THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

36 482 0
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quảnchi phí sản xuất giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Thép Việt Nam Cũng như các đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh khác, đối với các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam, chi phí sản xuất giá thành sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài, tác giả lựa chọn số liệu của Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, Công ty Thép Thủ Đức Công ty Thép Biên Hoà làm ví dụ minh hoạ. Đây là ba Công ty sản xuất thép xây dựng đại diện cho khối sản xuất thép xây dựng ở trụ sở phía Nam. Các Công ty sản xuất theo dự toán được Phòng Kế hoạch Kinh doanh lập đầu năm. Căn cứ theo nhu cầu thị trường năng lực sản xuất của công ty mà hàng tháng, hàng quý hoặc sáu tháng một, bộ phận lập dự toán sẽ điều chỉnh dự toán sản xuất cho phù hợp. Ba Công ty trên đều tiến hành quá trình sản xuất thép theo Quy trình công nghệ sản xuất ngắn. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục chia làm hai công đoạn chính: công đoạn thứ nhất là từ các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực ban đầu cho đến khi tạo ra bán thành phẩm là phôi (hay còn gọi là sản phẩm thỏi); công đoạn thứ hai tiếp tục lấy phôi (chính là bán thành phẩm tạo ra từ công đoạn trước) làm nguyên liệu chính, kết hợp với các vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực để sản xuất ra các sản phẩm thép (thành phẩm) cuối cùng. Chi phí sản xuất thép có đặc điểm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn, từ 80%-90% tổng chi phí sản xuất. Sản xuất thép cũng mang tính đặc thù riêng của ngành. Trong quá trình sản xuất, người công nhân phải tiếp xúc với môi trường làm việc độc hại, bởi vậy, việc chi trả cho công nhân trực tiếp sản xuất cũng như nhân viên phân xưởng phải có chế độ phụ cấp độc hại, đảm bảo an toàn lao động bù đắp hao phí sức lao động. Chi phí sản xuất giá thành sản phẩm được phân loại, xác định đối tượng tập hợp phương pháp hạch toán như sau: 2.1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất giá thành sản phẩm Qua khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam, chi phí sản xuất chủ yếu được phân loại theo mục đích công dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân theo các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một trong các khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu . được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên liệu này được xuất từ kho ra để sử dụng hoặc được mua đưa vào sử dụng ngay. b) Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về các khoản tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, tiền lương làm thêm giờ, phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ, lương khoán gọn cho công nhân, tiền ăn ca .; các khoản trích theo lương như Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Kinh phí Công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. c) Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng. Đó là các khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài chi phí khác. * Tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, chi phí sản xuất được phân loại như sau: - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm có + Chi phí nguyên vật liệu chính: là yếu tố chính cấu thành nên sản phẩm. Nguyên vật liệu chính bao gồm sắt phế liệu (có thể tập hợp từ nguồn sắt phế trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài), gang phế liệu, gang thỏi (thu mua từ các nguồn ở bên ngoài hoặc tại các Công ty thành viên trực thuộc Tổng Công ty), Fero Mangan, Fero Silic, Silicon Mangan, một số phế liệu khác. + Chi phí vật liệu phụ: bao gồm các vật liệu không trực tiếp dùng để cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng chúng lại có tác dụng nhất định phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm. Vật liệu phụ bao gồm: vật liệu chịu lửa (có 3 loại sử dụng chính là gạch chịu lửa ngoại, gạch chịu lửa nội hỗn hợp đầm lò), Oxy, vôi nung, một số vật liệu phụ khác. + Chi phí về nhiên liệu: nhiên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm là than điện Trung Quốc, dầu FO, Gaz. + Chi phí về động lực: để tiến hành sản xuất thì các bộ phận đều phải sử dụng điện nước. Đây là hai động lực quan trọng đối với toàn bộ quá trình sản xuất. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp đối với quá trình sản xuất sản phẩm thép bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản trích theo lương như Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Kinh phí Công đoàn, phụ cấp độc hại tiền ăn ca. Các khoản trích theo lương được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước: trích 15% bảo hiểm xã hội, 2% bảo hiểm y tế, 2% kinh phí công đoàn trên lương cơ bản. - Khoản mục chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung trong quá trình sản xuất thép gồm có Chi phí nhân viên phân xưởng: là chi phí tiền lương của nhân viên làm việc trong các phân xưởng, tiền ăn ca phụ cấp độc hại của nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liệu: là các chi phí về vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm, gồm có vật liệu phụ một số vật liệu khác. Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: là các chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong các phân xưởng sản xuất. Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng sản xuất phục vụ quá trình sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí về thuê ngoài, điện thoại, các dịch vụ mua từ các đơn vị nội bộ hoặc từ bên ngoài như chi phí vận chuyển, chi phí sửa chữa khác. Chi phí khác: là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ… * Tại các Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, giá thành sản phẩm được phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. + Giá thành sản xuất: phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh tại các phân xưởng, qua các giai đoạn sản xuất để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng. + Giá thành toàn bộ: phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (bao gồm cả chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí tài chính liên quan). 2.1.1.2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của đơn vị, tính chất sản phẩm cũng như đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đối tượng tính giá thành sản phẩm. a) Đối tượng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Đối với loại hình sản xuất sản phẩm truyền thống: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thép là quy trình công nghệ sản xuất liên tục, sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất trong quá trình sản xuất có tạo ra bán thành phẩm. Hàng tháng, các sản phẩm này đều được sản xuất với số lượng lớn, nhiều chủng loại. Mặt khác, các Công ty đều tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng nên các Công ty đều xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại các Công ty Thép thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam là từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất từng phân xưởng sản xuất. Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã được xác định như trên, kế toán áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp: Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm (hoặc nhóm sản phẩm cùng loại): theo phương pháp này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến sản phẩm nào thì hạch toán trực tiếp cho sản phẩm đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí nhân công trực tiếp chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều sản phẩm, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng sản phẩm theo các tiêu thức phân bổ thích hợp, thường được phân bổ theo sản lượng sản xuất. Ví dụ tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, đối với sản phẩm thép cuộn φ 6 (Biểu số 2.24 – Báo cáo giá thành nhóm thép cán – tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ): + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được là: 20.949.693.078đ Trong đó: Chi phí nguyên vật liệu chính là 20.047.272.351đ Chi phí vật liệu phụ là 151.608.041đ Chi phí về nhiên liệu là 497.963.921đ Chi phí về động lực là 252.848.765đ + Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm thép cuộn φ6 là (Biểu số 2.14 – Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp – tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ): 2.511,823 x 1.002.145.177 = 140.306.498đ 17.940,806 + Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm thép cuộn φ6 là (Biểu số 2.17 – Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung – tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ): 2.511,823 x 4.943.363.467 = 692.101.306đ 17.940,806 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công đoạn sản xuất, theo phân xưởng sản xuất: việc tập hợp các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tương tự như phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, chỉ khác đối tượng tập hợp là theo công đoạn sản xuất phân xưởng sản xuất. Ví dụ tại Công ty thép tấm lá Phú Mỹ, kế toán tập hợp chi phí phát sinh theo công đoạn sản xuất như sau: Đối với công đoạn sản xuất sản phẩm thỏi: (Biểu số 2.21: Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm thỏi – tháng 8/2007 – Công ty thép tấm lá Phú Mỹ) - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh là: 195.277.824.391đ - Chi phí nhân công trực tiếp là: 1.553.579.144đ - Chi phí sản xuất chung là: 13.615.118.280đ - Tổng chi phí sản xuất sản phẩm thỏi trong tháng là: 210.446.521.815đ Đối với công đoạn sản xuất sản phẩm thép: (Biểu số 2.24: Báo cáo giá thành nhóm thép cán – tháng 8/2007 – Công ty thép tấm lá Phú Mỹ) - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: 150.456.425.296đ - Chi phí nhân công trực tiếp là: 1.002.145.177đ - Chi phí sản xuất chung là: 4.943.363.467đ - Tổng chi phí sản xuất sản phẩm thỏi trong tháng là: 156.401.933.940đ b) Đối tượng phương pháp tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là liên tục, sản phẩm hoàn thành phải trải qua các công đoạn sản xuất, nên các Công ty đều xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm hoàn thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm được các Công ty xác định là từng tháng. Trong trường hợp nhận đặt hàng theo những đơn đặt hàng lớn thì kỳ tính giá thành được xác định khi sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc sản phẩm được bàn giao cho khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, bán thành phẩm tạo ra của bước trước là đối tượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau Công ty xác định phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Đối với chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Áp dụng đối với sản phẩm thép, chi phí sản xuất được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí. 2.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 2.1.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm thép (chiếm khoảng 80% đến 90%). Do vậy, việc hạch toán chính xác đầy đủ khoản mục chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá thành sản phẩm cuối cùng. Các Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp khai thường xuyên, sử dụng tài khoản 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất. Các chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu gồm có: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng NVL xuất dùng, Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ (CCDC) . Ở công đoạn sản xuất thép cán, đối với mỗi loại sản phẩm, kế toán lại mở tài khoản chi phí nguyên vật liệu chi tiết theo dõi. Ví dụ như ở Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, Tài khoản 621 được mở chi tiết theo dõi cho từng sản phẩm như: + TK 621.1-CPNVLTT Thép cuộn TK 621.11-CPNVLTT Thép cuộn φ6 TK 621.12-CPNVLTT Thép cuộn φ8 TK 621.13-CPNVLTT Thép φ khác + TK 621.2-CPNVLTT Thép tròn trơn TK 621.21-CPNVLTT Thép tròn trơn φ10-φ16 TK 621.22-CPNVLTT Thép tròn trơn >=φ17 . Theo kế hoạch sản xuất dự toán sản xuất, Công ty chủ động chuẩn bị toàn bộ nguyên vật liệu chính vật liệu phụ cho sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu xuất dùng để sản xuất sản phẩm. Khi có kế hoạch sản xuất, thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu theo Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm điều chuyển nội bộ hay Phiếu xuất NVL theo hạn mức. Nguyên vật liệu có thể được xuất lưu chuyển sản xuất trong nội bộ, xuất điều động (điều động sản xuất hoặc điều động kinh doanh) hay xuất bán ngoài. Nguyên vật liệu mua qua kho Công ty, các doanh nghiệp hạch toán trên TK 152, trên cơ sở đó xác định giá vốn thực tế vật liệu xuất kho dùng cho từng đối tượng hạch toán vào TK 621 trên các Bảng biểu, sổ sách. Nguyên vật liệu mua về dù xuất dùng ngay cho sản xuất hay nhập kho, kế toán theo dõi nguyên vật liệu tại các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam vẫn hạch toán trên sổ kế toán qua TK 152. Khi có kế hoạch sản xuất, thủ kho tiến hành xuất kho nguyên vật liệu theo định mức nguyên vật liệu đã lập. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản xuất thép chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất. Vì vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu hết sức quan trọng. Việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu phụ thuộc mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý yếu tố người lao động trực tiếp sản xuất. Bên cạnh đó thì việc xác định giá vốn thực tế nguyên vật liệu cũng phản ánh tính trung thực, hợp lý của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Thực tế, việc quản lý nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn, đó là sự tăng giảm không kiểm soát được mà nguyên nhân có thể là khách quan hoặc chủ quan. Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho tại các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam được tính theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ. Giá thực tế của vật liệu được xác định là giá ghi trên hoá đơn chi phí thu mua. Ví dụ, thép phế các loại xuất dùng trong tháng tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ với số lượng đơn giá như sau (Biểu số 2.06 - Phiếu xuất kho): + Số lượng: 12.859 tấn + Đơn giá: 4.991.618đ/tấn + Trị giá xuất là: 64.187.425.094đ Việc nhập xuất nguyên vật liệu được thể hiện trên các Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho (Biểu số 2.06 - Phiếu xuất kho), Báo cáo sử dụng vật tư (Biểu số 2.07 - Báo cáo sử dụng vật tư tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ) từ các phân xưởng gửi lên để xác định số nguyên vật liệu thực dùng. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng Tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trên cơ sở số liệu tính được trên Bảng xuất vật tư chi tiết cho từng đối tượng sử dụng (Biểu số 2.08 - Bảng xuất nguyên vật liệu chính – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ; Biểu số 2.09 - Bảng xuất vật liệu phụ – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ), kế toán sẽ tổng hợp tính ra trị giá thực tế vật liệu xuất kho. Từ Bảng xuất nguyên vật liệu chính Bảng xuất vật liệu phụ, kế toán sẽ tính ra số nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ xuất dùng cho từng sản phẩm lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ (Biểu số 2.10 -Bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ - tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ). Cuối tháng, kế toán giá thành tập hợp chi phí sản xuất tập hợp số liệu ở Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tháng 8/2007 vào Bảng số 4 - Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng (Biểu số 2.11 - Bảng số 4 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ). Căn cứ số liệu ở Bảng số 4 để vào Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu số 2.12 - Nhật ký chứng từ số 7 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ), từ đó vào Sổ cái tài khoản 621 (Biểu số 2.13 - Sổ cái tài khoản 621 - tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ). Biểu số 2.06 (doc) [...]... 2 Thép cuộn 6 8 1 442.562 8.970.035 (Biểu số 2.24-Phụ lục: Báo cáo giá thành nhóm thép cán – tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ) 2.2 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam Qua quá trình thực tế tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại một số Công ty thuộc Tổng. .. hợp để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nhất định theo lệnh sản xuất, không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ hay cuối kỳ Để tính giá thành sản xuất sản phẩm thỏi, kế toán xác định chi phí sản xuất sản phẩm thỏi theo từng khoản mục bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm thỏi - Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm thỏi - Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm. .. thu hồi giảm trừ chi phí ứng với sản phẩm thỏi (bao gồm trừ thu hồi phế liệu, phế thải… ) Sau đó, kế toán tổng hợp các khoản mục chi phí trên để tính giá thành cho sản phẩm thỏi theo công thức sau: Giá thành sản xuất sản phẩm thỏi = Chi phí NVL trực tiếp sản xuất sản phẩm thỏi + Chi phí NC trực tiếp sản xuất sản phẩm thỏi + Chi phí SXC phân bổ cho sản phẩm thỏi - Thu hồi, giảm trừ chi phí sản phẩm. .. loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí giúp các nhà quản lý biết được tỷ lệ của từng loại chi phí trong giá thành từ đó ra các quyết định về quản lý nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam là phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất thép Từ đó làm cho công tác tập hợp chi. .. đưa vào sản xuất cho đến khi tạo ra bán thành phẩm là phôi (hay còn gọi là sản phẩm thỏi) Giá thành của sản phẩm thỏi được tính theo phương pháp giản đơn Giá thành sản phẩm hoàn thành - = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tuy nhiên, sản phẩm thép có đặc điểm khác so với các loại sản phẩm khác ở chỗ, toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm. .. chi phí sản xuất tính giá thành được chính xác, nhanh chóng, kịp thời; giúp cho công tác kiểm tra, giám sát, quảnchi phí, giá thành được thuận lợi Các Công ty đều vận dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm phù hợp với thực tế phát sinh chi phí, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hệ thống định mức chi phí sản xuất theo từng khoản mục cụ thể Các Công. .. tác hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm của các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam còn tồn tại một số nhược điểm như sau: Thứ nhất, việc hạch toán sản phẩm hỏng, chi phí thiệt hại ngừng sản xuất tại các Công ty hiện nay chưa được thực hiện đúng theo chế độ kế toán hiện hành Các Công ty đều chưa tiến hành theo dõi riêng các khoản chi phí liên quan đến sản phẩm hỏng thiệt hại... 154 – Tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ) các tài khoản liên quan Biểu số 2.20 (doc) 2.1.3 Nội dung, trình tự tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Thép Việt Nam Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp, các Công ty tiến hành tính giá thành sản xuất sản phẩm * Ở Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, chi phí sản xuất được tập hợp thành hai công đoạn chính Công đoạn thứ nhất được tính từ lúc các nguyên... sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế được phản ánh theo từng khoản mục chi phí Chi phí nguyên vật liệu chính Chi phí chế biến bước 1 + Giá trị - = sản phẩm Giá thành bán thành phẩm B1 + dở dang bước 1 Chi phí chế biến bước 2 Giá trị - sản phẩm Giá thành = bán thành phẩm bước 2 dở dang bước 2 Giá trị sản. .. đoạn sản xuất sản phẩm thỏi, cuối tháng kế toán làm bút toán kết chuyển chi phí vào tài khoản 154 như sau: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung Sản phẩm thép được sản xuất qua nhiều công đoạn, trong quá trình sản xuất có tạo ra bán thành phẩm Tuy nhiên, ở mỗi công đoạn sản xuất đều . THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2.1. Thực trạng kế toán. toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí

Ngày đăng: 07/11/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

- Tổng giá thành sản phẩm thép hình trong tháng là: Thép góc     : 14.281.640.386đ - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

ng.

giá thành sản phẩm thép hình trong tháng là: Thép góc : 14.281.640.386đ Xem tại trang 32 của tài liệu.
4 Thép hình Góc 462.138 9.308.833 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

4.

Thép hình Góc 462.138 9.308.833 Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan