HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

37 389 1
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 3.1. Mục tiêu phát triển sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 3.1.1. Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Thép Việt Nam Ngành sản xuất thépViệt Nam đã được Đảng Nhà nước quan tâm xây dựng từ rất sớm. Tổng Công ty thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 255/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ. Từ khi ra đời cho đến nay, Tổng Công ty Thép Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng mà Đảng Nhà nước đã giao phó. Trong 5 năm 1995 - 1999, công tác đầu tư phát triển của Tổng công ty chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cao công suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ vốn công nghệ hiện đại. Đồng thời chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo, Tổng công ty đã phối hợp với Tổ chức JICA - Nhật Bản lập Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nhà máy Thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm tạiTĩnh bằng vốn ODA của Nhật Bản lập các báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi một số dự án khác. Giai đoạn 2000 đến 2004, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2010. Nội dung chính là “phát triển ngành thép trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tiến tới xuất khẩu; đẩy mạnh sản xuất, tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Mục tiêu của ngành Thép đến năm 2010, sản xuất phôi thép tăng bình quân 15%/năm; sản xuất thép cán tăng bình quân 10%/năm. Trong 10 năm (1995 - 2004), Tổng công ty đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Tổng công ty các đơn vị thành viên triển khai thực hiện 157 dự án đầu tư cải tạo đầu tư mới với tổng vốn là 6.600,5 tỷ đồng Cùng với việc triển khai các dự án, Tổng công ty đã nghiên cứu triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi (F/S) báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Pre F/S) một số dự án chuẩn bị cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2006-2010 chuẩn bị cho tương lai. Năng lực sản xuất thép cán năm 2005 của Tổng công ty đạt 1,8 triệu tấn/năm (thép dài 1,6 triệu tấn/năm thép dẹt 205.000 tấn/năm), tăng gấp 4,5 lần so với năm 1995. Năng lực sản xuất phôi thép năm 2005 đạt 1,1 triệu tấn/năm, tăng gấp 3,7 lần so với năm 1995. Cơ cấu chủng loại sản phẩm đã đang được đa dạng hoá, bên cạnh phôi thép thép cán (thép thanh, thép dây), đến năm 2005 Tổng công ty có thêm các sản phẩm mới như thép hình, thép lá, ống thép, vật liệu luyện kim vật liệu xây dựng v.v . Trình độ công nghệ sản xuất, so với thời kỳ năm 1995 đến nay một số nhà máy mới đạt mức tiên tiến trong khu vực thế giới với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Tham gia đảm bảo cung cấp đủ thép xây dựng cho nền kinh tế từng bước xuất khẩu sang một số nước trong khu vực (trước năm 1995 nền kinh tế Việt Nam chủ yếu nhập khẩu thép xây dựng do Tổng công ty Kim khí làm đầu mối); các thương hiệu TISCO (Công ty Gang thép Thái Nguyên), Thép chữ V (Công ty Thép Miền Nam), Thép “MT”, Thép “DN” đạt tiêu chuẩn chất lượng theo ISO 9001:2000, được người tiêu dùng tín nhiệm được tặng Huy chương Vàng, các giải Vàng tại các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao. Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Nghị quyết Trung ương 9, Khoá IX quy hoạch phát triển Tổng công ty theo Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu của Tổng công ty giai đoạn 5 năm 2006 - 2010, cụ thể: 1. Hoàn thành việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2005- 2006 theo Quyết định số 08/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp về cổ phần hoá 5 doanh nghiệp thành viên. 2. Xây dựng Đề án chuyển Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, từng bước xác lập hình thành Tập đoàn Thép Việt Nam, kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất kinh doanh thép làm nền tảng; có các loại hình công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh công ty TNHH. 3. Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, phấn đấu sản lượng thép cán tăng trưởng bình quân 10-15%/năm (thép cán đạt 50% thị phần thép cả nước); phôi thép cơ bản đáp ứng nhu cầu cho sản xuất của Tổng công ty đáp ứng một phần nhu cầu về thép chất lượng cao, thép dự ứng lực cho nền kinh tế. Đầu tư đổi mới công nghệ, đưa trình độ công nghệ của Tổng công ty đạt mức tiên tiến chung của khu vực, đảm bảo khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép tại thị trường trong nước quốc tế. 4. Tiếp tục đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ các cơ sở hiện có; đầu tư mở rộng Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II để đạt công suất 75 vạn tấn phôi thép/năm; tiếp tục đầu tư Nhà máy cán Thép Đà Nẵng 25 vạn tấn/năm; đầu tư liên doanh khai thác mỏ quặng sắt Quý Xa liên hợp luyện kim Lào Cai; đầu tư Nhà máy Thép Phú Mỹ II, công suất 50 vạn tấn phôi thép/năm; đầu tư dự án Nhà máy phôi thép phía Bắc, công suất 50 vạn tấn phôi thép/năm; đầu tư mở rộng Công ty Thép Tấm lá Phú Mỹ nâng công suất lên 60 đến 65 vạn tấn/năm; đầu tư dự án Nhà máy thép tấm cán nóng 1,5 -2 triệu tấn/năm. Tích cực chuẩn bị để triển khai đầu tư khai thác Mỏ quặng sắt Thạch Khê Nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm vào cuối kế hoạch 5 năm 2006-2010. 3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam Ngành công nghiệp sản xuất thép là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế. Đứng trước những khó khăn thuận lợi của việc hội nhập kinh tế quốc tế, để giữ vững vai trò là ngành công nghiệp chủ lực góp phần vào công cuộc phát triển chung của đất nước, giải quyết công ăn việc làm, tạo động lực phát triển cho các ngành khác, các doanh nghiệp sản xuất thép rất cần phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí. Điều này xuất phát từ những lý do sau: Một là, sức ép cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung các Công ty trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam nói riêng phải tự hoàn thiện mình về mọi mặt, trong đó có sự hoàn thiện về công tác kế toán nói chung công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng. Trong đó, công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm phải kết hợp với việc tăng cường quản trị chi phí. Hai là, kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí giúp cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản lý đánh giá được tình hình thực hiện các định mức dự toán chi phí, tính hiệu quả hay không hiệu quả của từng bộ phận sản xuất, từ đó ra các quyết định kịp thời giúp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. Ba là, xuất phát từ những tồn tại trong công tác kế toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí sản xuất của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam. Hiện nay, công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất giá thành sản phẩm còn nhiều hạn chế, đặc biệt là công tác tổ chức xây dựng hệ thống định mức để quảnchi phí sản xuất, công tác tổ chức phân tích dự báo v.v… Bốn là, hiện nay, các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam nhìn chung chỉ giải quyết những nội dung của kế toán tài chính, việc cung cấp thông tin kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí giá thành phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam xác định yêu cầu hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí nhằm đáp ứng đầy đủ, chính xác, kịp thời yêu cầu của kế toán tài chính đồng thời cũng cấp những thông tin hữu ích cho nhà quản lý trong việc quản trị doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết. 3.2. Yêu cầu cơ bản phương hướng của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam 3.2.1. Yêu cầu cơ bản Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại các Công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí phải phù hợp với những chuẩn mực kế toán trong nước quốc tế, phải đảm bảo tuân thủ chế độ chính sách về tài chính, kế toán hiện hành. Thứ hai, nội dung hoàn thiện phải phù hợp với điều kiện nhu cầu quản lý thực tế tại các Công ty về trình độ, năng lực cán bộ quản lý, nhân viên kế toán, định hướng phát triển của Tổng Công ty Thép nói cbung của các doanh nghiệp nói riêng. Thứ ba, nội dung hoàn thiện phải đảm bảo mang lại những thông tin hiệu quả, nhanh chóng, chính xác phục vụ công tác kế toán tài chính công tác kế toán quản trị để các nhà quản lý kịp thời ra các quyết định kinh doanh. Thứ tư, nội dung hoàn thiện phải phù hợp với yêu cầu của các nhà quản trị chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp. Thứ năm, nội dung hoàn thiện phải đơn giản, thuận tiện cho người thực hiện cũng như người sử dụng thông tin, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những nội dung đã có, xây dựng những nội dung mới cho phù hợp. Cuối cùng, nội dung hoàn thiện phải đảm bảo tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm về kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí ở các nước trên thế giới có thể vận dụng được vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. 3.2.2. Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam cần được thực hiện theo hướng sau: - Dưới góc độ kế toán tài chính: Hoàn thiện những nội dung kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm còn chưa phù hợp theo chế độ kế toán hiện hành, đảm bảo các thông tin chi phí do kế toán cung cấp cho các đối tượng quan tâm thật chính xác. - Dưới góc độ kế toán quản trị: Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phígiá thành trong các doanh nghiệp nhằm phục vụ cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanh nghiệp. 3.3. Nội dung giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo quy định của kế toán tài chính Dưới góc độ kế toán tài chính, nội dung hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm được trình bảy ở những vấn đề sau: Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Hoàn thiện hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất Hoàn thiện hạch toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép 3.3.1. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Trong quá trình sản xuất, việc mắc phải các lỗi kỹ thuật dẫn đến sản phẩm hỏng là một điều không thể tránh được đối với các doanh nghiệp sản xuất. Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp… Tuỳ theo mức độ hư hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được việc sửa chữa đó có lợi về mặt kinh tế) sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được (là những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế). Trong quan hệ với công tác kế hoạch, cả hai loại sản phẩm hỏng nói trên lại được chi tiết thành sản phẩm hỏng trong định mức sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất được coi là hỏng trong định mức. Khác với sản phẩm hỏng trong định mức, sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất do các nguyên nhân chủ quan (do lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân) hoặc khách quan (máy hỏng, hoả hoạn bất chợt…). Thiệt hại của những sản phẩm này không được chấp nhận nên chi phí của chúng không được cộng vào chi phí sản xuất chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ, phải trừ vào thu nhập (sau khi trừ các khoản thu hồi, bồi thường của người phạm lỗi - nếu có). Vì thế, cần thiết phải hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có thể theo dõi riêng trên tài khoản 1381 (chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức), sau khi trừ đi số phế liệu thu hồi bồi thường (nếu có), thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính… Cách xác định chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng: Để đơn giản thuận lợi trong việc xác định chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng, các doanh nghiệp có thể sử dụng chi phí định mức. Trước khi tiến hành sản xuất, doanh nghiệp phải xác định được chi phí định mức cho mỗi loại sản phẩm, đơn hàng theo từng công đoạn sản xuất. Như vậy, khi phát sinh sản phẩm hỏng, kế toán sẽ tính được thiệt hại về sản phẩm hỏng bằng cách lấy số sản phẩm hỏng nhân với chi phí định mức sản xuất sản phẩm hỏng ở từng công đoạn. Cuối kỳ, kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản phẩm hỏng ở tất cả các công đoạn để tiến hành hạch toán. Phương pháp kế toán thiệt hại về sản phẩm hỏng: • Thiệt hại về sản phẩm hỏng trong định mức: bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được phần chi phí sửa chữa sản phẩm tái chế trừ đi giá trị phế liệu thu hồi (nếu có). Toàn bộ thiệt hại này tính vào chi phí sản xuất sản phẩm được hạch toán như đối với chính phẩm. • Đối với giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức: kế toán phải theo dõi riêng, đồng thời xem xét từng nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý phù hợp. - Khi phát sinh chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức, kế toán ghi: Nợ TK 1381 Có TK 152, 153, 334, 338, 241 - Căn cứ vào kết quả xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 152 - Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 1388 - Giá trị phải bồi thường Nợ TK 811 - Tổn thất thiệt hại sản phẩm hỏng Có TK 1381 - Chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng 3.3.2. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất Trong các doanh nghiệp sản xuất, có những thời gian phải ngừng sản xuất vì nhiều nguyên nhân chủ quan như ngừng sản xuất để sửa chữa, bảo dưỡng máy móc định kỳ, chờ nguyên vật liệu… hoặc khách quan như thiên tai, hoả hoạn… mà các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, lãi vay ngân hàng… Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về ngừng sản xuất. Các trường hợp thiệt hại do ngừng sản xuất hầu hết là nằm trong kế hoạch của doanh nghiệp. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán theo dõi ở tài khoản 335 – Chi phí phải trả theo các bút toán sau: - Khi trích trước chi phí ngừng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Chi tiết theo đối tượng) Có TK 335 - Chi phí phải trả - Khi phát sinh chi phí trong thời gian ngừng sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 111, 112, 334 Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên tài khoản 142 – Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất. Cuối kỳ, sau khi trừ phần thu hồi (nếu có, do bồi thường), giá trị thiệt hại thực tế sẽ trừ vào thu nhập như khoản chi phí thời kỳ. + Chi phí thực tế phát sinh do ngừng sản xuất bất thường, kế toán ghi: Nợ TK 142 - Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất Có TK 334, 338, 152, 214 + Khi có kết quả xử lý, kế toán ghi: Nợ TK 1381 - Giá trị bồi thường Nợ TK 811 - Tổn thất ngừng sản xuất Có TK 142 - Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất 3.3.3. Hoàn thiện hạch toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép Trong các doanh nghiệp sản xuất thép, số lượng công nhân làm việc rất lớn nên thường xảy ra tình trạng số lượng công nhân nghỉ phép tập trung nhiều vào một thời điểm nào đó. Nếu không hạch toán trích trước khoản tiền lương này sẽ làm ảnh hưởng tới chi phí phát sinh trong tháng. Vì vậy, các doanh nghiệp nên tiến hành trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép hàng tháng đưa vào giá thành sản phẩm coi như một khoản chi phí phải trả, cụ thể: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo kế hoạch = Tiền lương chính thực tế phải trả CN trực tiếp SX trong tháng x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước được xác định dựa vào kinh nghiệm quản lý lao động nhiều năm ở mỗi Công ty. Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, kế toán ghi bút toán: Nợ TK 622 – Chi tiết theo đối tượng Có TK 335 Số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả được hạch toán như sau: Nợ TK 335 Có TK 334, 338 Kinh nghiệm quản lý cho thấy, tùy theo tình hình điều kiện mỗi công tytỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân có thể nằm trong khoảng 1% - 9% tổng quỹ lương toàn công ty. 3.4. Nội dung giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam Dưới góc độ kế toán quản trị, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí được thể hiện ở những nội dung sau: - Tổ chức bộ máy kế toán - Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa kế toán tài chính kế toán quản trị - Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán - Phân loại chi phí phục vụ quản trị doanh nghiệp - Xây dựng các định mức chi phí sản xuất - Sử dụng thông tin do kế toán quản trị chi phí sản xuất giá thành sản phẩm cung cấp phục vụ cho việc ra quyết định - Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa bộ phận kế toán với các phòng ban tổ chức sử dụng thông tin cho mục đích kiểm soát quản lý ở các doanh nghiệp - Xây dựng các biểu mẫu, sổ kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp 3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán quản trị ra đời cách đây khá lâu, có thể những nhà kế toán quản trị đầu tiên là những người sao chép thuê mà công việc là ghi chép số thu chi tiền mặt cung cấp số của cải hiện có. Trong thời gian từ năm 1400 đến 1600, những nguyên lý sơ đẳng của thông lệ kế toán quản trị hiện đại đã xuất hiện. Trong xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá hiện nay, các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển rất coi trọng kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí sản xuất giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một nước có nền kinh tế nhiều tiềm năng phát triển, nền kinh tế mở, hội nhập với các nước trong khu vực thế giới. Cùng với quá trình mở cửa hội nhập nền kinh tế ở Việt Nam, kế toán quản trị mới được xây dựng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều chưa tổ chức thực hiện kế toán quản trị một cách chuyên sâu. Trên thực tế, kế toán tài chính kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau về nguồn thông tin, nguồn số liệu, tài liệu, hệ thống báo cáo, vì vậy nên tổ chức trong một bộ máy sẽ tận dụng được mối quan hệ về thu thập cung cấp thông tin. Do vậy, mô hình tổ chức bộ máy kế toán phù hợp nhất hiện nay là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính kế toán quản trị trong cùng một bộ máy kế toán doanh nghiệp. Việc ghi chép, phản ánh, xử lý truyền đạt thông tin được tính đến cả mục đích của kế toán tài chính kế toán quản trị nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin kế toán cho cả đối tượng bên ngoài bên trong doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp kết hợp giữa kế toán tài chính kế toán quản trị được mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3.01: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp [...]... động, chi phí trực tiếp… ) + Xác định tỷ lệ phân bổ định phí sản xuất chung Tỷ lệ (đơn giá) phân bổ định phí sản xuất chung Định mức định phí sản xuất chung = = Dự toán định phí sản xuất chung Mức độ hoạt động bình quân Mức độ hoạt động bình quân để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm x Tỷ lệ (đơn giá) phân bổ định phí sản xuất chung 3.4.6 Sử dụng thông tin do kế toán quản trị chi phí sản xuất giá thành sản phẩm. .. dự toán bao gồm: Dự toán sản xuất, dự toán chi phí NVL, dự toán chi phí nhân công trực tiếp dự toán chi phí sản xuất chung - Dự toán chi phí sản xuất: Khối lượng sản phẩm sản xuất dự toán Lượng hàng dự định bán ra = + Lượng hàng cần dự trữ cuối kỳ - Lượng hàng tồn cuối kỳ - Dự toán chi phí NVL trực tiếp: Căn cứ vào sản lượng cần sản xuất để lập dự toán cung ứng NVL cần thiết cho quá trình sản xuất: ... xuất: NVL dự toán cho sản xuất NVL cần thiết cho sản xuất = + NVL tồn cuối kỳ - NVL tồn đầu kỳ - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được lập căn cứ vào sản lượng sản xuất dự toán, thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm, đơn giá lao động: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp = Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất x Định mức giờ công 1 sản phẩm x Đơn giá 1 giờ công định... chức hệ thống kế toán quản trị nói chung hệ thống kế toán quản trị phục chi phí sản xuất giá thành sản phẩm nói riêng Nhà nước cần xây dựng hệ thống kế toán quản trị cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện, vận dụng kế toán quản trị đối với từng ngành, từng loại hình doanh nghiệp cụ thể Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các phương pháp kế toán chủ yếu áp dụng trong kế toán quản trị như: hệ thống... phận kế toán khác; tổng hợp hoàn chỉnh số liệu lập báo cáo tài chính + Nhóm tổng hợp, phân tích tư vấn (phần việc của kế toán quản trị) : thực hiện nhiệm vụ lập dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung; tổ chức phân tích sự biến động chi phí sản xuất như phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân... cùng cần thiết quan trọng có tác dụng định hướng để các nhà quản trị ra quyết định, kiểm soát quản lý ở doanh nghiệp • 3.4.9 Xây dựng các biểu mẫu, sổ kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp Để phục vụ cho kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí thì kế toán cần phải xây dựng các biểu mẫu, sổ kế toán thích hợp Cụ thể là: * Các chứng từ chi phí nguyên vật... từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đối với các doanh nghiệp sản xuất thép, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi m tỷ trọng lớn nhất trong cấu thành giá thành sản phẩm Bởi vậy, hạch toán chính xác khoản mục chi phí này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Trong quá trình sản xuất sản phẩm, nguyên vật liệu xuất dùng nếu không hết sẽ nhập lại kho... thuật rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật đó để định thời gian tiêu chuẩn cho phép từng công việc * Định mức chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung trong mô hình ứng xử chi phí dược chia thành biến phí sản xuất chung định phí sản xuất chung - Định mức biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quảnsản xuất ở phạm... 6 Quý II Lượng sản phẩm cần sản xuất Định mức nguyên liệu 3 4 Quý I Dự toán chi phí NVL = (3)x(8) Bảng 3.15 DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TT Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 1 2 Dự toán sản phẩm sản xuất Định mức thời gian sản xuất sản phẩm 3 4 Tổng thời gian sản xuất = (1)x(2) Đơn giá nhân công trực tiếp 5 Dự toán chi phí NCTT = (3)x(4) Bảng 3.16 DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG TT Chỉ... thuế phân tích các ảnh hưởng của các quyết định liên quan đến các luật thuế - Bộ phận tổng hợp, kiểm tra tư vấn: Gồm hai nhóm sau: + Nhóm kế toán tổng hợp (phần việc tổng hợp của kế toán tài chính): thực hiên nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm; lập báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo giá thành sản phẩm thực hiện; thực hiện kiểm tra, đối chi u số liệu liên quan đến kế toán . giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với. giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam Dưới góc độ kế toán quản trị, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất

Ngày đăng: 07/11/2013, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan