THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHĐT&PT VIỆT NAM

9 415 3
THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHĐT&PT VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHĐT&PT VIỆT NAM 2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển NHĐT&PT Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (tên tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam), là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn nhất Việt nam hiện nay. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 54/QĐ-HĐQT ngày 12/08/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam chuẩn y tại quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/2002. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã có 51 năm hoạt động và trưởng thành, có chức năng huy động vốn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ NH và phi NH; làm NH đại lý, NH phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế - tài chính - tín dụng, các tổ chức xã hội đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước. Trải qua 51 năm xây dựng và trưởng thành, qua những giai đoạn phát triển của đất nước với những nhiệm vụ khác nhau, tên gọi của NH cũng khác nhau: Ngân hàng Kiến thiết Việt nam từ ngày 26/04/1957; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam từ ngày 24/06/1981; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) từ ngày 14/11/1990. Từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động của BIDV luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong thời kỳ chiến tranh, BIDV đã cung ứng vốn phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sau khi nước ta hoàn toàn giải phóng, nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu. Kinh tế đất nước đã đạt được một số thành tựu không nhỏ, trong đó có sự tham gia tích cực của BIDV trong lĩnh vực đầu tư các công trình trọng điểm của đất nước như: Khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, đường sắt Bắc nam . Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN; Hoạt động của ngành NH nước ta nói chung và BIDV nói riêng đã có những đổi mới rất căn bản và đúng hướng, nhất là từ khi có Pháp lệnh NH vào năm 1990 và sau đó là Luật NHNN và luật các Tổ chức tín dụng năm 1998. BIDV đã thực hiện thành công một thử nghiệm hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước trong đổi mới cơ chế đầu tư là từ năm 1990 mọi công trình, dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn dưới mọi hình thức đều phải đi vay để đầu tư. Thử nghiệm này góp phần xoá bỏ cơ chế bao cấp trong cho vay đầu tư. Với BIDV được thể hiện bằng Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 8/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách về Tổng cục đầu tư (trực thuộc Bộ tài chính) và quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 18/11/1994 cho phép BIDV được kinh doanh đa năng. Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đến nay, BIDV đã trưởng thành vượt bậc và đạt được những kết quả quan trọng, đó là: Là NH luôn giữ vai trò, vị thế đi đầu trong việc cung ứng vốn đầu tư cho sự phát triển nền kinh tế đất nước, góp phần thực hiện Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Ngân hàng luôn nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển, vốn đầu tư đã tập trung cho vay những chương trình lớn như: điện lực 4.000 tỷ, bưu chính viễn thông 1.000 tỷ, xi măng 2.000 tỷ, các khu công nghiệp 1.000 tỷ… Với uy tín và kinh nghiệm, BIDV đã được Chính phủ giao chủ trì thực hiện các dự án lớn trọng điểm quốc gia như: Thành lập Công ty cổ phần cho thuê máy bay và Công ty cổ phần Đường cao tốc Việt Nam. BIDV tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực và là công cụ hữu hiệu của Chính phủ đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Cùng với các NHTMNN Việt Namlực lượng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, nâng cao chất lượng, an toàn và hiệu quả trong toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật, chủ động hội nhập quốc tế, làm đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Nỗ lực minh bạch và nâng cao năng lực tài chính, công khai và tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế: Năm 2007 cũng là năm thứ 12 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán theo cả VAS và IFRS và công bố các kết quả kiểm toán trong báo cáo thường niên với thời hạn sớm nhất. Được Chính phủ cấp bổ sung 3.400 tỷ đồng vốn điều lệ đã tăng vốn tự có lên mức 10.643 tỷ VNĐ, tỷ lệ an toàn vốn đạt 6,65%, chỉ số ROE đạt 25,01%, ROA đạt 0,89%, tỷ lệ trang trải nợ xấu ở mức rất cao 134%. BIDV cũng đã chính thức được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu Moody’s Investors Service Ltd xếp hạng: Năng lực tài chính độc lập (BFSR) hạng E+ với triển vọng ổn định; Xếp hạng tiền gửi nội tệ: Ba1/B1; Xếp hạng nhà phát hành nội tệ/ngoại tệ: Ba1/Ba2. Là NH Việt Nam tiên phong thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo Điều 7 Quyết định 493 phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt nhờ những nỗ lực trong phát triển thể chế và triển khai hiệu quả các dự án tài chính nông thôn I&II, BIDV tiếp tục được World Bank phê duyệt là NH bán buôn cho Dự án Tài chính nông thôn III với tổng giá trị dự án là 200 triệu USD. BIDV đang tích cực chuyển dịch và cải thiện các cơ cấu lớn tiệm cận với chuẩn mực và thông lệ. Cơ cấu nguồn vốn huy động đã được điều chỉnh tích cực với tỷ trọng tiền gửi TCKT trên nguồn vốn huy động đạt 64%; Tỷ lệ huy động vốn trung dài hạn đạt 42%. Tỷ lệ dư nợ thương mại/tổng tài sản có chiếm 62% phù hợp với tỷ lệ mà tư vấn Morgan Stanley đã đưa ra, tỷ lệ tín dụng trung dài hạn/Tổng dư nợ giảm từ 43,5% năm 2006 xuống còn 39,8%, tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ tăng từ 57% năm 2006 lên 64%, tỷ lệ dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ tăng từ 70% năm 2006 lên 73% . Quy mô và tốc độ tăng trưởng: Những năm qua BIDV luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý. Từ 2002 đến nay, tổng tài sản tăng trưởng bình quân 23%/năm; Huy động vốn xấp xỉ 24%/năm; Dư nợ tín dụng khoảng 20%/năm. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 201.382 tỉ đồng, Huy động vốn từ TCKT và dân cư đạt 135.336 tỷ đồng, Dư nợ cho vay thành phần kinh tế đạt 125.596 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 3,98%. Chiếm thị phần đáng kể trong hệ thống NHTM Việt Nam: Thị phần huy động vốn đạt 13,2%, thị phần tín dụng đạt 13,14%. Sử dụng có hiệu quả nền tảng công nghệ thông tin hiện đại trong ứng dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ, thực hiện kết nối thành công với tổ chức thẻ Visa, là đại lý chính thức của Western Union, phát triển hệ thống ATM, POS và triển khai nhiều sản phẩm mới trong huy động vốn, thẻ thanh toán… tăng cường khả năng chăm sóc và phục vụ khách hàng trọn gói khép kín, tạo bước phát triển bứt phá về số lượng và chất lượng hoạt động dịch vụ của toàn hệ thống. Có quan hệ đại lý, quan hệ thanh toán với hơn 1000 ngân hàng lớn trên thế giới và với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế. BIDV có đội ngũ nhân sự lớn mạnh với 11.585 người trong đó tỷ lệ cán bộ dưới 30 tuổi là 56,25% đã được đào tạo cơ bản về tài chính NH, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học đạt 78,45%, 246 cán bộ được đào tạo chính trị cao cấp và cử nhân. Trong năm 2007 BIDV đã hoàn thiện đề án chuyển đổi mô hình tổ chức theo khuyến nghị của dự án TA2 do World Bank tài trợ, tạo cơ sở cho việc đổi mới trong vận hành và quản lý, định hình dần mô hình tổ chức của theo hướng Tập đoàn Tài chính với mạng lưới tổ chức hoạt động rộng khắp trên toàn quốc và bước đầu mở rộng hoạt động đầu tư sang thị trường nước ngoài. Về cơ bản, BIDV đã hoàn thành toàn diện đề án cơ cấu NH, thực hiện việc kiểm soát tăng trưởng theo hướng an toàn và hiệu quả, từng bước nâng cao quy mô, tiềm lực tài chính, năng lực thể chế và sức cạnh tranh của NH. Những đóng góp và thành tích trong suốt những năm qua của BIDV đối với công cuộc phát triển kinh tế đất nước đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng danh hiệu cao quí nhất: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới vào năm 2001. Tạp chí tài chính uy tín của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương Finance Asia xếp hạng BIDV là NH Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách 100 NH của Châu Á năm 2007. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao uy tín, năng lực và kinh nghiệm của BIDV, là nền tảng và tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển mới. 2.2. Thực trạng nâng cao năng lực tài chính của NHĐT&PT Việt Nam. Năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định đảm bảo cho sự phát triển bền vững của một NH. Nhận thức rõ điều này, BIDV đã đặt mục tiêu nâng cao năng lực tài chính một cách toàn diện, đồng bộ, đảm bảo sức chống đỡ rủi ro, phát triển ổn định bền vững là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động NH. Nâng cao năng lực tài chính của BIDV được thể hiện cụ thể: Tăng vốn chủ sở hữu, qui mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, khả năng sinh lời cao và khả năng hoạt động an toàn. 2.2.1. Tăng vốn chủ sở hữu Trong lộ trình cơ cấu lại tài chính, BIDV xác định vấn đề cấp bách là tăng vốn chủ sở hữu bằng mọi phương cách nhằm nâng vốn chủ sở hữu lên ngang tầm khu vực và quốc tế, đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu cam kết với WB trong chiến lược phát triển thể chế. Bảng 2.1. TÌNH HÌNH VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN TỰ CÓ CỦA BIDV Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn điều lệ 2.300 3.746 3.866 3.971 4.077 7.699 Vốn chủ sở hữu 3.760 5.503 6.182 6.531 7.627 8.405 Vốn tự có 1.161 3.848 3.989 6.270 10.838 10.613 Vốn cấp I 6.182 7.489 10.221 Vốn cấp II 124 3.524 3.248 (Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV) Với số vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2000 là 1.076 tỷ đồng, trong thời gian từ 2002-2006, thực hiện đề án Tái cơ cấu hệ thống NHTMNN, BIDV đã được Chính phủ cấp bổ sung 2.550 tỷ đồng. Trong năm 2007, vốn điều lệ của BIDV được bổ sung từ nguồn Chính Phủ cấp thêm 3.400 tỷ đồng, còn 44,55 tỷ đồng từ lãi trái phiếu đặc biệt của Chính phủ, 177 tỷ đồng từ tiền lãi trái phiếu Nhà nước. Đến 31/12/2007, vốn điều lệ của BIDV đạt 7.699 tỷ đồng. Ngoài ra, bằng kết quả hoạt động kinh doanh liên tục có lãi nên BIDV đã tự bổ sung một cách đáng kể vào vốn chủ sở hữu của mình thông qua chế độ trích lập các quĩ của doanh nghiệp qui định tại Nghị định số: 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các TCTD, góp phần nâng qui mô vốn chủ sở hữu từ 1.658 tỷ đồng năm 2002 lên 8.405 tỷ đồng vào 31/12/2007 tương đương 525 triệu USD. Các nguồn này góp phần tăng tỷ lệ an toàn vốn đạt 9,29%, năm thứ hai liên tiếp đạt chuẩn theo qui định của NHNNVN. Bảng 2.2. HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CỦA BIDV THEO VAS Đơn vị: % Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Hệ số CAR của BIDV (%) 5,6 7 5,0 4 6,8 6 9,1 0 9,2 9 Hệ số CAR của toàn khối NHTMNN(%) 6,6 5 6,8 0 7,2 5 7,8 6 8,0 0 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên của BIDV) Với nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm đã tạo điều kiện cho BIDV đầu tư mua sắm tài sản phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm dịch vụ và hiện đại hoá công nghệ NH như: Triển khai đề án phát triển mạng lưới ATM đưa tổng số máy ATM lên 1.000 máy, phát triển hệ thống công nghệ thanh toán tiên tiến, hệ thống giao dịch tự động, mạng kết nối trực tuyến…, tăng cường trang bị thiết bị tin học hiện đại, xây dựng trung tâm dự phòng, thực hiện dự án bảo mật mạng máy tính để nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống CNTT. Năm 2007, BIDV đã triển khai xây dựng trụ sở mới theo mô hình chuỗi Tháp BIDV. Nguồn vốn chủ sở hữu đã cho phép BIDV thành lập 5 công ty trực thuộc, tham gia góp vốn vào 6 liên doanh và hợp tác với nhiều đối tác chiến lược. Danh mục đầu tư góp vốn, mua cổ phần ngày càng được đa dạng cả về đối tượng và loại hình đầu tư, góp phần đa dạng hoá danh mục tài sản có của BIDV. Bảng 2.3: QUY MÔ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA MỘT SỐ NHTM Đơn vị: Tỷ đồng STT Ngân hàng 2003 2004 2005 2006 2007 1 ICB 4.154 4.909 5.005 5.625 8.000 2 Agribank 7.193 9.078 9.631 13.752 13.900 3 VCB 5.735 7.133 8.146 8.843 15.000 4 Sacombank 645 965 1.882 2.396 7.181 5 ACB 562 710 1.283 1.350 6.258 (Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2003-2007) Trong những năm qua, một số NHTM đã sử dụng phương án phát hành trái phiếu dài hạn, trái phiếu chuyển đổi ra công chúng, cổ phần hoá để tăng cường năng lực tài chính. Vì vậy, quy mô vốn chủ sở hữu của các NHTM cũng đã được cải thiện đáng kể: Theo đánh giá của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số liệu đến hết tháng 12/2007, BIDV là NH có vốn cấp 1 lớn thứ thứ ba trong số các NHTMVN. Tuy nhiên, mức vốn của BIDV nói riêng và của các NHTMVN nói chung còn rất khiêm tốn. Theo đánh giá, mức vốn tự có của bốn NHTMNN (42.862 tỷ đồng tương đương 2.679 triệu USD) chỉ bằng con số này của một NH trung bình ở châu Á. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng, từ đó gián tiếp hạn chế khối lượng huy động. Theo qui định của Luật các TCTD thì “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD…”. Như vậy, mức cho vay cao nhất đối với một khách hàng của NHTMNN lớn nhất cũng chỉ không quá 3.000 nghìn tỷ đồng. Đây là con số nhỏ bé so với các dự án lớn mang lại lợi nhuận cao như đầu tư vào các công trình dầu khí, viễn thông, hàng không…và là nguyên nhân làm cho NHTMVN có thể mất đi cơ hội kinh doanh với những khách hàng lớn như các tập đoàn quốc tế. Mặc dù, hệ số CAR theo qui định của NHNNVN đã đạt 9,29% nhưng do giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn tồn tại khoảng cách vì cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực kế toán Việt nam chưa phản ánh hợp lý rủi ro trong hoạt động của các NHTMVN. Vì vậy, theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì lợi nhuận lũy kế của BIDV vẫn âm 2.092 tỷ đồng chủ yếu là do BIDV thực hiện trích dự phòng cao nên kết quả chênh lệch thu chi thấp trong khi vẫn trích lập các quỹ theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam. Vì vậy, chỉ có hệ số CAR I đạt 4,6%> 4% đạt thông lệ còn CAR II mặc dù liên tục tăng qua các năm nhưng chỉ đạt 6,7%<8%, chưa đạt thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, khi thực hiện đề án cơ cấu lại các NHTMNNVN, trong 2.550 tỷ đồng BIDV được Chính phủ cấp thì có 1.350 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu đặc biệt. Đặc điểm của trái phiếu này có thời hạn 20 năm, lãi suất 3.3%/năm và được trả lãi hàng năm, sau 5 năm trái phiếu này được phép cầm cố thế chấp, chuyển nhượng . Đối với các NHTMNN nói chung và BIDV nói riêng đây được coi như khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ (Bên tài sản nợ ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng Bên tài sản có ghi tăng đầu tư trái phiếu Chính phủ). Mỗi năm có 3,3% mệnh giá trái phiếu, tương đương BIDV nhận được 44,5 tỷ và được phép ghi tăng vốn tự có. Như vậy, nếu loại 1.350 tỷ trái phiếu đặc biệt này ra khỏi vốn chủ sở hữu thì hệ số CAR còn thấp hơn số liệu 6,65% tính toán trên. Từ năm 2003, BIDV được Chính phủ chỉ định là NH bán buôn thực hiện dự án TCNT II (là dự án thực hiện cho vay khu vực nông nghiệp và nông thôn) với tổng số tiền vay vốn của WB trị giá 200 triệu USD. Để nhận được nguồn vốn vay này, BIDV phải xây dựng Kế hoạch phát triển thế chế (IDP) với mục tiêu gắn với các nội dung trong Đề án cơ cấu lại, tuy nhiên khác với Đề án cơ cấu lại đó là lộ trình thực hiện và mục tiêu của từng nội dung theo yêu cầu WB. Bảng 2.4: NHU CẦU TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA BIDV THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ Đơn vị: Tỷ đồng, % STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1 Vốn cấp 1 5.785 6.296 6.822 10.221 10.500 Vốn điều lệ 3.866 3.971 4.077 7.699 Vốn khác 569 229 229 1.415 Vốn mua sắm TSCĐ 513 1.170 Quỹ dự phòng tài chính 284 334 322 Quỹ bổ sung VĐL 164 191 197 Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 1.350 1.135 821 588 2 Vốn cấp 2 - - 3.458 3.248 4.000 50% giá trị tăng thêm TSCĐ được đánh giá lại 8 40% giá trị tăng thêm CKCĐ được đánh giá lại 249 87 Các công cụ nợ khác ( >= 10 năm) 3.201 3.161 DP chung tối đa = 1.25% TSCRR 3 Các khoản loại trừ khỏi VTC (2.772) (3.233) (3.481) (2.856) (4.000) Đầu tư vào các TCTD khác (36) (468) (764) (1.000) Lỗ luỹ kế (2.772) (3.197) (3.013) (2.092) (3.000) 4 Tài sản có rủi ro 70.233 91.101 115.776 159.651 176.19 6 5 VTC tính CAR II 3.013 3.063 6.799 10.613 10.500 6 CAR II(Tỷ lệ VTC/Tổng TSCRR) 4,29% 3,36% 5,87% 6,65% 8,00% 7 VTC tối thiểu để CAR II =8% 5.619 7.288 9.262 12.772 14.096 8 VTC còn thiếu để tính CAR II 2.606 4.225 2.463 2.159 3.596 (Nguồn: Báo cáo phát triển thể chế của BIDV và năm 2008 là số dự tính) Theo cam kết với WB trong Kế hoạch phát triển thể chế thì đến năm 2007, hệ số CAR phải đạt 8% (thực tế chỉ đạt 6,7%) và để năm 2008 đạt 8% thì khả năng đạt các chỉ số theo cam kết là rất khó thực hiện. Và hệ số này càng cấp bách phải đạt được khi hầu hết các NHTM là đối thủ trong và ngoài nước đã đạt trên 8% như: Hệ số CAR năm 2007 của ACB là 16,19%; STB là 11,07%; NH Xây dựng Trung Quốc (CCB) là 13,6%, của NH Ngoại thương Trung Quốc (BOC) là 10,4%, hệ số CAR bình quân của các NH các nước Châu Á mới nổi (gồm 14 NH của Thailand, Indonesia, Malaysia, Phillipines) là 12,3%. Mặt khác, hiện nay hệ số đòn bẩy của BIDV khoảng 22 lần (theo thông lệ tối đa là 12,5 lần), chứng tỏ tỷ lệ vay nợ là rất cao so với mức vốn chủ sở hữu còn nhỏ bé cũng là một thách thức mà BIDV đang phải đối mặt. Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, qui mô về vốn cũng như hệ số CAR của hệ thống NH Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng còn rất thấp, chưa đạt thông lệ quốc tế. Vì vậy, để vốn chủ sở hữu thực hiện được vai trò quan trọng là đủ bù đắp cho các loại rủi ro và thể hiện sức mạnh tài chính của NH, đảm bảo khả năng mở rộng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu mới từ thị trường thì việc tăng vốn chủ sở hữu là việc làm rất cấp bách. 2.2.2. Qui mô, tốc độ tăng trưởng và chất lượng tổng tài sản Cùng với việc tăng vốn để đưa hệ số an toàn vốn đạt chuẩn mực quốc tế, việc cải thiện chất lượng tài sản- nguồn vốn là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của BIDV để tăng cường năng lực tài chính. 2.2.2.1. Về chất lượng tài sản: Yếu tố quyết định đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đánh giá tài sản đó là việc đánh giá tính vững mạnh về mặt tài chính của NH vì sự thất bại của hầu hết các NH thường bắt nguồn từ sự yếu kém của chất lượng tài sản, đặc biệt khoản cho vay, đầu tư. Do đó, để nâng cao chất lượng tài sản có cần phải xem xét các khoản mục chính chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể như sau: 2.2.2.1.1. Hoạt động tín dụng . 2.2. Thực trạng nâng cao năng lực tài chính của NHĐT&PT Việt Nam. Năng lực tài chính được coi là yếu tố quyết định đảm bảo cho sự phát triển bền vững của. THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHĐT&PT VIỆT NAM 2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển NHĐT&PT Việt Nam. Ngân

Ngày đăng: 07/11/2013, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan