, chết cho trong sạch, những con người đón nhận cái chết một cách tự nguyện “vẫn cam”, miễn sao “tất cả một nói một lời: giải phóng!”. Chính vì lẽ đó mà họ phải “vạch trời kêu tội ác!”. Hàng nghìn con người ấy, hàng nghìn cái chết ấy tuy “chết rục chết mòn, vắng bặt tăm hơi” nhưng đã để lại trong lòng người những cảm xúc xót xa, sự tiếc thương và không khỏi căm thù bè lũ cướp nước, căm giận bọn giết người không ghê tay với hàng ngàn kiểu giết người khác nhau. Trang 6 Vì mục đích cướp nước ta mà bọn Mỹ không tha người nào, không chừa nơi nào và những nơi linh thiêng chúng cũng không tha.Vì thế ngay cả cửa Phật cũng rơi vào cảnh “dầu sôi lửa bỏng”: “Ôi cửa Phật cũng dầu sôi lửa bỏng Dẫu thiêu mình làm đuốc,vẫn cam” (Miền Nam 1963– Tố Hữu) Một cách ngẫu nhiên, những câu thơ không chỉ làm tê tái thương yêu tâm hồn thi sĩ về một thời yêu thương của dân tộc, hơn thế, còn làm tím cả cõi lòng của những người đang sống hôm nay. Đau đớn thay cái chết của những người dân vô tội, phũ phàng thay cho chiến tranh tàn ác! Chúng đã hủy diệt nhân dân và đất nước Việt Nam ta. Và ta nghe trong câu thơ, không đơn thuần chỉ là nhắc lại một hiện thực khốc liệt của thời chiến nữa, mà đọng lại là cả một tâm tình, một tiếng lòng chua xót, một tiếng khóc nghẹn ngào… của mỗi nhà thơ trước cái chết của nhân vật. Trước hết là tiếng lòng đau đớn, chua xót : “Ôi đứt ruột! xé gan! Ở đây máu thịt chúng ta bị đâm chém từng ngày từng giờ” (Những người Phú Lợi) Ở đây vẫn: “Roi quằn thịt đổ máu rơi Rừng cao su béo là xương máu người” (Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi) Và bởi chiến tranh đã tạo bao sự chia ly, mất mát, mẹ mất con, vợ mất chồng, bạn bè xa nhau không ngày tái ngộ. Một sự thật đau thương và xót xa như vẫn đang hiện ra trước mắt, tai ta như đang nghe tiếng khóc từ xưa vọng về: “…Một mẹ già Lửa bom làm sém tóc Nước mắt ráo khô trước cỗ quan tài Hết Gia Lâm rồi Nguyễn Thiệp đính băng tang Lửa tội ác lại trùm lên Văn Điển…” (Hà Nội chúng ta – Trịnh Đường) Họ đã hy sinh để lại một thân mẹ già với dải băng tang đội con trong giờ “lửa bom làm sém tóc”, người đầu bạc khóc kẻ đầu xanh tha thiết và cảm động. Những chiến sĩ, những người sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt của bất cứ cuộc chiến tranh nào họ cũng muốn hy sinh cho đồng đội của mình sống. Chính vì coi bạn bè, đồng đội như thân mình nên khi mất đi một người họ cảm thấy đau đớn như đứt từng khúc ruột của mình. Những tiếng kêu thảm thiết ấy như từ ngày xưa đang vọng về : "Em ở đâu hỡi Cúc Đồng đội tìm em Đũa găm, cơm úp Trang 7 Gọi em Gào em Khản cổ cả rồi Cúc ơi… ời… ơi" (Cúc ơi – Yến Thanh) Bài thơ được sáng tác năm 1968, viết về người con gái anh hùng, hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, bị vùi sâu dưới hố bom tàn khốc, để lại cho đồng đội một niềm thương cảm khôn nguôi. Nếu nói điều tốt đẹp duy nhất mà chiến tranh mang lại thì đó là gắn kết những con người trên chiến trường lại với nhau. Họ cùng nhau sống, cùng nhau chiến đấu, cùng nhau sẻ chia những buồn vui và thậm chí sẵn sàng hi sinh cho nhau. Họ trao cho nhau những tình cảm thân thiết, chân thành, yêu thương nhau như anh em ruột thịt. Chính vì vậy, khi một ai hi sinh, họ cũng đau đớn như vừa mất đi những người thân của mình. Tiếng khóc như xé lòng và quá thảm thiết của mẹ xa con, của tình đồng đội – sự mất mát khó bù đắp. Và trong chiến tranh, ta còn nghe được những tâm tình của biết bao cuộc tình đẹp đã bị giẫm nát. Những đôi trai gái yêu nhau nhưng lại không thể đến được với nhau vì bị chia cắt bởi cái chết, bởi chiến tranh. Kẻ ra đi, người ở lại cũng mất nửa tâm hồn: “Anh mất em như mất nửa cuộc đời Nỗi đau anh không thể nói bằng lời Một ngọn lửa thâm trầm âm ỉ cháy Những viên đạn quân thù bắn em, trong lòng anh sâu xoáy Anh bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi Như bỗng tắt vầng mặt trời hạnh phúc.” (Bài thơ về hạnh phúc 1969– Bùi Minh Quốc) Chiến tranh gắn liền với tình yêu, những mối tình đằm thắm sẽ là động lực giúp họ vững bước trong sự nghiệp chiến đấu của họ. Tiếp thêm sức mạnh cho họ thực hiện lý tưởng của mình. Niềm hạnh phúc mong manh ấy cũng bị “những con người thú” (Miền Nam – Tố Hữu) ấy chôn vùi. Khiến cho họ đau đớn đến “bàng hoàng như ngỡ trái tim rơi”. Chiến tranh mà, chẳng ai nói trước được gì cả. Mới ngày hôm qua thôi hai đứa còn ngồi bên nhau, cùng nhau nói chuyện về cuộc kháng chiến, cùng nhau tính chuyện sau ngày độc lập. Thế mà: “(…)Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích em ơi! Đau xé lòng anh chết nửa con người” (Quê hương – Giang Nam) Trang 8 Khi chiến đấu trên chiến trường ác liệt, nguồn động viên lớn nhất của người chiến sĩ chính là ngày trở về để gặp lại người yêu, người thân và gia đình. Những đôi vợ chồng, họ yêu nhau, họ yêu đất nước, họ cùng nhau chiến đấu vì họ cùng một chí hướng, để rồi khi hy sinh mà không được nhìn thấy nhau, không được gặp nhau lần cuối. Nỗi bi thương cùng ai cho hết, chỉ biết đau đớn, gào khóc trong tận cõi lòng. Chiến tranh thảm khốc, đi không hẹn ngày về và đã trở thành nỗi ám ảnh, luôn thao thức trong lòng người dân: “Chúng ta ăn sao được ngủ sao yên Khi lũ giết người chưa bị lôi ra hỏi tội Chúng ta vui sao được với chồng với vợ với con Khi lũ giết người chưa bị lôi ra hỏi tội” (Gửi các anh chị trong tù Miền Nam ) Và vì thế tận sâu trong những con người của một đất nước luôn bị chiến tranh đe dọa, cuộc sống luôn bị ám ảnh ấy là những câu hỏi và nỗi niềm thổn thức : “Vì đâu mất nước tan nhà Trẻ thơ mất bố, mẹ già mất con?” (Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi) Và người người oán than: “Thắp hương con cháu khóc Đòi mạng oan hồn cười” (Chuyện cũ dân lèn – Nguyễn Trọng Oánh) Chiến tranh – giặc Mỹ đã đem đến cho nhân dân ta vô vàn tai họa và mất mát. Và chính bởi đi sâu vào “mặt trái” của cuộc chiến mà đã có một thời, có thi phẩm bị cấm không được tuyên truyền rộng rãi đối với người đọc hay người ta lại ngại nhắc đến. Do cực đoan, phiến diện nên một thời chúng ta cho rằng những bài thơ viết về nỗi đau, sự hy sinh, mất mát là bi lụy, làm hạn chế lại dòng vận động của lịch sử hào hùng, làm suy giảm tinh thần chiến đấu chống giặc. Nhưng cái “bi” trong thời kỳ này (55 – 75) không phải là cái mơ hồ, luẩn quẩn, bế tắc của các thi nhân trong phong trào Thơ Mới mà là cái buồn tích cực của thời kỳ cách mạng. Họ đã hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa chứ không mơ hồ sa ngã để rồi bế tắc. Tuy mang âm hưởng buồn, chất chứa niềm đau, sự xót xa, bi thương ấy nhưng cái “bi” thời này vẫn ánh lên niềm tin yêu, hy vọng sống và lòng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đồng thời qua những cái chết của những con người vô tội ấy đã ghi lại bản án tố cáo tội ác dã man của bọn Đế Quốc cướp nước. Chúng giết người không gớm tay, không chừa thủ đoạn “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Và như Nguyên Hồng đã từng miêu tả: “Chúng luyện tay người moi gan moi mật Chúng luyện hồn người đói thịt cuồng dâm” (Ngày mùa thu đưa con lớn đi học) 2. Cái “tráng” trong thơ kháng Mỹ: Trang 9 Bên cạnh khúc ca về những cái chết bi thương, phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh thì thơ ca trong giai đoạn này còn lấy những tấm gương anh dũng, những cái chết đã trở thành bất tử trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc làm chất liệu và nguồn cảm hứng. Đó là những vần thơ viết về cái chết với cảm thức hùng tráng - những cái chết mà trong nó hiện tồn sự sống bất diệt. Trong “khúc ca bi tráng” về một thời khói lửa ấy ta bắt gặp gương mặt của những người con của quê hương đã không tiếc tuổi thanh xuân lên đường chiến đấu và hy sinh để dành lấy hòa bình, sự sống cho mảnh đất quê nhà yêu dấu. Họ đã chết để ý chí, tinh thần và tinh yêu của họ sống mãi với thời gian với thơ ca và trong lòng người. “Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi bài ca Có con người như chân lí sinh ra” (Hãy nhớ lấy lời tôi, Tố Hữu) Sống quả cảmchết kiên cường, những chiến sĩ ấy để lại cho thơ những tượng đài vĩnh cửu cùng thời gian. Hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ, khi bị giặc hành quyết, để cứu một con đường, mở lối cho đồng đội, che chắn cho các đồng chí của mình vượt lên trong trận đánh, hoặc âm thầm ra đi trong cơn bệnh nghiệt ngã…dù tử thần có xuất hiện với gương mặt nào chăng nữa cũng không làm người chiến sĩ run sợ. “Sợi dây trói thành tro bụi Nhưng tim anh hùng còn đập giữa khói đen Hai ngọn đuốc rùng rùng tiến lại Cái chết đâu làm ta phải yếu hèn” (Bài ca chim Chơ-rao, Thu Bồn) Trái lại, trong bất kỳ hoàn cảnh nào trái tim người chiến sĩ cũng chỉ hướng về quê hương, về Tổ Quốc để rồi chính cái chết của họ làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Chúng phải quỳ gối quy hàng trước sự anh dũng, kiên cường, trước cái chết mà vẫn trong tư thế tiến công của người lính kiêu hùng. “Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công.” (Dáng đứng Việt Nam , Lê Anh Xuân) Và chúng không dám nhìn vào ngôi mộ của người cộng sản mà chính tay chúng đã giết hại bởi trên đó những đóa hoa hồng đỏ nở rộ như màu máu của người anh hùng thám vào lòng đất nuôi sống cây cỏ quê hương, tâm hồn linh thiêng đang sống dậy đợi phút báo thù: “Mộ anh trên đồi cao Trang 10 [...]... cái chết có nhiều sắc thái và ý nghĩa của nó: có cái chết tầm thường lại có cái chết cao cả, có cái chết nhẹ nhàng lại có cái chết khốc liệt… Đứng trước cái chết, người ta bộc lộ mình thật nhất, đầy đủ nhất Đứng trước cái chết, người chiến sĩ đã thể hiện tinh thần bất khuất và ý chí không gì có thể đàn áp được “Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta như vợi như chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết. .. hiện hơi thở của thời đại lúc bấy giờ Đó là nỗi đau cô độc của sự mất mát, tinh thần kiên liệt trước mặt quân thù và một chút lãng mạn của anh lính cụ Hồ IV Kết luận: Cái chết như một hình ảnh, một biểu tượng được sử dụng nhiều trong thơ kháng Mỹ Nhiều cái chết được nhà thơ miêu tả như một sự thật lịch sử: chết đứng, chết mất xác, chết về mặt tinh thần, chết “hục”…Tất cái những cái chết đó hoà quyện... Nam Ngoài ra cảm hứng lãng mạn cũng được sử dụng nhiều để miêu tả về cái chết Nổi bật nhất trong cảm hứng lãng mạn là hình ảnh thiên nhiên Cảm thức về cái chết được thiên nhiên hoà điệu để cất lên tiếng bi thương ai oán nhưng không bi luỵ Mà ngược lại nó biến lòng căm thù trong lòng dân tộc thành nguồn sức mạnh tranh đấu và xây dựng nên một thế hệ dân tộc Việt nam bình thản chấp nhận cái chết để làm... (Dáng đứng Việt Nam ) 3 Cảm thức bi tráng về cái chết của lãnh tụ: Cái chết của Bác Hồ như một con dốc khiến bánh xe lịch sử của dân tộc Việt Nam khựng lại Nhưng sau khi vượt qua được con dốc nó lại phóng nhanh hơn về phía trước, về thắng lợi của “cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại” Cái chết của Bác bi thương (tất nhiên) nhưng nó cũng bi tráng Bi thương vì nó gây một cơn chấn động về tinh thần trong lòng... lòng không dám khóc nhiều” (Bác ơi- Tố Hữu) Sau cái chết là sự sống - đó là lẽ biến hóa và trường tồn của vạn vật Nhưng với cái chết của Bác Hồ – thì đó là một sự sống sinh sôi, đến thành trùng điệp Đó là một cái chết đầy bi thương và hùng tráng Cái chết đó buộc dân tộc Việt Nam bơi qua dòng Trang 23 sông nước mắt để khẳng định lại vai trò của mình Cái chết của Người như tấm thân che chở cho những cơn... họ đã tạo nên hình hài của tổ quốc, đã tạo nên những vần thơ về một thời kháng chiến đau thương mà rất đỗi hào hùng Sự sống và cái chết tiếp nối nhau, quấn quýt nhau: cái chết bắt nguồn từ tinh yêu sự sống -chết cho những người thân yêu được sống và những người sống sống mạnh mẽ, kiên cường hơn vì sự hy sinh anh dũng ấy Chính vì thế cái chết ở đây không phải là sự mất mát mà là sựu hóa thân vào tạo... ngã trước nỗi đau quá lớn Chính vì vậy cái chết của Bác được nhiều nhà thơ nhắc đến như một nguồn sức mạnh khổng lồ được khơi dậy trong lòng mỗi người Việt Nam Cái chết của Bác rất hùng tráng, mang tầm vóc sử thi nhưng không kém phần lãng mạn Cái chết của lãnh tụ gây một vết thương to lớn trong lòng dân tộc Cái chết đó bi thương nhưng không hề bi lụy Đó là cái chết mang trong mình đau thương mất mát... tộc Đó là cái chết nhưng từ cái chết ấy đâm chồi lên một nụ tầm xuân Nụ tầm xuân bung nở ra niềm tin, sức mạnh và soi sáng con đường mà cả dân tộc đang hướng tới Mượn hình ảnh hồi xuân, sinh sôi nảy nở của mùa xuân để nói về cái chết của Bác tác giả Trang 21 muốn nhấn mạnh đến vai trò cũng như vị trí của Bác trong lòng dân tộc Người là kết tinh của đất trời, là mùa xuân của nhân loại: Cái chết/ mở/sinh/nhân/chồi... trước họ, cái chết thất bại hoàn toàn Cái chết cúi gục đầu Cuộc đời xanh tuổi trẻ Ngày đêm ta bên nhau Những ngày đêm chiến đấu” (Ngày và đêm, Bùi Công Minh) Cái chết phải khuất phục trước con người, sinh thể không cưỡng lại được cái chết nhưng ý chí của họ thì không gì có thể hủy hoại được Bởi vì đó là những con người sống tràn đầy lý tưởng và niềm tin: Má ơi đừng buồn Em ơi hãy nín Sống chết vinh... tim Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng Nỗi đau vô tận thời gian Nhớ thương nhưng chớ lệ tràn đẫm mi (Thu Bồn) Cái chết của Bác chỉ là cái chết về thể xác còn tinh thần thì mãi mãi đồng hành cùng dân tộc: “Và ta yên tâm đi trên trái đất này Có Bác bên mình, có Bác đâu đây.” (Thấm trong Di chúc- Vũ Quầng Phương) Trang 22 Tiếng khóc bao quanh cái chết của Bác tạo thành ánh hào quang đau thương, là khói . vào cái bóng mờ ảo của cái chết chứ chưa thấy rõ nó ra sao. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Cảm thức bi tráng về cái chết về cái chết trong thơ kháng. văn chương, cái chết có nhiều sắc thái và ý nghĩa của nó: có cái chết tầm thường lại có cái chết cao cả, có cái chết nhẹ nhàng lại có cái chết khốc liệt…

Ngày đăng: 08/11/2013, 01:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan