THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

34 337 0
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ. 2.1. Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các NHTM quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước mà đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một NHTM, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ: Đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là NHTM duy nhất có hệ thống mạng lưới rộng khắp tại tất cả các đô thị và vùng nông thôn. Với công nghệ ngày càng tiên tiến bao gồm hơn 25.000 nhân viên được đào tạo, hệ thống làm việc ở hơn 1.300 Sở giao dịch, Chi nhánh tỉnh, thành phố, huyện, xã. Kể từ năm 1993 đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên liên tục được kiểm toán quốc tế do công ty kiểm toán Úc Cooper and Lybrand thực hiện và xác nhận “ Ngân hàng 1 Học Viện Ngân Hàng 1 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là tổ chức Ngân hàng lành mạnh, đáng tin cậy ”. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Láng Hạ có trụ sở chính tại số 24 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội được thành lập ngày 18/03/1997 theo quyết định số 334/QĐ-HĐQT của Hội Đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh là Ngân hàng cấp I, loại 2 trực thuộc trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các Tổ chức Tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo Việt Nam. Chi nhánh là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như các tổ chức Tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh Láng Hạ đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. 2.1.2. Nhiệm vụ của Chi nhánh Láng Hạ.  Huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nuớc và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo. - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nông ghiệp. - Được phép vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức Thài chính trong nước theo quy định của NHNo.  Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ với các tổ chức kinh tế. 2 Học Viện Ngân Hàng 2 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.  Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp.  Kinh doanh dịch vụ: Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ Tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị được bằng tiền, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức Tài chính, Tín dụng, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.  Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các Chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.  Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.  Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.  Làm dịch vụ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo.  Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (Nếu được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp giao).  Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cáp uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.  Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp. 3 Học Viện Ngân Hàng 3 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K  Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, ngành Ngân hàng và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các Chi nhánh NHNo&PTNT.  Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, Tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.  Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc Ngân hành Nông nghiệp.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp giao. 2.1.3. Cơ cấu, tổ chức của Chi nhánh Láng Hạ. Về cơ cấu tổ chức: Đến ngày 31/12/2003, ngoài Ban Giám Đốc có 3 người, Chi nhánh gồm có 8 phòng: Phòng Tín dụng (25 người), Phòng Kế hoạch (5 người), Phòng Kế toán - Ngân quỹ (50 người), Phòng Thanh toán quốc tế (15 người), Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ (4 người), Phòng Tổ chức cán bộ và đào tạo (5 người), Phòng Hành chính nhân sự (13 người), Phòng Thẩm định (3 người), và 5 phòng Giao dịch là phòng Giao dịch số 02 ở 29 ngõ Trạm - Hàng Giang (9 người), phòng Giao dịch số 03 ở 36 Doàn Kế Thiện (6 người), phòng Giao dịch số 05 ở Trung Kính (6 người), phòng Giao dịch số 06 ở 91 Hàng Mã (6 người) và phòng Giao dịch số 07 ở Đào Tấn (6 người). Ngoài ra, Chi nhánh có 1 Chi nhánh cấp II trực thuộc là Chi nhánh Bách Khoa (21 người) và Chi nhánh Bách Khoa có 1 phòng Giao dịch trực thuộc là phòng Giao dịch số 04 ở Lò Đúc (6 người). Về cán bộ: Tổng số cán bộ công nhân viên chức toàn Chi nhánh đến ngày 31/12/2003 là 183 người, trong đó trình độ trên đại học là 3 người (chiếm 4 Học Viện Ngân Hàng 4 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K 1.64%), Đại học và Cao đẳng là 139 người (chiếm 75.96%), Cao cấp nghiệp vụ là 1 người (0.55%), Trung cấp là 10 người (chiếm 5.46%), Sơ cấp và các nghiệp vụ khác là 30 người (chiếm 16.39%). Cán bộ công nhân viên chức của Chi nhánh có tuổi đời bình quân khá trẻ 38.31 tuổi. Cán bộ Chi nhánh có 51 Đảng viên (chiếm 27.87%) với tuổi đời bình quân là 37,4 tuổi và 86 Đoàn viên (chiếm 56%) với tuổi đời bình quân là 26,5 tuổi. Sơ đồ minh hoạ cơ cấu, tổ choc của Chi nhánh Láng Hạ (Trang bên). 5 Học Viện Ngân Hàng 5 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K 2.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ. 2.2.1. Thông tin của Quản trị Tài chính tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. Thông tin luôn là cơ sở để ra các quyết định Tài chính. Loại thông tin bao quát, đầy đủ nhất về tình hình Tài chính và kết quả hoạt động của các Ngân hàng là các báo cáo Tài chính thường liên, những báo cáo này do các nhà quản lý Ngân hàng lập ra nhằm phục vụ công tác quản lý của bản thân Ngân hàng và để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan kiểm soát bên ngoài. Theo thông lệ kế toán thì tình hình Tài chính của Ngân hàng được phản ánh trong bảng tổng kết tài sản, còn kết quả hoạt động của Ngân hàng được phản ánh trong báo cáo thu nhập, để đánh giá về khả năng thanh toán về các nghĩa vụ lơi, tình hình thanh khoản, tình hình lợi nhuận và rủi ro của Ngân hàng, trợ giúp cho việc ra các quyết định Tài chính quan trọng phải đồng thời dựa trên thông tin cả hai bảng báo cáo này. Báo cáo thu nhập là bản báo cáo phản ánh, đo lường hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng trong một khoảng thời gian nhát định. Nó cho chúng ta biết điều gì đã xảy ra giữ hai thời điểm cuối kỳ của bảng tổng kết tài sản. Đặc điểm báo cáo thu nhập của các Ngân hàng là các chi phí và thu nhập luôn được phân loại theo tính chất, đồng thời luôn tập trung ghi rõ số lượng các thu nhập và chi phí chính. Đặc điểm Tài chính của Ngân hàng là hầu hết các Tài sản Nợ và Tài sản Có đều là những hợp đồng Tài chính hình thành trong quan hệ Tín dụng và vì thế các tài khoản hưởng lãi luôn được trình bày đầu tiên trong các báo cáo thu nhập của các Ngân hàng, và như vậy lãi phải trả cho nguồn vốn mà Ngân hàng khai thác là khoản mục chi phí căn bản của Ngân hàng. Đây là những khoản mục thu nhập và chi phí bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những thay đổi bất ngờ về lãi xuất. Ngoài các thông tin được trình bay trong các bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập, để phục vụ việc ra quyết định Tài chính, giới Quản trị Ngân hàng còn phải thu thập và sử dụng nhiều thông tin bổ sung khác mà nhiều trong số đó là rất quan trọng. Có thể nêu ra đó là: 6 Học Viện Ngân Hàng 6 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K - Các Tài sản Có sinh lời - Các Tài sản Có rủi ro - Các khoản cho vay khê đọng - Độ nhạy cảm lãi suất - Những khoản liên quan tới quỹ dự phòng lãi cho vay - Nguồn vốn phụ Ngoài các khía cạnh về nguồn và loại thông tin, nhu cầu sử dụng thông tin đòi hỏi chúng ta đề cập tới khía cạnh chất lượng các thông tin Tài chính. Có thể đề cập tới 3 khía cạnh chính: Thứ nhất, giá trị của việc sử dụng các số liệu thời điểm và số liệu trung bình, số liệu trong các báo cáo thường niên được đưa ra tại một thời điểm. Trong khi đó, Ngân hàng có rất nhiều Tài sản Có hoặc Tài sản Nợ ngắn hơn hoặc có thể mua bán hay hoàn trả trong một thời gian ngắn nên nhiều khi các dữ liệu thời điểm có thể gây lên nhầm lẫn. Thứ hai, sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ và giá trị thị trường. Thông tin Tài chính Ngân hàng thường được trình bày dưới dạng giá trị ghi sổ hơn là giá trị thị trường điều này gây ngạc nhiên tương đối vì hầu hét các Tài sản Nợ và Tài sản Có của Ngân hàng là các tài sản Tài chính, nghĩa là phải điều chỉnh giá trị (theo giá trị thị trường hoặc tính theo giá trị của các công cụ Tài chính tương tự). Thứ ba, khả năng dễ dàng sử dụng thông tin để xác định các thông số Tài chính cơ bản. Trên thực tế có rất nhiều loại thông tin Tài chính chịu ảnh hưởng bởi các quy tắc kế toán, định mức thuế và quyết định của ban điều hành. 2.2.2. Những nội dung Quản trị Tài chính tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. Tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, hoạt động Quản trị Tài chính cũng có những nội dung sau: - Quản trị Tài sản Có - Quản trị Tài sản Nợ - Quản trị kết quả tài chính Nội dung cơ bản trong các nhiệm vụ của những nhà quan trị Ngân hàng ở đây chính là phân tích, lựa chọn và ra các quyết định về tài sản Ngân hàng. 7 Học Viện Ngân Hàng 7 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K Trong Quản trị Tài sản Có ở Ngân hàng thì mục tiêu cơ bản của Quản trị Tài sản Có mà Ngân hàng quan tâm đó là: - Một là, tối đa hoá lợi nhuận Ngân hàng. - Hai là, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Ba là, đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn. - Bên cạnh đó là các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và tạo công ăn việc làm. Trong Quản trị Tài sản Nợ ở Ngân hàng thì mục tiêu cơ bản của Quản trị Tài sản Nợ mà Ngân hàng quan tâm đó là: - Huy động đủ vốn cần thiết đáp ứng các nhu cầu nắm giữ các Tài sản Có - Giảm thiểu chi phí huy động vốn nhằm làm tăng lợi nhuận - Giảm thiểu rủi ro trong quá trình huy động vốn. Trong Quản trị kết quả Tài chính thì nhiệm vụ cơ bản của nhà Quản trị Ngân hàng là tạo ra lợi nhuận trên cơ sở hạ thấp rủi ro. 2.2.3. Thực trạng Quản trị Tài chính tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ.  Quản trị Tài sản Có Ta có: 8 Học Viện Ngân Hàng 8 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K Bảng 1: BẢNG TÀI SẢN CÓ CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 I/ Vốn ngân quỹ 186.00 0 250.00 0 305.00 0 1. Tiền mặt tại quỹ 100.00 0 126.00 0 149.00 0 2. Tiền gửi thanh toán tại NHNN 16.670 46.800 74.200 3.Dự trữ bắt buộc 42.920 71.250 75.300 II/ Các khoản đầu tư và cho vay 2.632. 400 3.933. 600 4.250. 000 1. Các khoản đầu tư (Góp vốn, Đầu tư vào chứng khoán) 337.40 0 491.60 0 501.00 0 2. Các khoản cho vay (Cho vay thông thường, Cho vay UTĐT) 2.295.0 00 3.442.0 00 3.749.0 00 III/ Tài sản cố định 47.000 69.000 87.000 IV/ Tài sản Có khác 39.200 51.100 76.600 Tổng cộng 2.904. 600 4.303. 700 4.718. 600 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm 2001,2002 và 2003 ) Kết cấu tỷ trọng của các khoản mục Tài sản Có trong tổng Tài sản Có từ năm 2001 đến năm 2003. Bảng 2: KẾT CẤU CÁC LOẠI TÀI SẢN CÓ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 I/ Vốn ngân quỹ 6.40% 5.81% 6.46% 9 Học Viện Ngân Hàng 9 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K 1. Tiền mặt tại quỹ 3.44% 2.93% 3.16% 2. Tiền gửi thanh toán tại NHNN 0.57% 1.09% 1.57% 3. Dự trữ bắt buộc 2.39% 1.79% 1.73% II/ Các khoản đầu tư và cho vay 90.63 % 91.40 % 90.07 % 1. Các khoản đầu tư 11.62 % 11.42 % 10.62 % 2. Các khoản cho vay 79.01 % 79.98 % 79.45 % III/ Tài sản cố định 1.62% 1.60% 1.84% IV/ Tài sản Có khác 1.35% 1.19% 1.63% Tổng cộng 100% 100% 100% Nhìn vào bảng Tài sản Có ở Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, trong 3 năm 2001, 2002 và 2003. Ta thấy có những đặc điểm sau:  Về vấn đề Quản trị dự trữ tiền mặt. Ta có: Dự trữ bắt buộc = Tổng vốn ngắn hạn * Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 4% thì: Năm 2001: Dự trữ thực tế là: 42.920 triệu đồng, trong khi đó dự trữ bắt buộc là 4% x 1.023.000 = 40.920 triệu đồng. Năm 2002: Dự trữ thực tế là: 71.250 triệu đồng, trong khi đó dự trữ bắt buộc là 4% x 1.705.000 = 68.200 triệu đồng. Năm 2003: Dự trữ thực tế là: 75.300 triệu đồng trong khi đó dự trữ bắt buộc là 4% x 1.877.000 = 75.080 triệu đồng. Qua đó, ta thấy Chi nhánh đã thực hiện rất tốt dự trữ bắt buộc, các năm 2001, 2002 và 2003 với quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên, dẫn đến dự trữ bắt buộc cũng tăng theo, Ngân hàng luôn duy trì, một dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc cũng tăng theo, Ngân 10 Học Viện Ngân Hàng 10 [...]... một cách tốt nhất, tạo ra sự cân đối giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ Đây là những cố gắng của những nhà Quản trị Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Láng Hạ 2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO& PTNT LÁNG HẠ Nhìn chung, công tác Quản trị Tài chínhChi nhánh NHNo& PTNT Láng Hạ tương đối tốt, các nhà Quản trị ở đây đã thực hiện được những mục tiêu chung của... cho Tài chính của Chi nhánh lành mạnh, tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng trưởng được Tài sản Nợ và Tài sản Có và nâng cao năng lực Tài chính để cạnh tranh với các Ngân hàng khác Qua 2 bảng Tài sản Nợ và Tài sản Có ta thấy tuy gặp một số vướng mắc nhưng nhìn chung những nhà Quản trị Ngân hàng ở đây đã hoạch định và kiểm soát được quy mô, hình thức, cơ cấu Tài sản Nợ cho thích hợp với nhu cầu nắm giữ Tài. .. các mục tiêu cơ bản về thu nhập, lợi nhuận, rủi ro của Ngân hàng Để có thể tìm hiểu một cách được rõ hơn, ta sẽ xem xét vấn đề này ở Quản trị kết quả Tài chính của Chi nhánh NHNo& PTNT Láng Hạ  Quản trị kết quả tài chính Ta có: Bảng 5: BÁO CÁO THU NHẬP, CHI PHÍ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ Đơn vị: Triệu đồng 19 Học Viện Ngân Hàng 19 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 A... Năm 2001 là 337.000 triệu đồng chi m 11.62% trong tổng các khoản cho vay và đầu tư, năm 2002 là 491.600 triệu đồng chi m 11.42% trong tổng các khoản cho vay và đầu tư, năm 2003 là 501.000 triệu đồng chi m 10.62% trong tổng các khoản cho vay và đầu tư Nhìn chung, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác Quản trị Tài sản Có ở Ngân hàng Các nhà Quản trị Ngân hàng đã hoạch định, thực hiện được kế hoạch đề ra... Hạ thì vốn tự có chi m một tỷ lệ rất nhỏ (năm 2001 chi m 2.86% trong tổng Tài sản Nợ, năm 2002 chi m 2.49% trong tổng Tài sản Nợ, năm 2003 chi m 2.76% trong tổng Tài sản Nợ), trong khi đó theo thông lệ quốc tế để đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng thì tỷ lệ này phải từ 8% trở lên Vì vậy trong những năm tới việc NHNo& PTNT Việt Nam và Nhà nước tăng vốn điều lệ cho Chi nhánh NHNo& PTNT Láng... tỷ trọng lớn nhất trong tổng Tài sản Nợ của Chi nhánh, vốn huy động tăng dần qua các năm đã chứng tỏ hướng đi đúng của Chi nhánh NHNo& PTNT Láng Hạ trong việc huy động vốn trong thời gian qua, đặc biệt là nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và dân cư có chi phí đầu vào rẻ, thực hiện đúng phương châm “ Đi vay đề Cho vay ”, tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh trong việc mở rộng Tín... 0 II/ Thu khác 870 1.11 0 3.11 9 B Chi phí 134 575 168 289 216 052 I/ Chi phí nghiệp vụ kinh doanh 127 886 160 189 205 267 1 Chi huy động vốn 127 150 159 299 204 147 2 Chi về dịch vụ TT và NQ 357 448 597 3 Chi về hoạt động khác 379 442 523 II/ Chi nộp thuế 41 72 218 1 Chi nộp thuế 28 49 176 2 Chi các khoản lệ phí 13 23 42 6.64 8 8.46 6 10.5 67 Chỉ tiêu III/ Chi phí quản lý 20 Học Viện Ngân Hàng 20 Khoá... 2003) Tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng Tài sản Nợ vẫn chi m tỷ trọng nhỏ (chi m trung bình khoảng 1%-1,5% trong tổng Tài sản Nợ) và vấn đề đặt ra cho Chi nhánh Láng Hạ trong thời gian tới là Chi nhánh phải tranh thủ tối đa được nguồn vốn này của 18 Học Viện Ngân Hàng 18 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K các Tổ chức Tài chính tiền tệ quốc tế (WB, ADB, CFD …), vì đây là nguồn... 7% 95.0 1% 1 Chi huy động vốn 94.4 8% 94.6 6% 94.4 9% 2 Chi về dịch vụ TT và NQ 0.27 % 0.27 % 0.28 % 3 Chi về hoạt động khác 0.28 % 0.24 % 0.24 % II/ Chi nộp thuế 0.03 % 0.04 % 0.10 % Chỉ tiêu 22 Học Viện Ngân Hàng 22 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K 1 Chi nộp thuế 0.02 % 0.03 % 0.08 % 2 Chi các khoản lệ phí 0.01 % 0.01 % 0.02 % III/ Chi phí quản lý 4.94 % 5.03 % 4.89 % 1 Chi phí cho nhân... hợp với điều kiện môi trường kinh doanh Nhưng bên cạnh đấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết Để có thể phân tích một cách kỹ lưỡng hơn nữa, ta sẽ đi phân tích Tài sản Nợ ở Ngân hàng  Quản trị Tài sản Nợ Ta có: 14 Học Viện Ngân Hàng 14 Khoá luận tốt nghiệp Phạm Thị Dung – Lớp 26K Bảng 3: BẢNG TÀI SẢN NỢ CỦA CHI NHÁNH NHNO& PTNT LÁNG HẠ Đơn vị: Triệu đồng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 I/ Vốn . Phạm Thị Dung – Lớp 26K THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO& amp;PTNT LÁNG HẠ. 2.1. Khái quát về chi nhánh NHNo& amp;PTNT Láng Hạ 2.1.1. Lớp 26K 2.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH NHNO& amp;PTNT LÁNG HẠ. 2.2.1. Thông tin của Quản trị Tài chính tại Chi nhánh NHNo& amp;PTNT Láng Hạ.

Ngày đăng: 07/11/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: KẾT CẤU CÁC LOẠI TÀI SẢN CÓ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

Bảng 2.

KẾT CẤU CÁC LOẠI TÀI SẢN CÓ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 1: BẢNG TÀI SẢN CÓ CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

Bảng 1.

BẢNG TÀI SẢN CÓ CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ Xem tại trang 9 của tài liệu.
Nhìn vào bảng Tài sản Có ở Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, trong 3 năm 2001, 2002 và 2003 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

h.

ìn vào bảng Tài sản Có ở Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ, trong 3 năm 2001, 2002 và 2003 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 3: BẢNG TÀI SẢN NỢ CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

Bảng 3.

BẢNG TÀI SẢN NỢ CỦA CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 6: KẾT CẤU THU NHẬP, CHI PHÍ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ Chỉ tiêuNăm  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

Bảng 6.

KẾT CẤU THU NHẬP, CHI PHÍ CỦA CHI NHÁNH LÁNG HẠ Chỉ tiêuNăm Xem tại trang 22 của tài liệu.
Nhìn trong bảng báo cáo thu nhập ta thấy thu nhập và chi phí tăng đều lên các năm, điều đó chứng tỏ cũng phù hợp bởi vì quy mô  hoạt động của Ngân hàng tăng lên, từ đó thu nhập riêng của Ngân hàng  tăng lên, cụ thể:  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH NHNO

h.

ìn trong bảng báo cáo thu nhập ta thấy thu nhập và chi phí tăng đều lên các năm, điều đó chứng tỏ cũng phù hợp bởi vì quy mô hoạt động của Ngân hàng tăng lên, từ đó thu nhập riêng của Ngân hàng tăng lên, cụ thể: Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan