MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH HÀ DUNG

11 331 0
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH HÀ DUNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHHDUNG 3.1- Đánh giá chung thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Qua thời gian thực tập, được theo dõi, tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHHDung tôi rút ra một số nhận xét như sau: 3.1.1- Ưu điểm Là một công ty TNHH hoạt động trong lĩnh vưc ngành nước, và có cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã vươn lên vượt qua những trở ngại khó khăn để đứng vững trên thị trường. Để có một kết quả tốt như vậy là do hệ thống quản lý nói chung và bộ phận kế toán nói riêng của công ty đã không ngừng tìm tòi hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng đa dạng của công tài chính. Hiện nay, hệ thống kế toán của công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, nắm chắc chức năng của từng bộ phận mình quản lý. Thực tế cho thấy,công tác kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng đã đảm bảo được đúng yêu cầu thống nhất phạm vi tính toán chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan và cả nội dung của công tác kế toán,đồng thời số liệu kế tán được phản ánh một cách chính xác, trung thực, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kinh doanh. Trong quá trình hạch toán đã hạn chế được ghi trùng, lặp mà vẫn luôn đảm bảo nguồn số liệu ban đầu.Phòng kế toán công ty luon đảm bảo giải quyết được khối lựng công việc phát sinh trong công ty dẫn đến việc quyết toán kịp thời, đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho công tác quản của lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó việc tổ chức công tác toán tại công ty là phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty. 3.1.2- Nhược điểm * Thứ nhất: Về chứng từ sử dụng Để quản lý số lượng hàng nhập, xuất, tồn kho, công ty sử dụng mẫu thẻ kho có trị giá đã được ban hành từ lâu. Về nguyên tắc quản lý thẻ kho chỉ dùng để theo dõi sự biến động về mặt số lượng( Còn mặt giá trị được theo dõi trên sổ sách kế toán và chứng từ khác ) do đóviệc theo dõi cả số lượng trên thẻ kho là không cần thiết. *Thứ hai: Về tài khoản sử dụng Tài khoản 511 " Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ " không được phân chi tiết cho từng nhóm doanh thu theo tài khoản cấp hai của tài khoản 511mà phản ánh chung trong tài koản 511, không phản ánh chi tiết theo từng nhóm doanh thu. * Thứ ba: Về hạch toán chi phí mua hàng Tài khoản 156 " Hàng hoá " sử dụng trong văn phòng công ty được sử dụng để phản ánh trị giá mua là không đúng chế độ. Theo quy định, giá thành thực tế của hàng hoá mua nhập kho bao gồm: Trị giá mua hàng hoá + chi phí mua hàng + thuế nhập khẩu (nếu có) Chi phí mua hàng được tập hợp vào chi phí bán hàng nên tài khoản 156 chỉ phản ánh trị giá mua hàng hoá . * Thứ tư: Về hoạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại - Các tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu như: TK531. TK532 công ty không sử dụng - Đối với nghiệp vụ ghi lại nghiệp vụ hàng bán bị trả lại của công ty trong điều kiện áp dụng máy vi tinh sẽ không cho thấy được việc phát sinh hàng bị trả lại, không biết thực tế hàng bị trả lại ở công ty trong kỳ là bao nhiêu. Khi nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh dễ có sự lầm tưởng rằngthwcj tế ở công ty không phát sinh nghiệp vụ đó. Như vậy cách phản ánh trị giá hàng bị trả lại chưa đáp ứng được yêu cầu hạch toán là phản ánh trung thực tình hình tiêu thụ. 3.2- Những ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty Qua tình hình thực tế ở công ty, ta thấy được những vấn đề còn tồn tạicông ty đối chiếu với chế độ kế toán hiện hành và kiến thức đã học tôi có một vài ý kiến nhỏ để hoàn thiện công tác nghiệp vụ bán hàngcông ty như sau: * ý kiến thứ nhất: Về chứng từ sử dụng Như đã nêu trong tồn tại của công ty, việc sử dụng thẻ kho có trị giá. Mục đích của việc lập thẻ kho là theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ, sản phẩm, hàng hoá ở từng kho. Làm căn cứ xác định tồn kho dữ trữ vật tư, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho. Do đó, công ty nên sử dụng thẻ kho theo mẫu 60-VT chỉ dùng để ghi số lượng, và giảm bớt công việc ghi trùng lắp về mặt giá trị vì mặt giá trị đã được theo dõi ở sổ kế toán vàcác chứng từ khác. Mẫu như sau: Mẫu thẻ kho: Đơn vị :Cty TNHH TM Dung Mẫu số 06-VT Tên kho : Kho Nam Thăng Long Thẻ kho Ngày lập thẻ:09/04/2008 Tờ số:03 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư : Đơn vị tính: mét Mã số: Số thứ tự Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Cách ghi trên thẻ kho này cũng giống như cách ghi trên thẻ kho có trị giá của công ty, Chỉ khác là thẻ kho chỉ theo dõi số lượng mà không theo dõi giá trị. * ý kiến thứ hai: Về tài khoản sử dụng Hoàn thiện việc sử dụng tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ " ở công ty, việc theo dõi theo từng mặt hàng trên tài khoản 511 là rất tốt. Tuy nhiên tài khoản 511 lại bao gồm nhiều nhóm không có sự phân tách cụ thể vào tài khoản chi tiết cấp hai của tài khoản 511 để dễ xác định. Tài khoản 511 của công ty nên mở chi tiết như sau: TK 5111 "Doanh thu bán hàng" TK 5113 "Doanh thu cung cấp dịch vụ" trong đó TK 51131 "Phí nhập khẩu uỷ thác" TK 51132 "Doanh thu vận chuyển tiếp nhận" Từ mỗi tài khoản cấp hai trên công ty sẽ theo dõi theo từng mã hàng: * ý kiến thứ ba: Về hạch toán chi phí mua hàng Thực tế công ty không hạch toán các khoản chi phí thu mua, chi phí liên quan đến hàng mua vào tài khoản 156 mà đưa vào tài khoản 641 " Chi phí bán hàng " như vậy là sai với chế độ kế toán hiện hành. Bản chất của chi phí mua hàng là gắn liền với trị giá hàng hoá mua vào, chi phí này được phân bổ tỷ lệ với lượng hàng bán ra, việc đưa chi phí mua hàng vào tài khoản 641đã không phản ánh đúng chi phí bán hàng trong kỳ. Hàng hoá mua vào trong kỳ không chỉ liên quan tới một kỳ hạch toán mà nó có thể tồn lại trong kỳ tiếp theo. Do đó, toàn bộ chi phí mua hàng trong kỳ không thể đưa hết vào chi phí của kỳ đó mà còn được phân bổ sang kỳ tiếp theo nếu hàng còn tồn. Mặt khác, hạch toán như vậy không phản ánh đúng giá vốn hàng bán, làm tăng chi phí bán hàng lên rất cao vì thực tế chi phí mua hàng phát sinh không phải là ít. Việc hạch toán khoản chi phí này tại công ty sẽ làm cho việc xác định kết quả kinh doanh trong kỳ thiếu chính xác, gây khó khăn trong việc phân tích, đánh giá công tác tiêu thụ hàng hoá giũa các kỳ hạch toán. Từ những hạn chế trên việc sử dụng TK 1562 " Chi phí mua hàng " để hạch toán chi phí thu mua hàng hoá là cần thiết. Chí phí mua hàng nên được tập hợp chung ở TK 1562 trong suốt tháng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho hàng còn lại và hàng xuất bán tỷ lệ thuận với trị giá mua của hàng luân chuyển theo công thức sau: Chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất trong tháng = Phí phân bổ cho hàng tồn đầu tháng + Tổng chi phí mua hàng trong tháng + + Trị giá mua của hàng xuất kho trong tháng Trị giá mua lượng hàng tồn kho đầu tháng + Trị giá mua lượng hàng nhập kho trong tháng Cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua hàng hoá cho hàng đã tiêu thụ trong tháng nhằm xác định kết quả bán hàng. * ý kiến thứ tư: Về hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại Kế toán công ty nên sử dụng tài khoản531 "Hàng bán bị trả lại" để phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại theo đúng quy định, đồng thời cũng để phản ánh trung thựchơn tình hình tiêu thụ hàng hoá trong công ty. Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán công ty phải ghi bút toán về doanh thu hàng bán bị trả lại, trị giá vốn hàng bị trả lại nhập kho, tiền hàng trả lại cho khách hàng và bút toán phản ánh số tiền trả lại cho khách hàng về thuế GTGTcủa số hàng bị trả lại. Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, trước tiên kế toán công ty vẫn xem xét nghiệp vụ đó thuộc trường hợp hàng bị trả lại trong năm, kế toán công ty chưa lập báo cáo kế toán hàng bán bị trả lại ra qua năm sau, kế toán công ty đã lập báo cáo kế toán để từ đó có phương pháp hạch toán phù hợp. + Nếu hàng bị trả lại trong năm, kế toán chưa lập báo cáo thì cách ghi như sau: Tại thời điểm hàng bị trả lại Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331 : Thuế GTGT Có TK 131 : Phải thu của khách hàng Đồng thời phản ánh trị giá vốn hàng nhập kho Nợ TK 156: Hàng trả lại nhập kho Có TK 632 : Giá vốn hàng trả lại Cuối tháng kết chuyển trị giá hàng bị trả lại Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 531: Hàng bán bị trả lại + Nếu hàng bán bị trả lại xảy ra trong năm sau Vào thời điểm cuối năm, kế toán phải khoá sổ để lập báo cáo quyết toán năm. Vì vậy, các chỉ tiêu kinh tế tài chính như doanh thu, lợi nhuận, thuế đã được quyết toán. Vậy khi hàng hoá bị trả lại xảy ra sẽ có hai cách giải quyết như sau: Cách1: Nếu doanh thu hàng bán bị trả lại giá trị không lớn so với quy mô kinh doanh của công ty thì doanh thu hàng bị trả lại không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu bán hàng trong năm nay, có thể hạch toán giống như trường hợp hàng bán bị trả lại trong năm. Cách 2: Nếu doanh thu hàng bán bị trả lại giá trị lớn so với quy mô kinh doanh của công ty, nếu hạch toán làm giảm doanh thu của niên độ sau sẽ làm sai lệch doanh thu bán hàng của công ty một cách đáng kể thì kế toán của công ty sẽ xem đó là hoạt động bất thường và phương pháp hạch toán như sau: Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại kế toán ghi giảm tiền phải thu của khách hàng Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331: Thuế GTGT của hàng bị trả lại Có TK 131: Phải thu của khách Đồng thời kế toán phản ánh giá trị hàng bán bị trả lại như sau: Nợ TK 711 : Thu nhập bất thường Có TK 156: Hàng bị trả lại * Một số ý kiến khác Việc kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ là điều kiện không thể thiếu mang tính pháp lý. Tại công ty, việc này được thực hiện thường xuyên hàng ngày nhưng vẫn có trường hợp hoá đơn luân chuyển đến khâu cuối cùng còn bị thiếu chữ ký của người nhận hàng hay thủ trưởng đơn vị. Do đó về mặt quản lý công tác hạch toán kế toán công ty cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn và thường xuyên hơn đặc biệt trong khâu kiểm tra chứng từ ban đầu đảm bảo chứng từ phải có đầy đủ cơ sở pháp lý. KẾT LUẬN Trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, hoạt động bán hàng hoá là một hành vi kinh doanh nhằm thực hiện giá trị của hàng hoá đối với người bán, kết thúc quá trình tuần hoàn vốn kinh doanh và nhằm thực hiện giá trị sử dụng với khách hàng mua từ nhiều mục đích khác nhau. Thực hiện quá trình tiêu thụ hàng sẽ đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó đương nhiên môĩ doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác tiêu thụ hàng hoá của mình. Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Dung, em may mắn được tìm hiểu về công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp. Qua quá trình học tập và nghiên cứu lý luận, được tìm hiểu thực tế tổ chức kế toán bán hàng của công ty, tôi xin mạnh dạn nêu một số ý kiến nhằm hoàn thiện phần hành kế toán này theo tôi là có khả năng thực hiện được. Vì thời gian học tập và nghiên cứu có hạn, chưa có kinh nghiệm thực tiễn những ý kiến đề xuất trong bản chuyên đề này chưa hẳn hoàn toàn hợp lý. Rất mong thầy cô và các cán bộ kế toán công ty cùng các bạn góp ý kiến để bản chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Viện Đại Học mở và các cán bộ phòng kế toán công ty TNHH Dung đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. nội, ngày 20 tháng 06năm 2008 Sinh viên thực hiện [...]...Nguyễn Hải Lý . MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH HÀ DUNG 3.1- Đánh giá chung thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Qua. dõi, tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Hà Dung tôi rút ra một số nhận xét như sau: 3.1.1- Ưu điểm Là một công ty TNHH hoạt động trong

Ngày đăng: 07/11/2013, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan