CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

10 1.3K 7
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM HỘI VIỆT NAM I. GIAI ĐOẠN 1961-1995 1. Giai đoạn khởi đầu sự phát triển của BHXH ở nước ta Sau ngày hoà bình lặp lại, từ năm 1960, sau khi hoàn thành kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá hội miền Bắc bước vào kế hoạch dài hạn 5 năm lần thứ nhất. Lực lượng công nhân viên chức lúc này càng ngày tuyển dụng càng đông hơn để phục vụ cho yêu cầu xây dựng chủ nghĩa hôị ở miền Bắc, trước tình này, Nhà nước cần thiết phải bổ sung chính sách bảo hiểm hội cho phù hợp với tình hình và đáp ứng được mục tiêu không ngừng cải thiện đời sống cho công nhân viên chức. Vì vậy, ngày 27/12/1961 Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời theo Nghị định số 218/Chính về các chế độ bảo hiểm hội cho công nhân viên chức nhà nứoc. Điều lệ quy định: + Đối tượng tham gia bảo hiểm hội là công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang. + Đã hình thành nguồn để chi trả cho các chế độ bảo hiểm hội trong ngân sách Nhà nước. Nguồn hình thành trên cơ sở đóng góp của xí nghiệp, còn lạI do ngân sách nhà nước cấp. Mức đóng góp của các xí nghiệp là 4,7% so với tổng quỹ lương. Trong đó 1% để chi cho các chế độ dài hạn và 3,7% chi cho 3 chế độ ngắn hạn. Đối với phần ngân sách Nhà nước, hàng năm Quốc hội thông qua ngân sách cấp cho việc thực hiện chính sách bảo hiểm hội cho công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước. + Áp dụng 6 chế độ hội là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu chí, và tử tuất cho công nhân viên chức. Tiếp đến, ngày 18/9/1985, cùng với việc cải tiến chế độ tiền lương, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT về việc bổ sung, sửa đổi chế độ bảo hiểm hội cho công nhân chức Nhà nước và lực lượng vũ trang trong giai đoạn này thể hiện những vấn đề trọng tâm là: Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm hội là công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang. Lực lượng này đến năm 1985 chiếm khoảng 12% lực lượng lao động hội. Còn lại 88% lao động làm việc ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh chưa được tham gia. Thứ hai, nguồn tài chính để thực hiện chính sách bảo hiểm hội một phần do các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng và còn lại do ngân sách nhà nước cấp. Mức đóng theo quy định Nghị định số 218/CP và 4,7% nay được nâng lên 13%so với tổng quỹ lương của xí nghiệp. Trong đó, Bộ Lao động -Thương Binh và hội được giao quản lí 8% để chi trả 3 chế độ mất sức lao động, hưu trí, và tử tuất, còn lại 5%do Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam quản lý để chi trả 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, lao động và bệnh nghề nghiệp. Mặc dù, Nghị định 236/ HĐBT quy định khá chặt chẽ trách nhiệm của xí nghiệp, nhưng thời gian này do các đơn vị sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ, nên hầu hết nộp thiếu hoặc không nộp được dẫn đến tình trạng thu không đủ chi, phần ngân sách nhà nước cấp năm sau cao hơn năm trước. Đến năm 1993 trở đi, Ngân sách nhà nước cấp bù tới 92,7% trong tổng số tiền chi bảo hiểm hội (xem Bảng 1) Bảng 1: Ngân sách Nhà nước cấp để chi bảo hiểm hội Năm Doanh nghiệp đóng để chi bảo hiểm hội Ngân sách nhà nước cấp để chi bảo hiểm hội 1964 95,3% 4,7% 1968 45,2% 54,8% 1970 29,7% 70,5% 1980 15,8% 84,3% 1990 26,18% 73,92% 12/1993 7,3% 92,7% Như vậy, có thể thấy do cơ chế tạo nguồn chưa được xác định rõ ràng nên quỹ bảo hiểm hội chưa được tính đúng, tính đủ, làm cho thu không đủ chi, ngân sách nhà nước phải càng lớn. Thứ ba, về tổ chức quản lý trước năm 1986 theo hành chính nhà nước do bộ Thương binh và hội theo hệ thống quản lý 3 cấp : Ở Trung ương đơn vị tài chính cấp 1 của bộ tài chính cấp 1 của bộ và Vụ kế hoạch tài chính có nhiệm vụ tổng hợp, cấp phát và quyết đoán từ ngân sách nhà nước cấp với các đơn vị tài chính cấp 2 là Sở Lao Động -TBXH tỉnh và sau đó Sở quyết toán với đơn vị tài chính cấp 3 trực thuộc trên cơ sở quỹ bảo hiểm hội do Bộ tài chính cấp hàng năm. Thứ tư, theo nghị định 236/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, thì trong chính sách bảo hiểm hội có 6 chế độ áp dụng cho người lao động trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động hoặc chết. Đối với lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, làm việc ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi hải đảo và lược lượng vũ trang chiến trường được quan tâm, ưu tiên trong việc tính thời gian công tác, như: quy định quy đổi thời gian công tác 1 năm làm việc thực tế được tính 1 năm 2 tháng để nghỉ hưu ( nếu lao động nặng nhọc, độc hại ), tính thành 1 năm 4 tháng ( nếu làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh ) hoặc tính thành 1 năm 6 tháng ( nếu trực tiếp chiến đấu ở chiến trường gian khổ). Mức trợ cấp bảo hiểm hội được tính theo tỷ lệ(%) trên mức lương cơ bản trước khi nghỉ hưu. Mức lương hưu hàng tháng đối với nam có đủ 30 năm công tác và đủ 25 năm công tác được tính bằng 75% lương chính và các khoản phụ cấp theo lương, sau đó cứ 1 năm làm việc thêm được tính thêm 1% tối đa lương hưu được hưởnglà 95%lương chính và các khoản phụ cấp (nếu có). Riêng đối với chế độ mất sức lao động hàng tháng được quy định để áp dụng cho công nhân viên chức có đủ 15 năm công tác trở lên bị ốm đau, tai nạn lao động bị mất khả nằng lao động từ 61% trở lên hoặc hết tuổi lao động. Mức độ trợ cấp mất sức lao động được hưởng quy định là 40% tiền lương áp dụng nếu đủ 15 năm công tác, sau đó cứ thêm 1 năm được hưởng thêm 1%. Nừu chưa đủ 15 năm công tác quy đổi, thì được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ 1 năm công tác được hưởng trợ cấp 1 tháng lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Thứ năm, Quản lý nhà nước và thực hiện chính sách bảo hiểm hội theo Nghị định 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của hội đồng bộ trưởng thì Bộ Lao động- TBXH có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành chính sách bảo hiểm hội. Còn tổ chức thực hiện chính giao cho 2 cơ quan : Bộ Lao động-TBXH quản lý 8% quỹ bảo hiểm đề ra trợ cấp mất sức lao động, hưu trí và tử tuất; tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý 5% quỹ bảo hiểm hội và tổ chức trả trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tổng số công nhân viên chức làm bảo hiểm hội của nghành Lao động- TBXH tính đến cuối năm 1992 có hơn 3000 người, ở trung ương có 25; tỉnh, thành phố có khoảng 53 người và quận huyện có khoảng 2500 người. Tổng số cán bộ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam làm công tác bảo hiểm khoảng 1800 người chủ yếu là phục vụ nhà nghỉ, an dưỡng(có 1244 người). đến cuối năm 1993, do thay đổi cơ chế quản lý nền kinh tế, chính sách bảo hiểm hội cũng bắt đầu thay đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang hạch toán, gắn liền với quyền lợi với trách nhiệm đóng bảo hiểm hội của người lao động, thì tổ chức quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp bảo hiểm hội như trên đã bộc lộ một số tồn tạI, không đáp ứng nhu cầu về xây dựng, bổ sung chính sách cũng như tổ chức thu chi và quản lý bảo hiểm hội đặt ra nhiệm vụ phảI đổi mới hệ thống tổ chức quản lý nhà nước và sự nghiệp bảo hiểm hội. 2. Đánh giá chung chính sách bảo hiểm hội giai đoạn từ tháng 1961 đến 1/1995 Nhìn lại toàn bộ các chính sách bảo hiểm hội do nhà nước ban hành để thực hiện cho công nhân viên chức từ 1961 đến1/1995, có thể đánh giá như sau: a. Ưu điểm Tuy trong điều kiện đất nước mới độc lập, cả nước lại liên tục có chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nhưng Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang, nên đã kịp thời ban hành các chính sách, chế độ bảo hiểm hội cho họ khi tuổi già, mất sức lao động ốm đau hoặc chết. Qua gần 35 năm thực hiện hàng triệu người đã được hưởng lương và trợ cấp bảo hiểm hội, nên đã làm cho đội ngũ công nhân viên gắn bó với cách mạng, với chính quyền, khuyến khích họ hăng say chiến đấu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như trong lao động sản xuất xây dựng đất nước. • Chính sách bảo hiểm hội đã đảm bảo điều kiện thiết yếu về vật chất và tinh thần cho người lao động và gia đình họ trong những trường hợp gặp rủi ro không làm việc góp phần đảm bảo an toàn hội. • Kết quả xây dựng và thực hiện chính sách hội cho công nhân viên chức và lực lượng vũ trang trong 35 năm qua là nhờ cơ sở thực hiện vững chắc cho việc nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và đổi mới chính sách sau này, đặc biệt là xây dựng chương 12 về bảo hiểm hội trong bộ luật lao động và điều lệ bảo hiểm hội chính phủ đã ban hành ngày 26/01/1995 kèm theo nghị định số 12CP. b. Hạn chế Tuy nhiên, các chính sách bảo hiểm hội đã ban hành ở thời điểm này cũng bộc lộ những tồn tại ở những điểm sau đây: Thứ nhất, phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm hội chỉ giới hạn cho công nhân viên chức làm việc cho nhà nước, còn đại bộ phận (khoảng 80%) lao động làm việc ở khu vực tập thể làm việc và cá thể chưa được tham gia bảo hiểm hội. Chưa thể hiện rõ sự công bằng đối với người lao động làm việc trong và ngoài khu vực nhà nước. Thứ hai, nguồn chi bảo hiểm hội lấy từ ngân sách nhà nước. Quyền lợi bảo hiểm hội giữa các bên tham gia chưa thiết lập đầy đủ. Người hưởng các chế độ bảo hiểm hội trước hết là các hưu trí đời sống là rất khó khăn. Thứ ba, theo các nghị định 218 CP và 216 HDBT thì chính sách bảo hiểm có 6 chế độ để áp dụng cho người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất. Một bộ phận lớn đối tượng còn gắn với chính sách người có công, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, chính sách tinh giảm biên chế, dẫn đến tình trạng hơn 60% người nghỉ hưu đối với nam chưa đến tuổi 60 và 55 tuổi đối với nữ. Đặc biệt với các năm từ 1990 đến 1993 người nghỉ hưu đúng theo độ tuổi chỉ chiếm 8%, còn nhiều trường hợp chỉ 40 tuổi, 45 tuổi; đối với người nghỉ hưu mất sức lao động chỉ có 10% là thực sự ốm yếu giảm khả năng lao động. Thứ tư, tổ chức bảo hiểm hội mang tính nhà nước vừa đảm nhận chức năng nhà nước, vừa tổ chức hoạt động chi trả có sự tham gia của tổ chức công đoàn làm hạn chế nhiều hiệu quả kinh tế hội của chính sách bảo hiểm hội. II. CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM HỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY Bộ luật Lao động đã được Quốc hội khoá 9 thông qua tại kỳ họp thứ V ngày 28/06/1994, quy định tại chương 12 về bảo hiểm hội áp dụng đối với người lao động làm việc ở mọi các thành phần kinh tế. Chính phủ ban hành điều lệ vảo hiểm hội kèm theo nghị định số 12 CP hướng dẫn quy định tên có thể đánh giá như sau: a. Ưu điểm Thứ nhất, phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm hội được mở rộng áp dụng đối với lao động làm công hưởng lương ở các đơn vị, tổ chức kinh tế có sử dụng 10 lao động trở lên thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực tế trước trước nghị định số 12 CP số lao động tham gia bảo hiểm hội là 3,4 triệu người, thì hiện nay dã có hơn 4,1 triệu người. Trong đó có 517000 người ngoài quốc doanh (kể cả doanh nghiệp liên doanh ). Thứ hai, Quỹ bảo hiểm hội chủ yếu từ người lao động đóng bằng 15% quỹ lương và người lao động đóng 5% tiền lương, độc lập với ngân sách nhà nước, được quản lý, sử dụng tuân theo các quy định chế độ tài chính nhà nước theo nguyên tắc hạch toán cân bằng thu chi ; quy định rõ chế độ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi thuê mướn lao động phải đóng bảo hiểm hội cho người lao động; quy định rõ nghĩa vụ của người lao động trong việc đóng góp. Nguồn thu bảo hiểm hội hàng năm tăng lên : năm 1995 đã thu được 1530 tỷ đồng; năm 1996 thu được 2569 tỷ đồng ; cuối năm 1998 thu được 3875 tỷ đồng và cuối năm 1999 thu được 4188; năm 2000 là trên 5008 tỷ đồng.Với việc tăng nguồn thu này đã giúp cho việc thực hiện chế độ bảo hiểm hội trước hết là người nghỉ hưu tốt hơn. Thứ ba, Các chế độ bảo hiểm hội ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất có tác dụng tích cực làm ổn định đời sống của người lao động trong quá trình lao động và khi nghỉ hưu. Từ đó có tác dụng tích cực động viên mọi người an tâm lao động dản xuất với năng suất cao, hiệu quả lớn. Đã thể hiện được sự công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ, khắc phục một bước tính bình quân trong hưởng trợ cấp, đồng thời mang lại tính cộng đồng hội để chia sẻ rủi ro. Thứ tư, Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện chính sách BHXH trên cơ sở thành lập một tổ chức sự nghiệp BHXH Việt Nam, là đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thu và chi chế độ BHXH. Tuy mới đi vào hoạt động được 5 năm, nhưng BHXH Việt Nam đã có tổ chức ở 61 tỉnh thành và tất cả các huyện, thị đã thực hiện chi trả cho gần 2 triệu người nghỉ hưu và mất sức lao động, hàng vạn người nghỉ hưởng trợ cấp thai sản, ốm đau, tai nạn lao động ; cấp sổ BHXH cho trên 3 triệu người trong tổng số trên 4 triệu người tham gia BHXH. Đã có nhiều biện pháp tăng trưởng và bảo tồn quỹ. Quỹ BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước. b.Hạn chế: • Về đối tượng tham gia BHXH, hiện nay chủ yếu vẫn là lao động ở khu vực nhà nước, lao động làm việc ở cơ sở sản xuất kinh doanh kể cả liên doanh còn thấp, chỉ có 15% lực lượng lao động hội thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. • Bộ luật Lao động quy định 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện nhưng cho đến nay loại hình tự nguyện chưa được ban hành. Do đó, nhiều người lao động không thuộc diện làm công ăn lương, có nguyện vọng tham gia BHXH như : lao động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ…thì chưa thực hiện được nguyện vọng của mình; chưa có chế độ bảo hiểm thất nghiệp để ổn định cuộc sống người lao động đã mất việc làm. • Công tác giáo dục, tuyên truyền còn rất hạn chế nên nhiều doanh nghiệp, cơ sở chưa thực hiện đóng BHXH, làm cho nguồn thu nhập không tương xứng với số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. • Một số quy định trong chính sách chế độ BHXH hiện hành trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, như: + Việc quy định tuổi nghỉ hưu 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ là chưa phù hợp với thực tế và chưa bình đẳng đối với lao động nữ, chưa tận dụng được lao động nữ có chất xám cao. + Mức đóng góp bằng 15% quỹ lương của người sử dụng lao động cho người lao động, nhiều doanh nghiệp cho rằng cao, làm tăng chi phí đầu vào, không khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất. + Mức đóng của người lao động chưa tương xứng với mức được hưởng, mức hưởng hiện nay đã cao hơn mức đóng nhưng người lao động vẫn muốn hưởng nhiều hơn. + Quyền lợi hưởng BHXH giữa người lao động không công bằng, người lai động đóng ít về hưu sớm sống lâu hơn được hưởng nhiều hơn; ngược lại người đóng thời gian dài chưa được hưởng chế độ hưu hoặc mới hưởng vài năm đã chế thì chưa được hưởng thoả đáng, gia đình được trợ cấp không đáng kể so với mức đã đóng góp vào quỹ. + Chính sách chưa khuyến khích người lao động đóng cao hơn để hưởng quyền lợi nhiều hơn. + Việc thu tập trung vào quỹ BHXH để BHXH Việt Nam điều hành 5% quỹ lương do người sử dụng lao động đóng để chi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp không khuyến khích doanh nghiệp chăm lo cho người lao động tại doanh nghiệp và gây ra rất nhiều phiền hà cho người được hưởng chính sách. • Việc tập trung thống nhất nguồn thu BHXH của 5 chế độ này vào một quỹ đã làm giảm tính ưu việt của từng chế độ; mặt khác còn làm cho công tác kiểm tra, giám sát, thu, chi quỹ gặp khó khăn. • Việc quy định mức hưởng cao hơn mức đóng cùng với việc phải xử lý các chính sách khác như sắp xếp tổ chức, tinh giảm biên chế… làm cho quỹ BHXH chưa cân bằng thu chi, về lâu dài có nguy cơ thiếu hụt. • Việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH còn một số hạn chế, như: chưa có các giải pháp tích cực động viên đối tượng tham gia để tăng nguồn thu và chống thất thu quỹ. Thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động còn tuỳ tiện, gây phiền hà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Trên đây là tóm tắt thực trạng chính sách BHXH nhà nước đã ban hành từ khi thành lập nước đến nay, kết quả thực hiện và những tồn tại, vướng mắc và những vấn đề đặt ra. Để chính sách BHXH ngày một hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới cần ban hành Luật Bảo hiểm hội. . CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM I. GIAI ĐOẠN 1961-1995 1. Giai đoạn khởi đầu sự phát triển của BHXH ở nước ta. quả kinh tế xã hội của chính sách bảo hiểm xã hội. II. CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY Bộ luật Lao động đã được Quốc hội khoá 9

Ngày đăng: 07/11/2013, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan