De thi hoc ky II lop 8

3 490 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
De thi hoc ky II lop 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TT GDTX TÂY HỒ ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 8 MÔN : VẬT LÝ Thời gian: 45 phút Họ và tên: . Lớp: . Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án Câu 1: Một viên đạn đang bay ở độ cao có cơ năng là 2700J và động năng là 700J thì thế năng hấp dẫn của nó là: A. 2000J. B. 700J. C. 2700J. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 2: Trường hợp nào sau đây có sự chuyển hóa từ động năng thành thế năng và ngược lại? A. Vật được ném lên rồi rơi xuống. B. Vật lăn từ đỉnh đèo xuống. C. Vật chuyển động trên mặt đất. D. Vật rơi từ trên cao xuống. Câu 3: Đổ 50cm 3 rượu vào 50cm 3 nướcc ta thu được hỗn hợp có thể tích khoảng 95cm 3 . Khoảng 5cm 3 hỗn hợp biến mất là do: A. Rượu bay hơi B. Lớp hỗn hợp phía dưới bị nén lại. C. Các phân tử của nước đã xen vào giữa khoảng cách của các phân tử rượu và ngược lại. D. Cả 3 đều sai. Câu 4: Khi các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm đi thì: A. Khối lượng của vật giảm. B. Trọng lượng của vật giảm. C. Nhiệt độ của vật giảm D. Cả khối lượng của vật, trọng lượng của vật đều giảm. Câu 5: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng là không đúng? A. Nhiệt năng là một dạng của năng lượng. B. Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật. C. Nhiệt năng là năng lượng mà lúc nào vật cũng có D. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 6: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt lượng tự truyền từ A. Vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. B. Vật có khối lượng lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn. C. Vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. D. Vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn. Câu 7: Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng? A. Chỉ có những vật bề mặt xù xì và màu sẫm mới có bức xạ nhiệt. B. Mọi vật đều có thể bức xạ nhiệt. C. Chỉ có những vật bề mặt bóng và màu sáng mới có bức xạ nhiệt. D. Chỉ có Mặt trời mới bức xạ nhiệt. Câu 8: Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc các yếu tố nào? A. Khối lượng của vật. B. Độ tăng nhiệt độ của vật. C. Chất cấu tạo nên vật D. Cả ba yếu tố trên. Câu 9: Mở lọ nước hoa trong lớp. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy cho biết hiện tượng trên có tên là gì? A.Chuyển động nhiệt B. Khuếch tán C.Bức xạ nhiệt D.Đối lưu Câu 10: Phải pha bao nhiêu lít nước ở 20 0 C vào 3 lít nước ở 100 0 C để nước pha có nhiệt độ là 40 0 C. A.1 lít B. 2 lít C. 6 lít D. 1,5 lít Câu 11: Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 5kg ở 20 0 C, khi cung cấp một nhiệt lượng khoảng 59kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 50 0 C Tính nhiệt dung riêng của kim loại đó? Kim loại đó tên là gì? A. 393, kim loại đó là Kẽm B. 460, Kim loại đó là thép C. 130, kim loại đó là chì D. 920, kim loại đó là nhôm Câu 12: Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 200g chứa 0,5 lít nước ở nhiệt độ 15 0 C. Người ta thả vào một thỏi nhôm ở 100 0 C. Nhiệt độ cuối cùng của nhiệt lượng kế khi cân bằng là 20 0 C. Tính khối lượng của nhôm. Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường. A.0,5 kg B.1,25 kg C.1,5 kg D. 0,155kg Câu 13: Muốn đun sôi 2,5kg nước từ 18 0 C bằng một bếp dầu hỏa, người ta phải đốt hết 60g dầu hỏa. Tính hiệu suất của bếp. A.40% B. 32,6% C.3,26 D.0,0326 Câu 14: Một bếp dầu hỏa dùng để đun nước có hiệu suất 30%. Tính nhiệt lượng bếp tỏa ra khi đốt hết 30g dầu. A.396000 J B.924000 J C.39600 J D. 9200 J Câu 15: Công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt đốt trong? A. H = Q ích Q toàn ph ầ n B. H = Q 1 Q 2 C. H = A Q D. H = Q A Câu 16: Mở lọ nước hoa trong phòng kín, một lúc sau cả phòng ngửi thấy mùi thơm do: A. Không khí trong phòng hút nước hoa. B. Nước hoa nhẹ hơn không khí nên lan ra khắp phòng. C. Phân tử nước hoa bay trong phòng D. Phân tử nước hoa khuếch tán trong không khí lan ra khắp phòng. Câu 17: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây. A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa chúng có khoảng cách. C. Nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. D. Chuyển động thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Câu 18. Hai bình đựng chất lỏng khác nhau nhưng có khối lượng bằng nhau. Dùng bếp để đun hai bình trong điều kiện như nhau thì thấy nhiệt độ của chúng khác nhau. Nhiệt độ chúng khác nhau là do: A. Nhiệt dung riêng khác nhau B. Trọng lượng riêng khác nhau. C. Độ dẫn nhiệt khác nhau. D Khối lượng riêng khác nhau. Câu 19: Động cơ nhiệt 4 kỳ hoạt động theo chu trình nào sau đây? A.Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí B.Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu C.Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu D.Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí Câu 20: Động cơ nào sau đây không phải là động cơ nhiệt? A.Động cơ của máy bay phản lực B.Động cơ của xe máy Hon-da C.Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy thủy điện Sông Đà D.Động cơ chạy máy phát điện của nhà máy nhiệt điện. Ghi chú: Nhiệt dung riêng của một số chât:Nước 4200 J/Kg.K; đồng 380J/kg.K, nhôm 880J/kg.K; kẽm 393 J/kg.K; Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu:Dầu hỏa: 44.10 6 J/kg; xăng 47.10 6 J/kg Khối lượng riêng của nước: 1000kg/m 3 --------------------------Hết------------------------------ . SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TT GDTX TÂY HỒ ĐỀ THI HỌC KỲ II LỚP 8 MÔN : VẬT LÝ Thời gian: 45 phút Họ và tên: điện. Ghi chú: Nhiệt dung riêng của một số chât:Nước 4200 J/Kg.K; đồng 380 J/kg.K, nhôm 88 0J/kg.K; kẽm 393 J/kg.K; Năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu:Dầu

Ngày đăng: 07/11/2013, 11:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan